WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nghị viên Hoàng Duy Hùng: “Đấu tranh mà bị dựng chuyện vu khống mới là khó”

Nghị viên Hoàng Duy Hùng: 'Đấu tranh mà bị người ta dựng chuyện vu khống, nhục mạ, sỉ nhục vì mình biêt mình phải làm gì để cho đất nước được thăng tiến thì đó mới là khó.' (Hình: Triết Trần/Người Việt)

WESTMINSTER (NV)- Nghị viên thành phố Houston, Luật sư Hoàng Duy Hùng (Al Hoàng), đã có mặt tại tòa soạn báo Người Việt lúc 2 giờ chiều Thứ Bảy, 14 tháng 8, 2010 và chuyện trò với độc giả Người Việt Online về chuyến đi công vụ tại Việt Nam.

Hỏi: Tôi có hai câu hỏi:

1. Trước khi chưa đắc cử vào Nghị Viên Thành Phố, ông là một người chống CS triệt để. Tại sao chỉ mới đắc cử vào ghế Nghị Viên nhiệm kỳ đầu tiên ông đã thay đổi lập trường?

2. Trước kia ông chưa bao giờ làm việc với người Mỹ nên ông không biết được quyền lợi dành cho những người làm việc cho họ, nay ông biết rồi và vì quyền lợi của ông nên ông thay đổi lập trường và trước kia cũng vì quyền lợi nên ông chống Cộng phải không? (Henrry Nguyen)

Trả lời:

1. Lập trường đấu tranh cho một Việt Nam phú cường trong thể chế dân chủ tự do của tôi không thay đổi, chỉ thay đổi chiến thuật để thích hợp với vị trí dân cử, và đặc biệt, trong giai đoạn Hoa Kỳ đang cùng chung vai ngăn chận sự bành trướng của Trung Quốc trong vùng.

2. Tôi thường tâm sự với các anh em đấu tranh mà được người ta khen là yêu nước thì còn dễ. Đấu tranh mà bị người ta dựng chuyện vu khống, nhục mạ, sỉ nhục vì mình biết mình phải làm gì để cho đất nước được thăng tiến thì đó mới là khó. Vì sự hưng vong của dân tộc Việt, vì mục tiêu phú cường và dân chủ cho đất nước, tôi sẵn sàng hy sinh mạng sống của tôi. Mạng sống và danh dự của tôi không là gì cả trước sự tồn vong và hưng thịnh của đất nước. Tôi chưa bao giờ thay đổi lập trường của tôi. Tôi điều chỉnh chiến lược và chiến thuật sao cho hợp với khuynh hướng của thế giới là đối thoại và hợp với vai trò dân cử của tôi.

Hỏi: Xin hỏi ông Hùng, ông có tự tin trước 2 áp lực mà ông có thể phải chịu sau khi quyết định đi VN:

1. Áp lực từ tập đoàn bán ‘nón cối’. Ông sẽ bị chụp cho cái nón cối mà ông kinh sợ đến nỗi nể cộng bất lưỡng lập, trốn bỏ quê cha đất tổ, phiêu dạt xứ người. Cầu chúc ông chân cứng đá mềm, mã đáo thành công, oanh oanh liệt liệt, thần công đỉnh đỉnh.

2. Áp lực từ danh vọng tiền bạc gái đẹp mà tập đoàn Ba Đình có thể đem ra để nhấn chìm ông. Khí thế của tập đoàn này hiện nay Đào sơn đảo hại. Xin ông cho biết ông có kế hoạch đối phó 2 tập đoàn này chưa?. (Nguyễn Văn Bảy)

Trả lời: Tôi trang bị cho bản thân ý thức trách nhiệm hưng vong của đất nước và khát vọng dân chủ cho dân tộc Việt. Tôi không sợ sức mạnh của quỷ ma và loài người, tôi chỉ sợ mình làm sai lương tâm và tôi sợ Đấng có thể giết chết tôi cả phần hồn lẫn phần xác. Bùn rất hôi tanh nhưng Thượng Đế lại tạo nên hoa sen giữa bùn.

Hỏi: Theo tôi biết ông là một người chống cộng nổi tiếng trong cộng đồng VN hải ngoại. Nay hình như ông đã thay đổi 180 độ trong việc cổ động mở đường bay direct VN-Houston. Câu hỏi là lý do gì đã khiến ông thay đổi lập trường? Đối với CSVN, chỉ có thay thế chứ không thể thay đổi. Thank you. (Huân Nguyễn)

Trả lời: Thay thế chế độ Cộng Sản tại Liên Xô xuất phát từ 2 người Cộng Sản chóp bu là Gorbachev và Yeltsin. Tại Trung Quốc, Tổng Bí Thư Triệu Tử Dương đã là kích thích tố cho sinh viên tổ chức Biến Cố Thiên An Môn suýt đưa đến sự thay thế toàn diện ở Trung Quốc. Tháng 6/2010, Hoa Kỳ xử chung thân một người Campuchia tổ chức cuộc biểu tình khoảng 200 người vào năm 2000 ở Phnom Penh cho tôi thấy để bảo toàn chủ lực cho lực lượng dân chủ, cuộc đấu tranh cần phải thay đổi chiến lược chiến thuật, và tôi chấp nhận thay đổi chiến lược chiến thuật, chấp nhận sát cận và tranh đấu nghị trường.

Hỏi: Thưa Luật Sư. Ông nghĩ thế nào về 2 ông Nguyễn Cao Kỳ và Phạm Duy đã về Việt Nam sinh sống và còn đánh bóng chế độ CS nữa. (Tran Duy Thanh)

Trả lời: Ông Nguyễn Cao Kỳ và ông Phạm Duy đến với CSVN trong việc xin ân huệ. Tôi đi Việt Nam không phải để xin ân huệ mà là trên cương vị của một vị dân cử giải quyết vấn đề của Thành Phố.

Hỏi: Nước Mỹ duy trì quan hệ với bất cứ chế độ nào miễn là sự duy trì có lợi cho họ. Điều này rất bất lợi cho những người tha thiết với việc thay đổi chế đở Việt Nam. Ông Nghị có tán đồng ý kiến này không? (Hung Le)

Trả lời: Nước Mỹ làm việc gì cũng vì quyền lợi của họ nhưng cũng có những vị dân cử biết phối hợp làm sao để cho quyền lợi của Hoa Kỳ song hành với việc phát triển dân chủ và nhân quyền. Những người Việt yêu chuộng tự do dân chủ nên khéo léo để tạo sức mạnh của Hoa Kỳ thành sức mạnh của chính mình, không nên biến Hoa Kỳ thành kẻ thù của mình hoặc bỏ ngỏ sức mạnh này cho đối phương sử dụng.

Hỏi: Hiện nay CS cần đối tác thương mại tốt để củng cố sức mạnh độc đảng và đánh bóng thành tích. Ông Nghị nghĩ sao về vấn đề này? Chuyến đi của ông có nghịch với tinh thần chống cộng của ông không? (27608)

Trả lời: Không ai dễ dàng buông thỏng quyền lực nếu không có áp lực hoặc đối tác để chuyển biến. Chế độ Cộng Sản hay chế độ độc tài nào cũng muốn tìm bằng mọi cách để duy trì thế độc tôn của họ. Chúng ta không thể bỏ sân cho họ đá với Hoa Kỳ và họ muốn làm gì thì làm, chúng ta cần nhập cuộc để ít nhất cũng biết chuyện gì xảy ra và khi thời cơ đến thì trở thành chất xúc tác giúp cho hoa dân chủ và tự do được nở đầy đặn trên quê hương Việt Nam.

Hỏi: Đi là đúng, còn chống cộng là sai? (Viet Nam)

Trả lời: Đi cũng chưa hẳn là đúng nếu đi để cầu cạnh chế độ mong được chút quyền lợi. Chống cũng chưa hẳn là sai vì ai cũng chống những kẻ vì tư lợi quỵ lụy với nhà cầm quyền. Nếu tôi đi vì do tôi muốn đi và vì tôi muốn cầu cạnh cho quyền lợi cá nhân thì tôi cũng chống chính tôi luôn, lương tâm tôi cũng không tha thứ cho tôi. Chuyến đi không dễ dàng gì nhưng với lòng thành và tín thác vào Thượng Đế, tôi tin rằng chuyến đi của tôi sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho dân tộc Việt Nam.

Hỏi: I have no question but I think you are making a very good decision regarding your forthcoming trip to VN. You are an American Councilman serving your city, your country, not a small number of Vietnamese. Don’t be discouraged by their protest. Don’t be short-sighted. An air route between Houston and Vietnam is an excellent idea. So GO! (Bac Hoang)

Trả lời: Thank you for your input and support. I respect their patriotism but I have to carry out my responsibility, and I believe my new task will be a catalyst for changes in Vietnam , and from these changes, the flowers of Democracy and Freedom will truly blossom in our country.

Hỏi: Thưa Nghị viên, việc đường bay từ Houston về Long Thành là việc của hàng không hoặc cấp cao hơn…, tại sao lại là Nghị Viên Houston lại đi công tác về việc này… Cầu chúc nghị viên sức khỏe, an khang. (Cris Nguyen)

Trả lời: Thành Phố Houston là thành phố lớn thứ 4 của Hoa Kỳ nên đôi lúc có một vị trí quan trọng không thua kém gì Liên Bang. Houston Airport System (HAS) phối hợp với Liên Bang trong công việc này, đặc biệt, Houston Airport System có toàn quyền quyết định cho hãng máy bay nào đáp xuống phi trường của mình cũng như giá cả việc thuê mướn cổng đón hành khách.

Hỏi: Kính chào Luật sư/ Nghị viên được tin về chuyến đi công vụ tại Việt Nam sắp tới đây ông về đến VN sẽ gặp chính quyền CSVN, Ông dám đặt câu hỏi với chính quyền csvn Nguyện Vọng của Người Việt trong và Ngoài nước: 1) Nhân quyền tại VN; 2) Tự do Tôn giáo + Tài sản của Giáo Hội mà đảng csvn đã cướp. 3) Hiến dâng 2 đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 4) Hủy bỏ điều Hiến pháp + trưng cầu ý dân trong và ngoài nước. 5) buôn bán phụ nữ và trẻ em. (Jhonathan Nguyen)

Trả lời: Chuyến đi của tôi là chuyến đi công tác cho Thành Phố. Nhu cầu của đất nước là làm sao có dân chủ và đấu tranh khéo léo có hiệu quả. Đây là một phái đoàn nặng hình thức ngoại giao nên trong dịp thuận tiện, tôi sẽ nói lên ước nguyện của toàn dân, đặc biệt mong muốn Quốc Hội mở rộng ra cho mọi thành phần, nhất là các tiếng nói đối lập bất bạo động ở trong nước.

Hỏi: Tại sao luật sư Hùng phản bội cộng đồng Houston?… Hết (Nguoi dan Houston)

Trả lời: Phản bội hay không là do ý thức chủ quan chớ không phải do nhận định khách quan áp đặt. Tôi chưa bao giờ thay đổi lập trường đấu tranh cho nước Việt có dân chủ thì sao gọi là phản bội? Thật ra, trong chiến thuật đấu tranh nghị trường còn khó khăn gấp bội. Một thân thể có nhiều cơ phận, người thì làm tay, người làm chân, người làm mắt, người làm con tim, v.v. Tôi biết tôi làm gì và tôi tận dụng toàn khả năng tôi cho việc đó. Tôi tôn trọng những vị khác ở trong vai trò khác đấu tranh kiểu khác tôi.Quan trọng nhất là chúng ta đổ dồn sức lực chung mục tiêu đấu tranh dân chủ cho đất nước, không nên vì khác biệt chiếnlược đấu tranh mà chống đối những người cùng một mục tiêu với mình vì như vậy là phân tán nội lực của chính mình.

Hỏi: Tôi có hai câu hỏi:

1. Trước khi ông lấy ý kiến của đồng bào tị nạn CS tại thành phố Houston , ông đã có những cuộc tiếp xúc nào với Toà lảnh sự CS VN tại Houston về việc này hay chưa?

2. Trả lời phỏng vấn của báo Người Việt, ông nói rằng ông biết đây là vấn đề tế nhị trong cộng đồng chúng ta, một cộng đồng có nhiều khuynh hướng (nguyên văn trên Người Việt Online). Câu hỏi đặt ra là nếu khuynh hướng của cộng đồng không muốn ông về chiếm đa số thì ông có quyết định huỷ bỏ chuyến đi này hay không? Xin cám ơn ông. (Các Lê)

Trả lời:

1. Tôi đã từng nói trên các đài truyền hình và đài phát thanh tôi đã từng gặp Tổng Lãnh Sự CSVN Lê Dũng tại Thành Phố những buổi điều trần về chuyến bay. Đại Hội Khoáng Đại Đồng NVQG Houston & Phụ Cận ngày 23/5/2010 đã ra nghị quyết các vị dân cử gốc Việt trong lúc thi hành công vụ của họ có quyền bắt tay các viên chức CSVN. Tôi KHÔNG ĐẾN THAM DỰ buổi lễ ăn mừng 15 năm bang giao giữa CSVN và Hoa Kỳ.

2. Những người email hoặc gọi điện thoại cho tôi, và đặc biệt là khán thính giả Đài VAN TV 55.2 ở Houston gọi vào đài cho thấy 99% chống đối tôi đi Việt Nam nếu tôi tự ý muốn đi và nếu tôi đi vì cầu cạnh quyền lợi cá nhân. Khoảng 95% ủng hộ tôi đi nếu đó là công vụ của thành phố. Đối với tôi, chữ ‘Cộng Đồng’ nơi đây phải hiểu là những cử tri đã bầu cho tôi. Khoảng 1800 người Việt ở District F đã bầu cho tôi thì tiếng nói là tiếng nói có trọng lượng hơn chữ ‘cộng đồng’ có tính cách tổng quát. Tôi còn phải cân nhắc những ý kiến của các sắc dân khác trong khu vực của tôi vì có 3000 lá phiếu của họ. Là một vị dân cử của mọi sắc dân, tôi phải ứng xử không thể để cho các sắc dân khác cho rằng tôi chỉ phục vụ Cộng Đồng Việt Nam và chỉ lắng nghe ý kiến của Cộng Đồng Việt Nam.

Hỏi: Luật sư đi Việt nam với tinh cách đại diện như thế, thì có lợi gì cho cuộc tranh đấu cho dân chủ không? (Minh)

Trả lời: Khi chúng ta bỏ nước ra đi, CSVN nói rằng chúng ta là những người qua Mỹ để làm cu ly, làm nô lệ, làm đĩ điếm. Sự trở về của tôi trong cương vị của một vị dân cử cho thấy những cáo buộc đó là sai, và như thế, tôi lấy lại danh dự không những cho tôi mà còn cho tập thể những người tỵ nạn Cộng Sản. Không có mặt tôi trong phái đoàn, CSVN ký những khoản nào chúng ta không biết, có mặt tôi, chúng ta còn biết chuyện gì.

Hỏi: Tôi ủng hộ chuyến đi của anh, nhưng tuần báo tại Cali phản bác là chẳng qua họ không được mời đi như anh, xin lỗi nếu như họ được đi như anh, thì họ có còn chống anh hay không, hãy làm những việc anh thấy anh làm đúng, ở đời thường “trau cột ghét trâu ăn”- Thanh Nguyen

Trả lời: Mỗi người một vị trí. Đa số những người Việt tỵ nạn Cộng Sản khắp nơi trên thế giới rất yêu nước và trăn trở sao cho đất nước sớm có tự do dân chủ thật sự. Thiển ý của tôi, những người chống tôi chỉ vì xuất phát từ lòng yêu nước và chưa hiểu được sách lược đấu tranh của tôi trong bối cảnh hiện nay.

Hỏi: Tôi có hai câu hỏi:

Thứ nhất, ‘Nghị viên Hoàng có kế hoạch gặp ‘phe ta’ ở Việt nam không?’

Thứ hai, ‘Nghị viên Hoàng có ý định gặp Hiệu Trưởng Đại Học Phan Chu Trinh, Đà nẵng để bàn về hợp tác giáo dục đạo học không?’ (Phan Vũ)

Trả lời: Chuyến đi này tôi cần hoàn thành trách nhiệm của Thành Phố Houston trước. Ước muốn thì ai cũng ước muốn nhưng thời gian chỉ có vài ngày nên trong thời cơ thuận lợi nào đó tôi sẽ đạo đạt ước nguyện của dân tộc là Tự Do & Dân Chủ.

Hỏi: Tôi có vài câu hỏi cho l/s Al Hoàng:

Nếu ông đi về VN với mục đích nghỉ hè thì miễn bàn còn nếu ‘đi về công vụ’ thì tôi nghĩ ông không cần đi vì VN là xứ luật rừng và mọi vấn đề ‘làm ăn’ đều phải có phong bì… ông là luật sư thì điều này có hợp pháp tại Mỹ không?

Ông hãy lo làm việc giúp cộng đồng tại nơi ông sống hiện tại là tốt rồi. (Stephan Lê)

Trả lời: Tôi đi Việt Nam với công vụ củaThành Phố chớ đâu phải đi cầu cạnh tư lợi cá nhân. Tôi nghĩ rằng CSVN không dại gì mà áp dụng luật ‘phong bì’ trong các công vụ liên quan đến giữa một chính quyền với một chính quyền.

Hỏi: Tôi thắc mắc một điều, tại sao Ông phải thăm dò dư luận về chuyến về VN ‘công tác’ của Ông. Chắc thâm tâm Ông vẫn thấy có gì không ổn trong động thái này. Nếu ông nghĩ là việc mình làm không đi ngược lại lập trường chống Cộng mà Ông đã ồn nào lên tiếng thì việc gì phải đăng đàn để giải thích. Xin Ông làm rõ vấn đề này. Kính. (Long Nguyễn)

Trả lời: Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn CSVN là một cộng đồng rất tế nhị và phức tạp. Không thỉnh ý thì họ nói rằng khinh thường họ hoặc chắc có cái gì không ổn nên mới lén lút. Thỉnh ý để thấy rõ hơn mọi góc cạnh thì cũng có những suy nghĩ như suy nghĩ của ông. Cách nào họ nói cũng được. Phần tôi, sau khi thỉnh ý, có nhiều vị đã góp ý cho tôi cần chuẩn bị những gì và cần phải làm gì để thúc đẩy bánh xe Tự Do & Dân Chủ lăn bánh nhanh hơn tại Việt Nam .

Hỏi: Xin ông cho biết ông đi công vụ với phái đoàn Mỹ hay chỉ một mình? Công tác này được lệnh cấp trên hay do chính ông hoặc định? Xin góp ý kiến: nếu đi công vụ (công tác) với phái đoàn Mỹ do chính quyền quyết định thì việc thăm dò ý kiến của cộng đồng xem như không cần thiết, khỏi phải thắc mắc. (Ngân Hà Ohio)

Trả lời: Tôi được ông Giám Đốc Sở Phi Trường Thành Phố Houston,(Houston Airport System, gọi tắt là HAS) là ông Mario Dias mời tôi vào phái đoàn đi công tác. Đây là công vụ. Thỉnh ý của quý đồng hương trong việc đi này để làm sáng tỏ mọi góc cạnh là điều tốt để tôi khỏi vấp phải những cạm bẫy khi thi hành công vụ.

Hỏi: Trong ngày khánh thành toà Lãnh sự Việt Cộng tại Houston là lúc ông cũng vừa mới đắc cử Nghị Viên thành phố, ông có tham gia biểu tình để phản đối tòa lãnh sự CS Houston và ông phát biểu rằng ông sẽ tiếp tục biểu tình dài dài để phản đối sự hiện diện của CSVN tại Houston. Vậy nếu CĐVN tại Houston tổ chức biểu tình ông có tham gia hay không? Và ông có còn tiếp tục vận động bà con tại Houston đi biểu tình chống tòa lãnh sự VC nữa không? (Don Nguyen)

Trả lời: Tôi đã liên tục đi biểu tình. Sau này, biểu tình chỉ vào 11 giờ trưa ngày Thứ Năm, giờ đó là giờ làm việc của Thành Phố, tôi không thể lấy giờ của Thành Phố đi biểu tình. Cuộc biểu tình càng đông càng nhiều thì càng tốt vì như thế chúng ta bày tỏ ý nguyện muốn có dân chủ cho đất nước. Khi đi biểu tình, tôi làm với tư cách của một cá nhân người Việt tỵ nạn Cộng Sản, không phải với tư cách của vị dân cử.

Hỏi: kính chào ông ‘cách mạng trắng’ như ông đã trình bày có phải là một hình thức khác cuả ‘đối thoại và hợp tác’ không? và như thế mặt nào đó đã hỗ trợ cho chính sách ‘hoà hợp, hoà giải dân tộc’ cuả csVN đề ra đã lâu đúng không ? có phải ông đã thay đổi quan điểm chống cộng, thay vào là ‘đối thoại và hợp tác’ không ? xin cảm ơn. (Phan Nhân Quyền)

Trả lời: Những người đấu tranh cho dân chủ với chủ trương không đối thoại nhưng lại muốn nhờ chính phủ Hoa Kỳ nói chuyện và làm áp lực với CSVN. Đối thoại có 2 cách, trực tiếp và gián tiếp. Nhờ chính quyền Hoa Kỳ nói chuyện và làm áp lực là đối thoại gián tiếp. Tôi là một người Việt nhưng trong vai trò chính phủ Hoa Kỳ, tôi là một người Mỹ gốc Việt. Như vậy, những ai chủ trương nhờ chính phủ Hoa Kỳ nói chuyện và làm áp lực với CSVN thì vai trò “người Mỹ” của tôi đâu có gì là sự trở ngại? Tại sao lại tự ty mặc cảm người Việt không thể nào bằng những sắc dân khác trong chính quyền của Hoa Kỳ? Tôi cùng với các vị dân cử khác đang thi hành sách lược của Hoa Kỳ là từng bước một lấn sân tại Việt Nam để tạo dân chủ cho đất nước. Mà lấn sân thì đối thoại. Giai đoạn này, tôi chủ trương công khai đối thoại và lấn sân. Mỗi người một vai trò và quan điểm, tôi tôn trọng lòng yêu nước và quan điểm đấu tranh của những ai khác với tôi, nhưng tôi không chùn bước trước những ai chống đối chụp mũ tôi vì tôi biết tôi làm gì: Dân Chủ Hóa Việt Nam trong một tình huống khả thi nhất.

Hỏi: Ông đã nói: ‘Tôi đi chuyến này vì muốn tạo một bộ mặt thành phố cởi mở. Ðó là trách nhiệm của tôi, một dân cử Mỹ gốc Việt.” Vậy thì ong cứ di. Cau hoi: Ong co thay quyen loi cua thanh phô Houston va quyen loi cua cu tri cua Ong có gì mau thuẩn không. Không thì ong cứ làm. Co thi Ong dung di, khong ai bo tu ong dau! (Duy Khải)

Trả lời: Tôi không thấy chuyến đi của tôi có mâu thuẫn quyền lợi với Cộng Đồng Người Việt tại Houston. Ngược lại, những tin tức và những dữ kiện tôi có, tôi cho rằng chuyến đi của tôi sẽ hỗ trợ lại rất nhiều cho Cộng Đồng Người Việt: Dân Chủ Hóa Việt Nam trong hoàn cảnh khả thi nhất.

Hỏi: Hình như ông làm phiền cộng đồng Việt ở đây hơi nhiều rồi đó ông Hùng ạ! Stop right here! (Davis Tran)

Trả lời: Tôi đang cố gắng làm tròn nhiệm vụ của một vị dân cử và bị những người khác quan điểm hoặc chưa hiểu hết công việc của tôi tấn công tôi mọi mặt, từ việc dựng chuyện vu khống đến cả việc đấu tố tôi. Nếu những việc như trên mà gọi là tôi làm phiền cộng đồng thì hình như Nữ Thần Công Lý đã bị bịt mắt rồi!!

Hỏi: Go for it. (Le)

Trả lời: Thank you for your understanding and support.

Hỏi: Cách đây hơn một năm ông vẫn hô hào chống cộng và đi biểu tình chống cộng. Ý tưởng hợp tác với cộng sản để thay đổi họ đến với ông từ bao giờ? Tại sao bây giờ ông mới nói ra? Ông đã đón Lý Tống về Houston, vinh danh Lý Tống là người Hùng, trong trường hợp của Đàm Vĩnh Hưng, Lý Tống có là người hùng hay không? (Trương Linda)

Trả lời: Trong cơ thể có nhiều bộ phận. Trong cuộc đấu tranh mỗi người một trách nhiệm tùy theo hoàn cảnh của mình. Anh Lý Tống có vai trò của anh Lý Tống đó là ngăn chận làn sóng xâm nhập của văn công Cộng Sản Việt Nam. Tôi có vai trò của tôi trong nhiệm vụ dân cử thì tôi đấu tranh trong tư cách nghị trường và ngoại giao.

Hỏi: Ông có biết là những người làm trong phi hành đoàn VN airline và tại phi trường VN thì toàn là con cha cháu ông của cộng sản? Ông thử xuống phi trường Tân sơn Nhất sẽ nghe toàn giọng nói bắc kỳ Hà Nội. Vậy làm sao mà có lợi cho dân VN nếu mở đường bay thẳng Houston-VN ? (Tin)

Trả lời: Chuyến bay trực tiếp giải quyết cho vài chục ngàn hành khách Việt ở Houston về Việt Nam tránh khỏi nạn chuyển máy bay, đợi, giá cả mắc v.v. Hàng hóa đưa nhanh chóng sang Hoa Kỳ giúp cho nông dân Việt Nam không bị đọng hàng, v.v.

Hỏi: Qua các cuộc biểu tình và sinh hoạt cộng đồng tại Houston, tôi thấy tuổi trẻ người Việt rất là thơ, lạnh nhạt, không hăng say tham gia đông như những người trung niên và lớn tuổi như các chú, bác HO. Tội nghiệp các chú bác HO đã dìu dắt nhau đi bầu cho Ông đắc cử. Bây giờ ông phản lại ý nguyện của họ. Ông có thấy hổ thẹn với lương tâm không? (Cư dân Houston)

Trả lời: Theo sự thăm dò của tôi, 95% ủng hộ cho tôi làm công việc của một nghị viên về Việt Nam giải quyết tuyến bay trực tiếp Houston – Việt Nam. Khoảng 5% không đồng ý. Nhưng quan trọng nhất chính là lương tâm tôi. Tôi cho rằng việc làm của tôi không phản bội lý tưởng dân chủ hóa đất nước mà còn thúc đẩy cho tiến trình này nhanh chóng hơn. Trong cương vị của tôi ngày hôm nay tôi đã có đầy đủ, tôi sẵn sàng chấp nhận những thiệt thòi cho bản thân để tiên phuông thi hành một sách lược mới mà tôi cho rằng là khả thi.

Hỏi: Ông đã từng xé cờ việt cộng vào lúc biểu tình tại chợ HK4 và Gallery mall. Vậy Ông có sợ việt cộng trả thù ông và VC sẽ không còn tin tưởng ông nửa không? (Tin)

Trả lời: Ông có nghĩ rằng CSVN tin tưởng những người có quá trình chống họ như tôi? Nhưng thời điểm đến để giải quyết những vấn đề, nhất là áp lực nặng nề của Trung Cộng, CSVN cần đến Hoa Kỳ và tôi ở trong chính quyền Hoa Kỳ nên muốn hay không CSVN cũng phải tiến tới. Tôi làm việc vì lương tâm và tôi sẵn sàng chấp nhận cái chết cũng như những đòn thù của bất kỳ một ai, từ phía Cộng Sản cũng như từ phía những người Quốc Gia khác quan điểm với tôi hoặc chưa hiểu sách lược của tôi.

Hỏi: Concil of Europe resolution 1481/2006 has stated that totalitarian communist is crime to humanity.’ How do you revaluate communist of Vietnam? (Trang)

Trả lời: Communism as a whole is evil and communist regimes all over the world have committed crimes against humanity, including Vietnamese Communist. However, at this point we are trying to resolve the issue, not blaming the issue.

Hỏi: Ký giả Lisa Falkenberg của báo Chronicle, một tờ báo lớn nhất tại Houston, đã có 3 bài phê bình về Ông, Bà tố cáo Ông là người không có tư cách, Ông lợi dụng tên Bà Thị Trưởng để được lên sân khấu, Ông đã kiện những người cao niên, Ông là nguyên nhân gây tranh cãi trong cộng đồng người Việt. Tại sao Ông im lặng trước những lời phê bình của ký giả Falkenberg? (Nguyễn Thuận)

Trả lời: Tư cách của tôi tự tôi biết không phải do người khác ban cho. Vài ba bài hay trăm bài của Houston Chronicle viết sai trái và đầy ác ý không đáng để tôi lưu tâm. Tôi chẳng bao giờ lợi dụng tên tuổi của bà Thị Trưởng hay bất kỳ một ai. Bà Thị Trưởng đã gởi văn thư nhờ tôi đại diện bà ấy, văn bản còn. Nếu đã đại diện cho Thành Phố thì theo thủ tục tôi phát biểu cho thành phố. Chỉ có những người không biết thủ tục và ngoại giao nên đòi dậy dỗ kẻ khác chỉ lòi ra sự ấu trĩ của mình. Tôi cũng chưa bao giờ kiện người già. Tôi là luật sư cho Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Houston & Phụ Cận nộp hồ sơ yêu cầu cái gọi là Vietnamese Community Services Inc không được treo đầu dê bán thịt chó xin vào Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng với danh nghĩa là Hội Cao Niên mà tự dưng lại treo bảng Vietnamese Community Services. Kỳ tới, khi gây quỹ, xin hãy nêu rõ là gây quỹ cho Vietnamese Community Services xem thử có ai đóng góp hay không thì biết. Vietnamese Community Services đã mượn danh người già để đánh bóng cho cái Cộng Đồng không ai bầu bán cho cả. Cổ nhân ta dạy vừa ăn cướp vừa la làng sao mà thấm thía trong trường hợp này quá đi thôi. Tôi chỉ tiếc có những người trong cộng đồng Việt còn mang nhiều tư tưởng vong bản và tự ty, cái gì cũng đâm thọt và “mét bu” không còn biết hổ thẹn cho sĩ diện của Cộng Đồng mình.

Hỏi: Do you believe that in dealing with rivals , Communist Hanoi always has two standards: one for foreign contries and one for their people even the latters are living outsite Vietnam?

Trả lời: Not only Vietnamese Communist, many regimes in the world, even in the United States , apply double standard. In dealing with the issue, a person has to be very careful and witty to make the best of the situation.

Hỏi: Ông Hùng lại gây rắc rối cho người dân Quảng Trị chúng tôi rồi! Ông hãy ở luôn bên ấy và làm những gì mà ông cho là đúng với lập trường cố hữu của ông là chống Cộng đến cùng đi! (Gái Quảng Trị)

Trả lời: Xin cán ơn sự góp ý của cô nhưng tôi có những thông tin tôi cho rằng giai đoạn này cần áp dụng chiến lược mới thì mới đốt ngắn giai đoạn dân chủ hóa cho Việt Nam .

Hỏi: Tôi là một cử tri thầm lặng tại Houston. Giả sử ông HDH quyết định về VN, kỳ bầu cử nghị viên tới nếu ông có ra ứng cử tôi sẽ không bỏ phiếu cho ông nửa. Đến lúc này không cần thiết phải trưng cầu ý kiến nên đi hay không đi về VN. Đã quá đủ! (Nguyễn Anh Thăng)

Trả lời: Như tôi đã viết, nếu tôi thấy tôi làm đúng lương tâm, hy sinh mạng sống của tôi thì tôi cũng còn chấp nhận huống hồ những hệ quả khác. Thì hãy đợi xem tương lai trả lời.

Hỏi: Chào Luật-Sư, Xin Luật-Sư vui lòng cho biết, Ông có liên hệ máu mủ gì với Cô Madison Nguyễn hiện là Nghị viên ở San Jose/CA ? Nếu có, thì ‘vai vế’ hai bên thế nào? Xin cám ơn. Từ-Sơn

Trả lời: Ông Nguyễn Chính Kết nói với tôi những người nhìn thấy trước được gọi là tiên tri và những ai có viễn kiến trước thường bị ném đá. Tôi không ngại những đòn thù hay sự đánh phá của bất kỳ một ai khi tôi tin rằng con đường tôi đi sẽ mang lại nhiều phúc lợi cho dân tộc Việt Nam .

Hỏi: Ông Đại Diện Người Việt Tỵ Nạn ở Houston hay đại diện thành phố Houston, ai bầu ông? có phải Người Việt tỵ Nạn không? người Việt tỵ nạn đã trả lơì trong cuộc biểu tình chống mở toà lãnh sự VNCS tại Houston rồi đó, ông có nghe không? (Thach Le)

Trả lời: Tôi trân trọng những lá phiếu của quý đồng hương Mỹ gốc Việt nhưng tôi cũng còn 2/3 lá phiếu của các sắc dân khác. Xin hãy nhớ tôi làm việc cho mọi sắc dân, không phải chỉ riêng cho sắc dân Việt. Nhưng tôi biết trong người Việt, còn vô vàn những người ủng hộ cho quan điểm của tôi.

Hỏi: Xin Chào Al. Xin anh Al cho mình biết là you được nhận được Visa lúc nào? You muốn gặp ai của Vietnamese government and what do you want to request from them? (Trang)

Trả lời: Cho tới giờ phút này chúng tôi chưa có một kế hoạch chi tiết cho chuyến đi và chưa có nộp xin Visa. Nếu có nộp xin Visa, chúng tôi cũng chưa biết chắc Hà Nội có chấp nhận cho tôi ở trong chuyến đi hay không.

Vì thời gian có hạn nên Nghị viên Hoàng Duy Hùng không thể trả lời hết các câu hỏi của độc giả gởi về, xin cáo lỗi cùng các độc giả chưa được trả lời.

Người Việt Online xin chân thành cám ơn Nghị viên Hoàng Duy Hùng và quý độc giả đã tham gia buổi chuyện trò này!

Nguồn: Người Việt

23 Phản hồi cho “Nghị viên Hoàng Duy Hùng: “Đấu tranh mà bị dựng chuyện vu khống mới là khó””

  1. Trung Kiên says:

    Hỏi: Luật sư đi Việt nam với tinh cách đại diện như thế, thì có lợi gì cho cuộc tranh đấu cho dân chủ không? (Minh)

    Trả lời: Khi chúng ta bỏ nước ra đi, CSVN nói rằng chúng ta là những người qua Mỹ để làm cu ly, làm nô lệ, làm đĩ điếm. Sự trở về của tôi trong cương vị của một vị dân cử cho thấy những cáo buộc đó là sai, và như thế, tôi lấy lại danh dự không những cho tôi mà còn cho tập thể những người tỵ nạn Cộng Sản. Không có mặt tôi trong phái đoàn, CSVN ký những khoản nào chúng ta không biết, có mặt tôi, chúng ta còn biết chuyện gì.

    Góp ý: Hoàn toàn đồng ý với ông Hoàng Duy Hùng! Phải thay đổi chiến thuật để phù hợp với cuộc đấu tranh hiện tại! Đứng ở xa mà “chống đối” thì không hiệu nghiệm, cần phải đến gần để biết rõ phong cách của nhau và trực tiếp tranh luận với những lý lẽ thuyết phục thì sẽ hiệu quả hơn!

    Tôi ủng hộ chuyến về VN của ông và cầu chúc ông mã đáo thành công!

  2. Trung Kiên says:

    Tôi thích câu hỏi và câu trả lời dưới đây;

    Hỏi: Đi là đúng, còn chống cộng là sai? (Viet Nam)

    – >Trả lời: Đi cũng chưa hẳn là đúng nếu đi để cầu cạnh chế độ mong được chút quyền lợi. Chống cũng chưa hẳn là sai vì ai cũng chống những kẻ vì tư lợi quỵ lụy với nhà cầm quyền. Nếu tôi đi vì do tôi muốn đi và vì tôi muốn cầu cạnh cho quyền lợi cá nhân thì tôi cũng chống chính tôi luôn, lương tâm tôi cũng không tha thứ cho tôi. Chuyến đi không dễ dàng gì nhưng với lòng thành và tín thác vào Thượng Đế, tôi tin rằng chuyến đi của tôi sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho dân tộc Việt Nam.

    Góp ý — > Ông Hoàng Duy Hùng là “đại biểu” cho người Mỹ (gốc Việt), đương nhiên ông phải lo tròn bổn phận là Người Mỹ trước đã, kế đến là quyền lợi của dân tộc Việt Nam, tấm lòng của ông như thế đã là quý lắm rồi. Chúc ông thành công!

Leave a Reply to Trung Kiên