GS Hoàng Tụy: Chúng ta thiếu vắng những “Tạ Quang Bửu” và …
“Thiên tài chủ nghĩa”- con đường đúng?
GS Ngô Bảo Châu đạt đỉnh cao với giải Fields thêm một lần nữa chứng tỏ tư chất thông minh của người Việt Nam không kém ai. Nhớ lại sau khi ta thắng hai đế quốc lớn, cả thế giới nhìn vào Việt Nam và tưởng rằng trong vài chục năm VN sẽ thành cường quốc về mọi mặt.
Nhưng thực tế không phải như vậy. Bây giờ việc GS Ngô Bảo Châu được giải thưởng Fields có thể xem là một “chiến thắng Điện Biên Phủ” mới trên mặt trận khoa học. Ta có quyền hy vọng sau vài chục năm nữa, VN thành cường quốc về khoa học – kỹ thuật, và từ đó thành cường quốc cả về kinh tế.
Mong rằng chúng ta sẽ rút kinh nghiệm để không phải thất vọng.
Câu hỏi đặt ra là làm sao để không chỉ có một GS Ngô Bảo Châu được vinh danh, và người được vinh danh ấy sẽ đạt thành tựu khi nghiên cứu khoa học trong nước?
Mục tiêu đó rất khó khăn, nhưng phải cố gắng làm được. Nếu chỉ dựa vào nước ngoài như trường hợp GS Ngô Bảo Châu thì chỉ là những cá nhân thôi.
Nhắc lại quá trình đi đến Giải thưởng Fields của GS Ngô Bảo Châu, đã có nhiều bài viết của những người trong giới toán học đề cập. Ta có thể rút ra những kinh nghiệm tốt về chiến lược xây dựng các ngành khoa học của Việt Nam trước đây.
Trước hết là phát hiện những mầm non tài năng, và chọn lọc chăm sóc những mầm non ấy. Nếu điều kiện trong nước khi đó chưa có thì sẽ gửi đến những nơi tốt nhất trên thế giới để đào tạo. Đó là ý tưởng của những người đề xuất tổ chức những lớp chuyên Toán (hồi đó gọi là lớp Toán đặc biệt, khi đi sơ tán thì gọi là A0).
Tôi được may mắn là người đầu tiên đề xuất ra ý tưởng ấy, và rất may mắn được GS Lê Văn Thiêm hết sức ủng hộ, rồi đến vị tư lệnh ngành là GS Tạ Quang Bửu, và trên lãnh đạo cấp cao là Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Nhờ sự đồng cảm và ủng hộ của những người có cương vị từ thấp đến cao của bộ máy lãnh đạo, mới có được thành công của lớp A0 ươm mầm nhiều tài năng.
Dù về sau cả tôi, GS Lê Văn Thiêm, GS Tạ Quang Bửu đều bị “đánh giá” là thiên tài chủ nghĩa, nhưng bây giờ nhìn lại đó là con đường đúng.
Riêng về ngành toán của chúng tôi, chúng tôi có kinh nghiệm ngay từ đầu phải hết sức coi trọng tài năng, phải dựa theo kinh nghiệm quốc tế để đào tạo tài năng khoa học. Hết sức tránh kiểu làm không giống ai, tất nhiên cũng phải đề phòng kiểu copy nguyên xi.
Hồi đó, những anh em có trách nhiệm xây dựng ngành toán đã có ý thức hội nhập quốc tế rất sớm, đồng thời chú ý những đặc điểm của nước mình, không thể copy nguyên xi được. Khi tôi được phân công xây dựng Chiến lược phát triển toán học cuối những năm 60, cho 20 năm 1970 – 1990, ý tưởng chủ đạo là không dàn hàng ngang mà xây dựng cả ngành toán học được. Phải cố gắng ngoi lên để có vị trí quốc tế trên một lĩnh vực cụ thể, rồi nhờ vị trí đó mà biết cách người ta làm khoa học như thế nào, biết những chuyện “bếp núc” của khoa học thế giới.
Phải có những nhà lãnh đạo có tầm
Chúng tôi đã hứa long trọng với Thủ tướng Phạm Văn Đồng lúc đó, trong 20 năm sẽ xây dựng được một ngành có vị trí trên quốc tế.
Kết quả chỉ chưa đầy 10 năm, đến giữa những năm 70, ngành toán Tối ưu đã có vị trí quốc tế. Tôi nhớ giữa những năm 1980, một số nhà toán học hàng đầu quốc tế đến Việt Nam, câu đầu tiên họ nói là “tôi rất vinh dự đến một địa danh nổi tiếng trên thế giới về Tối ưu”.
Nhờ mình “leo” lên được vị trí như vậy, mình mới biết người ta làm khoa học như thế nào. Có thể biết được chuyện bếp núc trong việc xây dựng một ngành khoa học, kinh nghiệm lan tỏa sang những ngành khác. Trong thập kỷ 80, ngành toán chúng ta đã có 17, 18 học bổng Humbolt là học bổng rất có giá trị, có sự cạnh tranh quyết liệt trên quốc tế, Mỹ – Nhật – Pháp đều muốn nhận học bổng đó…
Chúng ta cũng đã xây dựng được một trung tâm nghiên cứu đạt trình độ cao là Viện Toán học, đến giữa những năm 1990 được Viện Hàn lâm thế giới thứ 3 công nhận là một trong số không nhiều những viện nghiên cứu xuất sắc của thế giới thứ ba.
Đồng thời, nhờ chúng ta có một tổ chức, cách làm việc thích hợp nên đã lôi kéo được rất nhiều nhà toán học hàng đầu trên thế giới đến VN, hợp tác rất có hiệu quả, giúp ta đào tạo cán bộ, tổ chức nhiều hội nghị ở VN, mở rộng ảnh hưởng với thế giới.
Nhắc lại một thời huy hoàng của Toán học Việt Nam, để hiểu muốn phát triển bất cứ một ngành khoa học nào, không thể chỉ anh em trong ngành khoa học đó tha thiết và tận tâm làm việc mà đủ.
Muốn xây dựng một ngành khoa học phát triển thì phải có những người lãnh đạo như GS Lê Văn Thiêm, cấp quốc gia phải có những người như GS Tạ Quang Bửu, cấp lãnh đạo cao nhất phải là những người như Thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Giờ đây, khoa học không được phát triển như mong muốn, là vì chúng ta thiếu vắng những Tạ Quang Bửu và Phạm Văn Đồng, nên dù ở cấp độ ngành có nhiều người kế tục GS Lê Văn Thiêm nhưng kết quả không thể được như trước nữa.
Tôi tha thiết muốn nhắc lại kinh nghiệm này với những nhà lãnh đạo cao nhất.
Cuối cùng, tôi muốn nhắc lại ý một câu trả lời của GS Ngô Bảo Châu vì tôi rất tâm đắc, và thấy không chỉ đúng với người làm khoa học mà đúng với cả người làm lãnh đạo: “Làm việc nghiêm túc, tận tâm, không chạy theo những danh tiếng hão. Như thế sẽ có lợi cho cộng đồng, cho đất nước. Và cái danh cũng sẽ đến”.
Khánh Linh (ghi), tuanvietnam
Không nhận nổi ra người viết này lại là GS.Hoàng Tụy đã viết để tung hô:”.. Ngô bảo Châu được giải thưởng Fields có thể xem là 1 chiến thắng ĐBP mới trên mặt trận khoa học”,trong khi ông đã rút ngắn thời gian(từ 20 năm xuống 10 năm) thực hiện lời hứa với Phạm văn Đồng(là kẻ gửi công hàm biếu Hoàng Sa cho Tầu Quen,và nhục mạ hàng triệu dân di tản VN là”côn đồ và đĩ điếm”.Nhưng cuối đời hắn bị Trời bắt mù lòa cho đến chết),và được Hàn lâm Viện thế giới thứ 3(của Phi Châu!?) thán phục.
Phải chăng GS,Hoàng Tụy cũng đang bị Đảng xử dụng như bao cao su”lộn ngược”(so với CHHV) cho GS.Ngô Bảo Châu?!
Tôi thật hoài nghi về giáo sư toán này khi ông ta viết:
1.”GS Ngô Bảo Châu đạt đỉnh cao với giải Fields thêm một lần nữa chứng tỏ tư chất thông minh của người Việt Nam không kém ai”- Rất thừa, ông mang ra sự mặc cảm truyền thống, hoàn toàn không có một cơ sở khoa học, thưa ông. Hay là ông muốn nói rằng trên thế giới có những…dân tộc ngu dựa trên phương trình nào đó?
2. Kế tiếp, “Nhớ lại sau khi ta thắng hai đế quốc lớn, cả thế giới nhìn vào Việt Nam và tưởng rằng trong vài chục năm VN sẽ thành cường quốc về mọi mặt.”. Nổ như pháo thì ông nên làm cán bộ trường đảng với công thức ba cân rau muống có giá trị dinh dưỡng bằng một cân thịt bò. Chúng ta chỉ hùn vốn bằng 500 ngàn cái xác trong cuộc chiến Việt-Pháp và một triệu mốt cái bàn thờ lúc đánh Mỹ. Kết quả mang lại: cả triệu thương binh, dân ta đói rách và dốt còn hơn lúc bị “đô hộ” kéo dài cho tới ngày cái chủ nghĩa của bọn cung cấp vũ khí xúi ta ăn cứt gà bị vất bỏ. Từ ngày đấy chúng ta luôn phun đi liếm lại, mời mọc “kẻ thù của dân tộc, kẻ thù của giai cấp” trở lại để chúng ta có thể bán luôn máu của những ngưới dân Việt đang còn sống.
Thưa ông giáo sư, thằng nào phong chức giáo sư toán cho ông thế? Nó có dính dáng gì đến bọn đã cho Phạm Tuân mang bèo hoa dâu vào vũ trụ hay không? Các ông cứ dạy các cháu..xòe bàn tay, đếm ngón chân thì tôi xin chịu làm thằng dốt ở trời tây cho đở ngại.
Đảng và nhà lướt nên cho ông này một căn hộ, loại rẻ tiền thôi, để ông ngồi nghiên cứu toán tiếp. Bài viết như vầy không có giá trị và ảnh hưởng gì cả, không nên cho ông này căn hộ ở Từng châu.
Được mấy anh nãnh đạo trình độ chỉ tiểu học, xoa đầu, ông này hết sức hồ hởi, phấn khởi và cố gắng làm một Điện Biên Phủ nữa.
Đúng là trí thức xã hội chủ nghĩa, trồng người, con cháu ông bây giờ học giỏi quá là giỏi, tất cả đều đậu trung học gần 100%, đây cũng là thành công cỡ Điện Biên Phủ.
Bấy lâu nay, ít nhiều kỳ vọng ở ông Hoang Tụy vì thấy ông có nhiều đóng góp nghecũng được cho giáo duc, tuy nhiên chẳng ai them nghe, chẳng có tác dụng gì ngoài cái để người ta biết ông không phải làloại trí thưc ngoan ngoãn phò chính thống CS. Tôi lại nghĩ ông là một tien sí toán thứ thiệt,miệt mài với thứ “ngôn ngữ”chặt chẽ nhất của trí tuệ loài người (loài vật không có trí tuệ chỉ là qui ước ); cộng với truyền thống gia đình cùng tính khí khai ít nhiều của những người có học gốc Quảng Nam (hơi chủ quan), thì trước sau gì ông cũng thoát cái vị trí ưu đãi tập trung o bế cho một thiểu số của mọi kiểu chế độ độc tai, để nói lên được cái SỰ THÂT, hay ít ra là điều đúng dắn mà các thế hệ học trò ông phải đươc biết rằng trên đất nước ông từ bao nhiêu năm nay một tập doàn dốt nat ảo tưởng tất cả rốt cuộc chỉ vì địa vị danh lợi vạt chất thấp hèn của cá nhân, gia đinh phe phái( không thiếu những bằng chứng sống mà ông không cần phải bỏ công sức để chứng minh như bao nhiêu người được như ông, bao nhiêu người được banh thây trường sơn để con cháu Lê Duẩn, Võ NG … đi học Liên sô Đông ÂU, VN nhận bao nhiêu triệu tấn vũ khí để đánh thăng hai đế quôc mà chính Lê Duẩn đẫ thốt ra “ chúng ta đánh Mỹ là đánh cho Trung Quôc, ta hi sinh xương Máu để TQ được xây dựng trong hòa bình thì ai giúp ai?…”,rồi sau 1975 ông không tìm hiểu so sánh cuộc sống nhân tình giữa hai miền NAM- BẮC, tự do ngôn luận được cho là đệ tư quyền còn thua xa thời Pháp thuộc… )họnhân danh nhưng lí tương xa vời không từ một thủ đoạn dối trá hèn mọn bẩn thiểu nào của thời trung cổ để khủng bố bóp họng bóp hầu biến đa số dân tộc này thành những nô lệ không hơn không kém như ông đang thấy trước mắt. Làm đươc điều nay ông sẽ là một nhà giáo dục lớn hơn trăm nghìn lần nhưng gì ông đẫ làm trươc nay. Mà kì thưc trước nay ông chỉ làm một con ôc, một cái” joint” cho cái cổ máy ăn thịt đòng bào ông tinh vi tàn bao chưa từng có trong lịch sử dân tộc. Tôi hoàn toàn thất vọng về Ông tiến sĩ sau khi đọc bài này vì từng kì vọng ở ông, còn quan điểm của tôi thì ở Việt Nam ta hiện nay chỉ có bọn có học chứ không có trí thưc đúng nghĩa.
Mà lạ sao như có ma thuật. Tay mặt bóp cổ chôn sống cha, tay trái xoa đầu cho ít bỗng lộc,ba mươi năm sau, con đóng vai một trí thưc miệng thốt ra “ như có … trong ngày vui dại thăng”. Hình như HT cũng được xoa đầu và từ đó chỉ còn bàn tay Bác thay cho mặt trời , mặt trăng, sao băc đẩu , biến tất.
Về kế hoach phát triển… của ông Đại ngàn đẫ phân tích tôi thấy rất đúng. Riêng tôi có cảm tương ông là người cận thị nặng đi trên cổ xe mục nát sắp đổ đèo nhưng ông chỉ loay hoay sữa chữa chung quanh chỗ ngồi của mình sao cho được tốt như xe lúc mới mua còn mấy chục chỗ còn lại cả chiếc xe rệu rã và tai xế bất lưc cũng mặc kệ.
Xin lỗi vì chán nản với những ‘ ĐẠI TRÍ THƯC’ nươc nhà viết một mach nên lượm thượm làm phiền các vị .
Lê lạc thành
Gs Hòang Tụy có lẽ ăn nhiều thực phẩm, trái cây ô nhiễm của bọn Tàu phù rồi nên viết lách lẩm cẩm qúa.
thua ong HOANG TUY.qua that toi nghi ngo ve kha nang kien thuc cua ong sau bai viet nay …
Việt Nam được cái rất giỏi về lãnh đạo , chỉ đạo . Với các ngành khoa học cơ bản như Toán , hóa , lý , sinh và cả ngoại ngữ nữa nếu được các ông Nguyễn Phú Trọng ( Lịch sử ) , Tô Huy Rứa ( Mac-Lê ) , Hay Đinh Thế Huynh , Nông Đức Mạnh ( Lâm nghiệp-trồng rừng ) , … Mà chỉ đạo trực tiếp thì giải thưởng của Giáo sư Ngô Bảo Châu thấm gì với thành tựu của các nhà khoa học do các vị lãnh đạo sáng suốt trên chỉ đạo ( Giáo sư Ngô chưa thấm nhuần hết tư tưởng Hồ – Chí -Minh ) . Giáo sư Hoàng Tụy là nhà Giáo chán nản nhất về giáo dục VN . Ông đã góp ý nhiều lần , và luôn hy vọng lãnh đạo Bộ GD-ĐT lưu tâm , nhưng càng góp ý thì Bộ GD càng làm ngơ , coi Ông như học sinh lớp 7. Nhưng được cái GS vẫn tin tưởng các đ/c trong BỘ CT , Trung ương rất thông minh và nhanh nhậy như các nhà toán học, sẽ thay đổi . Và gần nửa thế kỷ góp ý cho Đảng , nửa thế kỷ GS đều thất vọng . Nhưng ông vẫn kiên trì và tin tưởng , chắc khoảng vài thế kỷ thế nào CS cũng phải hiểu ra . Buồn chưa các bạn
Gs. Hoàng Tụy ca ngợi Ngô Bảo Châu trong khi hàng vạn nhah khoa học trong nước có nhiều đóng góp “ra tiền” thì không ai quan tâm: gs mà không có một chỗ ngồi làm việc, không có một đồng xu cho NCKH. Các ông cứ ngưỡng mộ trên mây, trên mưa. nhưng xin hỏi: gs. Châu đã làm gì được cuk thể cho đất nước này ngoài việc ông ấy nhận 1 biệt thự ở Quảng Ninh 4 triệu USD, 1 căn hộ ở Vicom khòag 1 triệu USD, 1 tầng nhà Thư viện điện tử làm trụ sở tại ĐHBK Hà Nội với 600 tỷ xây tòa nhà toán học; để rồi xuân thu nhị kỳ ông Châu về nước vài tuần với mấy bài giảng? Rõ ràng chỉ là sự PR của mấy ông lãnh đạo và mấy ông làm toán. Tôi xin khẳng định rằng, việc thành lập một Viện Toán cao cấp bên cạnh đã có Viện toán quốc gia là một Vinashine thứ 3 sau Vinashine và Vinalines và rằng, sẽ còn tồi tệ hơn vì là con số tròn trĩnh cho nền khoa học nước nhà vì cái viện Toán cao cấp vô nghĩa này. Ai sẽ chịu trách nhiệm?