WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Phim Lý Công Uẩn: Kiến trúc nguy nga, trang phục lộng lẫy kiểu… Tàu

Một cảnh trong phim Lý Công Uẩn

Sau khi Pháp luật TP.HCM đăng bài phản ánh về việc phim “Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long” mang đậm yếu tố Trung Hoa, độc giả Trần Hùng Phương đã có phản hồi (trích): “… rất cảm ơn các nhà sử học đã nghiên cứu rất nhiều về lịch sử Việt Nam. Nhưng các ông có thể nào ngồi lại cùng nhau cho chúng tôi biết rằng lịch sử Việt Nam là như thế nào không? Các ông ngồi đó mà bàn cãi với nhau việc này, việc nọ thì các nhà làm phim sao mà dám làm nhiều về phim cổ trang?…” .

Nhiều khán giả của phim cũng băn khoăn, vậy nếu phim mang đậm chất Việt, thì chất Việt phải như thế nào? Đi xa hơn nữa, trường hợp của “Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long” đặt ra vấn đề: Cần làm phim lịch sử ở Việt Nam ra sao để không cho ra những sản phẩm vừa tốn kém vừa bị phản ứng kịch liệt như thế này.

“Đường tới thành Thăng Long” quá nguy nga

Ấn tượng nổi bật từ những hình ảnh của phim “Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long” (mà những đoạn hấp dẫn nhất hoặc đặc trưng nhất đã được đưa vào trailer quảng cáo) là sự hoành tráng của bối cảnh và sự ấm áp, rực rỡ của trang phục Việt giai đoạn Đinh – Tiền Lê – Lý (từ năm 980 khi Lê Hoàn lên ngôi đến năm 1010 Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long).

Nói về bối cảnh, cung điện trong phim có tòa tới 2-3 tầng, lợp ngói sắc xanh xám. Thế mà, theo mô tả trong những tư liệu sớm nhất của người phương Tây về Thăng Long (thế kỷ 17), hầu hết nhà ở kinh thành thời đó là nhà tranh nứa lá, mái rạ. Giáo sĩ Baldinotti viết năm 1686: “Vì nhà bằng tre nứa nên Thăng Long hay bị hỏa hoạn, có lần thiêu rụi tới năm, sáu nghìn nóc nhà, song nhờ Kẻ Chợ vốn có nhiều hồ ao nên dập tắt lửa dễ dàng và chỉ bốn, năm hôm sau, nhà cửa lại dựng lên san sát như cũ”. Cho tới thế kỷ 19, nhà cửa trên các phố ở Hà Nội vẫn chủ yếu bằng tre nứa lá (xem ảnh) và chỉ có một tầng, không ngói.

Không có sử liệu về kiến trúc thời Lê Hoàn – Lý Công Uẩn, song các nhà làm phim hoàn toàn có thể suy luận rằng vào thế kỷ 10-11, kỹ thuật xây dựng của nước ta rất khó tạo ra được những tòa nhà gạch 2-3 tầng lợp ngói. Ngay cả đình, chùa bằng gỗ cũng chỉ có một tầng trên mặt đất và một gác chuông trên “tầng” hai. Về mái ngói, mãi tới cuối đời Lê, đầu đời Nguyễn, nước ta mới có ngói lợp tráng men (và kỹ thuật tráng men này đã là một bước tiến rất lớn của nghề gốm). Theo ông Phạm Hoàng Quân, chuyên gia cổ sử Trung Quốc và Việt Nam, do tráng men óng ánh nên nó được gọi là ngói lưu ly. Một số công trình ở kinh thành Huế thời Nguyễn đã được lợp thứ ngói rất xa xỉ này. Có hai loại ngói chính là thanh lưu ly (màu xanh) và hoàng lưu ly (màu vàng).

Vậy phải “phục dựng” khung cảnh thế kỷ 10-11 ra sao? Họa sĩ Tú Ân, một người từng bỏ nhiều năm tìm hiểu kiến trúc, trang phục cổ Việt Nam để minh họa truyện tranh, suy đoán rằng nhà cửa của dân ngày ấy là nhà tranh vách đất, mái rạ, còn “đình, chùa và cung điện có thể xây bằng gỗ, rừng Việt Nam ngày ấy chắc còn nhiều gỗ quý”, hoặc gạch (kỹ thuật làm gạch của người Trung Quốc đã được lưu truyền sang Việt Nam từ thời Bắc thuộc). Điều chắc chắn là ở vào thời Đinh – Tiền Lê – Lý, cung điện, nhà cửa của Việt Nam chưa thể lợp ngói xanh, cao tới 2-3 tầng như vậy.

Chưa kể, địa thế Hoa Lư thời ấy nhỏ hẹp với đồi núi, sông ngòi, Thăng Long cũng vẫn còn là đất trũng, nhiều ao tù, không thể xây dựng trên đó những cung điện nguy nga, hoành tráng như bộ phim đã mô tả. Ngay cả ở châu Âu, nơi vốn được xem là tiến nhanh hơn châu Á về cấp độ văn minh, các công trình lớn cũng phải trải qua vài trăm năm mới hình thành.

… và quá lộng lẫy

Về phục trang, điều gây ấn tượng là sự ấm áp, dày dặn và màu sắc rực rỡ của trang phục trong phim “Lý Công Uẩn”. Các chuyên gia lịch sử thời trang Việt, nếu được hỏi ý kiến, đều sẽ cho biết rằng ngành may mặc của Việt Nam đã phải trải qua “một chặng đường tiến hóa” dài đến mức nào, từ chất liệu tới kỹ thuật. Buổi đầu phát triển, chất liệu của chúng ta đã chỉ là vải thô, dệt rất thưa (do kỹ thuật dệt còn kém), với những màu nhuộm đơn giản: đen, nâu, chàm, tím…, sử dụng những nguyên liệu tạo màu dễ kiếm như vỏ cây, rễ cây, hoa lá…

Đập vào mắt khán giả là những chiếc mũ đội đầu có “mái che” rất giống mũ của… Tần Thủy Hoàng. Các nhà làm phim lập luận rằng vua nước ta rập khuôn trang phục của hoàng đế Trung Hoa. Tuy nhiên, theo ông Phạm Hoàng Quân, rất khó có khả năng Lê Đại Hành, Lý Thái Tổ “bệ nguyên” mũ của vua Trung Quốc: “Triều đình Trung Hoa không khi nào chịu cho vua một nước “đàn em” mặc vương phục và đội mũ y hệt vua của họ, vì với họ, mũ mão của hoàng đế là để thể hiện uy quyền của “thiên tử”. Vua nước ta có muốn sử dụng theo cũng phải chế lại”.

Bà Đoàn Thị Tình, họa sĩ thiết kế chính của phim, cho biết bà đã tham khảo nhiều sử liệu, trong đó có Lịch triều Hiến chương Loại chí (Phan Huy Chú) để thiết kế phục trang. Nhưng nếu theo đúng sách này, thì ở mục “Quy chế về mũ áo của đế vương” (thuộc phần Lễ nghi chí) có chép:

“Lê Đại Hành lên ngôi, mặc áo long cổn, về sau mặc áo phần nhiều dùng vóc đỏ, mũ sức trân châu.

Lý Thái Tông mới chế thứ mũ gọi là ‘bát giác tiêu dao’ bằng vàng (tên mũ, lối mũ ấy nay không khảo cứu được).

Lời xét của Phan Huy Chú:

Từ đời Lý, đời Trần trở về trước, mũ áo của vua thế nào, không thể khảo cứu được. Xem trong sử có hai thứ kể trên, tạm chép ra đây để biết đại khái”. (bản dịch của Viện Sử học)

Điều đó có nghĩa là mũ của vua Lê, vua Lý Thái Tổ thế nào, Phan Huy Chú cũng không biết được, nhưng khả năng “bệ nguyên xi” chiếc mũ “Tần Thủy Hoàng” của Trung Quốc là rất thấp.

Cũng sách của Phan Huy Chú chép, phần về phẩm phục của các quan: “Lý Thánh Tông năm Chương Thánh thứ nhất (1059), vua ngự điện Thủy Tinh, các quan đến chầu, bắt phải đội mũ đi hia mới cho vào chầu. Nghi lễ vào chầu đủ cả mũ hia bắt đầu từ đó”. Chính vị sử gia đã có lời xét về phẩm phục các quan trước đó rằng như thế “đủ thấy là sơ sài”.

Một chi tiết nữa là những họa tiết thêu trên áo vua quan, hoàng hậu. Nếu thừa nhận ông tổ nghề thêu ở Việt Nam là Lê Công Hành, đi sứ sang Trung Quốc vào đời Lê Thái Tông (trị vì từ 1433-1442) thì ta phải thấy rằng vào thời Tiền Lê – Lý Công Uẩn, áo xống của người triều đình chưa thể thêu thùa lộng lẫy như thế.

Các họa sĩ thiết kế và cố vấn mỹ thuật của phim đều chưa bình luận về màu sắc vải vóc cũng như chiếc mũ của vua trong phim “Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long”.

Nguồn: Blog Đoan Trang

————————————————————-

Phụ chú:

Yên Thảo ghi lại lời GS.TS Đoàn Thị Tình, người tư vấn phục trang cho phim:

“Tôi tự hào về những trang phục trong phim”

Tôi không ngạc nhiên khi khán giả phản ứng trang phục trong phim giống Trung Hoa quá. Thứ nhất, trước nay chúng ta chưa có bộ phim cổ trang nào về giai đoạn lịch sử này. Thứ hai, khán giả đã xem quá nhiều phim Trung Quốc và chỉ mới xem qua trailer nên cảm giác thấy giống là khó tránh khỏi.

Tuy nhiên, tôi xin khẳng định, toàn bộ trang phục trong phim là dựa trên chính sử “Đại Việt Sử ký Toàn thư”, “Lịch triều Hiến chương Loại chí”… đến các tác phẩm mỹ thuật, điêu khắc như tượng, phù điêu… còn hiện hữu ở bảo tàng và nhiều di tích đình, chùa… chứ không phải chúng tôi tự vẽ ra. Đặc biệt, khi thiết kế trang phục, chúng tôi phải dựa vào các miêu tả của thư tịch cổ và tượng thời Lý tại đình đền và long bào của vua Lý dựa theo tượng vua Lý ở chùa Kiến Sơ (Hà Nội). Còn giáp trụ của tướng lĩnh dựa vào 8 pho tượng Kim Cương tại các chùa ở Bắc Ninh, Hà Nam Chúng ta chịu đô hộ 1000 năm Bắc thuộc, đặc biệt ở các triều đại này chịu sự xâm lược của nhà Tống nên trang phục giống Trung Quốc cũng là lẽ đương nhiên. Nhưng nó cũng chỉ tương đồng ở kết cấu, còn họa tiết thì đều đã được Việt hóa. Xin nhấn mạnh là giống chứ không phải rập khuôn.

Tôi lấy ví dụ, long bào của vua Tống đính rất nhiều ngọc ngà, châu báu rất lộng lẫy, còn long bào của vua Lý chỉ thêu chìm; giáp phục đời Lý có họa tiết hoa mai, hoa cúc…. mà giáp phục Trung Quốc không có; mũ miện của chúng ta nhỏ, hẹp trong khi mũ miện nhà Tống cánh chuồn dài, cong phía mép; hơn nữa, việc đưa họa tiết hoa sen vào long bào của vua Lý Công Uẩn cũng là minh chứng rất rõ cho văn hóa Việt Nam.

Tôi hoàn toàn tự hào về những trang phục mà tôi đã thiết kế cho bộ phim này.

2 Phản hồi cho “Phim Lý Công Uẩn: Kiến trúc nguy nga, trang phục lộng lẫy kiểu… Tàu”

  1. 1000 NĂM THĂNG LONG – NGÀY ĐẠI LỄ

    Tháng Bảy, mùa thu: Ngày Đại Lễ,
    Thăng Long, Thái Tổ #1 dựng kinh đô.
    Là nơi đô hội trông bề thế
    Hoành tráng vô cùng một đế đô.

    Hưng phế, thăng trầm qua mấy bận,
    Non sông Đại Việt vững như trồng.
    Đuổi quân xâm lược: Mông, Thanh, Hán,
    Khắp nẽo Nam thùy, chúng bại vong.

    Mãi mãi, ngàn sau lưu sử sách,
    …Lý, Trần, Lê (Hậu), Nguyễn #2 đuổi xâm lăng.
    Tống thua, Mông lại càng tươm rách,
    Vó ngựa ba lần cũng nát tan.

    Chu Đệ nghe tin Hồ (Quý Ly) thoán đoạt,
    Thừa cơ trưng chuyện giúp vua Trần #3
    Chu Năng thống lĩnh, quân ồ ạt
    Đánh thắng Hồ (Quý) Ly, chiếm nước Nam.

    Hành hạ muôn dân bằng thú tính,
    Để hòng ngự trị đất phương Nam.
    Đâu hay hồn phách tan từng mảnh,
    Chuốc nhục mang về thật oái oăm.

    Mấy trận phơi thây chưa khiếp đỡm
    Đến khi cùng quẩn lại xin hàng.
    Vương Thông như thế còn chưa tởn,
    Miệng nói xin hòa, lén viện quân.

    Lệ Lợi một lòng đi cứu nước
    Quyết tâm đại định mảnh cơ đồ.
    Thư hùng mấy trận: sau như trước,
    Cho giặc không còn trong ước mơ…

    Đại Đế Quang Trung năm Ất Dậu (1789),
    Bảy ngày thần tốc chiếm Thăng Long.
    Khiến Tôn Sĩ Nghị càng ngơ ngáo,
    Ân soái chẳng cần lúc bại vong.

    Vinh nhục, Càn Long đều lãnh đủ,
    Bao nhiêu tướng sĩ chết, tan hàng.
    Triều Thanh từ đấy lòng lo sợ,
    Đại Đế phi thường của nước Nam.

    Tiếc mệnh Thái Dương (*), mây phủ kín
    Thăng Long, thành quách mãi trông chờ.
    Cơ đồ gặp phải cơn nguy biến,
    Đại Đế đâu rồi, hỡi đế đô?

    Ý nghĩa: Thăng Long, Ngày Đại Lễ,
    1000 Năm chiến tích, một cơ đồ.
    Muôn dân tề tụ nghe văn tế,
    Kỷ niệm Ngàn Năm dựng đế đô.
    ***
    Đâu phải rước Tầu, dâng hải phận,
    Cho thuê rừng núi, bán biên thùy.
    Tây Nguyên bao phủ màu tang, hận,
    Một mảnh cơ đồ tan nát thay!!!

    Vĩnh Nhất Tâm nh1/10/2010

    (*) Thái Dương: Chỉ mặt trời tức là chỉ Đại đế Quang Trung Nguyễn Huệ.đã sớm ra người thiên cổ.

    Đôi lời của tác giả qua Dòng Thơ:

    1000 NĂM THĂNG LONG – NGÀY ĐẠI LỄ, thay cho lời chú thích về những trang sử oanh oanh liệt liệt của Tiền Nhân qua từng triều đại tính từ sau ngày Hoàng Đế Lý Thái Tổ lên làm vua và dời kinh đô từ Hoa Lư về Thăng Long. Chúng tôi (Vĩnh Nhất Tâm) đặc biệt xin trân trọng gửi đến hết thảy các bạn Thanh Niên, Sinh Viên và Học Sinh trong và ngoài nước rõ thêm về ý nghĩa của Ngàn Năm Thăng Long. Tuyệt đối là khác hẳn với cái tên gọi: “Lễ Hội Thăng Long” của Bắc bộ phủ, đã không những làm cho vừa lòng bọn quan thầy Hán Cộng tức Tàu Cộng (nếu không muốn nói là bọn nô lệ của con cháu Mã Viện) một cách xuẫn động bằng những hành vi thật lố bịch. Và còn tốn kém một cách hết sức vô nghĩa, khi đa số người dân khắp ba miền cơm ăn chưa đủ no, và áo mặc chưa đủ ấm. Phải nói là vô tiền khoáng hậu về cả hai mặt tinh thần và vật chất xuyên suốt trong dòng sử Việt chưa từng xãy ra, dù tệ mạt và hèn nhát như Mạc Đăng Dung, hay Lê Chiêu Thống vẫn chưa đến nổi như thế:

    #1 Lý Thái Tổ lên làm vua, Ngài dời kinh đô từ Hoa Lư về La Thành, vì Hoa Lư chật hẹp. Lúc bấy giờ là tháng Bảy vào mùa Thu, năm Thuận Thiên (1010), thì tiến hành việc dời đô và khi tới La Thành, Ngài tuyên bố thấy rồng vàng xuất hiện nên đổi La Thành, là Thăng Long thành.
    Sau hơn 60 năm, những vị Hoàng Đế lên ngôi phát triển và giữ nước tiếp theo sau Lý Thái Tổ đều không quên rằng; Bắc triều dù bất cứ thời đại nào hay tình huống nào cũng không ơ thờ hay quên lãng, vì bọn chúng lúc nào cũng ẩn hiện một sự đe dọa chờ đặt nền đô hộ để thống trị cũng là kinh nghiệm trong dòng sử đã từng xãy ra không ngừng nghỉ. Đó là dòng máu thực dân phương Bắc.
    Hoàng đế đời thứ tư của triều đại Nhà Lý, tức là Hoàng Đế Lý Nhân Tông. Khi Hoàng Đế Lý Thánh Tông băng hà, thì Hoàng thài tử Càn Đức còn nhỏ, nên Bà Ỷ Lan Nguyên Phi (Mẹ ruột) của Hoàng-thái tử Càn Đức được giữ vai trò Nhiếp chính, cùng lúc đó tức là năm 1076, nhà Tống đã âm mưu toan tính và chuẩn bị cho một kế hoạch Nam chinh. Tất cả đình thần Nhà Lý tính suy đường lợi hại, và đều đồng ý và giao cho Thái Úy Lý Thường Kiệt chỉ huy mặt đường thủy và Tướng-quân Tôn Đản chỉ huy mặt đường bộ để Bắc tiến vào 18-1-1076, tiến công đánh ba châu. Mục tiêu đánh ba châu: Khâm, Liêm và Ung của triều Lý, là phá tan kế họach Nam chinh của vua Tống Thần Tôn và Tể tường Vương An Thạch của nhà Tống. Cả ba thành trì nói trên đều tan vỡ, rồi lui quân về phòng thủ vào ngày 1 tháng 3 năm 1076, để chuẩn bị cuộc đối đầu khi quân nhà Tống sang phục thù rửa hận.

    Đúng vào năm sau, sự phục thù của nhà Tống, đã thực hiện vào năm Đinh Tị (1077), cũng bị quân Đại Việt chận đứng giặc Tống bên bờ sông Như Nguyệt. Cả hai đại quân, nhà Tống và Đại Việt chưa ai phân thắng bại, vì trong thâm tâm của tướng soái lẫn vua Tống tự ái với danh hảo “thiên triều”, nên đợi Đại Việt cầu hòa mới chịu. Riêng đối với triều đại Nhà Lý, lấy sự bảo vệ về mặt an dân và vẹn toàn lãnh thổ là thượng sách, nên triều Lý đã không ngần ngại sai sứ sang cầu hòa. Nhà Tống chịu ngay không một mảy may nào do dự, và âm thầm lui quân và giữ lại châu Quảng Nguyên, mà bọn chúng đã chiếm được làm kế nghị hòa. Sau cuộc nghị hòa. Nước Tầu dù muốn hay không muốn cũng sống trong tinh thần hòa khí sau khi thương nghị hoàn tất của tình lân bang với nhau từ đó.

    #2 Từ khi Thành Cát Tư Hãn và đời sau của Thành Cát đã thực sự làm chủ nước Tàu và gần nửa phần thế giới từ Á qua Âu. Một đế quốc lớn nhất đối với lịch sử loài người trên hành tinh này ở vào lúc bấy giờ được sách sử thế giới ghi lại không riêng gì nước Đại Việt hay sử nước Tầu.
    Khi Mông Cổ thôn tính sắp xong nước Tầu, Hốt Tất Liệt đánh nước sau cùng là Đại Lý (thuộc tỉnh Vân Nam) để quy nước Tầu về một mối. Và đồng thời tướng quân của Mông Cổ là Ngột Lương Hợp Thai sai sứ sang bảo vua nước Nam phải thần phục Mông Cỏ. Hoàng Đế Trần Thái Tông không những không thần phục mà còn nhốt ba sứ Mông vào ngục. Và những yêu sách của vua Mông Cổ đều không được vua nước Đại Việt đoái hoài tới. Chính vì lẻ đó, Mông Cổ đem quân định san bằng nước Đại Việt, nhưng cả ba lần, quân Mông Cổ sang xâm lược nước ta đều thất bại:

    - Cuộc xâm lăng lần thứ nhất năm Đinh Tị (1257).
    - Cuộc xâm lăng lần thứ hai vào tháng Chạp năm Giáp Thân (1284) bước sang năm Ất Dậu (1285).
    - Cuộc xâm lăng lần thứ ba khởi đi từ tháng 6 năm Bính Tuất (1286), giặc Nguyên sửa soạn việc trả thù Đại Việt vào cuộc xâm lăng lần thứ hai với nửa triệu quân (500 ngàn quân) bị thua một cách thảm thiết. Tức vào ngày 3 tháng 9 năm Đinh Hợi (1287), Mông Cổ bắt đầu chuyển quân đến các tỉnh dọc biên giới theo từng đạo. Cuộc xâm lược bắt đầu xung trận với quân Đại Việt ta vào 23 tháng tháng Chạp, dưới sự tổng chỉ huy quân đội của Mông Cổ, cũng là do Thái tử Thóat Hoan, mà Nguyên gọi là Trấn Nam Vương với 30 vạn quân và ban tham mưu. Nước Đại Việt ta vẫn do Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn thống lĩnh quân đội của nước Đại Việt, chận đứng được quân xâm lăng Mông Cổ lần thứ ba.

    #3 Hồ Quý Ly đã nhân cơ hội quá nhu nhược của Thượng-hoàng Trần Nghệ Tông, mà thoán đoạt được ngôi vua nhà Trần vào năm 1400, lập nên triều đại Nhà Hồ. Trong khoảng thời gian chưa được 7 năm trị vì, thì bị nhà Minh bên Tầu sang xâm lăng dưới chiêu bài “phù Trần diệt Hồ ”. Nước Đại Việt (Hồ Quý Ly đổi quốc hiệu là Đại Ngu khi ông lên làm vua) mất vào tay nhà Minh, dưới thời Nhà Hồ tức Hồ Quý Ly.

    Sau khi nhà Minh đô hộ nước Đại Việt ta, đã có nhiều phong trào đuổi Minh phục Trần. Và đến lúc Bình Định Vương Lê Lợi xuất hiện từ ngày Hội Thề Lũng Nhai ra đời, và sau đó cùng với Mưu-thần Nguyễn Trãi (Bình định Vương Lê Lợi gặp Nguyễn Trãi tại Lội Giang) đã xoay chuyển thế cuộc trong vòng 10 kháng chiến. Cuộc kháng chiến bắt đầu vào năm Đinh Dậu (1413) đến tháng Chạp năm Đinh Vị (1428), cuộc kháng chiến đánh đuổi giặc Minh đã hoàn thành. Tổng binh của nhà Minh là Vương Thông xin đầu hàng, chấp nhận sự hòa giải với Bình Định Vương Lê Lợi. Vua nhà Minh lại an ủi cho hàng tướng nắm vai thống lĩnh đại quân của nhà Minh là Vương Thông với câu: “… ban sắc dụ trả nước An Nam, và khuyên giữ lệ triều cống khoảng năm Hồng Vũ (niên hiệu của Minh Thành Tổ (1368-1398)”. (Việt Sử Tân Biên của Sử-gia Phạm Văn Sơn).

    #4 Vào thời Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ xuất hiện, là thời đại đen tối nhất của dòng chúa Nguyễn tức là vào thời con của chúa Nguyễn Phúc Khoát (tức Nguyễn Phúc Thuần) lên thay thế khi Nguyễn Phúc Khoát qua đời, cũng đã báo hiệu một thời kỳ suy vong, khi quyền thần Trương Phúc Loan đã tạo nên cảnh hết sức tệ hại và rất bi thảm đối với người dân trong hoàn cảnh thật nghèo khổ và đến nổi chết đói đã lan tràn khắp thôn quê tới thành thị của các tỉnh miền Trung.
    Vào lúc bấy giờ vận mệnh đất nước và số phận của con dân nước Đại Việt được hưởng một luồng sinh khí thật mới mẻ như của cơ trời đã đặt để. Ba anh em là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ thực hiện cuộc cách mệnh dẹp tên quyền thần Trương Phúc Loan chuyên nghề bóc lột người dân từ thôn quê đến thành thị như để cứu nguy nạn cướp bóc là một ung nhọt ghê tởm của bọn quyền thần Trươg Phúc Loan đưa hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ hết sức thê thảm, và bên cạnh là thay thế dòng Gia Miêu (chỉ dòng chúa Nguyễn xuất thân từ Gia Miêu).

    Từ đó, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ tiếp tục cuộc hành trình là bình Nam, chỉnh Bắc và xóa bỏ sông Gianh để thống nhất sơn hà, đó là nét son chói rạng trong dòng lịch sử của nước Đại Việt.

    Cũng chính vào thời điểm lúc bấy giờ, sau khi Mãn Thanh ở thời vua Càn Long, là thời kỳ hoàn chỉnh hầu như là mọi mặt khi Mãn Thanh đã chiếm được nước Tầu qua mấy đời cha ông của Càn Long trước đấy. Càn Long là một ông vua vừa khôn ngoan và tài trí, đã biết được và luôn theo dõi cục diện phân tranh của Trịnh Nguyễn tại nước Nam. Mãi cho tới sự xuất hiện của Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ, là một ngôi sao sáng của cả bầu trời phương Nam vào thời bấy giờ, nên vua Càn Long cũng rơm rớm lo sợ, khi Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ thống nhất xong nước Đại Việt, thì triều đại Mãn Thanh nói riêng và nước Tầu nói chung, sẽ không yên so với trước khi chưa có Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ xuất hiện. Mãn Thanh vẫn cứ nằm yên từ khi Trịnh Nguyễn đánh nhau, chờ lúc phải có ngày kiệt quệ thì Mãn Thanh có muốn thôn tính miền Bắc thuộc về Tầu cũng không có gì là khó. Đó là chính sách bành trướng của bất cứ triều đại nào ở bên Tầu, khi họ lên nắm quyền sinh sát nước Tầu đều là vậy cả. Trước hay sau chỉ đi chung một sách lược là xâm chiếm lân bang để bành trướng thế lực.

    Và từ khi vua Càn Long thấy Bắc Bình Vương xuất hiện, hai nguyên nhân gần và xa của triều đại Mãn Thanh, đã thực hiện ngay một chiêu bài “phò Lê diệt Nguyễn” khi Thái Hậu (mẹ của vua Lê Chiêu Thống) và một số thị thần đến gỏ cửa nhà Thanh xin viện binh cứu giúp, thì âm mưu thực dân của nhà Thanh bắt đâu phơi bày:

    - Nguyên nhân gần là tiêu diệt Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ để lập nên một triều đại bù nhìn do Lê Chiêu Thống tiếp tục làm vua nước Nam .
    - Nguyên nhân xa là tránh được hậu họa, khi Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ chấn chỉnh xong Miền Bắc và bình định xong Miền Nam, thì nước Đại Việt đã hoàn toàn thống nhất một cách toàn diện, thì thật là một điều đáng phải sợ, là nước Tầu có thể mất vào tay của Đại Đế Quang Trung Nguyễn Huệ, nếu không muốn nói là lấy lại đất Bách Việt trước kia của một thiên tài quân sự và một khối óc phi thường, mà Càn Long đã thừa viễn vọng để nhìn thấy viễn tượng ấy.

    Nói tóm lại, dú sao đi nữa thì vua Càn Long cũng không tự dối lòng, vì chính Càn Long cũng thấy được nước Tầu đã qua hai lần bị ngoại tộc xâm chiếm và đô hộ đó là Mông Cổ rồi đến Mãn Thanh, thì nước Đại Việt về thiên tài quân sự ở mặt thần tốc của Đại Đế Quang Trung Nguyễn Huệ so ra còn tài tình hơn cả là Thành Cát Tư Hãn khi chiếm được nước Tầu nữa là khác.

    Những cuộc đánh đuổi sự xâm lược của Bắc triều, được kết thúc một cách oanh oanh liệt liệt, bắt nguồn từ tinh thần bất khuất của toàn dân, toàn quân cho sự tồn vong của nòi giống Việt, vẹn toàn lãnh thổ và nền độc lập của nước Nam. Trải qua biết bao nhiều cuộc khởi nghĩa và triều đại khởi đí từ cuộc Cách Mệnh của Hai Bà Trưng, đầu tiên trong dòng sử Việt …đến nền độc lập được Vương Ngô Quyền đánh dấu bằng cuộc thủy táng trăm ngàn quân Nam Hán của Thái tử Hoằng Thao tại Bạch Đằng Giang. Tiếp theo sau qua từng triều đại từ (Tiền) Lê, (Hậu) Lý, Trần, (Hậu) Lê, và Nguyễn Tây Sơn tức Đại Đế Quang Trung Nguyễn Huệ. Dù ở bên nách một nước khổng lồ không ngưng việc bành trướng trong mọi hoàn cảnh khi thuận lợi, vì đối với Bắc triều trong bất kỳ thời đại nào, cũng vẫn luôn luôn lợi dụng thời cơ dưới mọi hình thức từ hèn nhát đến óc vọng ngoại để đạt cho bằng được một nền đô hộ và thống trị phương Nam (tức nước Nam ta), là con đường duy nhất và bất di bất dịch của Tầu, xuyên suốt mấy ngàn năm cho đến ngày nay. Ngoại trừ nước Tầu trở về nguyên thủy của từng nước có nền tự trị riêng như Liên Bang Sô Viết vào thập niên 90, thì sự bành trướng của Hán tộc mới chấm dứt được.

    Trở lại, Ngàn Năm Thăng Long, mà chúng tôi xin mạo muội tổng hợp từ nhiều nét đặc trưng qua từng trang sử oanh oanh liẹt liệt từ các sử gia đến các học giả, đã lưu lại những nhận xét thật là xứng đáng đối với Ngàn Năm Thăng Long của Hoàng Đế Lý Thái Tổ từ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long cả là một sự lạ thường và ý nghĩa đến muôn vàn. Một lần nữa, Vĩnh Nhất Tâm trân trọng và mến gửi đến các bạn Thanh Niên, Sinh Viên, và Học Sinh trong lẫn ngoài nước về Ngàn Năm Thăng Long là một đế đô của ngàn năm văn vật.

  2. Trung quốc đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng says:

    Nông Đức Mạnh không chỉ bán biển mà còn bán dân cho lũ Tầu ô qua việc làm chó săn để thực hiện lệnh của Mao xếnh xáng là “Trung quốc sẽ đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng”.

    Nông Đức Mạnh không chỉ bán rừng mà còn bán Văn hóa Việt cho lũ Tầu ô qua việc Hán hóa cuốn phim về Lý Công Uẩn.

    Liệu Nông Quốc Tuấn theo chân ông và bố nó thì sẽ bán gì nữa đây?????

Leave a Reply to Vĩnh Nhất Tâm