Hà Nội khai hội nghìn năm
8h sáng nay ngọn lửa thiêng đã được thắp lên giữa âm thanh hào hùng của dàn trống, cồng chiêng khai hội đại lễ 1000 năm. Hàng nghìn khách mời, người dân đã có mặt ở Hồ Gươm, trong tiết trời thu tuyệt đẹp.
Thời tiết khu vực Hà Nội hôm nay khá mát mẻ, chỉ một số nơi có mưa nhỏ. Đường phố quanh Hồ Gươm và trên các phố lân cận thoáng đãng, lòng đường không có ôtô đỗ như ngày thường. Các phương tiện bị cấm vào phố Đinh Tiên Hoàng, đoạn từ Điện lực Hà Nội và ngã tư Tràng Tiền – Hàng Khay và từ đoạn khách sạn Metropole, Cung thiếu nhi Hà Nội.
Trên đường phố Hà Nội, nhịp sống của người dân sớm hơn thường nhật, lo ngại tắc đường, 7h sáng nhiều con phố thủ đô đã khá đông đúc, lực lượng cảnh sát giao thông được tăng cường. Không chỉ các công sở, cửa hàng treo cờ, băng rôn, nhiều xe buýt, taxi cũng cắm cờ tổ quốc.
Từ 6h sáng nhiều người dân tập trung bên ngoài hàng rào bảo vệ để chờ xem lễ khai mạc, tuy nhiên, chỉ có khoảng 1.000 khách mời được tham dự. Tại 5 sân khấu quanh hồ người dân háo hức chờ đón xem các chương trình nghệ thuật. Tại đây cũng đã tập trung hàng nghìn nghệ sĩ, diễn viên chuẩn bị cho các chương trình nghệ thuật lễ khai hội.
Sân khấu chính tại vườn hoa Lý Thái Tổ được mô phỏng theo Chiếu dời đô với 2 gam màu chủ đạo là vàng và đỏ. 8h sáng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã thắp ngọn lửa thiêng trên đài lửa mở màn cho đại lễ.
Phát biểu tại lễ khai hội, ông Phạm Quang Nghị Bí thư Thành ủy Hà Nội ôn lại lịch sử của thủ đô, từ khi vua Lý Thái Tổ chọn đất Thăng Long làm nơi định đô, thành Đại La vốn được thế rồng cuộn hổ ngồi, tiện hướng nhìn sông tựa núi. Cuộc dời đô lịch sử về châu thổ sông Hồng khẳng định xây nền độc lập, thống nhất quốc gia, mở ra kỷ nguyên phát triển mới của nước Đại Việt.
Lịch sử 1000 năm Thăng Long Hà Nội không ngừng được bồi đắp bằng những kỳ tích oai hùng, trải qua nhiều biến cố thăng trầm, nước Đại Việt không ngừng lớn mạnh. Truyền thống oai hùng của Thăng Long – Hà Nội luôn được tiếp nối bằng những chiến công hiển hách: Bạch Đằng, Đông Bộ Đầu, Chương Dương Độ, Hàm Tử Quan, Chi Lăng, Ngọc Hồi, Điện Biên Phủ trên không…
Thăng Long – Hà Nội là nơi tập trung những anh hùng hào kiệt lưu danh cùng sông núi, là nơi hộ tụ, chung đúc và lắng đọng các giá trị văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam kết hợp với tiếp thu chọn lọc các giá trị văn hóa, văn minh nhân loại.
“Chúng ta tự hào với di sản văn hóa lâu đời, thiêng liêng và đặc sắc của Thăng Long – Hà Nội, với những áng văn bất hủ, mang hùng khí non sông như Chiếu dời đô, Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Đại cáo Bình ngô, Tuyên ngôn độc lập”, ông Nghị nói.
Sau phát biểu của lãnh đạo Hà Nội, bà Irina Bokova, Tổng giám đốc UNESCO và bà Katherine Muller Marin, Trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam đã bước lên sân khấu trao bằng chứng nhận Trung tâm Hoàng thành Thăng Long là di sản văn hóa thể giới cho ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND Hà Nội.
Bà Irina Bokova bày tỏ ngưỡng mộ Hà Nội đã gìn giữ tốt di sản thế giới qua nghìn năm lịch sử. “Rất ít nước giữ được di sản qua nghìn năm mà không bị mai một theo thời gian, tôi ngưỡng mộ các bạn. Trung tâm Hoàng thành được chứng nhận là một vinh dự song cũng là một cam kết của các bạn. Các bạn có trách nhiệm với nhân loại, bảo vệ, quảng bá di sản này cho các thế hệ tương lai”, bà Irina Bokova nói.
Kết thúc phần nghi lễ là màn thả chim bồ câu từ một quả cầu hình trái đất bên cạnh sân khấu chính.
Phần Hội diễn ra tại 5 sân khấu khu vực xung quanh Hồ Gươm và Quảng trường Cách mạng tháng Tám.
Sân khấu 1 (tại vườn hoa Lý Thái Tổ) với chủ đề “Thăng Long – Hà Nội, thành phố lịch sử truyền thống anh hùng”. Sau khi kết thúc chương trình tại đây, dàn quân nhạc sẽ di chuyển về phía sân khấu quảng trường Cách mạng tháng Tám, vừa đi vừa biểu diễn những tác phẩm, ca khúc về Thăng Long – Hà Nội.
Sân khấu 2 (tại Đền Bà Kiệu) với chủ đề “Thăng Long – Hà Nội, Thủ đô văn hiến”. Sân khấu 3 (tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục) với chủ đề “Thăng Long – Hà Nội, thành phố vì hòa bình.” Sân khấu 4 (tại ngã 3 Lê Thái Tổ – Hàng Trống) với chủ đề “Hà Nội, thành phố của hội nhập và phát triển”. Sân khấu 5 (ngã 4 Hàng Khay – Tràng Tiền – Đinh Tiên Hoàng – Hàng Bài) với chủ đề “Hà Nội, trái tim của cả nước”.
Theo ghi nhận của VnExpress, những người dân đổ về hồ Hoàn Kiếm sáng nay có nhiều người ở ngoại thành và học sinh, sinh viên. Đưa đứa cháu nhỏ đi cùng với mấy người trong xóm, ông Đỗ Viết Hoàn (64 tuổi, Thanh Trì, Hà Nội) cho biết, xem tivi thấy khu vực hồ trang trí rất đẹp nên muốn đến tận nơi chiêm ngưỡng. “Một nghìn năm mới có một lần, lại là lễ khai mạc nên rất đặc biệt, tôi muốn ghi lại giờ phút này”, bác Hoàn chia sẻ.
Tuy nhiên, ông cũng tỏ ra tiếc nuối vì khi được vào khu vực sân khấu chính, chương trình văn nghệ tại đây đã chấm dứt. Những sân khấu khác ở quanh hồ biểu diễn vào trời nắng nên không thu hút được khán giả.Trong khi đó, nhiều bạn trẻ rủ nhau lập nhóm để dạo quanh hồ chụp ảnh. Toàn bộ xe cộ đều bị cấm lưu thông qua khu vực hồ nên những tuyến phố quanh rất thoáng đãng và thoải mái cho mọi người bách bộ, ngắm tháp Rùa, đền Ngọc Sơn…
Nguồn: Nhóm phóng viên, VNExpress
Ông bạn Người Quan Sát ơi, có thể ông đúng về việc ngày đại lễ 1000 năm Thăng Long ,có thể ông đúng luôn trong câu (CHÚNG TA KHÔNG SỢ TRUNG QUỐC )
Nhưng chắc chắn là nhà nước ta sợ thiệt chẵng những sơ mà còn cam tâm làm nô lê nữa mới chết
Sau đây là vài dẫn chứng thô thiễn nhưng hoàn toàn không hề bia đăt
– Tầu ngư dân VN bi Trung Quốc bắn chìm bi bắt đòi tiền chuôc nhưng nhắc đến sư kiên này báo chí,cán bô nhất mưc dùng từ Tàu la
– Người nào dù là trí thức hay nông dân ,hễ nhắc đến Trưòng Sa ,Hoàng Sa là của Viêt Nam là lần lươt vô tù vây không phải là sơ TQ thì goi là gì đây ông ban ?
– Còn công nhân TQ lông hành ở Tây Nguyên ra sao ?cán bô đia phương chẵn dám hó hé
ông ban nhắc đến thế hê trẻ làm TTV tôi muốn khóc ,thế hê trẻ VN ngày nay còn xót lại những bâc anh thư rỏ ràng là nhờ không nghe lời thế hê cha anh như anh như ông và tôi ,nhất là thứ cha anh chuyên môn giết thế hê trẻ không thương tiếc như CSVN (cứ tìm thống kê vế thiêt haị nhân mạng trong các cuôc chiến tranh vừa qua thì rỏ )
Tôi nhớ loáng thoáng ai đó trong những người công sản VN nói câu
Dù đốt cả Trường Sơn hay hy đến người VN cuối cùng ta củng đánh ,rồi thêm ông tỗng thứ hai sơ không đũ nghĩa nên thêm và là ta đánh đây là đánh cho Liên Xô ,cho Trung Quốc
Hay nhĩ ,
Tôi thì vùa dốt lich sử vừa không đươc nhớ dai cho lắm, thấy ông ban kinh sử làu thông ,ông ban có thể cho biết hai vi nh hùng dân tôc nào nói hai câu trên không ?
Cãm ơn
Thưa ông Người quan sát,
Xin ông nói “có sách mách có chứng”,chứ còn nói khệnh khạng…dạy đời như thế thì ai nói
cũng được cả.Theo 1 nghiên cứu của Nguyễn Phạm Hùng thì vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa
Lư ra Thăng Long (Hà Nội nay) khoảng tháng 7 năm Canh Tuất,tức là khoảng từ 13-08 đến
10-09-1010,nghiã là chênh lệch nhau gần cả tháng (10-9 so với 1-10 ) thì lấy lý do gì lại cho
trùng với ngày QK của Tàu ? Chẳng lẽ trùng như thề thì ông cũng lấy làm vinh dự chăng ?
Trong lễ khai mạc kỷ niệm 1000 năm Thăng Long,
BTTU Hà Nội, Phạm Quang Nghị đã lắt léo “chơi chữ” phát biểu :
“…Hồ Chí Minh được nhân loại tôn vinh anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới….”
Phạm Quang Nghị đã không dám nói trục tiếp là : UNESCO vinh danh Hồ Chí Minh.
Dùng kiểu nói lập lờ như thế nhằm qua mặt UNESCO,tránh bị UNESCO khiển trách và mục đích chính là đánh lừa được người trong nước khi nghe có cảm tưỏng rằng Hồ Chí Minh đã thật sự được UNESCO tôn vinh là danh nhân văn hóa thế giới,vì Nghị đã phát biểu điều đó ngay trước mặt Bà Irina Bokova, tổng giám đốc UNESCO.(VÌ BÀ NGỒI NGHE, IM LẶNG, KHÔNG PHẢN ĐỐI – CÓ NGHĨA LÀ ĐỒNG Ý, XÁC NHẬN. )
Cùng sự gian xảo trên,trước đó vài ngày:
Chương trình Việt Nam Online ngày 18/09/2010 lời phát biểu của Bà Irina BOKOVA (UNESCO)
cũng bị Truyền hình VNOnline “dịch thuật, thuyết minh” thêm vào…
@ UNESCO năm 1990 đã không hề tham dự Lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh HCM
@ Bà BOKOVA chắc chắn phải biết là UNESCO chưa bao giờ vinh danh HCM là nhà Danh nhân Văn Hóa Thế Giới
Thế mà VNOnline “dịch thuật thuyết minh” thêm vào trong video phỏng vấn
Đây là hành vi lừa bịp,vô văn hóa của CSVN đã coi thường và xúc phạm đến cá nhân Bà BOKOVA và Tổ chức Văn Hóa Thế Giới UNESCO cùng đồng bào Việt Nam
Ngày nào cũng một ngày
Sáng chiều trái đất kway
Ai KwốcKhánh, SongThập
Mặckệ chúng đặt bày…
Mình có rượu, mình say
Vui cho kwa một ngày
Nghìn Năm ThăngLong Hội
Thì Cũng Là Một Ngày …
Phải thế không anh Hai?!?
Hiện nay có tình trạng một số người ở Mỹ đã viết bài cho rằng tại sao không dịch ngày mà lấy ngày quốc khánh Trung quốc là ngày mở đại lễ nghìn năm Thăng long là thể hiện trình độ nhận thức yếu kém, nhã quan bị lệch hay là sự phá rối, cố tình xuyên tạc lịch sử hay không biết lịch sử nên viết ra như vậy để kích động người khác. Chúng ta ai cũng biết, ngày đại lễ Thăng long 1000 kỷ niệm Lý Thái tổ dời đô từ Ha-Lư về Hà nội đã có từ nghìn năm, còn quốc khánh Trung quốc mối có tuổi hơn 60 nam. Vạy tại sao chúng ta phải chỉnh ngày. Tác giả viết bài này rõ ràng đã có ý đồ không hay, xuyên tạc lịch sử và phản tác dụng. Chuyện như vậy càng tỏ roc ý sân hận cao quá mất trí minh mẫn làm cho thế hệ trẻ càng mất niềm tin, cưòi chê là người lẩm cẩm. Và sau cùng chính ông lại là người sợ Trung quốc nhất. Chúng ta không sợ Trung quốc, ngày dời đô Thăng long là lịch sử hào hùng dân tộc đã có hàng nghìn năm lại đi xui ta phải chỉnh ngày, thật là hết chỗ nói. Ông xem lại mình có lẩn thẩn không vậy?
Nguoi Quan Sat