WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chiến tranh lạnh ở vùng Viễn Đông?

Tác giả: Bartłomiej Bartoszek. Mạc Việt Hồng dịch từ nguyên bản tiếng Ba Lan: Zimna wojna na Dalekim Wschodzie?

Mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Tokyo trong 3 tuần cuối cùng trở nên lạnh nhạt một cách nhanh chóng. Nguyên do là quần đảo Senkaku mà đúng hơn là trữ lượng dầu và khí đốt tiềm ẩn dưới đáy biển.

Vài năm trở lại đây, người ta nói nhiều tới mối quan hệ đang ấm dần lên giữa Trung Quốc và Nhật Bản cũng như sự hợp tác chặt chẽ giữa 2 quốc gia. Mối quan hệ thân thiện này có lợi cho nền kinh tế của cả 2 nước. Tuy vậy, mọi sự đã thay đổi kể từ ngày 7/9 năm nay.

Ba con tầu nhỏ và vấn đề lớn

Một tàu đánh cá Trung Quốc hôm 7 tháng 9 vừa qua đã va chạm với tầu tuần tra của Nhật Bản trong vùng biển gần quần đảo Senkaku. Truyền thông Nhật Bản khẳng định rằng, tàu Trung Quốc đã xâm lấn lãnh hải Nhật Bản đánh bắt cá bất hợp pháp. Thuyền trưởng Trung Quốc đã bỏ qua tín hiệu cảnh báo và yêu cầu rời khỏi vùng biển từ hai tàu tuần tra Nhật, sau đó từ chối tuân thủ lệnh dừng lại và còn cố ý đâm vào một trong những tàu Nhật.

Thuyền trưởng và những người trên tầu đã bị bắt giữ. Nhật muốn đưa toàn bộ ngư phủ trên tầu, nhất là thuyền trưởng ra tòa nhưng ngay sau đó đã nhanh chóng trả tự do cho họ. Việc bắt giữ đã làm cho Bắc Kinh tức giận và muốn điều ngay tới đó 2 tầu chiến để ‘bảo vệ ngư dân’.

Bộ Ngoại Giao Trung Quốc gần như ngày nào cũng triệu tập đại sứ Nhật Bản tại Bắc Kinh tới để phản đối. Bắc Kinh cũng đơn phương chấm dứt quan hệ trong cuộc đàm phán chính thức cấp Bộ trưởng (giữa Nhật và Trung Quốc) về khai thác chung dưới đáy biển. Họ cũng hủy bỏ luôn lời mời dành cho một nhóm thanh niên Nhật Bản, những người chuẩn bị tới hội chợ triển lãm ở Thượng Hải.

Việc trả tự do cho thuyền trưởng Trung Quốc cũng không cải thiện được bao nhiêu bầu không khí Trung- Nhật. Tất nhiên, ai cũng hiểu rằng, những xung đột này không phải liên quan tới mấy ngư dân, mà là quyền kiểm soát những hòn đảo đang tranh chấp và sau nữa là những túi dầu và khí đốt tại khu vực này.

Lại một lần nữa, bùng lên tinh thần chống Nhật ở Trung Quốc, cái mà chính quyền nước này luôn khéo léo nuôi dưỡng. Trong cung đình Trung Quốc cũng xuất hiện cuộc chiến “tình cảm”. Một số chính trị gia và các phương tiện truyền thông lớn tiếng kêu gọi triển khai ngay lực lượng quân sự trên quần đảo Senkaku.

Chính phủ Nhật Bản lấy làm tiếc về việc Trung Quốc ngừng cuộc đàm phán liên quan tới khai thác đáy biển Đông. Bắc Kinh, một thời gian dài, đã không muốn có cuộc đàm phán này và coi đó như một sự nhượng bộ lớn với Vương quốc Nhật. Trái lại, chính quyền Nhật trông đợi vào cuộc đàm phán trong mối quan ngại trước những kế hoạch khai thác dầu ngoài khơi của Trung Quốc. Người Nhật lo sợ rằng, khi Trung Quốc đẩy mạnh khai thác dầu, thì sẽ hút luôn cả trữ lượng dầu hỏa vốn thuộc vùng biển Nhật. Nhật phải nhún một bước để Trung Quốc tiếp tục ngồi vào bàn đàm phán, cái mà Trung Quốc luôn muốn dây dưa kéo dài.

Chủ quyền trên các quần đảo

Nhật Bản, Trung Quốc và Đài Loan đều tuyên bố chủ quyền đối với các đảo này. Tại sao lại có sự rắc rối như vậy?

Tokyo đã tuyên bố chủ quyền của mình đối với quần đảo Senkaku vào năm 1895 trong thời gian chiến tranh với Trung Quốc. Chính phủ Nhật nhận thấy rằng, chưa có nước nào kiểm soát khu vực quần đảo này nên đã tuyên bố sát nhập nó vào tỉnh đảo Okinawa (tức quần đảo Ryukyu sau đó).

Sau Chiến tranh Thế giới II, tuân thủ Hiệp ước San Francisco, Nhật Bản đã trao trả tất cả các vùng lãnh thổ mà họ đã chiếm đóng kể từ cuộc chiến tranh cuối thế kỷ XIX. Đài Loan và Trung Quốc cho rằng, các quần đảo đang tranh chấp này cũng phải được trả lại. Nhưng Tokyo lại cho rằng, việc trao trả không áp dụng với Senkaku vì những quần đảo này được sát nhập vào Nhật trước Hiệp ước Shimonoseki.

Đảo Okinawa cùng với các quần đảo Senkaku từ năm 1945 nằm dưới quyền kiểm soát của chính quyền Mỹ. Người Mỹ sử dụng những đảo đá này làm nơi diễn tập quân sự. Năm 1972, Mỹ đã trả lại Okinawa, và cùng với nó là quần đảo Senkaku cho Nhật Bản. Không bên nào có ý kiến gì cho đến khi trên thế giới xuất hiện nguồn tin rằng, ngoài khơi, gần các quần đảo này có dầu hỏa và khí đốt. Trung Quốc và Đài Loan nhanh chóng tuyên bố chủ quyền với khu vực này.

Phía Nhật đưa ra bằng chứng rằng, chính Trung Quốc vẫn thừa nhận những quần đảo này là một phần lãnh thổ Nhật Bản cho tới khi khám phá ra trữ lượng dầu hỏa trong khu vực. Năm 1953, tờ báo chính thức của Đảng Cộng Sản Trung Quốc “Nhân dân Nhật báo” đã viết về quần đảo Senkaku như một phần lãnh thổ của Nhật Bản. Ngoài ra, trên các bản đồ Trung Quốc xuất bản vào năm 1969, các quần đảo này vẫn được ghi là lãnh thổ Nhật Bản.

Ở Đài Loan, trong sách giáo khoa địa lý xuất bản năm 1970 (sách giáo khoa phải có sự phê duyệt của chính quyền) khu vực quần đảo này cũng được đánh dấu là lãnh thổ của Nhật Bản.

Trung Quốc biện minh cho chủ quyền của mình bằng cách viện dẫn tài liệu từ năm 1403, cuốn sách “Chinh phục biển bằng thuyền buồm”. Trong đó, lần đầu tiên, quần đảo này được đặt tên là Diaoyutai. Sau đó, các quan lại triều đình Trung Quốc đã coi những quần đảo đó thuộc quyền quản lý hành chính của Đài Loan. Điều này không làm vừa lòng Đài Loan, vốn đã  yếu thế nhất trong cuộc tranh chấp do không mấy nước công nhận Đài Loan là một quốc gia.

Nhưng cả Đài Loan và Trung Quốc đều đồng thuận với nhau ở một điểm rằng, Tokyo phải trả lại các quần đảo này theo Hiệp ước San Francisco.

Trong khi, Trung Quốc tuyên bố rằng, các quần đảo này là một phần của Đài Loan mà Đài Loan là một tỉnh nổi loạn của Trung Quốc, do vậy Trung Quốc có quyền bất khả xâm phạm đối với quần đảo Diaoyutai.

Nhật vẫn vững vàng với lý luận rằng, cho đến 1895 đã không có nước nào chính thức tuyên bố chủ quyền của mình hay quản lý các quần đảo này, và trong những năm 70 của thế kỷ trước, Mỹ đã giao Okinawa cùng với các hòn đảo khác cho Nhật, qua đó thấy rằng, các quy định của hiệp ước hòa bình San Francisko không liên quan gì tới các quần đảo này.

Kho báu từ quần đảo

Sau khi phát hiện các túi dầu gần quần đảo Senkaku và xuất hiện sự tranh chấp giữa các bên, Thủ tướng Trung Quốc khi đó, Chu Ân Lai trong một cuộc trò chuyện với đối tác Nhật Bản Kakuei Tanaka đã nói: “Chẳng có gì phải tranh chấp về mấy cái ‘dấu chấm nhỏ’ ấy trên biển nếu như không phát hiện ra có dầu hỏa ở xung quanh.đó”. Không bao lâu sau, người ta khám phá ra rằng, chính những ‘dấu chấm nhỏ’ này  là chìa khóa để tiếp cận với kho báu dưới biển.

Cả Đài Loan, Trung Quốc và Nhật Bản đều đang bị thiếu hụt dầu và khí đốt trên lãnh thổ của mình. Đặc biệt là Nhật Bản, đất nước hầu như không có tài nguyên và phần lớn đều phải nhờ vào nhập khẩu. Trung Quốc đang ngày càng cần nhiều nguyên liệu và liên tục phải tìm kiếm nguồn cung cấp mới. Một giếng dầu lớn ngay sát sân nhà mình quả là một miếng mồi ngon.

Tokyo và Bắc Kinh tranh luận về túi dầu dưới đáy biển Đông Trung Hoa theo tiêu chuẩn khai thác thềm lục địa trong vòng 200 hải lý từ đất liền của mỗi quốc gia. Trong khi đó, chiều rộng của biển này chỉ có 360 hải lý!

Chỉ cần nhìn vào bản đồ cũng có thể hiểu, tại sao quần đảo Senkaku lại trở nên giá trị như vậy. Quốc gia nào làm chủ được các đảo này sẽ chiếm quyền kiểm soát hàng hải và các nguồn lợi từ thềm lục địa xung quanh.

Ngoài các nguyên liệu dầu thô, khu vực này còn giầu nguồn cá, mà chủ yếu Nhật Bản đang khai thác. Kiểm soát được quần đảo Senkaku có thể cho Nhật những nguồn lợi kinh tế thậm chí lớn hơn những tài nguyên đang có trên các phần khác của quốc đảo Nhật Bản.

Trong những tranh chấp này, Hoa kỳ ở vào một tình thế lạ lùng. Chính thức, Washington không liên quan gì đến những tranh chấp giữa các bên. Mặt khác, Đài Loan và Nhật Bản là những đồng minh của Mỹ. Thêm vào đó là hiệp ước Mỹ – Nhật Bản, mà Washington đã cam kết đảm bảo an toàn cho tất cả các vùng lãnh thổ của Nhật Bản. Quần đảo Senkaku, trong trường hợp này, thuộc thẩm quyền của Tokyo.

Zbigniew Brzezinski. Ảnh Google

Mỹ đang cố gắng đứng ngoài các tranh chấp. Không ai biết, Mỹ có thể đứng ngoài được lâu nữa hay không. Zbigniew Brzezinski (nhà phân tích chính trị người Mỹ gốc Ba Lan, cố vấn An ninh dưới thời TT Carter- ND) cách đây vài năm đã nhận định rằng, tình hình ở châu Á làm người ta liên tưởng tới một châu Âu trước Chiến tranh Thế giới I. Và, ông cảnh báo rằng,  các tranh chấp về các hòn đảo nhỏ có thể là mồi lửa cho một cuộc chiến tranh trong tương lai. Sẽ tốt nhất nếu như Trung Quốc và Nhật Bản thỏa thuận được với nhau. Vấn đề nằm ở chỗ,  không bên nào muốn nhượng bộ, Bắc Kinh đang sử dụng phương pháp  “tiền trảm hậu tấu” và bắt đầu khai thác vùng đáy biển Đông Trung Hoa.

© Mạc Việt Hồng (Bản tiếng Việt)

© Đàn Chim Việt

1 Phản hồi cho “Chiến tranh lạnh ở vùng Viễn Đông?”

  1. Nhu y says:

    Việt nam nên sớm có quyết định ngã hằn về phiá Mỹ để chống lại Tàu , nếu không thì sẽ mất nước trong tương lai không xa lắm đâu. Đừng chần chờ nưã hởi những người cầm quyền còn có chút lương tâm.
    Chúng tôi ủng hộ các người bằng cả vật và tài lực nếu các người biết nghĩ đến dân mình. Đừng để VN mình biến thành một Tibet hay Tân Cương thứ hai. Xin cảm ơn

Leave a Reply to Nhu y