Trung Quốc trả thù Ủy ban Giải thưởng Hòa bình Nobel
Hacker gần chắc chắn từ Trung Quốc, hôm qua đã tấn công trang Web Nobelpeaceprize.org của Uỷ Ban Giải Thưởng Hòa Bình Noben (UBGTHBNOBEL). Đây là phản ứng của của chính quyền Trung quốc sau ba tuần lễ kể tử ngày UBGTHBNOBEL công bố trao tăng Giải Thưởng Hòa Bình Nobel 2010 cho nhà văn, nhà tranh đấu cho nhân quyền Lưu Hiểu Ba của Trung Quốc.
Những người sử dụng mạng internet vào trang Nobelpeaceprize.org đã vô tình mang về máy tính của mình virus trojan vô cùng nguy hiểm. Virus này rất khó phát hiện và làm cho người sử dụng không thể kiểm soát được máy tính của mình. Các chuyên gia về an ninh mạng internet, thuộc tập đoàn Telenor của Na Uy đã phát hiện, các virus này xuất phát từ một trường đại học tổng hợp của Đài Loan. Tuy vậy, ông Frank Sein, chuyên gia của Telenor nói rằng, họ chỉ phát hiện dựa trên các dấu vết của của virus, còn chúng có nguồn gốc thật sự từ đâu và mô típ của chúng như thế nào vẫn chưa xác định được.
Việc diệt trừ vius trojan đã được tiến hành nhanh chóng. Ngay buổi chiều qua, đã có thể vào trang Nobelpeaceprize.org mà không bị lây truyển virus này nữa. Tuy nhiên UBGTHBNOBEL và Telenor không muốn đưa ra ai đã tấn công trang web. Có thể chắc chắn rằng, Trung Quốc đã đứng đằng sau vụ việc này. Việc UBGTHBNOBEL trao giải Hoa Bình Nobel cho nhà văn Lưu Hiểu Ba 54 tuổi đã làm cho Bắc Kinh tức giận, hằn học và lên án họ can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc, khuyến khích những tội phạm ở Trung Quốc.
Lưu Hiểu Ba, một trong những người anh hùng của cuộc đàn áp đẫm máu tại cuộc biểu tình phản đối chính quyền của sinh viên tại Thiên An Môn năm 1989, ông còn là một trong những người soạn thảo hiến chương 08, hiện đang chịu án tù 11 năm với tội danh “hoạt động lật đổ chính quyền”
Chắc chắn Bắc Kinh sẽ làm ngơ trước lời kêu gọi của các nhân vật nổi tiếng thế giởi, yêu cầu họ thả ông Lưu Hiểu Ba ra khỏi nhà tù, để ông có thể đến Na Uy để nhận Giải Thưởng Hòa Bình Nobel vào ngày 10-12 tới đây. Nhà cầm quyền Bắc Kinh còn đi xa hơn, ngay sau ngày công bố giải thưởng, bà Lưu Hà vợ ông đã bị giam tại nhà, bị cắt đứt mọi liên lạc với thế giới bên ngoài.
Bà Luu Hà đã không có chút ảo tưởng nào đối với một chính quyền đã dùng xe tăng để cán lên những sinh viên biểu tình một cách ôn hòa. Hôm qua đã xuất hiện lá thư ngỏ bà gửi cho hơn 100 những nhà bất đồng chính kiến, nhưng nhà đấu tranh cho dân chủ của Trung Quốc, nhưng bạn bè của
ông Lưu Hiểu Ba, kêu gọi họ hãy đến Na Uy để tham dự lễ trao giải thưởng. Trong thư có đoạn viết: “Tôi tin tưởng rằng, Lưu Hiểu Ba rất mong muốn bạn bè của mình có mặt trong buổi lễ lịch sử này”. Người ta đã không biết, bằng cách nào mà bà đưa được bức thư lên mạng internet, trong khi phương tiện liên lạc telephon và internet của bà đều bị nhà cầm quyền cắt bỏ. Đáp lời kêu gọi của bà, một số người đã ra tuyên bố sẽ đến Na Uy tham dự lễ. Hai người anh của ông Lưu Hiểu Ba ,hiện đang sống ở Trung Quốc tuyên bố, sẽ đi Na Uy thay mặt Lưu Hiểu Ba để nhận giải. Nhưng liệu chính quyên Băc Kinh có cấp hộ chiếu và cho phép họ đi Na Uy hay không?
Phản ứng của chính quyền Bắc Kinh làm tôi nhớ lại phản ứng của chính quyền Hà Nội trước đây, khi hòa thương Thích Quảng Độ được Sáng Hội Rap Tô của Na Uy tặng Giải Thưởng Nhân Quyền Rap Tô. Họ cũng ra tuyên bố nào là: “Can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam”, „Hòa thựơng Thích Quảng Độ đang quản chế vì vi phạm pháp luật của Việt Nam” v.v…
Thật lạ lùng, các chính quyền độc tài cộng sản ở các nước đều giống nhau. Những công dân nào của đất nước họ được thế giới văn minh kính trọng, vinh danh đều là những công dân “xấu” đối với họ. Họ tăng cường đàn áp những công dân ưu tú này và tìm mọi cách để trả thù những tổ chức quốc tế, những cá nhân đã vinh danh công dân của họ. Vây chúng ta có thể lý giải được những những phản ứng trên đây của họ? Có lẽ họ là những công dân không bình thường của những chính quyền không bình thường. Đặt sự tồn tại chính quyền của mình lên trên lợi ích của dân tộc họ.
Warszawa 27-10-2010
Nguồn: nhật báo Wyborcza Ba Lan ngày 27-10-2010
© Đàn Chim Việt
Lại những trò “ma thuật” của một Đại tá Công an Tưởng mọi chuyện rồi cũng sẽ an bài nếu như chỉ vì chút hám lợi, hám danh nhỏ nhoi mà mắc sai lầm làm giả hồ sơ để vợ hưởng chế độ hưu trí, sau khi bị phát hiện lại tiếp tục làm hồ sơ giả để gửi Bảo hiểm xã hội… thì những thế lực bao che cũng “dẹp” yên được dư luận xã hội. Nào ngờ, sự đời đâu có vậy!
Xâu chuỗi lại một loạt các vụ việc nối tiếp theo rất hi hữu và đầy bi hài, mọi người lại càng nhận ra năng lực và sở trường “ma thuật” của Đại tá Trần Văn Vệ, nguyên Giám đốc Công an Thái Bình, nay là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục cảnh sát QLHC và TTATXH (Bộ Công an).
Bên cạnh hàng chục vụ việc phát giác của nhân dân và cán bộ, chiến sĩ trong ngành, có dấu hiệu
dính líu đến những vụ việc sai phạm nghiêm trọng ở Thái Bình; cho dù mỗi vụ việc đó nếu có trở thành một chuyên án thì cũng khó xác lập được hành tung “tàng hình” của Đại tá Trần Văn Vệ. Nhưng, những sự việc còn đang sờ sờ trước mắt mọi người như di chuyển Trụ sở Công an Thái Bình ra bãi tha ma Kỳ Bá – Trần Lãm, để nâng giá đất Khu đô thị của em trai; nhượng bán Nhà công vụ Công an tỉnh và Trụ sở Công an huyện Đông Hưng cho Ngân hàng cổ phần của anh trai; làm thủ tục man trá mạo danh Phó Tổng Giám đốc của một Công ty cho vợ, trở thành nữ doanh nhân sáng giá tháp tùng Phó Chủ tịch nước đi thăm nước Mỹ và Mê-hi-cô thì người dân Thái Bình ai cũng biết. Thế mà, một số kẻ xu nịnh và thế lực bao che đang cố tình che khuất, khiến dư luận xã hội lại càng bức xúc, lo ngại và phẫn nộ…
Ai đã mạo danh nữ doanh nhân tháp tùng Phó Chủ tịch nước đi thăm Mỹ và Mê-hi-cô?
Cho đến bây giờ, sau hàng năm trời người dân ở Thành phố Thái Bình vẫn còn ngỡ ngàng và đàm tiếu khi nhận ra bà Bùi Thị Kim Liên, vợ Đại tá Trần Văn Vệ, Giám đốc Công an Thái Bình xuất hiện trên màn hình VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam, trong Đoàn doanh nhân tháp tùng Phó Chủ tịch nước đi thăm Mỹ và Mê-hi-cô. Nhiều người còn không tin ở chính mắt mình, phải xem lại mới dám khẳng định: “Đúng là bà Bùi Thị Kim Liên, ở tổ 38, mà hằng ngày vẫn gặp mua rau ở cầu Cống Trắng, phường Quang Trung!”.Tìm hiểu mới vỡ lẽ ra rằng, quý bà Bùi Thị Kim Liên trong trang phục đại lễ tháp tùng kia với vỏ bọc là Phó Tổng Giám đốc Công ty CP sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu L. S – Thái Bình.Để làm rõ những uẩn khúc của sự man trá này, chúng tôi điện thoại trực tiếp tới Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Thái Bình và một số lãnh đạo chủ chốt của Công an tỉnh, thì đều được trả lời là không hề hay biết gì về việc đó. Chính vì thế, chúng tôi phải có buổi làm việc trực tiếp với ông Tổng Giám đốc Công ty CP sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu L.S và được ông xác nhận bằng văn bản, cụ thể: “Năm 2009, theo tinh thần Công văn của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có tổ chức cho các doanh nghiệp, doanh nhân và một số đại biểu đi thăm nước Mỹ và Mê – hi – cô, do bà Nguyễn Thị Doan, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam dẫn đầu.
Nhà công vụ Công an tỉnh Thái Bình bán cho Ngân hàng CP Đông Á,
doanh nghiệp của anh trai ông Vệ là Trần Văn Đình không thông qua
đấu giá tài sản theo quy định.
Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu L.S – Thái Bình được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam mời và ông Tổng Giám đốc Công ty đã đồng ý tham dự chuyến đi này, song vì lí do công việc nên không thể đi được. Sau khi thông báo và trao đổi với anh em đồng nghiệp và những người quen biết, trong đó có vợ ông Trần Văn Vệ là bà Bùi Thị Kim Liên đã nhận đóng tiền và làm các thủ tục thay thế để đi cùng Đoàn”. Ông TGĐ cho biết thêm, mỗi suất đi phải đóng góp cho Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam từ 4.500 – 5.000USD, (hơn cả chi phí đi theo “tua” du lịch 1.000USD). Số tiền đóng góp này của bà Liên hay của doanh nghiệp nào hỗ trợ vợ Đại tá thì ông không hay. Chỉ biết, cùng đi chuyến đó ở Thái Bình còn có Giám đốc Công ty Du lịch và Thương mại Hải Bình.Thế là từ một bà nội trợ, quanh năm quẩn quanh ở xó nhà, bỗng nhiên trở thành một “quý bà” với tước hiệu Phó Tổng Giám đốc một doanh nghiệp có tên tuổi ở Thái Bình, thành viên trong Đoàn doanh nhân tháp tùng Phó Chủ tịch nước đi đối ngoại, càng khiến cho nhiều người phải giật mình và lo ngại. Chẳng nhẽ công tác bảo vệ nguyên thủ Quốc gia lại có những lỗ hổng nghiêm trọng đến vậy sao, hay quý bà Bùi Thị Kim Liên là vợ Giám đốc Công an hàng tỉnh nên được ” đặc cách” như vậy? Cho dù còn nhiều ý kiến biện hộ cho ông Vệ, nhưng việc làm thủ tục man trá cho vợ ở cương vị Phó Tổng Giám đốc doanh nghiệp trong Đoàn doanh nhân tháp tùng Phó Chủ tịch nước đi thăm Mỹ và Mê – hi – cô, hẳn là ông Vệ đã quá tường tận. Được biết, trước đó Cơ quan An ninh của Bộ Công an đã có phiếu thẩm tra nhân thân của bà Liên tham gia chuyến đi này và Công an Thái Bình ai là người đã kí “bừa” xác lập vào phiếu thẩm tra đó thì chúng tôi chưa thu thập được.Chỉ có điều bi hài và đáng tiếc cho quý bà Bùi Thị Kim Liên trong chuyến đi thăm này đã không tìm được đối tác kinh doanh ở nước Mỹ và Mê – hi – cô; bởi “năng lực” của bà chỉ biết kí vào hồ sơ giả mà các nước này lại đi đầu phòng chống về tội phạm ấy.Tài sản của Công an Thái Bình chảy về đâu?Đó, đang là những búc xúc không chỉ của riêng lực lượng Công an Thái Bình mà còn là sự quan tâm đáng lo ngại của dư luận xã hội trong cuộc chiến chống tham nhũng. Cho dù Đoàn Thanh tra của Bộ Công an có thể đã sơ bộ kết luận, nhưng dẫu có ngụy biện thế nào đi chăng nữa thì việc nhượng bán Nhà công vụ Công an tỉnh, Trụ sở Công an huyện Đông Hưng cho Ngân hàng cổ phần Đông Á (Ngân hàng tư nhân của anh trai ông Vệ) và toàn bộ hoạt động tài chính của Công an Thái Bình giao dịch thông qua Ngân hàng này còn nhiều ẩn số, khó lí giải minh bạch được.Cho đến bây giờ, nhiều cán bộ và không ít doanh nghiệp ở Thái Bình thật sự hoài nghi khi Nhà Công vụ và Trụ sở Công an huyện Đông Hưng lại được “lặng lẽ” nhượng bán cho Ngân hàng cổ phần Đông Á, không thông qua đấu giá tài sản theo Nghị định 52/CP và Nghị định 17/CP của Chính phủ, làm thất thoát cho ngân sách Nhà nước hàng chục tỉ đồng? Từ những bức xúc của dư luận, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Giám đốc đương nhiệm Công an Thái Bình và được ông cho biết:Ngay từ đầu năm 2007, sau khi dự án di chuyển xây dựng trụ sở Công an tỉnh ra địa điểm mới, được Bộ Công an phê duyệt, Công an Thái Bình đã có văn bản trình với Bộ xin được bán Nhà công vụ để tăng nguồn kinh phí bổ sung xây dựng Trụ sở mới và đã được Bộ chấp nhận. Bộ thành lập Hội đồng để định giá tài sản ( giá sàn) và giao cho Công an Thái Bình thực thi theo quy trình đấu giá tài sản hiện hành. Theo thông tin của Đoàn Thanh tra Bộ Công an, Công an Thái Bình đã có thông báo trong chương trình quảng cáo của Đài Phát thanh – Truyền hình Thái Bình, nhưng duy nhất chỉ có Ngân hàng CP Đông Á đăng kí. Trong khi đó, nhiều nhà kinh doanh bất động sản và một số doanh nghiệp có nhu cầu thì cũng không hề hay biết về thông tin này? Chính vì thế, Nhà công vụ công an tỉnh được bán với giá 12,024 tỉ đồng cho Ngân hàng CP Đông Á, trong đó tiền đất chỉ có 6 tỉ đồng. Điều bất cập là với ưu thế về địa điểm, giá đất thị trường ở khu vực này, tại thời điểm đó từ 15 – 20 triệu đồng/m2 . Có nghĩa là, với tổng diện tích của Nhà công vụ là 1.071m2 , nếu cho đấu giá chỉ riêng phần đất thôi cũng đã thu về cho Ngân sách còn hơn cả tổng giá trị tài sản và đất đã bán cho Ngân hàng cổ phần Đông Á. Tuy nhiên, điều khó hiểu tại Quyết định số 2679/QĐ, ngày 29-9-2008 của UBND tỉnh, về việc thu hồi đất của Công an tỉnh giao đất cho Ngân hàng cổ phần Đông Á làm nhà ở chung cư cho cán bộ, công nhân viên Ngân hàng, thể hiện khá mập mờ. Phải chăng, đất này cho Ngân hàng CP Đông Á thuê có thời hạn hay là đất bán theo quy chế đấu giá tài sản và đất? Điều khó hiểu hơn là giao đất để làm nhà ở chung cư, nhưng Ngân hàng CP Đông Á lại tu sửa thành Hội sở để kinh doanh. Chính vì thế chúng tôi đã gặp và trao đổi với lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế tỉnh Thái Bình, thì được biết: Theo hồ sơ chuyển nhượng, thì Trụ sở Công an huyện Đông Hưng, Ngân hàng CP Đông Á đã nộp 13,5 tỉ đồng, trong đó có 7,5 tỉ đồng là tiền bán đất. Riêng Nhà công vụ thể hiện Ngân hàng CP Đông Á mới nộp 6,024 tỉ đồng giá trị tài sản trên đất (chưa nộp tiền), nhưng đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.Trở lại việc nhượng bán Trụ sở Công an huyện Đông Hưng cũng ở tình trạng tương tự. Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện cũng chẳng hề hay biết gì về việc nhượng bán này, với một lí do đầy thuyết phục ” Đất và tài sản của An ninh – Quốc phòng do tỉnh và Chính phủ quản lí và quyết định”. Trong khi, nếu như chỉ đưa 3.261m2 đất của Trụ sở Công an huyện ra đấu giá theo quy định hiện hành thì đã thu về cho Ngân sách Nhà nước còn cao hơn nhiều cả số tiền mà Ngân hàng CP Đông Á đã nộp. Có nghĩa là Ngân hàng CP Đông Á đã “ăn không” toàn bộ giá trị tài sản trên đất của Nhà công vụ Công an tỉnh và Trụ sở Công an huyện Đông Hưng.Điều bất cập nữa là toàn bộ tài chính của Công an Thái Bình đều thông qua hệ thống của Ngân hàng CP Đông Á – một Ngân hàng tư nhân là vi phạm nghiêm trọng chế độ bảo mật quốc phòng – an ninh theo Luật định. Ái ngại hơn là Ngân hàng còn từng chiếm dụng trả chậm quỹ lương chi trả hàng tháng theo thẻ ATM hàng chục tỉ đồng, để làm vốn hoạt động kinh doanh, gây nên sự bất bình trong cán bộ, chiến sĩ, khiến dư luận xã hội càng lo ngại.Cho đến giờ, tài sản của Công an Thái Bình chảy về đâu thì mọi người đã rõ. Phải chăng, vì lợi ích riêng của gia đình mà Đại tá Trần Văn Vệ đã lộng hành, bất chấp cả kỉ cương phép nước, điều hành một cách trắng trợn đến như vậy.Tranh đất với cả người chết!Không còn nghi ngờ gì nữa, đến bây giờ thì ai cũng hiểu vì sao Công an Thái Bình lại di chuyển Trụ sở Công an tỉnh ra bãi tha ma Kỳ Bá – Trần Lãm, tranh giành đất với cả người chết, trái với quy hoạch xây dựng Thành phố Thái Bình đã được Thủ tướng phê chuẩn năm 2003. Phải chăng, vì để nâng giá đất bán tại Khu đô thị Trần Lãm của em trai là Trần Văn Kỳ làm chủ đầu tư, hay là một công trình “kỉ niệm” trong đời làm Giám đốc Công an tỉnh của ông Vệ? Chính vì việc di chuyển này mà đường Lê Quý Đôn mới sớm được hoàn tất và tự dưng giá đất tại Khu đô thị Trần Lãm, với tổng diện tích 116.000m2 ngùn ngụt sốt giá. Đơn giá đất đang từ 4 – 6 triệu đồng /m2, bỗng nhiên tăng vọt lên từ 20 – 25 triệu đồng/m2 . Món lợi nhuận hàng trăm tỉ đồng đã nhanh chóng về tay gia đình ông Vệ là lẽ đương nhiên. Điều đáng suy nghĩ là đối với Công an, Đảng bộ và nhân dân Thái Bình luôn dành cho sự ưu ái nhất, thế mà không hiểu vì lí do gì lại chấp nhận đề xuất của ông Vệ di chuyển, xây dựng Trụ sở Công an tỉnh tại khu vực bãi tha ma vốn đã được quy hoạch vùng đệm cây xanh và quần thể Văn hóa – Thể thao của Thành phố Thái Bình ?Một công trình kiến trúc khang trang, bề thế, với nguồn vốn đầu tư hàng trăm tỉ đồng đang ngự trị sánh cùng với hàng vạn lăng mộ tồn tại từ nhiều thế kỉ nay, như là một thách thức, ai từng chứng kiến mà chẳng se lòng. Đó là hiện hữu của tệ quan liêu, tham nhũng, thao túng của những kẻ có chức, có quyền đang làm giảm sút niềm tin của dân đối với Đảng, với ngành Công an.Điều đáng nói là trước thềm Đại hội Đảng lần thứ XI, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Đảng đã công bố công khai xử lí kỉ luật một số cán bộ cao cấp, trong đó có một số tướng lĩnh của Bộ Công an. Dư luận xã hội ở Thái Bình đang trông chờ và đặt niềm tin vào các cơ quan chức năng của Trung ương sớm làm sáng tỏ và xử lí nghiêm minh những sai phạm của Đại tá Trần Văn Vệ, để giữ nghiêm kỉ cương phép nước, củng cố niềm tin của dân đối với Đảng.Chủ nghĩa cs là vậy đó,chúng đùm bọc nhau tham nhũng,cha truyền con nối làm mất đi thuấn phong mỹ tục dân tộc.Đàn áp nhân dân,vơ vào của cải,không thực hiện hiến pháp vì chúng ngồi trên hiến pháp đánh đập,giết chết dân lành để bảo vệ lợi ích riêng bọn chúng
Hà nội 01-11-2010