WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Một thư ngỏ mang nhiều sức nặng

Hình: photos.com

Bức thư ngỏ ngày 11 tháng 10-2010 của 23 nhân vật từng có vị trí cao trong Đảng Cộng sản Trung Quốc gửi Ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc đang được dư luận toàn thế giới quan tâm phổ biến, bình luận khá là sôi nổi.

Đây là một bức thư rất quan trọng, được dự thảo công phu, trao đổi kỹ trong và ngoài nước, giữa lục địa và Hồng Kông, Macao, được dịch cẩn thận ở Hoa Kỳ sang tiếng Anh, có ngay những bản dịch sang tiếng Pháp, Đức, Tây Ban Nha, và được tung ra vào một thời điểm đặc biệt, cho nên càng gây chú ý cho dư luận Trung Quốc cũng như dư luận toàn cầu.

Đây là thời điểm ngay trước Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc chuẩn bị cho Đại hội Đảng lần thứ XVIII sẽ họp vào năm 2012, bàn cả về đường lối chính trị – kinh tế và nhân sự trên cao nhất, là thời điểm khá bất thường là Thủ tướng Ôn Gia Bảo, nhân vật số 2 của chế độ, nhiều lần bày tỏ quan điểm công khai mạnh mẽ là Trung Quốc cần thực sự thực hiện cải cách chính trị sâu rộng, thực hiện dân chủ rộng rãi thì mới giữ được đà phát triển kinh tế và giữ được an ninh xã hội, nhưng 3 lần phát biểu của ông về nội dung này đều bị cơ quan tuyên huấn và công an trung ương kiểm duyệt, cắt bỏ, không cho Nhân dân Nhật báo Bắc Kinh và Tân Hoa Xã đăng tải. Lại cũng là lúc nhà ly khai Lưu Hiểu Ba được thưởng Giải Nobel Hòa bình trong khi đang ở trong tù, bất chấp sự ngăn cản, đe dọa của Bắc Kinh đối với chính phủ Na Uy, làm cho bản Hiến chương 2008 nổi tiếng của ông được phổ biến rộng rãi thêm ở ngay Trung Quốc và trên toàn thế giới.

Điểm đặc biệt của Thư ngỏ này là ngắn gọn, súc tích, chỉ tập trung vào một điểm là tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do báo chí, trong khi khái niệm đầy đủ về dân chủ theo tài liệu của Liên Hợp Quốc bao hàm đến 27 quyền tự do của công dân, ngoài quyền tự do nói trên còn có các quyền tự do bầu cử, ứng cử, đi lại, xuất ngoại, tôn giáo, tổ chức, lập hội, tuần hành, biểu tình, học hành không mất tiền, quyền hưởng phụ cấp ốm đau, thất nghiệp, khi cao tuổi, về hưu, khi tàn tật, bị tai nạn, thiên tai, quyền được có nhà ở v..v…

Bức thư tập trung vào mũi nhọn đòi tự do báo chí, tư do xuất bản là vì tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do báo chí luôn là tự do số một, tự do đi đầu, tự do mở đường cho mọi quyền tự do khác.

Nhà văn kiêm triết gia Pháp nổi tiếng trong thế kỷ Ánh sáng (17) Voltaire từng nhận định rắng “tự do báo chí là linh hồn của nền dân chủ”.

Do đó Thư ngỏ yêu cầu với Quốc hội 8 điểm rất cụ thể là:

1- Giải thể cơ chế các báo phải có cơ quan đỡ đầu bảo trợ; các nhà xuất bản có toàn quyền tự lập. Thực hiện nghiêm chế độ chủ nhiệm và tổng biên tập chịu trách nhiệm về các ấn phẩm của mình;

2- Tôn trọng nhà báo, giúp cho nhà báo làm việc có hiệu quả. Nhà báo phải được xem là những «ông vua không ngai». Chấm dứt ngay việc chính quyền, công an địa phương bắt giữ nhà báo;

3- Xóa bỏ mọi hạn chế đối với việc điều tra dư luận của các báo tại các địa phương, bảo đảm cho nhà báo làm công việc đưa tin, viết phóng sự trong phạm vi cả nước;

4- Internet là nơi quan trọng để đưa thông tin, thảo luận về những quan điểm trong xã hội công dân. Cơ quan quản lý internet không được xóa bỏ một cách độc đoán nội dung và lời bình trên mạng, trừ khi có liên quan đến bí mật quốc gia hay xâm phạm đời tư của công dân;

5- Từ nay không có vùng cấm nào liên quan đến lịch sử đảng Cộng sản; công dân Trung Quốc có quyền biết về những sai lầm của đảng khi cầm quyền;

Tuần báo Hoa Nam và Viêm Hoàng Xuân Thu cần được phép khôi phục như là một chương trình tư nhân của một cơ quan đại chúng độc lập. Việc tư nhân hóa các báo chí, tuần báo phải được coi là hướng đi tự nhiên trong cải cách chính trị;

7- Cho phép phát hành tự do trên lục địa những sách, báo từ Hồng Kông, Macao. Trung Quốc đã gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế, đã hội nhập kinh tế toàn cầu, không thể cứ khép kín về văn hóa. Nhân dân chào đón và tỏ ra tin cậy những sách báo đến từ Hồng Kông, Macao;

8- Thay đổi chức năng của các cơ quan tuyên truyền, từ việc đề ra những điều cấm kỵ, chuyên cản trở một cách lỗi thời sự giao lưu thông tin, còn hỗ trợ cho quan chức tham nhũng, kiểm duyệt những bài viết nói lên sự thật… sang thành cơ quan hỗ trợ, tiếp sức cho nhà báo, phản đối cường quyền, bảo vệ thông tin đại chúng và nhà báo.

Tám đề nghị rất cụ thể trên đây liên quan đến tự do báo chí, quyền tư nhân làm báo và xuất bản là những đề nghị mũi nhọn, mang tính mở đường cho quyền tự do công dân và dân chủ trong xã hội ngày càng rộng rãi về sau.

Các nhân vật ký tên vào Thư ngỏ nói lên tầm quan trọng, giá trị của những đề nghị và sức nặng của Thư ngỏ đang được phổ biến rộng và bàn cãi trong thời gian tới.

Chỉ xin nhắc đến một số tên tuổi để chứng minh sức nặng ấy. Đó là các ông: Lý Nhuệ, nguyên Vụ phó Vụ Tổ chức Trung ương đảng CS TQ; Hồ Tích Vỹ, nguyên Chủ nhiệm Nhân dân Nhật báo, từng là Uỷ viên Ban thường trực Quốc hội khóa 7; Giang Bình, nguyên Viện trưởng Đại học chính trị và Luật học, từng là Ủy viên Ban thường trực Quốc hội khoá 7; Lý Phổ, nguyên Phó Giám đốc Tân Hoa Xã; Chu Thiệu Minh: nguyên Vụ phó Vụ Chính trị Quân khu Quảng Châu; Chung Bái Chương, cựu Chánh văn phòng Cục Tuyên truyền trung ương; Vương Vĩnh Thành, giáo sư Đại học Giao thông Thượng Hải; Trương Trung Bồi, Chủ tịch Hội Khảo cổ học Trung Quốc; Đỗ Quang, cựu giáo sư Trường Đảng trung ương; Quách Đạo Huy, cựu Biên tập báo Khoa học Pháp lý; Tiêu Mặc, cựu lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu Kiến trúc Quốc gia; Trang Phổ Minh, nguyên Phó Giám đốc Nhân dân Nhật báo; Hồ Phủ Thần, cựu Giám đốc Nhà xuất bản Lao động; Vũ Hạo Thành, cựu Giám đốc nhà xuất bản Quần chúng; Trương Thanh, cựu giám đốc Trung tâm Điện ảnh Trung Quốc; Sa Diệp Tân, cựu giám đốc Trường Nghệ thuật Nhân dân; Tân Tý Lăng, cựu Giám đốc báo Đại học Quốc phòng…

Một vấn đề được nhiều blogger tự do trong nước trao đổi với nhau sau khi nhận được tin này là Trung Quốc và Việt Nam, ai là nước sẽ để cho báo chí tự do, để tư nhân làm báo và xuất bản sách báo? Ai là nước sẽ thực hiện dân chủ thứ thật là dân chủ bầu cử, tự do lập hội như hiến pháp công nhận, để có nền dân chủ đa đảng theo luật pháp như đông đảo các nước khác? Có bạn nêu tại sao ta cứ phải theo đuôi Trung Quốc, trong khi Việt Nam ta nhỏ hơn, gọn hơn, dễ đạt đồng thuận dân tộc hơn, để chuyển mình mạnh mẽ cả về kinh tế, chính trị và văn hoá, hòa nhập sớm và trọn vẹn với nhân loại tiến bộ. Sao cứ hủ lậu hoài!

Có bạn nêu vấn đề quyết định là ở trí thức và tuổi trẻ nước ta có còn trí tuệ và tâm huyết với nhân dân, dân tộc hay không? hay đã kiệt quệ về ý chí, bị bả hư danh, hưởng thụ vật chất cổ hủ cầm tù mất rồi? Xin mở rộng cuộc tranh luận lý thú và hệ trọng này.

Nguồn: Blog Bùi Tín (VOA)

5 Phản hồi cho “Một thư ngỏ mang nhiều sức nặng”

  1. BÙI ĐÌNH QUYÊN says:

    NHÂN CÓ BỨC THƯ CỦA CỤ ĐẠI TƯỚNG KHAI QUỐC CÔNG THẦN VÕ NGUYÊN GIÁP : NHÂN DỊP NĂM MỚI TÔI BÙI ĐÌNH QUYÊN XIN RA CÂU ĐỐ TẾT TÂN MÃO NHƯ SAU: cờ ngoài bài trong
    -LÀM TỔNG BÍ THƯ ĐẤT NƯỚC CÓ MỘT ĐẢNG CÓ NHIỀU QUYỀN LỰC HAY LÀM TỔNG THỐNG ĐẤT NƯỚC CÓ ĐA ĐẢNG CÓ NHIỀU QUYỀN LỰC ??????
    - LÀM TỔNG THỐNG CÓ ĐIỀU KIỆN QUAN HỆ QUỐC TẾ RỘNG RÃI VÀ CÓ VỊ THẾ RỄ HƠN HAY LÀM TỔNG BÍ THƯ CÓ ĐIỀU KIỆN HƠN TỐT HƠN ?????
    - LÀM THỦ TƯỚNG CỦA CHẾ ĐỘ MỘT ĐẢNG CÓ VỊ THẾ QUYỀN LỰC HƠN HAY LÀM THỦ TƯỚNG CỦA CHẾ ĐỘ ĐA ĐẢNG CÓ QUYỀN LỰC VỊ THẾ NHIỀU HƠN ?????
    - LÀM THỦ TƯỚNG Ở CHẾ ĐỘ ĐANG ĐẢNG CÓ PHẢI LÀ CÓ QUYỀN GIẢI TÁN ĐƯỢC CẢ QUỐC HỘI KHÔNG ?????
    - LÀM BÍ THƯ TỈNH ỦY Ở ĐẤT NƯỚC CÓ MỘT ĐẢNG CÓ QUYỀN LỰC HAY LÀ LÀM TỈNH TRƯỞNG Ở ĐẤT NƯỚC CÓ ĐA ĐẢNG CÓ QUYỀN LỰC ???
    - XÂY DỰNG KINH TẾ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC Ở ĐẤT NƯỚC ĐA ĐẢNG CÓ ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI HAY ĐẤT NƯỚC CÓ MỘT ĐẢNG CÓ ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI ?????
    - QUYỀN CÔNG DÂN Ở ĐẤT NƯỚC ĐA ĐẢNG ĐƯỢC ĐẢM BẢO HƠN HAY Ở ĐẤT NƯỚC CÓ MỘT ĐẢNG ĐƯỢC ĐẢM BẢO HƠN , DỰA TRÊN CƠ SỞ GÌ ?????
    - Ở ĐẤT NƯỚC ĐA ĐẢNG BẢO VỆ TỔ QUỐC CHỦ QUYỀN QUỐC GIA ĐƯỢC ĐẢM BẢO HAY ĐẤT NƯỚC CÓ MỘT ĐẢNG BẢO VỆ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA BẢO ĐẢM HƠN ? VÌ LÝ DO GÌ ????
    - Ở ĐẤT NƯỚC CÓ NHIỀU ĐẢNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN ĐẤT NƯỚC CÓ KHOA HỌC VÀ ĐƯỢC TỐT HAY ĐẤT NƯỚC CÓ MỘT ĐẢNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN TỐT VÀ KHOA HỌC HƠN ? VÌ SAO ????
    - ĐẢNG VIÊN Ở ĐẤT NƯỚC ĐA ĐẢNG ĐƯỢC TÔN TRỌNG BÌNH ĐẲNG HAY Ở ĐẤT NƯỚC CÓ MỘT ĐẢNG ĐƯỢC TÔN TRỌNG VÀ BÌNH ĐẲNG HƠN ?????
    - HỌC SINH, SINH VIÊN Ở ĐẤT NƯỚC CÓ MỘT ĐẢNG CÓ ĐIỀU KIỆN HỌC HÀNH TỐT HAY LÀ Ở ĐẤT NƯỚC ĐA ĐẢNG CÓ ĐIỀU KIỆN HỌC HÀNH TỐT HƠN ? VÌ SAO ?????
    - VIỆC KHÁM CHỮA BỆNH VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở ĐẤT NƯỚC CÓ NHIỀU ĐẢNG ĐƯỢC ĐẢM BẢO TỐT HƠN HAY LÀ Ở ĐẤT NƯỚC CÓ MỘT ĐẢNG CÓ ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO VÀ TỐT HƠN ??? VÌ SAO ????
    - Ở ĐẤT NƯỚC CÓ MỘT ĐẢNG RỂ XẢY RA THAM NHŨNG HAY Ở ĐẤT NƯỚC CÓ ĐA ĐẢNG RỄ XẢY RA THAM NHŨNG VÀ LÃNG PHÍ ??? VÌ SAO?????
    Còn nữa :
    CÂU ĐỐ :HỎI SOÁY ĐÁP XOAY MỜI QUÍ VỊ CỨ VIỆC TRẢ LỜI : GIẢI ĐƯỢC: ẮT VỪA VUI TRONG DỊP TẾT ,VỪA CÓ LỢI CHO DÂN CHO NƯỚC , CHO CẢ LÃNH ĐẠO CHO CẢ NHÂN DÂN :ÍCH NƯỚC LỢI NHÀ ????? VÌ TỪ TRƯỚC TỚI NAY CÁC CHÍNH TRỊ GIA CỨ TRANH LUẬN HOÀI, RỒI THÌ BÊN NÀY CHÍNH KIẾN BẢO THẾ LÀ YÊU NƯỚC , BÊN KIA CHÍNH KIẾN THÌ BẢO LÀ PHẢN ĐỘNG , NHÂN DÂN CHÚNG TÔI HỌC ÍT KHÔNG HIỂU RA LÀM SAO CẢ, NÊN NGHĨ RA CÁCH SO SÁNH NGHĨ RA CÂU ĐỐ TRÊN : ĐỂ THIÊN HẠ CÓ HỌC GIẢNG GIẢI CHO NGHE , CÁI GÌ HƠN ,CÁI GÌ CÓ LỢI, CÁI GÌ CÓ HẠI, THEO KIỂU CHÂN QUÊ THÔI , CHỨ CHẢ HIỂU VÀ THẤY CƠ SỞ GÌ BẢO LÀ NHƯ THẾ NÀY LÀ YÊU NƯỚC HAY THẾ KIA LÀ PHẢN ĐỘNG : CHẲNG QUA MỌI NGƯỜI DÂN LÀ ĐANG MUỐN TÌM RA Ý TƯỞNG NÀO ÍCH NƯỚC LỢI NHÀ THÔI : NGÀY XƯA ĐÁNH NHAU CHẾT NGƯỜI HÀNG TRIỆU , MÁU ĐỔ ,ĐẦU RƠI NAY THỜI BÌNH CÒN NGỒI CHUNG MỘT TIỆC, BẮT TAY LÀM ĂN, HUỐNG HỒ NHÂN DÂN CÙNG LÀ NGƯỜI VIỆT NAM TẠI SAO LẠI KHÔNG ĐOÀN KẾT DÂN TỘC MÀ CÒN GÂY THÙ HẰN DÂN TỘC, ẮT SẼ BỊ NƯỚC NGOẠI LỢI DỤNG XÂM LẤN BỜ CÕI ,LÚC ĐẤY THÙ TRONG GIẶC NGOÀI CÓ MÀ TRỜI CHỐNG ??? Quan điểm người dân chúng tôi cốt nhân dân có cuộc sống hạnh phúc , đất nước phồng vinh thịch vượng , biên cương bờ cõi được giữ vững là tốt rồi : giả thiết ông Nguyễn Tấn Dũng nếu làm thủ tướng của đất nước một Đảng, hay đa đảng ,cũng vậy thôi vì chúng tôi có làm chính trị đâu , quan trọng cái gì LÀ CUỘC SỐNG THÔI , ông Nguyễn Phú Trọng có làm tổng bí thư hay làm Tổng Thống cũng chẳng có làm sao với nhân dân ,vì nhân dân chúng tôi là vạn đại ,cốt là ấm no hạnh phúc hơn là được .Nhưng nhân dân cũng mong các ông nguyên thủ Quốc gia Việt nam nên có cái đầu đổi mới tư duy : Đừng đưa những người có quan niệm Đa đảng là phản động rồi gây nên mất đoàn kết trong nhân dân : Ai phản động hay không, chỉ có lịch sử mới phán sét được :Vì lãnh đạo và nhân dân ai cũng có quyền dành thời gian để thấu hiểu , tranh luật tìm đường đi cho mình và tìm đường đi tốt hơn cho đất nước, cho dân tộc, đó là trách nhiệm thiên liêng của người công dân mà pháp luật và hiến pháp đã Quy định , Tuyên ngôn cũng đã nêu:” con người sinh ra phải có quyền sống… và nhu cầu hạnh phúc “ Đã được sống thì phải vươn lên , phải lựa chọn , phải cạnh tranh để phát triển , nếu không vậy thì lại trở về thời kỳ đồ đá hay sao. Chính vì vậy lựa chọn một đảng hay đa đảng cũng là cuộc sống cũng là cạnh tranh lành mạnh ,cũng là phát triển . tóm lại trong tranh luận, ôn hòa không có ai có tội cả , chỉ có ai nếu có tội là làm cho nhân dân khổ hơn, đất nước nghèo đi , bờ cõi mất dần, đấy mới chính là kẻ có tội với nhân dân với dân tộc của mình chính mới là phản động thật sự , Nhưng tôi vẫn tin tưởng đất nào tốt cò sẽ đậu nhiều, đó là quy luật tất yếu của con người , nếu cái gì tốt, cái gì hơn, cứ bình tĩnh , bình đẳng , ôn hòa , tranh luận ,phân tích phải trái từ từ :Nhà nước không nên biến người Việt dù là ở trong hay ngoài đất nước thành kẻ thù nợ máu , có khi kẻ thù thật của dân tộc thì lại coi là tình bạn : Không vì thế chúng cũng trả từ bỏ giã tâm đâu, mà lầm lỡ có phải thế không , đất nước và nhân dân cần bình tĩnh và tỉnh táo ?

    ĂN TẾT CỦA DÂN OAN VIỆT NAM HÀNG CHỤC VẠN NGƯỜI BẰNG SỐ 0 TRÒN TRĨNH : VÌ CHỈ ĂN LỜI NÓI BẰNG CHÓP LƯỠI ĐẦU MÔI :” XÃ HỘI DÂN CHỦ ,CÔNG BẰNG VÀ VĂN MINH “ CỦA CÁN BỘ ĐẢNG VIÊN ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÀ DÂN OAN VIỆT NAM ĐÃ LO RỒI :????????????

  2. Minh Đức says:

    Xét về 8 điểm yêu cầu trong thư ngỏ thì các điểm này có lợi cho người dân nhưng lại không có lợi cho người cầm quyền. Vì thế việc những người cầm quyền tự nguyện thực hiện là điều khó có thể xảy ra. Những người cầm quyền phải thi hành những điều này khi họ bị ở vào thế bắt buộc phải thi hành và họ luôn luôn dùng mọi cách để khỏi rơi vào thế này. Một trong những điều mà người cầm quyền làm để khỏi rơi vào thế này là ngăn cản không cho dân kết đoàn lại, tìm mọi cách để người dân rời rạc như những hạt cát.

  3. Văn Lang says:

    Trung cộng hay Trung Hoa dân quốc cũng giống nhau một tham vọng mà thôiv. Nói chung,không bao giờ từ bõ tham vọng bành chướng,đánh chiếm và đồng hoá Việt nam.Đứng về mặt nhân văn,sữ và địa đã cụ thễ và cũng đã chứng minh điều đó không cần phãi bàn nhiều ỡ đây…có lẽ đây là cái lời thề cũa họ Bỡi thế,mới có câu Hán còn thi ta còn khốn đốn,ta còn Hán chẵng yên.cho nên,Việt Nam mà còn lệ thuộc Hán là còn khỗ dài dài…hơn nữa một đất nước mà còn bị trì trệ là do chính trị,chứ còn những vấn đề khác chĩ là chuyện nhõ không đáng nói./..

  4. Bjnladen says:

    Hoan ho anh buồi tin

  5. tran van binh says:

    Lúc nhỏ tôi được cô giáo già kể một câu chuyện của con Sói (TQ) và con thỏ VN đổi đuôi cho nhau, lâu quá không nhớ, chỉ nhớ nôm na là anh Sói tưởng đuôi con thỏ đẹp nên đồng ý đổi vời thỏ. Nên anh Sói đầu đàn gắn đuôi thỏ dẫn đầu đàn Sói kiếm ăn, nhưng đàn sói không chấp nhận chạy sau đuôi con Thỏ. Vậy chúng ta không phải sói cũng không phải thỏ nên chẳng theo đuôi những con vật mà bản chất xấu xa của nó bộc lộ qua những cái đuôi dơ bẩn.

Phản hồi