WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Sài Gòn du ký

Hôm qua mấy người bạn mời đi ăn ở nhà hàng/khách sạn Windsor ở quận Năm. Nhà hàng WIndsor nằm cùng một trung tâm với chợ An Đông, một nơi tôi đã lưu tới những năm đầu về Sài Gòn. Năm nay, ngạc nhiên vì những công trình xây cất tráng lệ và quy mô được mọc mau như nấm. Hai thí dụ điển hình nhất là Bitexco FInancial Tower (hiện là tòa nhà cao nhất Sài Gòn, có helipad (bục đáp trực thăng, đã khai trương nhưng chưa đưa vào hoạt động), nằm ở Bến Nghé, quận 1, ngay trung tâm thành phố, tiếp giáp với các đại lộ như Nguyễn Huệ, Ngô Đức Kế, Hồ Tùng Mậu, Hải Triều, và toà thương xá (shopping mall) tháp đôi Vincom, giáp ranh với đường Lê Thánh Tôn, Đồng Khởi (Tự Do) và Lý Tự Trọng, được khai trương ngày 30 tháng Tư năm nay đến hôm nay là đúng 7 tháng.

Không khác những tiến trình xây building cao cấp ở đây, phần lớn vị thế của những building này không cần biết hay ngó ngàng một chút gì đến toàn cảnh chung quanh. Đâm chồi lên một cách vô tội vạ như tre dại, chướng mắt và sái buổi chợ, không một theo định luật hay quy hoạch gì trong dự án xây cất tổng quan của thành phố. Chỉ cần đến nhà thờ Đức Bà hay cuối đường Lê Lợi tìm góc cạnh chụp mấy tấm ảnh hai di tích lịch sử: Nhà thờ Đức Bà hay Nhà Hát Lớn là ta đã thấy ngay cái chướng và vô lý của các tòa nhà cao tầng xây chung quanh đây. Nén bạc đâm choạc tờ giấy!  Có tiền thì ta cứ cho xây, ta thán làm gì chẳng có ông tai to mặt lớn nào nghe!  Đấy là chuyện sở hữu bất động sản, sau đây xin nói chuyện về con người, con ngợm của Sài Gòn và Việt Nam.

Nhà hàng buffet Windsor có đủ các món ăn chơi và đồ biển, từ sashami/sushi đến cua rang me, đến hủ tiếu, đến thịt bò nướng, roast beef, đến lẩu hải sản, đến nghêu, ốc hay sò hến, mì Ý, sà lách, súp và bánh trái đủ các loại. Một số Việt kiều trong bọn cho rằng Windsor to lớn và quy mô hơn những nhà hàng buffet tương tự ở Las Vegas. Tuy nhiên sự sang trọng hay hoành tráng của chốn ăn chơi không thể trám chỗ hay che đậy được sự man rợ của một số các thực khách Việt Nam. Họ chen lấn, xô đẩy, giành giật các thức ăn ở các trạm nấu ăn như bị đói lâu ngày. Mà thật:

Hai lần tôi xếp hàng, hai lần bị người khác cắt ngang. Bực mình tôi la to:

“Xếp hàng ở phía dưới kia, vừa nói tôi vừa đưa tay chỉ ra sau lưng, đâu cắt ngang chỗ người khác được!” Nhiều người giả ngơ giả điếc, cứ đứng lì tại chỗ cố đấm ăn xôi. Một số người cũng lao nhao lên tiếng phản đối: “Đúng rồi, đúng rồi, phải biết xếp hàng cho lịch sự chứ. Người ngoại quốc người ta chê cười cho.” Đúng ra chuyện bực tức của tôi đã được chồng chất, dồn nén từ lâu rồi. Từ những vụ người Việt Nam thay vì đi thưởng lãm hoa Anh Đào lại đến bẻ hoa, chặt và vặt trụi các cành cho đến chuyện xả rác sau đại lễ Ngàn Năm Thăng Long cho đến chuyện họ không chịu xếp hàng, như được họa sĩ Nguyễn Đình Đăng kể lại trong blog, so sánh hành động này với tác phong của người Nhật. Không hiểu mấy nghìn năm văn hiến biến đi từ thuở nào!

Bức xúc dâng cao, bất kể mình là người Việt, tôi vội chêm thêm một câu: “Người Việt Nam sao thiếu văn hóa vầy cà? Chỉ thích giành chỗ lấn hàng một cách rất vô trật tự. Bộ không biết xếp hàng chờ đến lượt mình sao?” Câu trả lởi được đáp lại tức thì:
“Xếp hàng, xếp lối con mẹ gì! Sao không trách các ông ngoài kia vô từ thời giải phóng? Có bao giờ họ chịu xếp hàng đâu, không cần mua vé cũng vô coi được mà. Chỉ có bọn dân ngu khu đen xếp hàng thôi!”

Bị một vố bất ngờ, tôi đứng im một vài giây: “Đói cho sạch rách cho thơm chớ, tại sao phải bắt chước?”

“Thôi đi ông nội, tụi nó bóp bao tử đói chết cha chết mẹ đi còn bày đặt thơm tho cái nỗi gì!” Biết đây không phải là chỗ cho thầy giáo giảng ‘morale’, tôi không nói nữa. Sau khi lấy xong phần cua rang me của mình, tôi về bàn kể chuyện cho mọi người nghe rồi, có một đôi người sống ở miền Nam sau thời giải phóng cũng xác nhận chuyện chen lấn tự-nhiên-như-người-Hà-Nội thời đó. Tôi suy nghĩ miên man một hồi, nhớ đến lời phát biểu của ông cậu hồi ra chơi ngoài Bắc năm 1996, than phiền về chuyện xe cộ lưu thông trong Nam: “Ngày trước khi cậu mới vào miền Nam sau giải phóng thì dân chúng trong ấy vẫn đi xe rất nghiêm túc, lưu thông trật tự, không như sau này, chạy a lát sô cả đàn cả lũ!”

Không ngờ chỉ mấy năm sau khi lưu lượng xe cộ miền Bắc gia tăng lên đến mức độ chóng mặt thì cách chạy xe ngoài Bắc còn cao bồi, vô lối gấp trăm lần miền Nam. Đây không phải là một chuyện kỳ thị Nam Bắc, chẳng qua chỉ nói lên một xã hội theo chủ nghĩa mackeno, khi dân tình cũng chạy theo, hội nhập và điều chỉnh với tư cách và đường lối của nhà nước để còn tìm cách sống còn trong một xã hội đầy chuyện chụp giựt, thiếu đạo đức và văn hóa. Cứ xem xét cách lưu thông xe cộ thì rõ, nếu có một ai đó bắt đầu theo đúng luật lệ hiện hành về lưu thông – có lẽ anh/chị ta sẽ là người độc nhất vô nhị!) – kẻ đó sẽ là người cuối cùng, hoặc đứng chót, hoặc i nguyên một chỗ, khi mọi người khác sẽ lấn lướt và về đến mục tiêu, điểm hẹn của mình!

Như thế thì xã hội hay vấn đề giao thông không có lối thoát hay sao? Có chứ! Năm nay, nhà chức trách đã ban hành một số luật lệ lưu thông mới, phạt rất gắt những ai vi phạm luật, nhất là trong các đô thị lớn như Sài Gòn Hà Nội số tiền phạt tăng gấp đôi. Chuyện xã hội thì không biết cơ man nào mà kể! Người ta phải bắt đầu từ đâu nếu nhà nước không đặt ưu tiên trong chuyện văn hoá và đạo đức? Trong khi người dân tìm đủ mọi cách để vươn lên, người thấp cổ bé miệng thì kiếm cách ăn mót một số phần dư thừa, người giàu thì chạy áp phe hàng triệu Mỹ kim. Người có trọng trách có thật sự quan tâm đến chuyện xây dựng một xã hội công bằng, văn minh… không là một chuyện khác!

© Đàn Chim Việt

8 Phản hồi cho “Sài Gòn du ký”

  1. 1/86 tr. con chim says:

    Vâng, xã hội Việt Nam ngày nay xấu xa, bệ rạc, vô văn hóa, không liêm sỉ, dân trí thấp, môi trường chết.v.v. ai cũng biết vậy.
    Nhưng tại sao mỗi người Việt chúng ta dù ở trong nước hay hải ngoại đều phải cảm thấy cái sự hổ thẹn ấy, mà cái cảm nhận(xấu hổ) ấy chế độ họ gắn vào lưng mình trên phương diện nào, hay họ có quyền để mặc xã hội và làm chết văn hóa dân tộc?
    Khi còn nhỏ ai cũng yêu quê hương, đất nước mà mình sinh ra và khi lớn lên rồi vẫn còn yêu lắm. Nhưng từ khi ra khỏi “đáy giêng”, nhìn lại,… Chỉ còn yêu những kỷ niệm ngày còn bé chưa biết gì. Vậy thì tại sao, ai đã đánh cắp của tôi và các bạn cái tình yêu đó?. Ai cấm tôi yêu hả?
    Yêu sao được khi gọi điện về, mẹ bảo con ơi Hà Nội bây giờ nó đông đúc, lôm nhộm, nghiện ngập, tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông, còi xe, bụi băm lắm…
    Yêu làm sao khi mở báo thấy sông ngòi, môi trường bị “bức tử”, nguồn nước ô nhiễm, thức ăn độc hại và con người đói sử với nhau thiếu văn hóa.v.v.
    Ai đã đánh cắp của chúng ta tình yêu đó, bè lũ nào bắt chúng ta không được ngẩng mặt lên với thế giới (không muốn nói là đôi khi xấu hổ với nguồn gốc). Nếu không phải là loại chân đất-mắt toét, sâu bọ lên làm người!
    Lâu-lâu phải xổ ra cho đỡ căng-sầu!

  2. Hoàng Thị says:

    Anh Thái Anh ơi….”chuyện Việt nam thời này” kể hoài không hết, buồn bực, kể; nhớ nhung, kể; vui cũng kể buồn cũng kể… kể xong rồi…buồn tiếp…cho nên biết rồi mà vẫn kể…khổ thiệt. Nhưng kể để “xả” cho đở tức thì cũng nên, phải không qúi vị!

  3. vohoan says:

    Đọc bài “Saigon du ký ” xong thbì cảm thấy hết muốn về Saigon giải phóng ( có người nói là Saigon phỏng dái ). Mấy năm trước tôi có về Saigon thăm gia đình tạm trú ở khách sạn Hương Sen đường Đồng Khởi . Một lần đi chợ Bến thành về vô cửa khách sạn thì tôi vướn chân vào tấm khảm “made in China ” để trước cửa té văng cả đồ cầm trên tay ( whelcome to Vietnam ! ). Vậy mà nhân viên chẳng ai có phản ứng gì hết. Ông bạn người Mỷ đi về VN chung với tôi _ bề giầy của ổng chắc không mỏng _ Ông vào tòa đại sứ Mỷ ở đường Lê Duẩn gặp Đại sứ Mỷ để trò chuyện và than phiền. Và Ông ta nói : ” Tụi nó là như vậy đó. Không có biết ” sorry ” đâu.”
    Bửa sau tấm khảm củng âm thầm biến mất.

  4. vuxuanmoise says:

    Hôi xua TÔI o trong hang Pac Po và Truong Son Dông,nui rung …tu miên …..vào dên tân rung Tràm Cà Mau ! TÔI câm ma-tâu ! AK chi cho nhân dân sâp hàng dê lanh …!!!!!. Nay sông tai thành phô cua Bac,duoc : Tu Do Bôc Hôt No Bung mà !!!!!!!!,co gi dâu ! do là : DINH LUÂT cua : Hang,Nui,Rung !!!!!……

  5. Vietnam says:

    Ủa, sao kỳ vậy ta, cái gì cũng là nhân dân: ủy ban nhân dân, công an nhân dân, quân đội nhân dân… mà sao kho bạc lại của nhà nước mà không là kho bạc nhân dân? Hèn gì mấy ông nhà nước có quá nhiều bạc, mấy cha này khôn thiệt…

  6. Tạ Tuyên says:

    Ông Nguyễn Khoa viết bài này thật hay nhưng có một câu ông viết ..“…có một đôi người sống ở miền Nam sau thời giải phóng cũng xác nhận chuyện chen lấn tự-nhiên-như-người-Hà-Nội thời đó” , tôi chữ ” giải phóng” nghe thấy chói tai thế nào ấy.
    Tạ Tuyên.

    • BaWa says:

      Bộ cha ko biết ”giảiphóng” nghĩa là ”phỏnggiái” hả? Thì cũng như ”cứu thế” mà ”thế” vẫn cứ điêutàn thôi! Đời mà! Làm sao nói cho đúng, cho thật được đây???!!!

  7. agilent says:

    “Biết zồi, khổ lắm, nói mãi”
    Nếu đã về VN thì đừng để ý cái gì hết … mấy cái chuyện nầy ai chả biết.

Leave a Reply to Hoàng Thị