WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Khủng hoảng kinh tế: ba năm nhìn lại

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu

Cuộc khủng hoảng tài chánh bắt đầu từ tháng 11-2007 đến nay đã hơn 3 năm. Tình hình tại Hoa Kỳ tạm ổn định chớ chưa gọi là đã phục hồi. Tương lai khu vực đồng Euro rất bấp bênh. Nhật Bản không thoát khỏi trì trệ. Trong khi đó Đông Á – và nhất là Trung Quốc – tăng trưởng nhảy vọt và là đầu tàu của phát triển.

Trong hai năm đầu các nước cùng hợp tác tăng chi như bơm thuốc hồi sinh để thoát cơn ngặt nghèo: cứu trợ ngành tài chánh và công ty lớn; tài trợ thị trường địa ốc để chận suy thoái; hạ phân lời nhằm nâng tiêu thụ. Nhưng từ đầu năm 2010 thì người ta bắt đầu tranh cải về các hệ lụy lâu dài, và trong nội bộ cũng như giữa các quốc gia lộ ra nhiều chia rẽ.

Vấn đề thứ nhất là nếu ngưng bơm tiền có thể bị rơi vào suy thoái lần hai; nhưng ngược lại thì ai sẽ gánh món nợ khổng lồ (Hoa Kỳ) hay lạm phát phi mã (Trung Quốc). Vấn đề thứ hai là bơm tiền sẽ giúp nâng đỡ tiêu thụ trong ngắn hạn nhưng nếu mua hàng hoá nhập cảng thì cũng giống như tạo công ăn việc làm cho Hoa Lục – trừ phi trị giá đồng Nhân Dân Tệ được điều chỉnh để mang lại cân bằng mậu dịch. Trong khối Euro lại thêm chuyện nửa là người nào chi (Đức) cho ai được hưởng (Nam Âu).

***

Mỹ chọn con đường kích thích tiêu thụ qua hai biện pháp: Ngân Hàng Liên Bang tung 600 tỷ  USD vào thị trường bằng các mua lại công phiếu (nôm na là in bạc); Quốc Hội cùng Hành Pháp thông qua bộ luật giảm thuế 858 tỷ USD trong vòng hai năm. Con số tổng cọng 1458 tỷ USD. Có nhiều tính toán đi sau các chính sách này:

- Nhà nước vừa tăng chi và giảm thuế để làm hài lòng cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hoà, nhưng không ai lo đến món nợ khổng lồ 14 ngàn tỷ USD (hay 45000 USD cho mỗi đầu người già trẻ bé lớn). Nhưng hiện tại thì Mỹ vẫn không thiếu người cho vay vì không ai dám mua Euro hay trữ đồng Nhân Dân Tệ (sẽ nói phần sau).

- In tiền và tăng nợ để giảm giá trị đồng đô-la nhằm gián tiếp đẩy Nhân Dân Tệ tăng giá. Đầu tư ngắn hạn chạy sang các nước đang phát triển làm tăng áp lực lạm phát lên thị trường địa ốc và nhu yếu phẩm như một loại “Sinh Tử Phù” cấy vào Hoa Lục.

- Các biện pháp này chỉ kéo dài đúng hai năm trước kỳ bầu cử Quốc Hội và Tổng Thống năm 2012. Nếu hiệu quả đảng Cộng Hoà sẽ nhận công lao, còn thất bại đổ cho Obama. Đảng Dân Chủ vì đang nắm toà Bạch Ốc nên trách nhiệm nặng nề là phải hạ con số thất nghiệp từ 10% xuống còn 6-7% thì mới hy vọng tái đắc cử.

***

Các nước Âu Châu chủ trương trái ngược là giảm chi sanh ra đụng chạm với Hoa Kỳ, đồng thời bị dân chúng biểu tình phản đối khi cắt xén những chương trình hưu bổng giáo dục. Nhưng chính sự chia rẻ giữa các nước trong khối EU mới là mối đe doạ chính cho khu vực đồng Euro.

Các nước Ireland, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Ý bị ảnh hưởng bởi ngân sách thiếu hụt và bong bóng tài chành & địa ốc của những năm trước nên rơi vào khủng hoảng. Chính sách thông thường là phá giá đồng bạc để nâng mức cạnh tranh và giảm tiêu thụ, nhưng lại không thể áp dụng vì đang dùng đơn vị tiền tệ Euro chung với các nền kinh tế mạnh Đức Pháp v.v…

Biện pháp còn lại là xin các nước giàu giúp. Nhưng dân Đức phản đối vì họ đang thắt lưng buộc bụng lại phải tài trợ người khác, nên đưa ra các điều kiện ngặt nghèo khiến Nam Âu cảm thấy bị tổn thương.

Mấu chốt của vấn đề nơi Âu Châu dùng chung đơn vị tiền tệ mà lại không có quy chế Liên Bang. Nếu so với Mỹ: khi bong bóng địa ốc tăng nhanh thì dân ở California-Florida-Nevada hưởng lợi, nhưng khi bị bể thì Texas-Oklahoma phải giúp, hoặc cùng nhau mượn nợ rồi sau đó chia đều ra trả. Có bất công cũng phải ráng chiụ vì đó là luật chơi chung.

Các quốc gia Âu Châu đều độc lập nên không có luật chơi đó. Dân chúng Hy Lạp – Bồ Đào Nha – Tây Ban Nha bất mãn vì vào đồng Euro bị bó buộc mà khi bị nạn không ai giúp; còn Đức – Phần Lan phản đối vì dùng Euro lợi không thấy chỉ gánh thêm nợ của người ngoài.

Kết quả là có thể đồng Euro bị tan vở khi một hay hai nước rút ra. Đây sẽ là một thảm hoạ cho Âu Châu. Nhưng ngắn hạn thì không ai dám mua Euro nên cứ phải cho Hoa Kỳ vay nợ!

***

Trong khi đó thì nền kinh tế Trung Quốc sáng sủa nhất: phát triễn đều 10% mỗi năm; qua mặt Nhật Bản lên hàng thứ nhì trên thế giới; trử lượng ngoại tệ 2600 tỷ USD. Cứ theo đà này thì mỗi 7 năm là tăng gấp đôi, tức là sẽ hơn Mỹ vào năm 2025.

Có người ví Hoa Lục với phim Speed (1995), giống như chiếc xe buýt bị gài bom bắt buộc phải liên tục chạy trên 50 dặm mỗi giờ vì nếu chậm lại sẽ bị nổ.

Lý do vì nền kinh tế phát triển không đồng đều nên tiền bạc dồn vào các đại gia và thành phố lớn dẫn đến tình trạng lạm phát và bong bóng. Theo vài ước tính thì từ 1100 cho đến 1300 tỷ USD – tức là ½ số trử lượng ngoại tệ – nằm trong khu vực kinh tế đen ngoài vòng kiểm soát của nhà nước. Khoảng 45% số tiền ngân hàng cho vay (740 tỷ USD) là nợ khó đòi. Các số tiền này rơi vào tay thiểu số tạo ra bóng đầu cơ, xây hàng chục vạn căn nhà ở các thành phố lớn để bỏ trống vì không có người mua nổi.

Đó là tại sao Bắc Kinh cứ phải cho Hoa Kỳ vay tiền, vì giống như ông nhà giàu nhưng tiền phải gởi người ngoài vì vợ ham bài bạc. Tiền muốn giữ nuôi con (tức là nâng cao mức sống dân chúng) cũng sợ bị vợ mang đem ra xài sạch!

Có lẽ nhận xét của ông David Leonhardt (báo New York Times 11-24-2010) là chỉnh, rằng Bắc Kinh có đủ tiền và uy tín để đối phó với mọi khủng hoảng trong 5-10 năm tới; nhưng cùng khoảng thời gian này mà vẫn không cải tổ được chính trị và xã hội thì sẽ bị hiểm nghèo.

Đầu năm 2010 Quỹ Tiền Tệ Á Châu ra đời (AMF: Nhật 32% Hoa 32% Hàn 17%) để trợ giúp các nước Đông Á nếu bị khủng hoảng, và nhằm bớt lệ thuộc vào đồng đô-la. Tương lai của AMF không sáng sủa vì giờ này ba nước chủ chốt này không còn tin lẩn nhau vì các tranh chấp tại Hàn Quốc và quần đảo Senkaku.

Qua việc Bắc Kinh dùng kinh tế làm áp lực (vụ đất hiếm) nên không còn ai dám mua đồng Nhân Dân Tệ làm trử lượng. Các nước như Trung Đông lại chỉ còn một chỗ chọn mặt gởi vàng là đồng đô-la!

***

Việt Nam rút bài học từ cả Âu-Mỹ-Hoa, nhưng giờ này có thể đã trễ:

- Đầu tư nhà nước bị thất thoát vào tập đoàn. Trử lượng ngoại tệ thấp, cán cân mậu dịch thâm thủng cao nhất là về phía Trung Quốc.

- Tiền bạc dồn vào các đại gia và thành phố lớn dẫn đến bong bóng, đầu cơ và lạm phát.

- Bị cả hai cơ quan quốc tế Fitch lẫn Standard & Poor giảm điểm tín dụng nên sẽ phải vay tiền nặng lãi.

- Gặp lúc ngặt nghèo thì phải tìm trợ giúp từ nước ngoài khiến mất tự chủ: xin Mỹ & IMF thì phải cải tổ xã hội; mượn Trung Quốc lại phải nhân nhượng đủ điều.

© ĐHQ

© Đàn Chim Việt

7 Phản hồi cho “Khủng hoảng kinh tế: ba năm nhìn lại”

  1. D.Nhật Lệ says:

    Thú thật,đọc những góp ý của ông Huy Tử (?) ,tôi không hiểu vài chữ ông viết trong đó có ý gì.
    Chẳng hạn “khóc lên đi,hỡi quê hương yêu dấu….Phạm Công Thiện Ph.D.”bởi vì ai cũng biết tác phẩm
    “Khóc lên đi…”(nếu tôi nhớ không lầm là Cry,my loved country) do học giả Nguyễn Hiến Lê dịch.Sao có
    PCT.ở đây mà lại là Ph.D.từ đại học nào và ai phong hay ông HT.phong ? PCT.không hề tự phong ông
    là Ph.D.vì ông học Sorbonne nửa chừng rồi bỏ ngang,nghĩa là không tốt nghiệp.Chính vì thế,khi PCT.qua
    Úc xin đi dạy Universiry chẳng trường nào nhận cả,lý do là ông không có bằng cấp gì ! Uni.của nước
    ngoài đòi hỏi điều này như 1 điều kiện tiên quyết,chứ không phải như đại học của VN.trước 1975 ông
    PCT.từng được cử làm khoa trưỏng Văn khoa Vạn Hạnh !

  2. nguyen van sac says:

    Nguyên nhân chính xác nhất dẫn đến hậu quả suy thoái kính tế toàn cầu hôm nay chính là thất đức(lòng tham) của con người,tâm tham càng lớn thì trí tuệ càng mê mờ;và càng mê mờ tâm tham lại càng tăng trưởng một cách ngu xuẩn.Ham làm giàu cũng là một việc tốt;nhưng khi đã giàu lại càng muồn giàu thêm một cách bất chính.Vậy thì muốn giải quyết đại vấn nạn này thì cũng phải dựa vào lòng người(điều này riêng nứoc Mỹ có thể làm được,bởi trình độ dân trí cao ),toàn bộ giới trung lưu lẫn thượng lưu nên vì sự tồn vong và danh dự của nước mình mà hy sinh quyền lợi cá nhân của mình bằng cách” cho nhà nước vay dài hạn hết số tiền của mình với lãi xuất cực thấp,thậm chí không lãi.Nếu thực hiện được điều đó thì không những nứoc Mỹ tự khắc hồi phục mau chóng,mà là tấm gương để giới tài phiệt các nước noi theo…thì có cơ toàn cầu sẽ thoát khỏi mọi hiểm họa có thể dẫn đến động loạn.(bởi trử lượng vàng tiền hiện tại của các “đại gia” có thể là rất lớn).

  3. Hwy Tse says:

    ABOUT EUGENICS ! ( Vài nét về Ưu Sinh ! )

    Chuyện kể rằng, một nông gia nọ sinh sống với mảnh đất trồng trọt;
    không may khu vực đó rơi vào thời tiết hạn hán kéo dài, nên
    “NƯỚC TƯỚI HIẾM DẦN”; để tiếp tục công việc, TỰ NHIÊN ông ta biết
    “CÁCH SỬ DỤNG NƯỚC” một cách thích hợp, có lẽ đứa con nít cũng biết,
    chả cần phải lớn tuổi hoặc có trí thức gì cả…

    Cây nào 1) già cỗi, 2) èo uột, 3) ít trái, 4) ít sinh lợi, v.v… nhổ bỏ tất cả…
    HẦU DÀNH THÊM được ít lượng nước để nuôi sống cho mấy cây
    đang ra TRÁI hẳn mang về nhiều lợi nhuận…

    Ở Mỹ, mấy năm trước đây, có vài Tiểu bang (gồm MA.) đã có quyết định sáng suốt,
    đó là DẸP BỎ SỞ THÚ (chích thuốc thủ tiêu cả cầm lẫn thú…) hầu dùng ngân sách này
    (ST) yểm trợ thêm phần nào cho ngành Giáo dục, Y tế, v.v…
    (còn tiếp)

    Hwy Tse, S&FR,…

    • Hwy Tse says:

      VNCTGNN (tt)

      ” Hãy khóc lên, hỡi Quê Hương yêu dấu ! ” — Phạm Công Thiện , Ph. D.

      ** Chúng ta còn muốn nói với nhau những gì nữa ? !

      ** Tất cả đều trả lại SỰ YÊN LẶNG ! ?
      ( ” The rest is silence.” — William Shakespeare )

      Hwy Tse, S&FR,…

  4. Hwy Tse says:

    VẤN NẠN CỦA THẾ GIỚI NGÀY NAY (tt)

    Cũng theo Martin Heidegger,
    ” Thiếu năng lực đặt vấn đề ” hàm ẩn ba tạng thể :

    1) Không biết vì thiếu trí năng.

    2) Biết rõ; song, thời thế chẳng thuận lợi nên không dám thổ lộ.

    3) Biết rõ, thời cơ thích hợp; song, KHÔNG CẢM HỨNG nên chẳng muốn bày tỏ.

    MỘT TRONG SỐ GIẢI PHÁP PHỤC HỒI KINH TẾ TOÀN CẦU

    1) Kinh tế toàn cầu chỉ có và sẽ được phục hồi một khi
    “bắt đầu xây dựng lại hàng nghìn thành phố sau khi bị
    CHIẾN TRANH (Đệ tam thế chiến) tàn phá thảm khốc;
    đồng thời, có tới hàng trăm triệu người chết….”

    2) [ Nếu không chấp nhận chiến tranh tàn khốc như trên...]
    Tất cả nhà Cầm Quyền trên khắp thế giới phải
    TRIỆT ĐỂ ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH ƯU SINH
    – EUGENICS { the movement devoted to improving the human species
    by controlling heredity.} –có nghĩa là thế giới chỉ còn lại những người;
    a) TRẺ, b) KhỎE, c) SÁNG TRÍ.

    3) Trong trường hợp không áp dụng hai GIẢI PHÁP trên,
    thì thế giới hẳn sẽ rơi vào vận thế không kìm hãm nỗi… rồi
    đưa đến cao trào xã hội khốn cùng, HỖN LOẠN, …KHỦNG KHIẾP…
    tất cả Chính Quyền đều BẤT LỰC ! ?
    (còn tiếp)

    Hwy Tse, S&FR,…

    • Hwy Tse says:

      VẤN NẠN ! (tt)

      Thành thật mà nói, những ý tưởng trên đã từng được giữ im lặng
      khoảng gần 10 năm nay; đồng thời , mấy năm trước đây
      “chúng” đã được đăng tải trên các điện báo MỸ, ANH…
      như Washington Post, New York Times, Time, Times, Fox,
      Economist, News Week, etc.

      Sincerely yours,
      Hwy Tse, S&FR,…

  5. Hwy Tse says:

    VẤN NẠN CỦA THẾ GIỚI NGÀY NAY… — Martin Heidegger (1844-1976)

    Có thể nói, M. Heidegger (Đức) là Tư Tưởng Gia của thế kỷ 20 – 21…

    Một trong các câu phát biểu của M.H. sau đây được những nhà Xã Hội Học (Sociologists) đương thời chú trọng… :
    ” Vấn nạn của Thế giới ngày nay là “thiếu năng lực đặt vấn đề. ” ;
    sau đó, Ông còn bổ sung thêm:
    “Có thể nói, hầu hết những người có năng lực đặt vấn đề thường biết rõ vấn đề và cách giải quyết vấn đề đó .”

    Trở lại vấn nạn ” Vận thế suy sụp (collapsed) của nền kinh tế toàn cầu.”
    Hầu như chả thấy câu hỏi về nguyên nhân hoặc những nguyên nhân gây ra vận thế suy sụp này.
    Phải chăng có phải là “QUÁ THẶNG DƯ HÀNG HÓA” !
    (còn tiếp)

    Hwy Tse, S&FR,…

Leave a Reply to nguyen van sac