WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chính sách tài chánh và khủng hoảng nợ công tại Hoa Kỳ

Đồng hồ Nợ Quốc Gia trên đường 44 tại New York cho thấy số nợ đã lên đến 14.39 ức (trillion). Ảnh: Mark Peterson/Redux

Nhận xét của Thủ tướng Anh Winston Churchill: “Dân chủ là tổ chức nhà nước vô cùng tệ hại……” phản ảnh rất đúng vào cuộc tranh luận giữa Lập Pháp và Hành Pháp để nâng mức nợ công tại Mỹ vào đầu tháng 8 tới đây.

Để tóm tắt: luật pháp Hoa Kỳ hiện chỉ cho mức nợ công tối đa là 14.2 ngàn tỷ USD. Do bội chi và khủng hoảng tài chánh mức con số này gần đạt tới, và nếu vào đầu tháng 8 tổng thống Obama và Quốc Hội không đồng ý để nâng mức trần thì chính phủ sẽ không thể vay mượn thêm để trả tiền lời và các chi phí hàng ngày. Như vậy trên nguyên tắc Hoa Kỳ sẽ “vỡ nợ” cho dù tiềm năng kinh tế vẫn còn rất dồi dào.

Cuộc tranh cãi giữa toà Nhà Trắng và Quốc Hội khiến thị trường tài chánh thế giới rúng động vì từ trước đến nay công phiếu của Hoa Kỳ được xếp hạng AAA nghĩa là vô cùng an toàn. Các hãng S&P và Moody‘s doạ hạ điểm tín dụng nếu chính quyền Mỹ tỏ ra bất lực vì bất đồng nội bộ. Trong hoàn cảnh khối Euro đang lung lay, lạm phát tại Trung Quốc tăng nhanh, Nhật Bản bị trì trệ thì các nhà kinh doanh hết chỗ chạy sẽ dẫn đến khủng hoảng kinh tế và bể bóng đầu tư toàn cầu.

Hoa Kỳ đã nâng mức trần nợ công nhiều lần trước đây cho chiến tranh, hoặc do đồng đô-la mất giá. Điều khác biệt giờ này khi nợ công đã lên quá cao trên 90% GDP, nếu không có biện pháp giải quyết gấp rút thì trong vài năm tới đây người ta lo ngại Mỹ sẽ thành giống như Hy Lạp hiện giờ – nghĩa là thực sự vỡ nợ chớ không còn “vỡ nợ kỹ thuật”.

Trong hoàn cảnh đó, và kỳ bầu cử sắp tới năm 2012 cuộc tranh luận giữa Toà Nhà Trắng và Quốc Hội mang hai màu sắc giữa các tính toán chính trị và những vấn đề kinh tế.

Đảng Cộng Hoà không muốn thoả hiệp vì cũng như gián tiếp giúp ông Obama tăng uy tín để tái đắc cử thêm nhiệm kỳ hai. Ngược lại nếu kinh tế trì trệ thì đảng này có thêm cơ hội chiếm lại cả toà Bạch Ốc lẫn Thượng và Hạ Viện năm 2012.

Ngay chính trong Cộng Hoà cũng chia làm 2 phe. Cánh hữu thuộc TEA party (viết tắt của Tax Enough Aready – tức Nhà Nước đã đánh thuế quá nhiều rồi, chớ không có nghĩa là nước trà) đòi phải cắt giảm và kiểm soát chặt chẻ chi tiêu đồng thời không tăng thuế. Khuynh hướng này được nhiều người Mỹ tán đồng nên TEA party muốn nâng cao uy tín của hai ứng cử viên sáng chói là bà Sarah Palin và Michele Bachmann – cả hai đều là phụ nữ!

Đảng Dân Chủ chỉ có một ứng viên tổng thống năm 2012 là ông Obama. Nhưng các Dân Biểu và Nghị Sĩ thuộc đảng này không thể để ông Obama thoả hiệp với đảng Cộng Hoà vì họ sẽ bị cử tri Dân Chủ trừng phạt trong 2 năm tới đây.

Tóm lại, cả hai chính đảng của Mỹ đang gờm lẫn nhau cố tình dồn lỗi để hạ uy tín đối thủ, mục tiêu là nhắm vào cuộc bầu cử năm 2012.

Nhưng dù có tham vọng chính trị nhưng cả hai Đảng Cộng Hoà và Dân Chủ cũng đồng thời cũng rất lo sợ tính trật khiến đàm phán thất bại. Giả sử thị trường tài chánh và kinh tế rơi vào khủng hoảng lớn thì dân Mỹ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề và nổi loạn bằng lá phiếu trong kỳ  bầu cử năm 2012. Khi đó sẽ có hàng loạt các chính trị gia bị dân chúng cho về hưu sớm!

Sân khấu chính trị của Hoa Kỳ phức tạp và bị xem là trì trệ. Nhưng dù bị ảnh hưởng bởi cánh tả hay hữu, hay chi phối bởi các thế lực tư bản nhưng rồi chung cục vẫn do quyết định bởi lá phiếu của từng người dân.

***

Bên cạnh các tham vọng chính trị thì những tranh luận về kinh tế cũng sôi nổi không kém.  Ai cũng đồng ý là mức nợ của Hoa Kỳ đã lên quá cao cần phải cắt giảm. Nhưng bao giờ, bao nhiêu và giảm ở đâu thì lại không có đồng thuận.

Lấy thí dụ cho dễ hiểu: nước Mỹ vừa qua cơn khủng hoảng giống như người bệnh mới vượt cơn ngặt nghèo. Các bác sĩ cãi nhau vì cắt thuốc quá sớm thì sợ bệnh sẽ tái phát, còn dùng thuốc lâu sẽ sanh hậu hoạn sau này.

Thất nghiệp còn cao (trên 9%), khu vực tư nhân chưa thu nhận nhân công mới mà nhà nước giảm chi e rằng kinh tế suy sụp trở lại. Nhưng cứ tăng chi trong lúc nợ công đã lên trên 90% GDP sẽ làm trì trệ tăng trưởng sau này.

Muốn giảm nợ công có hai cách: giảm chi hay tăng thuế (còn hai cách nữa là phá giá đồng đô la khiến giảm giá trị nợ, hoặc kinh tế phát triển nên dù mức thuế không đổi mà số thu tăng). Nếu giảm chi thì cắt ở đâu trước: an sinh xã hội, bảo hiểm y tế hay quốc phòng – dĩ nhiên là chẳng ai muốn phần của mình bị xén bớt. Còn tăng thuế nhà giàu thì lại ảnh hưởng đến xí nghiệp, dân nghèo nghe thích nhưng bù lại sẽ không tìm được việc làm vì công ty không có tiền đầu tư.

Tóm lại, nhiều thầy thuốc tranh cãi trong lúc bệnh nhân nằm chờ chết đúng là vào trong dịp này.

***

Toàn bộ câu nói của Churchill là: “Dân chủ là một cách tổ chức nhà nước vô cùng tệ hại, nhưng các mô hình còn lại đều đã thất bại”. Hoa Kỳ đã đứng vững qua nhiều cơn thử thách vào thế kỷ thứ 20 trong khi phong kiến, phát xít và kinh tế tập trung đã bị lịch sử chôn vùi. Nhưng liệu nền dân chủ tại Hoa Kỳ (và Âu Châu – Nhật Bản) có còn trẻ trung để thích ứng vào thế kỷ thứ 21 theo đà phát triển nhảy vọt của các nước đang mở mang? Hay một mô hình mới Tư Bản Nhà Nước (hay còn gọi là Đồng Thuận Bắc Kinh)  hiện có sức thu hút rất lớn vì mang lại nhiều hiệu quả, cho dù có bao nhiêu lời tiên đoán sụp đổ từ 30 năm nhưng Trung Quốc vẫn tăng trưởng như diều gặp gió?

Người viết có quan điểm của mình, nhưng xin để từng bạn đọc tự suy nghĩ và kết luận.

© Đoàn Hưng Quốc

© Đàn Chim Việt

2 Phản hồi cho “Chính sách tài chánh và khủng hoảng nợ công tại Hoa Kỳ”

  1. Tran Lang Anh says:

    Eh! Thanks for your beijing’s concensus. I prefer the Washington one.

  2. Minh Đức says:

    Cuộc tranh chấp này tuy là gây trì trệ trong việc điều hành chính phủ nhưng sự phản đối vay nợ thêm của phe đối lập là cái thắng để hãm bớt sự quá trớn của chính quyền. Cứ vay nợ thêm mãi thì sẽ đi đến đâu? Chính quyền Obama có tham vọng cải tổ hệ thống an sinh xã hội. Nhưng an sinh xã hội thì chính phủ phải bỏ tiền ra để trợ giúp dân. Muốn có tiền hoặc phải thâu thuế thêm, hoặc phải vay nợ. Vay nợ nhiều thì dân phải trả, phải đánh thuế dân nhiều để lấy tiền trả nợ. Vì thế mà phe Cộng Hòa chống. Lá phiếu của dân thực sự có ảnh hưởng đến đường lối của các dân biểu, nghị sĩ. Nhiều nước không có đối lập, không có cơ chế hãm thì chính phủ có khi cũng chẳng cần phải vay nợ mà cứ in tiền để chi tiêu làm cho lạm phát tăng vụt, giá cả sinh hoạt mắc mỏ. Chẳng cần nhìn xa. Việt Nam là trường hợp chính phủ cứ tung tiền ra cho các công ty quốc doanh tiêu nên sinh ra lạm phát. Chính phủ Việt Nam cũng chẳng cần phải vay nợ vì có thể in tiền ra mà tiêu. Quốc hội Việt Nam thì cũng chẳng có quyền có tiếng nói và cũng không có cơ chế nào để cho quốc hội ngăn cản chính phủ tiêu tiền bừa bãi. Dân thì cũng chẳng thể dùng lá phiếu của mình mà ảnh hưởng đến dân biểu hay đường lối của nhà nước. Mô hình nhà Nhà Nước Tư Bản kiểu Trung Quốc mà tác giả ca tụng đang phá sản tại Việt Nam.

Leave a Reply to Minh Đức