WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Bài học sau cơn khủng hoảng


Nền kinh tế Mỹ vào năm 2010 tuy chưa hồi phục nhưng đã tạm vượt qua giai đoạn ngặt nghèo của hai năm trước đó. Trong khi các chuyên viên kinh tế nghiên cứu nguyên nhân và những biện pháp ngăn ngừa cho tương lai, thì Quốc Hội, Tư Pháp và Bộ Tài Chánh mở ra nhiều cuộc điều tra để tìm hiểu ai là những người có trách nhiệm dẫn đến cuộc khủng hoảng.

Lần lượt những tên tuổi nổi tiếng nhất trong hàng ngũ lãnh đạo – các tổng giám đốc đại ngân hàng, quỹ đầu tư và bảo hiểm, nhà hoạch định kinh tế – trong đó có hai trong số bộ ba “Tam Tài *” của nước Mỹ lần lượt ra điều trần:

- Alan Greenspan: nhà kinh tế nổi tiếng nhất nước Mỹ được cả thế giới biết đến trong thời gian dài ông làm Chủ Tịch Quỹ Tiền Tệ Liên Bang Hoa Kỳ từ 1987-2006. Chính sách giữ tiền lời ngân hàng thấp của ông được ca ngợi đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển suốt 2 thập niên, nhưng lại là một trong các nguyên nhân thổi phồng quả bóng địa ốc đến nổ bùng ngay sau khi ông mãn nhiệm vào 2007.

- Robert Rubin: Bộ Trưởng Tài Chánh dưới thời Clinton, người đã cùng Alan Greenspan lèo lái các nước Đông-Á và Nam-Mỹ áp dụng các biện pháp thắc lưng buôc bụng để được Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) vay tín dụng và chận đứng cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1997 không lan rộng ra toàn thế giới. Sau đó trong 8 năm làm Chủ Tịch của Citigroup ông đã vận động chính quyền nới lỏng sự kiểm soát để tập đoàn ngân hàng này đầu tư vào các khoản tín dụng nhiều rủi ro. Khi quả bóng địa ốc vỡ, Citigroup bị thua lỗ nặng và phải được nhà nước bảo đảm hơn 300 tỷ Mỹ kim cấp cứu.

Các ông ra điều trần đều nhận trách nhiệm gián tiếp, nhưng không ai bị quy lỗi gây ra cuộc khủng hoảng.

Ngành Tư Pháp và Bộ Tài Chánh cũng có nhiều cuộc điều tra song song nhưng đến giờ này vẫn chưa có kết luận. Trong tháng 4/2010 có tin rằng cựu Tổng Giám Đốc Joe Cassano của bộ phận đầu tư đại công ty bảo hiểm AIG sẽ không bị xét xử vì chưa đủ bằng cớ, trong khi giới truyền thông cho rằng đây chính là tay phù thuỷ trọng tâm trong các mua bán đầu tư đầy rủi ro vào bất động sản.

Đến thứ sáu 09 tháng 04 tuần rồi thị trường chứng khoáng Mỹ rơi trên 1.3% vì tin Bộ Tài Chánh sẽ mang đại công ty đầu tư Goldman & Sach ra toà về tội lường gạt bằng cách (a) gói ghém các khoảng tín dụng nhiều rủi ro trị giá trên 10 tỷ đô-la (b) quảng cáo như là các khoản đầu tư an toàn để bán lại cho khách hàng (c) bên trong lại mua rào (hedge funds) khi giá trị đầu tư xuống thấp. Nhờ vậy nên khi quả bóng địa ốc bị vỡ, khách hàng thua lỗ lớn thì Goldman & Sach lại lời ở con số kỷ lục vào năm 2009.

Tương tự như trong mọi biến cố lớn khác, người ta nghĩ rằng còn nhiều nhân vật và mưu tính khác sẽ không bao giờ bị mang ra ánh sáng. Dân Mỹ nổi giận muốn biết ai đã khiến: 10 triệu công ăn viêc làm bị đánh mất; gần 4 triệu căn nhà bị tịch thu vì không trả nổi nợ; thị trường chứng khoán thụt giảm 45%; nhà nước bỏ ra 700 tỷ cứu cấp các đại công ty, 939 tỷ cứu vãn nền kinh tế. Kết quả là dân Mỹ hiện mang nợ trên 30 ngàn đô mỗi đầu người không kể già trẻ bé lớn.

Đâu là nguyên nhân cuộc khủng hoảng: phải chăng đây là chu kỳ tất yếu của kinh tế; hoặc vì những bất thăng bằng trong quá trình toàn cầu hoá (globalization); hay do chính phủ kiểm soát hệ thống ngân hàng quá lỏng lẻo; hoặc tại lòng tham (greed), nghe thì xấu như lại là động lực của thị trường tự do và cũng không phải là tội hình trước luật pháp; cuối cùng, phải chăng đây là môt âm mưu lường gạt khổng lồ bởi các tay đại tư bản và ngay cả trong chính quyền, mà sự thật sẽ không bao giờ được phơi bày toàn bộ?

Như những vấn đề phức tạp khác, câu trả lời có lẽ là tổng hợp của nhiều nguyên do.

1/ Những bất thăng bằng trong quá trình toàn cầu hoá. Từ nhiều năm nay Trung Quốc và các nước Trung Đông tích tụ một ngân khoản khổng lồ hàng ngàn tỷ do xuất cảng hàng hoá và dầu hoả sang Hoa Kỳ và nhiều nước khác. Số tiền này tìm nơi an toàn để đậu và được đầu tư trở vào Mỹ để mua công phiếu và chứng khoán. Tiền của dồi dào nên lãi xuất hạ – đúng dự tính của ông Greenspan – giúp dân Mỹ dễ dàng mượn tiền tiêu xài và mua nhà rộng rãi hơn khả năng của mình. Chính phủ Mỹ thời Bush lại không cản trở vì kinh tế lên, sức mua cao, giá trị đầu tư và bất động sản tăng mạnh, dân chúng có công ăn việc làm nên không bị tác động và cũng bớt chống đối hai cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan – cho đến ngày bóng vỡ.

Mức thặng dư đó vẫn còn cho đến ngày nay – Trung Quốc có 2400 tỷ, Trung Đông cũng thêm trên ngàn tỷ. Tiền của phải có chỗ đậu, bây giờ không đổ vào Âu-Mỹ thì lại chạy ngược về Đông-Á và Trung Đông tạo nên các bóng mới. Mới tháng trước quả bóng tại Dubai đã vỡ, nhưng giá địa ốc tại Trung Quốc vẫn còn tăng đến mức đáng ngại!

2/ Chính phủ kiểm soát hệ thống ngân hàng quá lỏng lẻo. Ngân hàng phải là chỗ bảo đảm cho dân chúng thác gởi, khác với các quỹ đầu tư là nơi sanh lời (hay lỗ). Đầu thập niên 80 nền kinh tế Mỹ bị trì trệ nên chính quyền Reagan nới lỏng các biện pháp kiểm soát (de-regulation), ngân hàng tiến vào các lãnh vực đầu tư và tín dụng. Nguồn tiền này mang đến những cơ hội đầu tư mới giúp các ngân hàng sanh lời và tăng trưởng trong nhiều năm. Nhưng từ đó các ngân hàng lại lao vào các khoảng đầu tư quá nhiều rủi ro, đến khi quả bóng địa ốc bị vỡ năm 2007 thì nhiều ngân hàng lớn gần sập tiệm kéo đe doạ toàn bộ nền kinh tế nước Mỹ và toàn cầu.

Từ bài học đó Quốc hội, Bộ Tài Chánh và các nhà kinh tế đang thảo luân một trong hai biện pháp ngăn ngừa:

a. Kiểm soát ngân hàng trở lại là những nơi ký gởi an toàn, nhưng khuyết điểm sẽ mất đi một nguồn tiền lớn thúc đẩy các hoạt động đầu tư

b. Cho phép các ngân hàng tham gia đầu tư nhưng chính phủ sẽ can thiệp không cho ngân hàng trở nên lớn đến độ thất bại sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ nên kinh tế.

3/ Bong bóng bị vỡ vì lòng tham khiến đầu tư mang quá nhiều rủi ro, hay vì thị trường bị các tập đoàn đại tư bản thao túng và lường gạt?

Sau một khủng hoảng lớn thì thói thường dân chúng và các chính trị gia muốn phanh phui ra thủ phạm để đổ lỗi và trừng phạt. Thủ đoạn thao túng thị trường chắc có, và nhiều sự thật thâm sâu có thể không bao giờ được mang ra ánh sáng. Một vài người có thể bị bắt bỏ tù – nổi tiếng nhất là ông Maddoff về tội lường gạt 50 tỷ đô la – nhưng cũng ít ai tin các vụ lớn như vậy chỉ do các cá nhân mà không có tập đoàn phía sau, hay ngay cả có sự cấu kết trong chính quyền.

Nhưng đồng thời trong dân chúng cũng mang nhiều trách nhiệm. Giá nhà tăng vọt từ năm 2001, đến năm 2004 thì nhiều người đã bắt đầu ghi nhận hiện tượng bong bóng. Dù vậy giá cả cứ tăng vọt, đầu tư vào địa ốc có khi lời 3, 4 chục ngàn trong vài tháng. Tiền vay ngân hàng mượn quá dễ, ngay cả nếu không đủ tín dụng hay mức lương bảo đảm thì cũng có những “cách thức” xoay xở mà không bị ngân hàng phát hiện. Nói một cách khác, ai cũng biết quả bóng sẽ vỡ nhưng khi quá tham lời thì mờ mắt quên lúc nhảy ra, đến lúc tỉnh thức thì quá muộn.

Như vậy trường hợp các tay mua bán của ngân hàng Citigroup, một mặt bán đầu tư vào địa ốc, mặt khác mua rào (hedge fund) trong trường hợp bóng địa ốc bị vỡ, cũng không phải là lạ. Có thể đây là hành vi phạm pháp tương tự như nhiều nhà cho vay nhỏ (loan officer) và các thân chủ đã giả tạo hồ sơ để mượn tiền.

Người Mỹ nói thị trường có hai động lực chính là lòng tham và hốt hoảng (fear and greed). Trong kinh tế lòng tham không phải là tội lỗi, chỉ khi gian dối lường gạt mới phạm pháp.

Để kết luận: cho dù là là lâu đời và lớn mạnh nhất trong hệ thống tư bản nhưng tổ chức của Hoa Kỳ không hoàn mỹ. Cấu trúc của nền thị trường tự do rất phức tạp và bị tác động bởi những phát triển của khoa học cùng thương mại trong và ngoài nước. Ưu điểm của xã hội Mỹ không phải là tổ chức giỏi – cho dù họ đi dạy các quốc gia khác nhưng rồi chính họ vẫn vấp phải các lỗi lầm rất lớn – nhưng ở chỗ họ thay đổi để thích ứng và tự sửa. Ngày nào xã hội Mỹ cô động trong tay một thiểu số, không còn tiếng nói phản đối từ dân chúng, không có báo chí vạch trần các khuyết điểm, không tạo cơ hội cho những nhân tài vô danh theo đuổi giấc mơ thành hình các công ty như Google, Apple, Walmart, Starbuck, … thì lúc đó nước Mỹ sẽ không còn thịnh vượng.

* Ghi Chú: “Tam Tài Tử” trong nền kinh tế Mỹ gồm các ông Alan Greenspan, Robert Rubin (đã nhắc đến phần trên) và Lawrence Summers. Cả ba được cả thế giới biết đến khi phối hợp làm việc để chận đứng cuộc khủng hoảng tiền tệ tại Đông-Á năm 1997. Danh tiếng của hai ông Greenspan và Rubin giờ đây bị cuộc khủng hoảng 2007-08 xoá mờ. Riêng ông Lawrence Summers không bị ảnh hưởng vì làm trong Đại Học Harvard từ 2001-06, và hiện là cố vấn kinh tế cho tổng thống Obama.

© Đoàn Hưng Quốc

© Danchimviet.com

2 Phản hồi cho “Bài học sau cơn khủng hoảng”

  1. Dù bài học Khủng hỏang tài chánh sờ sờ trước mắt NHƯNG TẤT CẢ đều tiếp tục theo vết xe cũ NHƯ TRƯỚC !

    Chánh sách của TT Obama có thay đổi mọi sự NHƯNG CÓ THẬT TÌNH muốn đổi thay hay không ???

    Theo Joseph Stiglitz, NOBEL Kinh tế năm 2001 nhân vừa cho ra mắt cuốn sách CHIẾN THẮNG CÁI LÒNG THAM vào tháng Hai năm 2010 tại Pháp
    thì kết quả của Chánh sách TT Obama có kết quả quá khiêm tốn

    Tiền bạc đổ vào cả hàng ngàn tỉ đô la cho các nhà băng Mỹ NHƯNG nợ vay vẫn chưa lấy lại và cuối cùng thì món nợ quốc gia càng ngày càng nở lớn !

    Hơn thế nữa, cấu trúc của hệ thống tài chánh CÀNG TỆ HƠN TRƯỚC ! Các nhà băng càng lớn THÌ LẠI CÀNG KẾCH SÙ hơn trước. Ngược lại tại Hoa Kỳ có 140 nàh băng bé hơn thì lại phá sản . nạn thất nghiệp cứ thế gia tăng !

  2. Vinh Nguyen says:

    “…Citigroup bị thua lỗ nặng và phải được nhà nước bảo đảm hơn 300 tỷ Mỹ kim cấp cứu.”

    Xin thua, con so^’ chi? la` 45 ty? My~ Kim.

Phản hồi