WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Hội Nhà Văn Việt Nam đang từng bước xóa sổ nền Văn Học nước nhà?

Sáng nay, mát trời ông địa, bạn tôi, xin viết tắt là ông Ất (không có ông Giáp) cùng nhau làm tí café đen… đủi, quán xá hơi bị đẹp, chân hơi bị ngắn mà “buông chùng váy Đình Bảng” rất chi là gia giáo, bèn “buôn dưa lê” hết chuyện chính trị đến văn nghệ văn gừng, thi ca hò vè đủ tất tần tật, tôi (TMH) ngứa mồm bèn khoe: trưa nay về, thế đếch nào tớ cũng ngoáy một bài mang tên: “Hội nhà văn VN đang từng bước xóa sổ nền văn học nước nhà”. Ất há hốc miệng kinh hãi, can:

- Thôi đi cha. Viết thế ông Hữu Thỉnh ông kiện cho đi tù bỏ bà. Hảo nên nhớ HT hàm bộ trưởng nhá, cán bộ lớn do bộ chính trị quản lý nhá. Ông phê bình thơ HT dở mà giấy trắng mực đen lý luận dẫn chứng phân minh trung thực rành mạch bố cãi thì được, chứ đụng vào cả cái Hội nhà văn của đảng thì xin ông, đừng có mơ, tránh voi không xấu mặt nào,,,

- Thế Ất đã đọc ba bài viết của mình trên các trang mạng: “Hai tác phẩm dự giải thưởng Hồ Chí Minh của ông Hữu Thỉnh: một dở; một trường ca phạm quy”, “Trường ca biển, một tác phẩm làng nhàng, nhạt nhẽo của Hữu Thỉnh sắp được giải thưởng Hồ Chí Minh” và bài “Thời những tác phẩm nhỏ được giải thưởng lớn” chưa?

- Rồi. Đọc xong tớ rất hãi. Vì xưa nay, tớ a tòng với dư luận báo lề phải luôn cho thơ Hữu Thỉnh là hay nhất nước, là một Tố Hữu thời nay. Có hàng trăm bài báo lề phải ca ngợi thơ HT thành ra mình đọc cái quái gì của HT cũng như bị báo chí dư luận thôi miên, rằng hay quá trời… Đọc mấy bài của Hảo, tớ ngã ngửa, bèn về lấy hai cuốn thơ dự giải thưởng HCM của HT: “Thương lượng với thời gian” và “Trường ca biển” ra đọc lại, bị bài của Hảo thôi miên hay sao ấy, chợt thấy thơ HT dở một cách sâu sắc, nhạt nhẽo một cách tinh quái, thế mới kinh. Có lẽ HT được đám phê bình xu thời, phê bình ăn theo cốt xin tí tài trợ sáng tác mấy chục triệu từ ông chủ tịch hội nhà văn VN, nên lăn vào khen ngợi làm HT tưởng thơ mình hay nhất nước thật…

- Hảo hỏi Ất nhá: Hội nhà văn do ông HT làm chủ tịch dâng lên nhà nước các tác phẩm dự giải thưởng văn học Nhà nước và giải thưởng văn học HCM hầu hết là các tác phẩm trung bình, thậm chí rất dở, rất nhạt nhẽo để nhà nước tôn vinh lên thành các tác phẩm lớn, các tác phẩm xuất sắc, thì thử hỏi hành vi ấy nên gọi là hành vi gì ?

- Đó là hành vi lừa đảo nhà nước, lừa đảo nhân dân. Tác phẩm dở mà dám gọi tác phẩm hay, tác phẩm bé hơn con kiến mà dám nói tác phẩm lớn như quả núi. Việc này hệ trọng đây he he he he. Nó giống như anh bán thuốc trừ sâu giả cho nông dân cả nước, khiến sâu đếch chết mà lúa chết; giống như anh bán thuốc giả cho dân, uống vào không hết bệnh, dân chết như rạ…Than ôi, nguy hiểm quá, nguy hiểm quá… Mấy anh Hội nhà văn VN này chả lẽ làm nghề bán thuốc giả tinh thần…?

- Bác Ất này, Hảo tôi công bằng mà nói, trong các tác phẩm Hội nhà văn VN đưa lên để xét giải thưởng nhà nước, không phải đều dở hết, cũng có đến hai phần mười là tác phẩm hơi bị hay, khá hoặc kha khá. Còn các tác phẩm đưa vào giải thương HCM thì hầu như đều dưới tầm, thậm chí dở vô cùng tận, ngang ngửa với thơ HT cả. Có nhiều cuốn tiểu thuyết tôi đọc mà kinh hãi, tác giả “đỉnh cao” này không biết viết câu văn tiếng Việt, cứ thì là mà kéo dài, chẳng chấm phảy gì ráo. Viết tẻ nhạt đến nỗi tôi xơi ba vại café đen rồi mà vẫn buồn ngủ, thiếu đường cho tí ớt vào mắt mới có sức nhá hết của nợ là những cuốn tiểu thuyết lê thê, nhạt nhẽo, chẳng có tí văn học nào này… Ấy vậy mà những “đỉnh cao” này từng được giải thưởng Hội nhà văn rồi nhá, lại được thưởng cả giải 2000 USD gọi là giải Vua Thái Lan ASEAN mới hãi hùng chứ bác!

- Nếu đúng như Hảo nói thì ông HT này cùng ban lãnh đạo Hội Nhà văn đang từng bước xóa sổ nền văn học nước nhà thật. Việc lừa dân lừa đảng như thế này để cuỗm đi của nhân dân hàng chục tỉ đồng tiền giải thưởng là tội to đấy. Tiền tỉ tỉ này đâu phải tiền của đảng của nhà nước, tiền đóng thuế của dân đen nhịn ăn nhịn mặc, nhịn đủ đường để co ro rét, run rẩy đói mà đóng thuế cho nhà nước đó, tiền này xương máu của dân, ăn gian, ăn tham thì đúng là tham nhũng giải thưởng thật rồi…

- Nghe tin vỉa hè của văn phòng hội nhà văn VN thì tiền giải thưởng cho mỗi tác giả giải nhà nước năm 2011 này đâu cỡ hai trăm triệu, giải Hồ Chí Minh đâu cỡ ba trăm triệu đó bác Ất, nhớn chứ có bé tí ti gì cho cam… Điều hệ trọng hơn việc tham nhũng tiền giải thưởng rất lớn này là việc Hội nhà văn VN định hướng cho lớp trẻ: cứ viết như các “giải đỉnh cao nghệ thuật” này nhé, như thơ Hữu Thỉnh nhé, như văn thơ lí luận báo chí Hà Minh Đức nhé; nghĩa là cứ viết thật dở vào, nhạt tới số vào sẽ có giải thưởng lớn, miễn là viết đúng lập trường giai cấp, cứ ta thắng địch thua vào là trúng lớn; chứ viết như cậu Bảo Ninh rằng chẳng bên nào thắng là ăn cám ngay; em nào cháu nào theo đuôi bọn Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Võ Thị Hảo, Nguyễn Quang Lập, Tạ Duy Anh… mà viết hay kiểu “biểu tượng hai ba mặt” là chỉ vứt vào sọt rác thôi nhá…

- Hảo này, mình nghĩ rộng ra tí chính trị cho vui. Nhà nước mà công bố cái giải thưởng ngược này ra là các thế lực thù địch nó thích nhất đấy, nó cám ơn đảng nhà nước cho nó cơ hội lớn thi nhau nói xấu chế độ ta, nó hoan hô còn hơn anh viết văn dỏm, làm thơ dỏm mà được giải thưởng lớn mấy trăm triệu đấy.

- Sao kỳ vậy cha nội?

- Hảo, mày ngu vừa vừa thôi nhá. Bọn “các thế lực thù địch” nó chỉ chờ nhà nước hớ, để ông chủ tịch Trương Tấn Sang ký vào bằng khen tôn vinh các giá trị giả… là nó tuyên truyền nói xấu chế độ tốt đẹp gấp tỉ lần chế độ tư bản của ta; rằng các ông xài bạc giả nhá, rằng dở thế mà các ông không có mắt lại khen hay nhá… Rồi từ hiện tượng văn học giả, giải thưởng giả này nó quy lên thành bản chất chế độ ta là chế độ giả… thì có phải là việc tuyên truyền ta thật thà từ chân lên đầu của ban tuyên giáo trung ương bị hiểu ngược lại hay không?

- Bác Ất quy kết chính trị kinh bỏ xừ. Em chả. Nếu vậy thì bác đang gián tiếp quy kết đám làm hàng giả giải thưởng này là làm hại chế độ ta à?

- Rõ rồi nhá. Tớ mà như nhà nước ta, tớ ra lệnh cấm các nhà văn viết văn dở, cấm làm thơ dở…

- Thôi em van bác. Nhà nước ta thông minh sáng suốt gấp tỉ tỉ lần bác với em. Nếu nhà nước ra lệnh cấm viết văn dở thì bố ai dám viết nữa, thì làm cóc gì còn Hội nhà văn. Theo em thì nhà nước chỉ nên cấm bọn biến văn dở thơ dở thành hay, hô biến, đọc thần chú: “vừng ơi mở ra” là văn học dở thành văn học hay, rồi mưu mô lập bề hội đồng bỏ phiếu kín phiếu hở xin đảng cấp giải thưởng làm hại uy tín nhà nước ta quang minh chính đại không bao giờ biết nói dối, chỉ nói thật thành thần mà thôi bác ui!

- Thế a!?

Sài Gòn 08-9-2011

© Trần Mạnh Hảo

© Đàn Chim Việt

7 Phản hồi cho “Hội Nhà Văn Việt Nam đang từng bước xóa sổ nền Văn Học nước nhà?”

  1. ĐẠI NGÀN says:

    NHÀ VĂN, NHÀ THƠ

    Nhà văn, nhà thơ, đương nhiên phải là nhà trí thức. Trình độ trí thức càng cao, ý nghĩa của nhà văn, nhà thơ lại càng cao. Nhà thơ nếu chỉ là kiểu ca ngợi, hiếu hỉ, theo cách dung tục, tầm thường, đó không phải nhà thơ mang ý nghĩa thơ ca cao khiết thật sự. Nhà văn nếu cũng chỉ kiểu điếu đóm, làm tay sai cho bất kỳ ai, thì cũng chỉ là bọn bồi bút, không phải là nhà văn mang sứ mệnh chức năng thật sự. Vậy nhà văn đúng nghĩa, nhà thơ đúng nghĩa, đích thị phải là trí thức, là ý thức, là lương tâm, là trách nhiệm tự nhiên hoặc thiêng liêng của mỗi cá nhân con người trước dân tộc, trước nhân loại, tùy theo mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn, hay tùy theo từng thời đại. Thực tế, không phải bất cứ ai cũng có khiếu làm thơ, khiếu viết văn. Cho nên nhà thơ, nhà văn, trước hết đều phải là những người có năng khiếu. Có năng khiếu tức cũng là có tài năng. Đem tài năng đó của mình giúp đời, đó là một ý nghĩa, một giá trị, một chức phận của những người làm thơ văn. Nhưng có tài năng, mà lại đem chính tài năng đó ra để hại đời, hay xu nịnh vào các mục đích tầm thường, thật sự vẫn luôn luôn là điều gì nguy hiểm, xấu xa. Nên nhà thơ, nhà văn đúng nghĩa, trước hết phải chính là lương tâm của thời đại. Lương tâm của thời đại ở đây, chính là điều gì do tự mình cảm thấy, tự mình bị thôi thúc. Còn nếu lương tâm của thời đại đó chỉ là khái niệm nói hùa theo, kiểu vô ý thức, thì chỉ là sự phản lương tâm, sự bêu rếu lương tâm, sự nô dịch lương tâm trong những thời đại tầm thường, hiểm nguy nào đó. Thơ có nghĩa là cảm xúc, là tình cảm, lắng sâu, cô đọng, súc tích, cộng với âm hưởng tự nhiên của tâm hồn con người phải có. Văn là sự dàn trải của ý thức, của sự cảm nhận, của chiều sâu trong ý thức và nhận thức, và của cả việc phân tích, miêu tả về các thực tế cụ thể. Thơ văn, vì thế luôn là người bạn đồng hành của tất cả mọi người, hay của nhân thế nói chung. Những người không có thực tài về văn thơ, nhưng cũng sính làm thơ, làm văn như kiểu một thị hiếu, một sự khoe mẽ, thì thường cũng chỉ có hình thức ngôn ngữ như thế nào đó, mà không thực sự có ý nghĩa hay giá trị thực chất của sáng tạo thơ văn. Cho nên, muốn làm văn, làm thơ tốt, trước hết phải tự luyện tri thức, nhận thức, tâm hồn, nhất là trau dồi khả năng sáng tạo. Chỉ những tâm hồn nào cao quý, chân chính, chỉ những sự nhận thức nào sâu sắc, chỉ những ý thức nào ngay thẳng, chân thực, chỉ những năng lực sáng tạo nào có thực chất, thì thơ văn ấy mới thực sự có khả năng phục vụ tốt cuộc sống, phục vụ tốt con người chân chính, phục vụ hiệu quả thế gian. Còn như các thơ văn chỉ là các phong trào bề nổi, chỉ là công cụ cho các ý nghĩa chính trị nào đó ngắn hạn, nhất thời, có khi thậm chí còn mang tính cách cai quản, nắm đầu, sai bảo, thì thực chất văn thơ ấy cũng chỉ là ý nghĩa của những sản phẩm ngu ngốc, kém giá trị, vô giá trị, phản thời đại, hay phản xã hội, hoặc phản nhân văn, hay thông thường cũng chỉ là các thứ cơm thừa, canh cặn của những loại điếu đóm ăn tàn. Ý nghĩa của thơ văn mặt khác, cũng còn khác với cả ý nghĩa của hội họa hay âm nhạc. Hội họa là những hình tượng bất động, nên sức lan tỏa tất yếu không thể bì được với thơ hay văn, vốn là ngôn ngữ của sự giao tiếp đa dạng và phong phú vô cùng. Sự hạn chế của hội họa về mặt lan tỏa như thế, khiến cho tầm tác động của hội họa cũng thường tương đối ít. Nhưng âm nhạc trái lại thì luôn vẫn có sức lan tỏa rộng lớn hơn nhiều. Bởi âm nhạc chính là hình tượng không lời, không ảnh, vì chỉ có âm thanh, mà âm thanh thì lại còn mạnh hơn cả ngôn ngữ, do vì có tính phổ quát, sâu xa hơn so với ngôn ngữ bình thường. Đó là chưa nói tới âm nhạc phổ biến, hay ca khúc, thì còn kết hợp được cả ca từ, tức là văn chương, hay thi ca, cùng với nghệ thuật âm sắc hài âm phong phú. Nên đó chính là sức mạnh không chối cãi được của âm nhạc trong dạng quần chúng, bình dân, bởi ai nghe cũng hiểu, ai nghe cũng thích, nếu quả thật nó có mang chính dáng vóc và âm hưởng của nghệ thuật. Cho nên, văn chương nghệ thuật nói chung, chính là cái tinh hoa, cái tinh túy của tâm hồn dân tộc, hay tâm hồn nhân loại. Văn chương nghệ thuật, do vậy vẫn luôn luôn là chức năng, ý nghĩa cao quý của tinh thần, là sự lãnh đạo tinh thần quý báu và hữu ích cho xã hội nói chung. Nhưng nếu ngược lại, văn chương nghệ thuật vì các duyên cơ nào đó, lại chỉ trở thành công cụ của chính trị thiển cận, tầm thường, trở thành công cụ phục vụ tầm thường như thế nào đó chỉ cho một thiểu, thì nó tất yếu sẽ không còn là chính chức năng tự thân quý giá, cao thượng, và hàng đầu của nó nữa, mà thực tế nó chỉ trở thành như một thế giới của mọi thành phần điếu đóm, nịnh nọt vô tích sự, một cách đáng thương, thấp kém, và như thế, lại trở thành tai hại cho chính con người, và cho chính xã hội con người trong một quốc gia, đất nước, hay kể cả của xã hội loài người không phân biệt cả thời gian lẫn không gian.

    Võ Hưng Thanh
    (14/9/11)

  2. D.Nhật Lệ says:

    Tôi đã tìm đọc lại Hồi Ký NĐM.nhưng mới chỉ đọc được hàng chữ “NHT.là một tên dắt gái…” thì có thể còn có phần chỉ trích mà NHV.đã trích dẫn vì Hồi Ký này hiện rải rác từng phần nên tôi chưa có thì giờ để đọc hết.Ở trang mạng nào có đăng đầy đủ Hồi Ký của NĐM để đọc trọn bộ,anh NHV.biết chăng ?
    Noí chung là NĐM.không phê phán trực tiếp văn thi sĩ nổi tiếng mà qua những người mà ông quen biết.Viết như thế có cái lợi là dễ cải chính và tránh bị đánh giá là tự tôn đối với đồng nghiệp khi những người này vốn là cây cổ thụ như NĐThi,HCận,Chế Lan Viên,Tố Hữu v.v. !
    Nhân đây,tôi xin đính chính là Nguyễn Khải hèn là do chính NK.thú nhận với NNgọc.và nhà văn
    NN.thuật lại với NĐM.
    Đồng ý với NHV.là NN.đáng cảm phục vì tính dám nói thẳng thừng của ông.Đại học Hoa Sen
    có bà hiệu trưởng TS.Bùi Trân Phượng là người tôi cũng cảm phục,hiện bị “chiếu tướng” kỹ.

    • Trung Kiên says:

      Trước đây tôi rất thích đọc HỒI KÝ. Nhưng từ khi đọc rồi so sánh giữa những người viết cùng một sự kiện nhưng lại khác nhau, cộng thêm cảm tính và tô vẽ cá nhân, khiến Hồi Ký trở thành “tự bơm bình” và nói quanh…riết rồi chán!
      Đọc để mà đọc chứ “tin” thì…tùy từng phần (phải động não) và còn tùy thuộc vào nhân cách của người viết nữa!

  3. D.Nhật Lệ says:

    Hỏi anh bạn NHV về.điều trích dẫn “NHT.là một gã ma cô…” có phải là của NĐM.hay không ?
    Tôi đọc qua một lần hồi ký của NĐM.nhưng chưa đọc được lời chỉ trích độc địa nóí trên.Chẳng biết tôi có đọc sót không nhỉ ?
    Có điều NĐM. nói nhiều đến các văn thi sĩ nổi tiếng thông qua những lời miệt thị khinh bỉ của nhà văn Nguyên Ngọc.Nghĩa là một cách phê phán gián tiếp người khác.Như NN.khinh bỉ Nguyễn Đ.Thi,Huy Cận và nhiểu người nữa… bằng những lời như một tên giả dối (NĐT) còn HC.thì ông phang cả những từ ” bẩn thỉu như thế thì không thể làm thơ hay được…” ???
    Hay nhất là câu sau của NN.là “chế độ này (CS) thế nào cũng sụp đổ nhưng không biết sụp đổ
    theo kịch bản nào”.Nhà văn NN.khen Nguyễn Khải là sống thực với mình,tức là sống thực tế không có lý tưởng gì nhưng chê thẳng thừng là hèn !
    Có lẽ câu “chế độ này thế nào cũng sup đổ…”đã làm bọn bồi bút tức giận nên mới đây,NN.bị
    VC.”chiếu tướng” trong vụ biểu tình và Đại học Hoa Sen của ông đang bị tố cáo tuyển sinh
    lem nhem,không minh bạch !

  4. ailê says:

    1/Theo như tội được biết , Saigòn trước đây lập gỉải văn học nghệ thuật thì nhửng người được mời chấm giải (trong bangiám khảo)không được dự thi . Ít nhất đây củng là sư công bình,có tánh cách vô tư,tránh vị nể nhau,công kênh nhau ,mặc áo thụng vái nhau…Có lẻ vì đó mà tác phẩm nào của SG khi được giải thưởng đều là nhửng tác phẩm hay hoặc lạ,hoặc mới cả.Điển hính như SonNam với “huơngrừngcàmau” NhậtTiến với “thềmhoang” (nhửng tác phẩm khác,xin lổi,lâu quá không nhớ được)
    2/Theo như tác giả bài này thì cái điều kiện công bình và vô tư của giải VH/HNVVN không có ,điển hình là HửuThinh vừa cầm càng vừa trao giải cho mình.. Dù thơ hay văn hay thật,nhưng ở trong ban tô chức,ban chấm thi thì người có chút tư cách ,không Ai tự vái mình một cách kỳ cục như vậy.Huông chi thơ không hay,không mới như Trầnmanhhảo phê bình. .dở hoặc dưới tầm.Một tác phẩm được giải thưởng HCM mà bị chê như vậy thì quả bôi bác HCM quá! Không biết Ông Hửu Thình dọc bài này (và các bài khác về giải vhnt) của TMH có thầy NHỘT không?
    3/Nhác lại,là thời trước (VNCH) hay bây giờ,ở xứ tự do,giải thưởng không nhất định là phải bát buộc phải có gải nhất nếu xét thấy không xúng với giải.không đủ tầm vóc để được giải thì bỏ đi,chỉ lấy giải nhì…Còn không được nửa thi cho an ủi,khuyến khích,còn không nửa,thì tuyên bố không có giải cho năm nay. Thế là ổn nhất…
    Vài Ý thô thiển,nếu không đúng ,xin bỏ qua cho !!!
    áilê

  5. Quân says:

    Tôi đã đọc nhiều tiều thuyết, các bài phê bình văn học của Trần Mạnh Hảo. Ông này viết lung tung, tài năng cũng bình thường. Trong văn đàn, Trần Mạnh Hảo cũng chẳng có vị thế, ảnh hưởng gì đáng kể.

  6. Bác Hảo ạ, đã lâu rồi chúng tôi không hề đọc bất cứ một tác phẩm văn học nào xuất bản trong nước nó không đáng mất thời gian để đọc nên ai được giải chẳng quan trọng gì với chúng tôi, một nền văn học không có tự do có gì đáng bàn đâu

Leave a Reply to D.Nhật Lệ