WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nhố nhăng chuyện chức danh

Báo chí trong nước đang khá ồn ĩ chuyện một quan chức nọ đăng nguyên chức danh của mình trên thiệp cưới con trai.

Số là ông Nguyễn Hùng Dũng, phó trưởng ban Phòng chống tham nhũng của tỉnh Cần Thơ khi tổ chức cưới cho con trai út của mình đã cho in chức danh trên thiệp mời. Nguyên văn là: “NGUYỄN HÙNG DŨNG – Phó Trưởng Ban Chỉ đạo TP Cần Thơ Về Phòng Chống Tham Nhũng”.

Ảnh Dân Trí

Theo báo chí trong nước, đám cưới của con trai ông Dũng diễn ra vào ngày 5/9/2011 tại Nhà hàng Cửu Long (đường Quang Trung, quận Ninh Kiều) cạnh trụ sở Thành ủy TP Cần Thơ. Một số người dân sống gần nhà hàng cho biết, đám cưới rất đông người tới dự, có rất nhiều xe ô tô đậu; khách ngồi chật kín cả nhà hàng, nơi có sức chứa cả trăm bàn (mỗi bàn 10 người).

Nhà hàng nơi diễn ra đám cưới. Ảnh Dân Trí

Người dự tiệc nói riêng và dư luận xã hội nói chung đã dị ứng với cái chức danh phô ra không đúng lúc này của ông Dũng. Người ta có cảm giác ông dùng cái chức danh này để ép những người được mời, nhất là các doanh nghiệp, các tổ chức, các đối tác phải tới dự đám cưới của con mình, và tất nhiên phải tới với một phong bì kha khá một chút.

“Phòng chống tham nhũng” trong xã hội Việt Nam là một cơ quan mang tính nhạy cảm, nó có thể làm mọi doanh nghiệp, mọi quan chức phải giật mình khi nhận thiệp và đương nhiên phải suy nghĩ trước một thiệp mời mang tính “gợi ý” như vậy.

Khi báo chí đưa sự việc ra công luận, ông Dũng thanh minh rằng, ông chỉ muốn ghi vậy cho người nhận khỏi quên tới dự đám cưới của con ông, chứ “không có ý gì khác”.

Phát biểu trên báo ngay sau đó, chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Cần Thơ, ông Nguyễn Thanh Sơn cũng nói, ông không hài lòng về chuyện này và sẽ chờ kết luận kiểm điểm của chi bộ Đảng nơi ông Dũng công tác, sau đó mới xem xét xử lý kỷ luật.

Chức danh là một hình thức trong phân cấp quản lý hành chính. Ở Việt Nam trong những năm gần đây nó đã bị lạm dụng một cách tràn làn, sử dụng không đúng chỗ, đúng lúc, gây phản cảm. Việc trưng chức danh ra không đúng nơi, đúng đối tượng như trong trường hợp kể trên nó cho thấy văn hóa ở tầm thấp của chính đương sự và tạo cảm giác khó chịu cho những người được giới thiệu, đồng thời gây phản ứng ngược của dư luận.

Ở đây, nhân tiện xin giới thiệu một trường hợp phô danh không đúng chỗ nữa, ở ngay trong một xã hội văn minh là Ba Lan.

Tên bài báo

Trên tờ báo cộng đồng của hội “Người Việt tại Ba Lan” (trước kia là “Hội Người Việt tại Ba Lan Đoàn Kết và Hữu nghị”), xuất hiện một bản dịch. Bản thân bài dịch đó không có gì đáng phàn nàn. Câu chuyện đề cập ở đó như sau.

Đại loại, một ông Tây (Ba Lan) nguyên là lính lê dương trong quân đội Pháp tới Việt Nam những năm 40 của thế kỷ trước nhưng ông đã “đảo ngũ” và gia nhập Việt Minh, tham gia nhiều trận chiến trong đó có trận Điện Biên Phủ lừng danh. Ông lập nhiều chiến công, từng bị thương nhiều lần. Sau này, ông được tuyên dương và được chính Hồ Chí Minh đặt cho cái tên là Hồ Chí Toán (mang họ bác Hồ). Ông lấy vợ Việt là bà Nguyễn Thị Phượng và có 2 con trai là Hồ Chí Thắng và Hồ Chí Dũng.

Ông mất vì bệnh vào năm 1963, hai năm sau đó, vợ con ông quay lại Ba Lan sinh sống. Câu chuyện đăng trên báo do chính người con là Hồ Chí Dũng viết lại bằng tiếng Ba Lan được chuyển qua Việt ngữ.

Kể ra cũng là khá độc đáo, khi hàng (chục) ngàn người Việt tìm thấy quê hương thứ 2 trên mảnh đất Sô- Panh, nếu nói chung trên cả thế giới thì hàng triệu người tìm thấy quê hương thứ 2 ở mảnh đất ngoài ‘hình chữ S” thì có một ông Tây “lội ngược dòng” tìm thấy quê hương thứ 2 tại Việt Nam.

Tôi- tất nhiên- hoàn toàn tôn trọng sự lựa chọn của ông Stefan Kubiak (Hồ Chí Toán) cũng như tình cảm của con trai ông dành cho cha mình nhưng lại thấy thấy thất vọng với người dịch và giới thiệu câu chuyện này.

Lý do là cái chức danh (to tổ bố) mà người dịch phô trương rất không đúng lúc ở đây, ghi chú dưới bản dịch: “* Người dịch: Nguyễn Văn Thái, UV Ủy ban TW Mặt trận TQVN, Phó Chủ tịch Hội NVN tại Ba Lan “Đoàn kết-Hữu nghị”, dịch giả tác phẩm “Chàng Tadeusz” của Đại thi hào Adam Mickiewicz, Ba Lan“.(1)

Chức danh người dịch được ghi bên dưới bài

Thứ nhất, “Ủy viên Ủy ban TW Mặt trận TQVN, Phó Chủ tịch Hội NVN tại Ba Lan “Đoàn kết-Hữu nghị”, đơn thuần là chức danh hành chính, nó chẳng liên quan (đếch gì) đến việc ông dịch một đoạn văn hay một bài báo cả. Không phải vì thấy thế mà người đọc quan tâm hơn, mà ngược lại chỉ thấy chướng, thấy chối tỉ.

Thứ hai, chức danh của người dịch tự nhiên làm giảm giá trị, làm mất khách quan của câu chuyện mà ông Hồ Chí Thắng kể về cha. Người ta dễ nghĩ rằng, ừ, ông này là Ủy viên TW Mặt trận Tổ Quốc VN nên giới thiệu về một ông Tây “Việt Cộng” đây mà.

Thiết nghĩ, chức danh là cần thiết khi xử lý những công việc liên quan, nhưng khi bứt ra khỏi nhiệm vụ “cách màng giao cho”(2) để trở về với cuộc sống gia đình, với bạn bè, hay khi tham gia các hoạt động không liên quan gì thì xin quý vị cất cái chức danh to lớn của mình đi cho dân nhờ.

© Đàn Chim Việt

————————————-

Ghi chú:

(1) Người viết không chịu trách nhiệm nếu sau đó đoạn trích dẫn này bị xóa bỏ khỏi trang web có liên quan.

(2) Trích thơ Bút Tre: “Nay về phụ trách bảo tàng/ Cũng là nhiệm vụ cách màng giao cho“.

Ông Bút Tre làm 2 câu thơ trên khi ông bị giáng cấp từ Trưởng ty văn hóa tỉnh Phú Thọ về phụ trách bảo tàng sau loạt thơ ca ‘nhạy cảm’ mà ông là tác giả.

11 Phản hồi cho “Nhố nhăng chuyện chức danh”

  1. Trùng Dương says:

    Bà con bên Mỹ thường hay nói đùa: “nổ (hay chém gió) ko bị đóng thuế mà.
    Vì thế các quan cs nổ banh nhà lồng chợ.

  2. kenny says:

    Neu la toi , toi se phuc dap lai thu moi du dam cuoi nhu sau:
    Nguyen van Teo
    Chu trai Hom
    Ben Ninh Kieu, Can Tho.
    Nhu vay doi ben deu can bang ,vui ve ca lang, khoi thac mac.

  3. VHT says:

    THỜI XA XƯA

    Thời xa xưa như giai đoạn Pháp thuộc, giai đoạn phong kiến VN, thời chưa có CM tháng Tám, hoặc cả miền Nam cũ, trong vấn đề công khai chức danh người ta luôn luôn hết sức tế nhị và thận trọng. Điều đó cho thấy tình trạng văn hóa của xã hội là ổn định và nhân cách của cá nhân con người hoàn toàn chững chạc. Vậy tại sao trong thời kỳ hiện đại, sự phô trương chức danh trở nên loạn cào cào như thế. Điều đó nói lên bản chất của xã hội xuống cấp và bản chất thật của con người xuống cấp. Càng khoe chức danh càng cho thấy ít người trung thực, ít người năng lực, và ít người tài năng, ít người trí thức đúng nghĩa và cần thiết, thế thôi. Nguồn gốc đáng phiền hà của nó chính là do thói quen tuyên truyền giả tạo, và cũng do cả nền giáo dục, phương pháp giáo dục phản hiệu quả, phản khoa học, đứt đuôi cả truyền thống, xa cách với bề dày lịch sử văn hóa của đất nước và dân tộc.

    VHT
    (15/9/11)

  4. TrungDuong says:

    Chính cái tổ chức cầm quyền hiện nay nó tạo ra cái hư danh ảo đó để mà hù thiên hạ, hãy nhớ cho rõ: “Quan nhất thời – Dân vạn đại” đi các quan ơi!
    Ở VN giờ các học vị zõm tràn lan kìa, tương ra cho thiên hạ cười thúi đầu.
    Tôi nhớ có lần nói chuyện với tay Bí thư xã, tay này trước khi đi VC là học trò của ông Nội tôi (ông Giáo làng), trường của Ông tôi dạy chỉ có tới lớp 3 thôi, tay Bí thư này học chưa xong lớp 2 nữa kìa, vậy mà sau 30/4/75 không lâu thì có bằng Cử nhân nghe, có lần về quê chơi tôi gặp hắn tôi hỏi về cái bằng, hắn cười khèn khẹc và nói rằng: học như tao mới có bằng chứ học như tụi mày biết bao giờ mà có! (dĩ nhiên là hắn thừa biết tụi tôi biết cái bằng zõm nên hắn nói cho qua)
    Vậy thì kinh tế lạm phát, đất nước rối loạn thì chuyện chẳng có gì lạ cả.
    Chức của tôi nè
    Bí thư Đảng “quỷ”
    Phó Trưởng ban Chỉ đạo Phòng chống bệnh xã hội VN
    Phó thường dân Nam Bộ
    (đã viết)

  5. Nguyễn hùng Đủn. says:

    Thanks tác giả.
    Nguyễn hùng Đủn.
    Phó trưởng thường dân tổ dân phố t/p Texas Hoa Kỳ.
    Trưởng ban phòng chống tiêu chảy cho bản thân.
    Hehe mình lây cha nội tham nhũng Can Tho này òi.

  6. Dân buôn asg says:

    sao bữa nay mấy bác trym việt lại chọc ngoáy bác tiến sĩ Thái thế nhẩy. Nếu tớ nhớ không lầm thì chính bác tiến sĩ đã là nguồn cảm hứng để ngài Quỳnh đen tức khí cho ra bài thơ mở đầu cho báo Đàn chim việt cơ mà. Ơn này trả bao giờ mới hết hehehe…

  7. Tôn Vân Anh says:

    Thời buổi này mang danh cộng sản Mặt Trận Tổ Quốc ra khoe coi như là tự nhổ toẹt vào mặt mình và cộng đồng mà không biết ngượng. Yêu cộng sản thì về VN mà sống đừng làm bẩn Ba Lan ông Thái và hội của ông ơi. Các ông ở đây chỉ làm ảnh hưởng tới cộng đồng, người Ba Lan không ai thích các ông đâu trừ mấy ông BL hâm hấp chẳng có tiếng nói gì giá trị. Bài dịch của các ông chỉ an ủi đc mấy ông việt cộng tự ti, không có chỗ nào bấu víu nên mới phải bấu tạm vào mấy ông cộng sản. Đúng là lẩm cẩm. Jesteście beznadziejni!

  8. backy says:

    Vui thật.
    Hồi đi học, nghe Bố kể chuyện mua chức mua danh ngày xưa đã cười ngất. Sau nghĩ lại thấy cái bọn khởi xướng ra chuyện mua bán chức tước thật là hay, thằng kiếm tiền, thằng thỏa mãn cái thèm hư danh hão (thường là vì ngu mà không có). Cả 2 bên đều có lợi.

  9. Tri Tân says:

    Không có gì nhố nhăng cả khi cách ghi chức danh đó là nhằm mục đích vụ lợi. Cái đáng lo là cơ chế tạo ra và cho phép sự vụ lợi ấy. Còn về dân trí, văn hoá, có thể xem là bình thường nếu xếp hiện tượng đó vào cách xưng danh của Don Quichotte, của ông già Khottabych.

  10. Tien Pham says:

    Đây cũng là 1 bề mặt của bệnh ham bằng cấp, hám danh mà ra. Ờ, ông kô “chơi” bằng Tiến Sĩ (TS), nhưng ông đăng nguyên con cái chức vị thật của ông lên thiệp cưới chơi. Vừa hù được bà con, vừa doạ được các đại gia, lại kô mang tiếng là chơi bằng dỏm!

    Thật ra, mấy người “chơi” bằng TS kô biết rằng, tấm bằng chỉ là 1 chứng nhận, bởi 1 người khác, rằng người sở hữu nó có khả năng nhận thức, phân tích, tổng hợp, suy luận, tìm tòi, và tự học. Thiếu những cái này, có bằng cũng như kô. Chỉ cần quan sát qua mấy thứ này, người ta có thể đánh giá được cái “đẳng cấp” của mình. Mà mấy cái việc nêu trên thường có được và phát huy 1 cách mạnh mẽ khi làm nghiên cứu (research). Ở trình độ TS, đề tài nghiên cứu thường, nếu kô muốn nói là phải, là cái gì mới, người khác chưa làm. Kô cần phải là quan trọng (significant), nhưng phải mới và nguyên thuỷ (original). Một khi phải nặn óc ra để tìm cái mới như vậy, các việc nhận thức, phân tích, tổng hợp, suy luận, tìm tòi, và tự học phải là những kĩ năng cần thiết và bắt buộc phải có. Kô có mấy thứ này, kô thể nào là 1 “Tiến Sĩ”! Thông thường, từ khi mới vào grad school (hậu đại học, viết tắt của chữ graduate school) cho tới lúc làm luận án ra trường, tuỳ theo nghành và đề tài, có thể mất 7-8 năm. Nhất là những nghành về khoa học, như Điện (Electrical Engineering, thường là về Mạch Điện Tổng Hợp, Integrated Circuits, ICs). Hay theo như cách gọi trong nước, là Vi Mạch (chữ này kô đúng lắm), Khoa Học Vi Tính (Computer Science), etc.

    Chuyện làm nghiên cứu sinh (assistant researcher, còn researcher là người nghiên cứu, thường là thầy của mình) bên Mĩ là 1 câu chuyện dài, 1 vài dòng kô thể diễn tả hết mọi chuyện.

    Bên này còn hay có mấy cái vụ đem bằng cấp ra hù nhau. Kô có bằng cấp thì đem “thâm niên công vụ” ra. Mà mấy cái này chỉ là trò doạ khỉ! Chỉ cần quan sát, nói năng, hỏi thăm vài câu là biết ngay họ thuộc “đẳng cấp” nào, loại hay quăng mìn (cho nổ) hoặc hay là quăng lựu đạn. Theo Shakespeare, to be or not to be?

    • NK says:

      Bài bạn viết thật sự có thiện chí và chất lượng. Tuy nhiên bạn có hài tiếng Mỹ nhiều, lại viết kô cũng như nhiều người viết ko ngày nay để thay cho chữ “không” mực thước trong tiếng Việt, là điều rất phản cảm và quái đản.

      NK

Phản hồi