WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Xin ngả mũ kính chào bọ Lập

Chào lời bàn của Bọ về hai câu ca dao cổ:

’’Còn Tầu còn nhiễu Tam Giang

Tầu về Bắc quốc Mo Nang che lồn’’

Thằng Bờm có cái quạt mo...

Tôi đã đọc những bài viết trên trang nhà của ’’Bọ Lập’’(BL) , một trong số những trang rất được cư dân Mạng người Việt khắp nơi yêu mến, bởi trong các bài viết đó đầy thông tin thời sự nóng hổi, văn chương, nhân bản, đôi khi trào lộng nhưng vô cùng sâu sắc khiến người đọc phải suy tư, trăn trở cùng chủ trang. Đặc biệt ấn tượng ở những cái Tide bài viết… Đến bài: ’’Còn Tầu còn nhiễu Tam Giang…’’ – thì bật cười sảng khoái, cười rũ rượi đến chẩy nước mắt….

Do quan niệm ’’hơi bị… cổ’’ nên không thích những hình ảnh, nghe ngôn từ gây sự liên tưởng’’Sexy’’ . Thế nhưng bài’’Còn Tầu…’’ thì đọc đi đọc lại (mà đọc nguyên văn)…rồi tuy cười đấy, nhưng không thể thoát ra được nỗi ám ảnh của vấn đề đang nóng bóng giữa sự an nguy của đất nước với các ’’Tầu…’’ đang ngày đêm’’Nhiễu Tam Giang’’ trên đất nước mình…

Thú thật: Tất các bài viết đi trên Mạng Internet toàn cầu của các tác giả viết về đề tài chống Bành trướng bá quyền phương Bắc đang âm mưu – hành động xâm chiếm nước ta, gộp lại – tôi nghĩ cũng chỉ bằng 2 câu ca dao mà tổ tiên ta đã tổng kết, BL lấy làm tựa đề cho bài viết xúc tích chừng mấy trăm chữ:

Còn Tầu còn nhiễu Tam Giang

Tầu về Bắc quốc – Mo nang che lồn!

Chúng ta hãy cùng nhau phân tích hai câu ca dao này để tìm ra sự huyền diệu của ngôn ngữ trong văn học dân gian.

Ở câu trên – Nêu ra vấn đề đang bức xúc:

Còn Tầu – Còn Nhiễu – Tam Giang

Chữ Tầu ở đây – theo nghĩa đen là Tầu – Thuyền.

Tam Giang – cũng nghĩa đen là 3 con sông, là sông nước, biển khơi – có thể coi như đất nước ta (vì có nhiều sông ngòi, biển rộng). Nhưng còn một nghĩa bóng , hẹp – Phá Tam Giang (PTG) – vũng nước sâu, rộng nằm ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Dân Đàng trong đã có câu ví sự to lớn vĩ đại của Phá (đầm) Tam Giang:

Yêu em anh cũng muốn vô

Sợ Chuông nhà Hồ, sợ Phá Tam Giang

Dòng suy tư bị gián đoạn chút ít về địa danh của tổ quốc rồi lại nhập vào chủ đề chính:

Nhưng, nếu (đầm) PTG mà qúa nhiều Tầu (thuyền) đi lại, hoạt động vô tổ chức – giống như tầu thuyền của lũ hải tặc, lũ cướp giang hồ (Sông, Hồ, Đầm Phá) thì PTG không còn là vùng đất nước hoà bình yên tĩnh nữa, ngược lại trở thành nhiễu (nhương) khiến dân lành khó sống! Tổng hợp lại: Nghĩa bóng của câu ca này chính là – có thể khai triển: Còn (để) bọn (giặc) Tầu – (Trung Quốc) – vào , hoạt động – trên đất nước ta thì đất nước còn nhiễu nhương, đi đến mất  nước, dân tộc làm nô lệ lần nữa cho Phong kiến phương Bắc, chứ đâu phải chỉ ’’mất ổn định chính trị’’, làm gì có 4 tốt – 16 chữ vàng với hữu nghị anh em như môi với răng!…

Còn câu ca thứ hai:

Tầu về Bắc quốc – Mo nang che L…

Đây là câu trả lời rất thẳng thắn đến trần trụi nhưng sâu sắc, chính xác.

Trước khi phân tích rạch ròi, chúng ta tìm hiểu vài từ để nhận thức vấn đề cho ‚’toàn diện, triệt để’’:

Tất cả nông thôn nước ta, từ Bắc qua Trung rồi vàoNam Bộ dân quê đều trồng cây Cau và giàn Trầu không để các bà, các mẹ ăn trầu.’’Miếng Trầu là đầu câu chuyện’’ như huyền sử Trầu – Cau thời Hùng Vương, rồi sau này bà chúa thơ Nôm – Hồ Xuân Hương cảm hứng viết thành thơ:

Quản cau nho nhỏ miếng trầu tươi

Này của Xuân Hương mới quyệt rồi

Có phải duyên nhau thì thắm lại

Đùng xanh như lá, bạc như vôi.

(Ăn miếng Trầu – phải quyết vôi (đã tôi chín) lên lá trầu không , có quả Cau (bổ miếng nhỏ) ăn kèm) .

Cây cau thân cao, ra qủa từng chùm (hàng mấy chục qủa to bằng trái trứng gà con so). Cau sinh trưởng giống cây ngô. Ngô chỉ có 1 bắp được bẹ ấp, nuôi cho đến khi gìa. Cau là một buồng cũng được bẹ (mẹ) ấp ủ nuôi lớn dần . Khi đủ tuổi trưởng thành, từng qủa cău gìa – người bẻ xuống đem phơi khô hoặc để tươi ăn với lá trầu – (bà mẹ ấp)  tầu lá cây cau gìa, héo rụng xuống đất, (dân ta gọi là bẹ cau – giống như bẹ ngô). Chiếc bẹ làm nhiệm vụ che trở, nuôi dưỡng cho qủa phát triển khiến sương gió, nắng mưa, sâu bọ không thâm nhập làm hại. Đủ ngày đủ tháng qủa cau phát triển dần – to, lớn, già, lúc đó bẹ – tàu cau hết trách nhiệm, rời rụng. Bà con ta lấy ngay chiếc bẹ  – gọi là mo Nang – tiếp tục sử dụng phục vụ đời sống:

- Nếu để nguyên cả phần vỏ cứng – làm quạt – quạt mo, dụng cụ đã đi vào huyền thoại văn chương dân gian qua bài thơ (mà hầu như dân Việt đều thuộc ):

Thằng Bờm có cái quạt mo

Phú ông xin đổi ba bò chín trâu…

- Trẻ em dùng tàu cau (cả mo nang và tàu  lá) làm đồ chơi, đứa cưỡi trên mo nang, đứa cầm tầu lá kéo đi trên đường làng. Cuộc chơi này đã đi vào lịch sử văn học qua câu chuyện: Một vị quan địa phương vùng kinh Bắc nghe tin Thần Siêu – Nguyễn Văn Siêu – (tôi nhớ không thật chính xác) – lúc còn bé đã nổi tiếng hay chữ. Vị quan hiếu kì tìm tới tthăm cho rõ thực hư. Được dân làng chỉ, vị quan thấyhai đứa bé đang chơi trò cưỡi ngựa (mo cau). Vị quan không tin đây là thần đồng tỏ ra nghi ngờ: Ta nghe nói cháu rất hay chữ, muốn ra câu đối. Nếu đối được ta sẽ trọng thưởng.

Câu bé ngừng chơi đứng lên thi lễ đoạn đồng ý và chờ. Vị quan nhìn thấy chiếc tầu lá cau vất chỏng trơ trên đất, liền lấy đó làm đề, đọc:

TRẺ CƯỠI MO CAU

Thần Siêu không ngần ngại, đọc ngay vế đối:

GIÀ CHƠI TRỐNG BỎI.

Vế đối hoàn chỉnh đến tuyệt vời.

Điều đáng chú ý: Vị quan ta tuy đã có tuổi nhưng là tay phong tình, rất nhiều thiếp trẻ. Thời đó những người gìa cặp kè với gái trẻ được dân gian gọi là ’’Chơi trống Bỏi’’ . (Trống bỏi là chiếc trống nhỏ thường dùng cho các nhạc công đệm cho hát ả đào – (hát cô đầu). Ông quan kia thất kinh vội thưởng rồi đi ngay…

- Nếu không dùng làm quạt, thì tước phần vỏ cứng bên ngoài, lấy phần ruột mềm bên trong dùng để gói cơm nắm, muối vừng hoặc gói đồ ăn rất bền, có thể dùng đi dùng lại nhiều lần không bị rách…

- Nếu cần thiết che chắn vật gì đó (cần sự bền chắc)…thì để nguyên (cả phần vỏ cứng) mo cau, cắt ra che chắn (cái gì đó) như lúc còn’’trẻ’’ – mẹ mo che chắn cho con (qủa cau).

Khi Tầu vào quấy đảo làm nhiễu nhương dân tình… lúc chúng’’về Bắc quốc’’, để lại cho đất nước này sự hoang tàn: Đồng không nhà nát, tất cả trơ trụi, cái bát để ăn cơm không còn nguyên vẹn… Các bạn còn nhớ chi tiết này trong tiểu thuyết Tiếu Ngạo Giang Hồ của Kim Dung: Muốn mua chuộc, ép chàng rể Lệnh Hồ Xung quy thuận mình, Nhậm Ngã Hành – giáo chủ tà giáo (mới quật đổ Đông phương bất bại) – sai Hướng Văn Thiên đến truyền lệnh cho LHX bỏ ngôi chưởng môn phái Hằng Sơn, về nhận chức phó giáo chủ để sau đó lên ngôi giáo chủ ông ta truyền cho. Lệnh Hồ Xung không nghe.

Nhậm Ngã Hành gầm lên: Thuận ta thì sống, nghịch ta thì chết. Rồi chúng bay sẽ biết’’ông’’ sẽ đích thân dến san bằng Hằng Sơn, tiêu diệt sạch, cho dù rắn rết, chuột bọ cũng không để sống sót một mống!

Do làm nghịch thiên lí, lão Nhậm đã chết bất đắc kì tử và kịch bản của lão viết ra đã không đưọc con gái Nhậm Doanh Doanh và bạn thân Hướng Văn Thiên – làm theo…

Thế nhưng, nòi giống – hậu duệ của Nhậm Ngã Hành đã làm được điều này khi chúng sang xâm chiếm nước ta hồi tháng 2 năm 1979, và 6 tỉnh biên giới phía Bắc diễn ra đúng như lời Nhậm Ngã Hành nói trong tiểu thuyết của Kim Dung…

Trở lại tiếp tục phân tích câu ca dao thứ hai.

Khi Tầu vào, việc trước tiên là chiếm đoạt những cô ’’điếm cấp cao’’ – Điếm chính trị,  loại ’’bán nước nuôi Trôn’’. Sau đó là chiếm các cô gái’’điếm cấp thấp’’ – (điếm chợ, điếm vườn…), chỉ’’Bán Trôn nuôi miệng’’ (Thơ của Nguyễn Duy).

Đến lúc chúng về Bắc quốc, toàn xã hội tan hoang, các cô điếm chẳng còn mảnh vải che thân trong khi – Tất cả rách nát, nhầy nhụa. Không còn tìm ra cái gì để che chắn, che chỗ kín cần phải giấu cái ’’mặt’’ bẩn thỉu… Cuối cùng đành lấy cái Mo Nang – vật che chắn truyền thống của dân tộc – mà che cho… an toàn lại kín đáo -  vậy!

Câu ca dao thật tuyệt vời!

Bà con xứ đàng trong đã có một bản tổng kết ghi vào lịch sử văn học dân gian, phản ánh thực trạng đất nước rất thâm thúy nhưng chính xác. Cho dù đó là thực trạng hôm qua hay hôm nay và hàng nghìn năm mai sau, câu ca dao vẫn như còn tươi rói, hừng hực chất thời sự nóng bỏng:

Còn Tầu còn nhiễu Tam Giang

Tầu về Bắc quốc Mo nang che…

Che – những cái mặt ghê tởm (đồ mặt Mo – mặt dầy – dân ta vẫn mắng kẻ xấu như thế !)…

Che – các chỗ kín của những cô gái mà vì hoàn cảnh đói khổ, vì sự cám dỗ của tiền tài, danh vọng, vì sự thoái hóa biến chất đến tận cùng -  đã phải làm điếm: Bán trôn nuôi miệng và Bán miệng nuôi trôn!…

Nhà văn Nguyễn Quang Lập – người con của xứ Đàng Trong – đã nhắc lại lời của tổ tiên mình, gióng lên hồi chuông đánh thức cả nòi giống Lạc Hồng về mối hoạ đang tiềm ẩn trong lòng đất nước – sắp bùng lên…

Xin ngả mũ kính chào Bọ Lập!

2.9.2011

© T.C.N

© Đàn Chim Việt

11 Phản hồi cho “Xin ngả mũ kính chào bọ Lập”

  1. NKD says:

    Đặc biệt ấn tượng ở những cái Tide bài viết

    Tide bài viết là cái đếch gì? Khoái xài tiếng tây tiếng anh thì xài cho đúng

  2. Le Gia says:

    Đúng là xuyên tạc hết sức chịu nổi

  3. NN says:

    CÒN VÀ HẾT

    Còn ý hệ thì vẫn còn đồng chí
    Ý hết rồi thì hệ cũng tiêu đi
    Đồng mà hết thì chí thành một nẽo
    Việt bên Nam còn Tàu ở Bắc phương
    Phá Tam giang ngày nay tuy đã cạn
    Nhiễu Tam giang giờ biết kiếm nơi nào
    Thôi lấy đại mo cau che cái … ấy
    Hoặc ít thì cũng dzúp ngắn cỡ mi ni !

    NON NGÀN
    (18/9/11)

  4. 1/86 tr. con chim says:

    Nôm-nôm, Hán-hán thì tôi không biết. Nhưng thấy các cụ nhà tôi xưa hay ví von rằng:
    Còn “Tầu”, còn nhiễu Tam Giang
    Khi “Tầu” về hết thì lấy mo nang che…đồ (không biết các cụ nói có chuẩn không hay vì dữ ý với con cái)

  5. kenny says:

    Bac giai thich sai roi, dung nghia cua no la bon ban nuoc theo Tau ,dua vao Tau ,co Tau che cho,dung loai nhieu thua (nhieu Tam giang la mot loai nhieu san xuat o Tau) de che mat nhan dan nhung phai den luc nhan dan quet sach anh huong Tau phu ra khoi dat nuoc ,luc ay thi tui bo dit Tau chi con cai mo nang che khong du cai lon chu dung co choi dai than Tau .Day la loi canh cao, la mot bai hoc lich su cua cha ong cho bon co y do phan trac nhu con chau Tran Kien ,Tran ich Tac, Le chieu Thong, Hoang van Hoan , Bon nghe theo 16 chu vang…khe, 4 ….dot bay gio. Ke nao cat dat dang nhuong to quoc cho giac thi toi tru di tam toc -Vua Thai To Viet Nam da noi.

  6. NGuyễn Đan Phượng says:

    Ông Chân Nhân bình luận sai be bét, lại có tật nói vòng vo tam quốc, chuyện nọ xọ chuyện kia. Mong ông tìm hiểu kỹ hơn câu ca dao này.
    Xin lưu ý một chút: Mo nang khác với mo cau. Mo nang là là tấm bọc ngoài ở mỗi đốt tre. Mo cau là tấm bọc ngoài ở mỗi đốt cau. Cả hai đều có vài công dụng giống nhau. Nhưng mo cau quý hơn và hữu dụng hơn mo nang.

  7. Le Thai says:

    Bác Chân Nhân ơi, muốn “bình”… cái gì thì phải nắm cho chắc nghĩa của nó. Bình như bác thì đúng là bình… loạn (xà ngầu). Nhiễu là một loại vãi dệt bằng tơ. Tơ dệt thưa mõng thì gọi là LÀ, dệt dày thì gọi là GẤM, có bông thì gọi là VÓC, mình trơn thì gọi là LỤA, mình cát thì gọi là NHIỄU…. TAM GIANG là một địa danh nỗi tiếng về dệt nhiễu, không liên quan gì tới Phá Tam Giang cả. Nhiễu Tam Giang là một loại hàng thuộc loại sang, dành cho người giàu có.
    Mo nang là bẹ cau, người nghèo xưa dùng làm quạt, làm dép, có người nghèo quá thì họ dùng mo cau dần, đập cho mềm rồi đóng làm khố…
    Giải thính tới đây chắc bác hiểu câu ca dao nói gì rồi

    • LÃO NGOAN ĐỒNG says:

      hahahahahaaaaaaaaaaa

      Le Thai giảng nghiã thật hay, rồi qua đó trách tác giả bài chủ nhẹ nhàng, thâm thúy.

      Xin có lời bội phục phong cách góp ý của Le Thai.

      Lão Ngoan Đồng

    • Trần thành Công says:

      Bác Lê Thái nói đúng quá! Bác Chân Nhân này bình riết thành …. loạn. Câu ca dao của người ta đang hay, bác bình một hồi thấy ….. trơ trẻn, trụi lủi, trật lất, trụm lủm, tràn lan, trẹo lưởi,…… Oải quá.

      • người SG says:

        Nhiễu Tam Giang là một loại vải lụa nổi tiếng được dệt ở vùng Tam Giang, giống như lụa Hà Đông nhưng nhiễu tất nhiên có khác với lụa (như giải thích của bạn Lê Thái)
        Thơ Nguyễn Bính có câu như sau:

        Chiều xuân, mưa bụi nghiêng nghiêng
        Mưa không ướt áo người xem hội làng.
        Khen ai nhuộm nhiễu Tam Giang
        Đánh dây xà tích cho nàng chơi xuân.
        (Trích từ bài “Tiếng trống đêm xuân” của Nguyễn Bính).

        Nhiễu Tam Giang gắn với lịch sử, giống như lụa Hà Đông, tranh Đông Hồ, gốm Bát Tràng… Nay ông Chân Nhân này bàn ngang ra thành 3 con sông, tầu thuyền đi lại vô tổ chức.v.v. chứng tỏ ông đã dốt lại còn tinh tướng.
        Bàn thế là phủ nhận lịch sử và chẳng hiểu gì câu ca dao của người ta. Ghét tầu hay chống TQ thì cũng phải có lý có lẽ, không phải gán ghép lung tung, bừa bãi như thế. Độc giả Đàn chim Việt không đến nỗi ngu đâu.

  8. Khinh Binh says:

    Suy diễn (câu ca dao) thiệt là tào lao!

    Bài của người ta đang hay, ông Châ Nhân này bình vào nó dở đi.

Phản hồi