WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Độc tài sống được nhờ đâu?

Bruce Bueno De MesquitaAlastair Smith

Trần Quốc Việt (danlambao) dịch – Tại sao có những nhà độc tài trụ được trong khi những nhà độc tài khác sụp đổ? Suốt trong chiều dài lịch sử, những công dân bị chà đạp đều cố gắng hất tung ách nô lệ mà những kẻ áp bức áp tròng lên cổ họ, nhưng các cuộc cách mạng, giống như những cuộc cách mạng đang tràn qua thế giới Ả Rập, lại thường hiếm.

Các bạo chúa cai trị vẫn giữ vững quyền lực nhờ ban thưởng cho một nhóm nhỏ các kẻ trung thành, thường thường gồm có các viên chức quân đội quan trọng, các công chức cấp cao và những người thân trong gia đình hay thân tộc. Trách nhiệm chính của những kẻ trung thành này là đàn áp phong trào phản kháng chế độ. Nhưng họ chỉ thực hiện nhiệm vụ bẩn thỉu, xấu xa này nếu họ được thưởng công hậu hĩ. Do vậy các nhà độc tài cần bảo đảm các nguồn lợi chảy đều đặn liên tục vào túi riêng của những kẻ thân tín.

Nếu những kẻ ủng hộ nhà độc tài từ chối đàn áp các cuộc nổi dậy tập thể hay nếu họ đào thoát sang phía đối thủ, thì nhà độc tài ấy thật nguy đến nơi. Vì thế các nhà độc tài thành công đều ban thưởng cho những kẻ thân tín trước rồi cuối cùng mới đến nhân dân. Chừng nào những kẻ thân tín của họ còn được bảo đảm về nguồn thu nhập béo bở chắc chắn, các cuộc biểu tình sẽ bị đàn áp thẳng tay. Nhưng một khi quần chúng nghi ngờ lòng trung thành của đám thuộc hạ và thân tín ấy đang đến hồi lung lay, cuộc nổi dậy có cơ hội thành công. Ba loại kẻ cai trị đặc biệt dễ bị những kẻ ủng hộ họ bỏ rơi: đó là những kẻ cai trị mới, già yếu, và khánh kiệt.

Những nhà độc tài mới an vị không biết lấy tiền ở đâu ra hay họ không biết có thể mua được lòng trung thành chắc chắn của ai với giá rẻ. Cho nên, trong những lúc chuyển tiếp quyền lực, những người khởi xướng cuộc cách mạng có thể nhân cơ hội đó lật đổ chế độ mới còn non yếu.

Nguy cơ càng lớn hơn chờ chực sẵn nhà độc tài già nua khi các kẻ thân tín của y không còn trông mong y tiếp tục ban phát đặc quyền và tiền công để bảo đảm sự ủng hộ của họ. Họ biết người chết rồi hết trả. Cho nên già yếu làm vơi dần lòng trung thành, từ đấy có nhiều khả năng các lực lượng an ninh sẽ ngồi không hơn là chặn đứng cuộc nổi dậy, qua đó tạo cho quần chúng một cơ hội thật sự để nổi loạn. Đây chính là những gì đã gây ra sự sụp đổ của các chế độ độc tài ở Philippines, Zaire và Iran.

Ngoài các tin đồn đáng lo âu về sức khoẻ của Zine el-Abidine Ben Ali và Hosni Mubarak, Tunisia và Ai Cập còn gánh chịu những vấn đề kinh tế nghiêm trọng mà làm nhen nhúm cuộc nổi dậy. Giá thóc và nhiên liệu ngày càng tăng, nạn thất nghiệp, đặc biệt trong tầng lớp có học, ngày càng cao và, riêng trường hợp Ai Cập, nguồn viện trợ từ Mỹ bị giảm sút đáng kể (sau này Tổng thống Obama tăng lại như cũ). Giới quân đội ủng hộ ông Mubarak, tức những kẻ hưởng lợi từ nguồn viện trợ ấy, lo sợ rằng ông ta không còn là nguồn thu nhập chắc chắn cho họ nữa.

Khi tiền trở nên khan hiếm, lãnh đạo không thể trả cho những kẻ thân tín như trước, vì thế không có ai đứng ra ngăn cản nhân dân nếu họ nổi loạn. Đây chính là điều đã diễn ra trong các cuộc cách mạng Nga và Pháp và trong sự sụp đổ của ách cai trị cộng sản ở Đông Âu – và đây cũng chính là lý do chúng tôi đã tiên đoán sự sụp đổ của ông Mubarak trong một lần nói chuyện với các nhà đầu tư vào tháng Năm vừa qua.

Mối đe doạ hiện nay đối với chế độ cai trị của Bashar al-Assad ở Syria có thể được xem xét trong cùng hoàn cảnh. Với mức thâm hụt năm 2011 dự đoán độ 7 phần trăm G. D. P., nguồn thu nhập từ dầu lửa giảm và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao trong giới trẻ, ông Assad đang đối mặt với những điều kiện chín mùi cho cuộc cách mạng. Hôm nay ông có thể đánh vỡ đầu người dân, nhưng chúng tôi tin chắc rằng hoặc ông cuối cùng sẽ ban hành những cải cách khiêm nhường hay sẽ có người thay thế ông làm việc ấy.

Bắt chước cũng đóng vai trò quan trọng trong thời cách mạng. Khi nhân dân biết các nhà lãnh đạo ở các nuớc lân cận không thể mua được lòng trung thành, họ liền hiểu rằng họ cũng có thể có một cơ hội. Song điều ấy không phải nhất thiết đưa đến các cuộc cách mạng tương tự. Tại nhiều nước, nhất là Các Nước Vùng Vịnh giàu nhờ dầu hoả thì từ xưa đến nay một là không có biểu tình hai là biểu tình bị trấn áp dữ dội. Chẳng hạn, tại Bahrain, 60 phần trăm thu nhập của chính quyền xuất phát từ khu vực kinh tế dầu khí; vì thế những nhà lãnh đạo của nước này đối mặt với ít rủi ro khi đối phó với các cuộc biểu tình bằng sự trấn áp khốc liệt.

Điều này là vì các nhà độc tài ở các nước giàu tài nguyên đều có sẵn một nguồn thu nhập chắc chắn để ban thưởng cho những kẻ thân tín – và trấn áp không tổn hại đến nguồn tiền mặt có sẵn này. Của cải từ tài nguyên tự nhiên cắt nghĩa tại sao Robert Mugabe ở Zimbabwe tuy hơn tám mươi tuổi nhưng vẫn không tỏ dấu hiệu nào sẽ từ chức và đại tá Muammar el-Qaddafi ở Libya ngay từ đầu chẳng màng nói bóng gió gì đến sự thoả hiệp. Tuy nhiên, khi bom NATO rơi trên Tripoli đại tá Qaddafi chợt nhận ra ông cần thuyết phục những kẻ trung thành còn sót lại rằng ông có thể tái thiết lập sự kiểm soát các mỏ dầu của Libya nếu không họ rồi cũng sẽ bất ngờ đánh lại ông. Buồn thay, nếu phe nổi loạn thắng, họ cũng có thể bóp nghẹt tự do để đảm bảo sự kiểm soát của họ về tài nguyên dầu hoả.

Các chế độ giàu tài nguyên tự nhiên hay nhận được rất nhiều viện trợ từ nước ngoài có thể sẵn sàng bóp nghẹt tự do ngôn luận, tự do báo chí và, quan trọng nhất, quyền hội họp. Ngược lại, các nhà lãnh đạo các nước nghèo tài nguyên không thể dễ dàng hạn chế sự vận động dân số nếu không đồng thời khiến cho công việc sản xuất khó khăn đến nỗi họ tự cắt đứt nguồn thu nhập thuế mà họ cần để mua lòng trung thành.

Những nhà lãnh đạo ở những nước như thế thấy mình lâm vào cảnh tiến thoái lưỡng nan và nếu khôn ngoan thì họ nên nới lỏng hơn trước để tránh cái hoạ về sau. Đây là lý do chúng tôi kỳ vọng trong vài năm tới các nước như Morocco và Syria sẽ cải cách cho dù phản ứng ban đầu của họ trước cuộc biểu tình là đàn áp. Chúng ta cũng nên dành niềm cổ vũ tương tự cho quá trình dân chủ hoá ở nhiều nước không có dự trữ tài nguyên tự nhiên như Trung Quốc và Jordan – điềm gở cho các nhà cai trị chuyên chế nhưng tin vui cho tất cả quần chúng bị áp bức trên toàn thế giới.

Bruce Bueno de Mesquita và Alastair Smith là các giáo sư ở New York University và là đồng tác giả tác phẩm “Cẩm nang của nhà độc tài”.

Nguồn: The New York Times 9/6/2011

11 Phản hồi cho “Độc tài sống được nhờ đâu?”

  1. Độc Vật says:

    Cướp đêm là Giặc, Cướp ngày là Độc Tài.

  2. Dao Cong Khai says:

    Có vài yếu tố giúp các chế độ độc tài tồn tại

    1) Nhóm người gia nô, tay sai, bưng bô xách điếu, dựa hơn chế độ độc tài để bóc lột những người khác. Đây là yếu tố chính.
    2) Dân ngu.
    3) Ngoại bang (hiện nay ngoại bang giúp cho chế độ VC tồn tại là cả Mỹ và Trung Cộng).
    Chính Mỹ đã giúp và mang VC vào xâm nhập trong cộng động tị nạn VN hải ngoại, đặc biệt là ở Mỹ. Cũng như ngày xưa, Mỹ đã bảo vệ VC trong toà đại sứ của nó ở VNCH (thượng toạ Thích Trí Quang).

    Mỹ vừa chống VC vưa nuôi VC. Thành phần chống VC là các tổ chức nhân quyền, từ thiện, xã hội, tôn giáo… Họ đấu tranh cho nhân quyền ở VN và trước tiên là bảo vệ nhân quyền ở Mỹ; nếu không có họ thì còn lâu nước Mỹ mới dân chủ và bình đẳng như hiện nay, còn lâu dân da đen mới được giải phóng. Thành phần nuôi VC là chính quyền Mỹ, tài phiệt Mỹ, doanh nhân Mỹ; tụi nó bắt tay với VC để chia nhau móc túi và tước đoạt mồ hôi nước măt, “giá trị thặng dư” lao động của nhân dân VN. Nói chung là độc tài thì có lúc cần tụi nó phải cấu kết với nhau, nhưng cuối cùng thì chúng sẽ quan hệ với nhau bằng chiến tranh. (chính phủ Mỹ, cp Tàu, cp VC là những nhân tố đó; đánh nhau cho đã rồi bắt tay, rồi sẽ lại đánh tiếp) .

    Khi dân đã hết ngu thì ngoại bang đã mỏi mệt, chúng không giúp họ chống độc tài nữa, mà ngoại bang ngày nay đã bắt tay với độc tài để cùng bóc lột dân. Thôi gook luck, các ông nông dân nhé!

    • Timsuthat says:

      Suy nghĩ của ông Khai không ổn!

      Các yếu tố ông nêu ra đúng cả, có điều giải thích của ông về Mỹ không đúng. Chính sách Mỹ có nhiều cái sai hoặc dở, nhưng cách nhìn của ông bị “paranoid” mất rồi.

      Mỹ không “giúp và mang VC vào .. cộng đồng tị nạn” như ông nghĩ, họ *dám* để cho VC qua, sống và hoạt động trên đất Mỹ và đương nhiên tụi VC sẽ nhắm vào cộng đồng VN để 1) phá nhóm chống cộng và 2) làm ăn trục lợi cho cá nhân, bè đảng họ. Đây là một “challenge” cho cộng đồng, nhưng trên căn bản luật pháp và chính sách của Mỹ, Mỹ sẽ có thế “trên” để đối phó với CS bây giờ cũng như sau này.
      Mỹ dung túng Thích T Quang trong tòa đại sứ sau khi họ đã kết luận là họ không thể hỗ trợ chế độ ông Diệm, và chấp nhận – trong chính trị – giúp TTQuang, dù họ biết TTQuang theo phe CS, nhưng họ biết đa số dân VNCH không biết điều đó, mà chỉ biết ông ta là một thượng tọa PG.

      Người Mỹ chính thống rất thực tế, theo cái gọi là “realpolitik” của Kissinger sau này! Thực tiễn, không quá giáo điều! Đây là điểm nhức đầu và rất khó hiểu cho các đồng minh và bất cứ ai học hỏi về Mỹ quốc.

      Như về điều ông nói, đại ý là tài phiệt Mỹ bắt tay với VC (cũng như TQ) để bóc lột dân đen! Ngay cả người dân Mỹ cũng bất mãn về điều này! Nhưng thật ra, qua lịch sử thế giới, vì giới lãnh đạo Mỹ (chính phủ cũng như giới doanh nhân) hiểu rằng thế giới chưa hoàn toàn và không thể buộc một dân tộc, quốc gia nào cũng phải theo những căn bản như Âu Mỹ để là điều kiện trong mọi vấn đề, nên họ áp dụng chính sách “giao thương là thượng sách” vì mọi dân tộc đều “muốn ăn no, muốn sống tốt”.
      Lý do: 1) mỗi quốc gia có một lịch sử, văn hóa riêng đưa đến một chính thể nào đó, dù lạc hậu, độc tài nhưng nếu không quá mức độ nào đó thì giao thương và chấp nhận làm việc với họ để có an ninh, hòa bình thế giới vẫn hơn (điển hình Ai Câp/Mubarak, Saudi, Singapore, v.v và TQ, VN ngày nay), 2) nếu họ không giao thương thì – tùy theo geopolitic – có thể đưa đến tình trạng quốc gia đó bị ảnh hưởng bởi những chính thể còn tệ hơn, và sẽ thành kẻ thù thực sự của Mỹ hoặc thành nạn lớn cho thế giới khi thiên tai xảy ra. (A political vacuum is sometimes more dangerous!)

      Có điều, căn bản để giao thương có vẻ quá mức “thấp”: miễn là một chính thể có tư sản (dù ý niệm có bấp bênh mong manh tới đâu), như VN và TQ ngày nay! Và nay vì chính sách đó mà TQ đã gây hại cho kinh tế Mỹ và có thể là hiểm họa trong tương lai! Bàn về vấn đề này thì tôi phải tạm ngưng thôi, nếu biện luận tiếp cho đầy đủ thì quá dài! Let’s be patient and see how the future unfolds!

      • Dao Cong Khai says:

        Suy nghĩ của TimSuThat tôi thấy cũng đúng, nhưng cũng không ổn luôn.

        “Mỹ không “giúp và mang VC vào .. cộng đồng tị nạn” như ông nghĩ”

        “họ *dám* để cho VC qua, sống và hoạt động trên đất Mỹ và đương nhiên tụi VC sẽ nhắm vào cộng đồng VN để 1) phá nhóm chống cộng và 2) làm ăn trục lợi cho cá nhân, bè đảng họ.”

        Phần dưới you diễn tả: họ để VC qua,… hoạt động…để phá nhóm chống cộng và làm ăn trục lợi cá nhân bè đảng họ. Như vậy không phải là “giúp và mang VC vào .. cộng đồng tị nạn” sao? Họ trị VC thì được, nhưng họ nuôi VC để VC trị cộng đồng chống cộng (để họ trục lợi) thì điều đó rất phi nhân bản; và đó chính là mâu thuẫn và tội lỗi nơi đất Mỹ.

        “Người Mỹ chính thống rất thực tế, theo cái gọi là “realpolitik” của Kissinger sau này! Thực tiễn, không quá giáo điều!”

        Người Mỹ thực tế theo you nói tôi thấy quá mơ hồ khó hiểu. Thực tế giống như bọn Tài Phiệt Do Thái trong chiến tranh VN đó, Kissinger là điển hình? Tôi không nói tụi nó chỉ bóc lột dân VN hay những dân tộc chịu kiềm toả chính trị và quân sự bởi tụi nó, mà ngay chính dân Mỹ đang bị tụi nó hút máu mủ. Thực tế có nghĩa là mang những chủ nghĩa tự do và tư bản sang các nước khác tuyên truyền, để lợi dụng hút máu mủ khắp các dân tộc trên thế giới hả? Gây chiến để bán vũ khí cho bất cứ nơi đâu, tôi coi đó là một cách hút máu mủ người ta. Mỹ khác với Tàu ở chỗ đó, Tàu thì nó dụ dỗ để bán vũ khí, còn Mỹ thì gây chiến để bán vũ khí.

        Chữ người Mỹ tôi dùng trong chính trị, nó cũng mập mờ, tôi cố ý dùng như thế để ám chỉ bọn đầu cơ chính trị quốc tế trong chính quyền và tài phiệt Mỹ. Những hội đoàn từ thiện Mỹ thì không thể đặt chung họ vào chữ người Mỹ (trong chính trị) được. Lính Mỹ họ là những người chỉ biết đi chiến đấu vì lý tưởng (cao cả) không thể xếp họ chung trong những hành vi chính trị dơ bẩn và phi nhân của giai cấp cai trị của Mỹ được. Vì thế xã hội Mỹ có 2 phe đối kháng nhau mãnh liệt, giai cấp thống trị và giai cấp đấu tranh. Giai cấp thống trị thì nghiêng về chính trị (duy vật), giai cấp đấu tranh thi thiên về tôn giáo (duy tâm).

      • Timsuthat says:

        Nước Mỹ là nước tự do, và nếu đã bình thường hóa quan hệ giữa 2 nước, Mỹ phải chấp nhận sự đi lại của công dân 2 nước, ông Khai không thể cho là Mỹ đã *tích cực* đưa VC qua, và “nuôi VC để VC trị cộng đồng …”; sự việc VC qua – nếu họ có thâm ý gì đi chăng nữa – Mỹ không thể quả quyết được (because everyone is presumed innocent until proven guilty!); và tôi thực sự không hiểu họ “nuôi” VC như thế nào! Thuê VC và trả lương họ? Đối với dân tị nạn, người HN phải can đảm chấp nhận và đối phó … thế mới hay và mạnh được, tại sao lại chờ mong chính phủ Mỹ che chở?! Không có gì mâu thuẫn và tội lỗi cả chỉ vì chính sách của Mỹ quá “open”. Vả lại, muốn bắt cọp thì họ phải để cọp ra khỏi hang, rồi muốn bắt lúc nào thì bắt chứ … biết đâu, cọp khi ra tự do lại tự thay đổi! Ông hãy nghiệm trường hợp các nước Trung Đông thì có lẽ ông cũng hiểu.

        Khi nói về giới lãnh đạo chính trị và kinh tế Mỹ, quả là một điều phức tạp khó mà có thể “đóng khuôn” và hiểu một cách cho dễ dàng. Và vì thế đa số mọi người dễ đi đến những kết luận tiêu cực hoàn toàn (và do đó mới có các cuộc biểu tình như “Occupy Wall Street” dạo này). Tôi khẳng định là tôi không biện hộ cho các điều họ làm, và thực ra hoàn toàn không thích, không đồng ý với chính sách giao thương tự do với các nước như TQ và VN. Nhưng điều ông nói “… Thực tế có nghĩa là mang những chủ nghĩa tự do và tư bản sang các nước khác tuyên truyền, để lợi dụng hút máu mủ khắp các dân tộc trên thế giới …” thì chắc chắn quá khích, tuy cũng có phần nào đúng sự thật! Vì – trên căn bản giao thương tự do – người Mỹ (hoặc bất cứ công dân quốc gia nào) có quyền đầu tư dùng lao động rẻ hơn ở các nước khác (nếu ông không đồng ý căn bản này thì đây là một sai biệt lớn về kinh tế học mà nếu muốn thay đổi thì ông phải thay đổi quan điểm của tất cả các kinh tế gia/lãnh đạo trên thế giới – không chỉ riêng Mỹ!). Việc giá lương họ trả là sự thương lượng theo thị trường, không có gì đáng trách, nhưng – theo tôi – sự liên hệ này có trở thành “lợi dụng hút máu mủ” hay không là do sự đối xử của giới chủ đối với người làm công trên căn bản nhân bản và nhân quyền. Ông không thể kết án là người chủ “hút máu” chỉ vì lương ít ỏi hoặc công việc xem ra nặng nề! Thế giới và con người đầy khác biệt khắp mọi nơi, mà ngay cả công việc của giới trí thức, tài phiệt cũng nhiều nặng nề! Quan điểm của ông quá khích trên căn bản đó, nhưng có phần đúng ở chỗ: trên lý thuyết và chính sách thì sự “hút máu” không có, nhưng khi thực hành, do con người nhiều khi sẵn lòng tham lam, yêu quyền lực, thích hung bạo nên đối xử vô nhân đạo, chà đạp nhân quyền người công nhân. Văn hóa, quốc gia nào càng lạc hậu, càng nhiều “lợi dụng hút máu”! Ngày nay, chính người trong cùng quốc gia sử xự như vậy với nhau như ở TQ và VN; các công ty Âu Mỹ có thể chủ ý hoặc bị buộc làm ngơ nhưng họ thường không là kẻ chủ đích vi phạm, trong khi các chủ người Á Châu lại đối xử tệ nhất. Tôi nói thế để để chứng minh rằng chính sách của giới tư bản Âu Mỹ không nhất thiết là tàn ác, nhưng những hậu quả chính là do sự cạnh tranh thị trường cao, và do khác biệt ở chính trị và văn hóa (chứ chưa cần nói đến tôn giáo!) gây ra.

        Tóm lại, người Mỹ và nước Mỹ (cũng như các nước tân tiến khác) cũng chưa có sẵn giải pháp kinh tế cho hoàn hảo để cho có công bằng, ổn định cho tất cả mọi trường hợp. Tất cả đều là những sự phiêu lưu (trong kinh tế cũng như chính trị, ngay cả khoa học tự nhiên cũng vậy), có những căn bản chung chung, được hiểu là “it doesn’t work” (như vô sản!), còn ngoài ra, nhiều khi phải dấn thân vào rồi mới biết giới hạn của bài toán, và sau đó rút kinh nghiệm lấy bài học mới!

        Việc ông kết án Mỹ gây chiến tranh để bán vũ khí thì tôi không hiểu ông dựa trên dữ kiện nào! Trong thế chiến II tỷ dụ, Mỹ viện trợ cho Anh, Pháp, v.v. vô điều kiện; trong chiến tranh VN, kinh tế VN đâu mua nổi tất cả các vũ khí, chi phí cho chiến tranh! Các nước tự do *không chiến tranh* mới là khách hàng vũ khí chính của Mỹ! Hầu hết các nước tự do đều là khách hàng!

        Góp vài ý để mong quan điểm của ông được quân bình hơn! Không có câu trả lời gọn ghẽ cho vấn đề ông đưa ra, nhưng ít nhất đổ tội hết cho tư bản, tài phiệt Mỹ (hay Do Thái) theo tôi không thể là kết luận được.

  3. haile says:

    Có nhiều người có bản-lĩnh can-trường biết chết, thấy chết trước mặt vẫn hành-động không do-dự sơ-sệt chút nào. Những công-dân Việt-Nam Anh-hùng nầy hiện vẫn còn sống rất nhiều trong Đồng-bào miền Nam và Nhân-dân miền Bắc cuả nước Việt-Nam. Chính Họ là những Anh-hùng con của Mẹ Việt-Nam sinh ra. Một thằng theo Cha ra Bắc, Một đứa theo Bố vào Nam bởi Hiệp-định Genève ngày 20-7-1954. Mẹ Việt-Nam thân xẻ làm đôi, nữa nơi quê Bắc, nữa thời miền Nam, lận đận nuôi mấy thằng con mà Cha, Bố của Nó bỏ lại khi (tập-kết) ra Bắc và di-cư vào Nam. Tất cả con của Mẹ Việt-Nam, bỏ Mẹ theo Cha, Bỏ Cha ở lại với Mẹ trên hai miền đất nước Việt đã là những Anh-hùng cuả Quân-Lực Việt-Nam Cọng-Hòa và Quân-dội Nhân-Dân Việt cọng trong cuộc chiến Nam-Bắc vừa qua. Thằng Anh thua Đứa em thắng, Thằng Em thua Người Anh thắng !!! Cũng đã làm cho Mẹ Việt-Nam cay-đắng ê-chề !!! Hiện đời sống của những đứa con Anh-hùng của Mẹ đã hy-sinh cả đời người phục vụ chiến-dấu giải-phóng (?) miền Nam cuả thằng Em hay người Anh. cũng như chiến-dấu tự-vệ bảo-vệ miền Nam cuả người Anh hay thằng em, không khác nhau bao nhiêu. ? Những đứa con Anh-hùng không sợ chết trong Quận-đội Việt cọng chiến thắng cuả Mẹ Việt-Nam phục-viên đang cùng Vợ con khúm-núm vất-vã bon-chen kiếm sống trong uất-hận, nhưng họ vẫn chịu đựng. Khẳng-định không phải những Anh-hùng nầy sợ chết. Mà họ sợ Vợ con cuả họ bị Việt cọng cho chết đói !!! Còn những đứa con Anh-hùng của Mẹ Việt-Nam không sợ hy-sinh trong Quân-lực Việt-Nam Cọng-Hòa tan hàng, đang cùng Vợ con dỡ sống, dỡ chết. Không phải vì chiến bai mà an-phận. Tuy dỡ sống, dỡ chết nhưng vẫn sống chưa chết. Họ không muốn vì họ mà Vợ con của họ bị Việt cọng cho chết đói !!!
    Nhân-Dân Miền Bắc, Đồng-Bào Miền Nam Việt-Nam đã thưỡng-thức cái đói triền-miên để phục-vu chiến tranh giải-phóng (?) miền Nam. Và đánh tư-sản mai-bản tai Miền nam sau 30-4-75 ! Vây ai không sợ đói ? Vì sau cái dói là chết ! Việt cọng (Độc tài) sống được là biết vận-dụng nhiều thủ-đọan điêu-ngoa, độc nhất là khai thác tâm-lý sợ “ĐÓI” để Nhân-dân tự trói mình.

    • NK says:

      NÓI LÒNG VÒNG

      Nói lòng vòng chắc hẳn chỉ là do tâm tư có quá nhiều uẩn khúc và có nhiều suy nghĩ nghiêm túc, chính đáng. Cái bi kịch dài ngày của xã hội VN hiện nay quả đúng là như thế đó.

      NN

  4. 9luoilam says:

    DOC TAI SONG DUOC NHO DAU??? Cau hoi nay de et ha !! de tui tra loi cho hong dung “CHETLIEN di DOCTAI SONG DUOC,SONG DAI SONG THOAI MAI, SONG TREN DAU TREN CO NGUOI DAN VOI LUAT “RUNG ” cuop ngay la QUAN hong nghe nguoi ta thuong noi sao????cong voi cai lu nha giau nho THAM NHUNG QUYEN LUC… DO NHOM TU DO QUOC TE YEM TRO nua chung no song nhan rang ….doi NON COI ca lu,ca be do !!! CO BAO KE DAC LUC ma TOAN DOLA…..khong thoi “sic” sic

  5. Xa Quê says:

    Đã nắm được quyền lực trong tay rồi, thì chúng có tất cả. Các chế độ độc tài ả-rập, theo tôi dù sao cũng còn để cho người dân của họ một số quyền tự do, ví dụ như họ còn có tự do tôn giáo…
    Nhưng đối với loại ĐỘC TÀI TOÀN TRỊ như chế độ Phát-xít hoặc CS thì mới thật là độc tài thứ dữ.
    Hai thứ đó, khi chưa giành được quyền cai tri thì chúng lợi dụng triệt để sự ngu muội của quần chúng, và chúng cũng lợi dụng được cả thời cơ.
    Khi cướp được chính quyền rồi, chúng gom dân vào các tổ chức quần chúng để kiểm soát tư tưởng con người từ lúc nhỏ cho đến lúc chết. Ngoài ra còn có bộ máy công an để đàn áp, Tuyên giáo để ngu dân.
    Nhưng hiện nay, thời của chúng đã mạt, sắp đi theo quy luật không tranh khỏ. Đây là giai đoạn dân ta chịu cơ cực vì những cơn giãy chết của chúng.

  6. NN says:

    SỰ BẢO KÊ CHO ĐỘC TÀI

    Độc tài sống được chính là nhờ người dân. Khi trình độ dân trí thấp, người dân không thấy độc tài là cái tai hại. Phần lớn người dân chỉ biết làm ăn sinh sống, không can dự gì vào chính quyền, chỉ cần nộp thuế đủ, thậm chí cả hối lộ để yên thân là đủ rồi. Thứ đến là những người vô ý thức, bọn xu nịnh ca ngợi sự độc tài là thần thánh. Thứ nữa là những người dựa hơi, chung lực đấu cật cho chính sự độc tài, họ trở thành công cụ cho sự độc tài. Đó là những lực lượng công chức làm công ăn lương, dựa vào sự độc tài để sống, còn không nghĩ đến cái chung, nghĩ tới những người cùng khổ trong xã hội, nghĩ đến quyền lợi chính đáng của xã hội, của đất nước, mà chỉ nghĩ tới các quyền lợi nhỏ hẹp trước mắt của bản thân mình. Cuối cùng, độc tài là do ý thức mờ mịt của kẻ độc tài, dù cá nhân hay tập thể cũng vậy, mờ mịt vì mù quáng vào niềm tin chủ quan nào đó, hay mờ mịt chỉ vì do quyền lợi riêng tư, ích kỷ, hoặc sự không thấy ra được ý nghĩa của tự do dân chủ đích thực thật sự lợi ích cho xã hội, cho mọi người thế nào, họ đều không biết đến. Đó chính là những ý nghĩa vẫn làm bảo kê đắc lực và hiệu quả cho mọi sự độc tài.

    NK

    • Nguyen quoc viet says:

      Tôi hoàn toàn đồng ý với những điều ông bạn viết bên trên .

Leave a Reply to NN