WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Vài mảng tối trong di sản Võ Văn Kiệt

Như một tất yếu, đã là lãnh đạo cộng sản cao cấp thì gần như không có khiếm khuyết kể cả đức độ hay tài năng. Đó thường là sự đánh giá chính thống (thuộc nhà nước, các thành phần có cảm tình với nhà nước) trong các chế độ cộng sản. Nhưng đối với cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, một lãnh đạo nổi bật trong thời kỳ “đổi mới” của Việt Nam, sự đánh giá một chiều kiểu đó dường như không chỉ giới hạn ở các cơ quan chính thống, quan điểm chính thống. Thiển nghĩ, mọi sự thiên lệch (dù ở phía nào) trong tư duy, đánh giá đều không có lợi cho tiến bộ. Việc nhận biết để thoát được xu hướng tư duy, đánh giá có hại đó là rất cần thiết, nhất là trong thời điểm hiện tại khi Việt Nam đang phải đau đớn chứng kiến những hậu quả hết sức tai hại, nan giải từ các ngộ nhận lịch sử (“Nước ta có vinh dự lớn là một tiền đồn của phe xã hội chủ nghĩa”[1], “Việt Nam-Trung Hoa vừa là đồng chí vừa là anh em”[2], v.v.). Bài viết sau đây nhằm mang lại một số cân bằng cho những đánh giá một chiều về di sản Võ Văn Kiệt đã xuất hiện trên các phương tiện truyền thông gần đây.

Báo Người Việt mới đây đã thuật lại một tư liệu của WikiLeaks có nói đến cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Tư liệu này đưa ra những thông tin phản ánh tầm nhìn, tầm ảnh hưởng của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong việc hình thành nhân sự lãnh đạo quốc gia nối tiếp sau ông. Trong một trích dẫn, Người Việt viết: ““Một nguồn tin ở đồng bằng sông Cửu Long cho biết, cha của Nguyễn Tấn Dũng tử nạn vì bị Hoa Kỳ hay quân đội VNCH tấn công ngay giữa lúc đang họp với hai lãnh đạo của lực lượng nổi dậy lúc đó là Lê Ðức Anh và Võ Văn Kiệt.”

Công điện giải thích:

“Vẫn theo nguồn tin này, cả Lê Ðức Anh và Võ Văn Kiệt tin rằng họ nợ Dũng một món ‘ân oán’, và có bổn phận phải đền bù cho Dũng.

Ðó là lý do tại sao, dù có lập trường đối nghịch nhau, cả hai, Lê Ðức Anh thuộc thành phần bảo thủ, từng giữ chức chủ tịch nước từ năm 1992 đến 1997, và sau khi về hưu vẫn có rất nhiều thế lực; và Võ Văn Kiệt, cố Thủ Tướng và là nhân vật có khuynh hướng cải tổ nặng ký nhất, đều cùng tiếp tay hỗ trợ cho sự nghiệp chính trị của Dũng.”

Những thông tin kể trên của Người Việt (thuật lại WikiLeaks), dù chưa thể khẳng định hay bác bỏ, làm liên tưởng ngay đến câu chuyện cổ được học giả Phan Kế Bính chép lại trong tác phẩm Việt Nam Phong tục, xuất bản lần đầu năm 1915: “Quản trọng thuở hàn vi cùng với Bảo Thúc đi buôn, cứ chia lời thì Quản Trọng chiếm lấy phần hơn, vậy mà Bảo Thúc cũng không chê Quản Trọng là tham, vì biết Quản Trọng nghèo hơn. Đến khi Quản Trọng gặp nạn Công-Tử Cổ, Bảo Thúc cố sức giúp thoát nạn, lại dâng lên vua Tề Hoàn công để vua dùng làm tướng, mà mình lại chịu ở hàng dưới, Bảo Thúc cũng không lấy thế làm hiềm. Về sau Quản Trọng sắp mất, vua hỏi ai thay được ngôi mình, thì Quản Trọng tiến cử người khác, mà bác Bảo Thúc đi không tiến, Bảo Thúc lại càng phục chớ không dám giận. Ấy là vì Bảo Thúc biết cái tài Quản Trọng hơn mình nhiều, mà Quản Trọng thì một lòng vì nước, coi việc nước trọng hơn tình riêng anh em, cho nên Bảo Thúc càng sợ bụng công bình của Quản Trọng, mà Quản Trọng cũng càng phục cái lượng to của Bảo Thúc.”[3]

Còn đây là một thông tin khác cũng liên quan tới cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Đó là vụ án “cố ý làm lộ bí mật nhà nước” xảy ra năm 1995 khi ông Võ Văn Kiệt đương giữ chức Thủ tướng, trong đó tài liệu được coi là “bí mật nhà nước” là bức thư của đương kim Thủ tướng Võ Văn Kiệt gửi cho Bộ Chính trị đề ngày 09/08/1995. Nhưng, xét từ hình thức đến nội dung, bức thư đó không thuộc qui định tài liệu Tối mật của các qui phạm pháp luật đương thời (Pháp lệnh về Bảo vệ bí mật Nhà nước, Qui chế Bảo vệ bí mật Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 84/HĐBT ra ngày 9/3/1992). Bức thư vừa kể còn được phổ biến khá rộng rãi trong dân chúng vào trước khi xảy ra vụ án và chính ông Hoàng Hữu Nhân, cựu Bí thư thành ủy Hải Phòng, một cán bộ cộng sản lão thành, đã viết lên bản sao của bức thư đó rằng: “Chẳng có gì đáng gọi là “bí mật quốc gia”. Không đăng báo, phát thanh là một thiếu sót.” Những “bị cáo” nạn nhân trong vụ án đó là ông Lê Hồng Hà, Đại tá công an về hưu, ông Nguyễn Kiến Giang, cựu Phó giám đốc Nhà xuất bản Sự thật và ông Nguyễn Xuân Tụ (tức Hà Sĩ Phu), Phó tiến sỹ sinh học, cựu Phó giám đốc Phân viện Khoa học Việt Nam tại Đà Lạt. Cả ba người đều bị kết tội với các án tù dài ngắn khác nhau vì bị cáo buộc rằng đã “cố ý làm lộ bí mật nhà nước” là bức thư kể trên. Vụ án đã gây nên nhiều bất bình, phẫn nộ nơi dư luận trong, ngoài nước. Nhiều cán bộ cộng sản lão thành cũng đã lên tiếng bênh vực hay vận động để ủng hộ các bị cáo. Nhưng đương kim Thủ tướng Võ Văn Kiệt hoàn toàn im lặng. Bản thân ông Lê Hồng Hà, vào tháng 01/1998, sau khi ra tù, đã có đơn thư khiếu nại gửi tới các cơ quan tư pháp, tòa án và đồng kính gửi tới chính cá nhân cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt (lúc đó đang giữ chức Cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCS VN)) để đòi hỏi minh oan. Nhưng phản hồi cho lá đơn đó vẫn là sự im lặng, của những nơi, những cá nhân được gửi, từ đó cho tới tận hôm nay.

Vụ án vừa kể cũng làm gợi lại một câu chuyện khác được ghi ở ngay trong lịch sử Việt Nam cận đại. Quan Phụ chánh Đại thần Ngô Đình Khả của triều Nguyễn, năm 1907, lúc ông đương kim phụ chánh tại triều; vua Thành Thái có hành vi chống Pháp nên bị thực dân bày trò các đại thần triều đình kí thỉnh nguyện thư yêu cầu viện Cơ mật và Pháp truất quyền và đày vua Thành Thái sang Châu Phi, lấy cớ nhà vua bị bệnh tâm thần. Lúc đó tại triều, hầu hết các đại thần đều ký vào thỉnh nguyện thư đó. Riêng Ngô Đình Khả đứng lên phản đối, rồi sau đó bị giáng chức, cho về hưu trí không có hưu bổng. Năm 1913, Thượng thư Bộ công đương nhiệm Nguyễn Hữu Bài cũng phản đối việc Khâm sứ Mahé cho khai quật mả vua Tự Đức để vơ vét châu báu. Nhân dân sau đó đã ghi lại khí tiết hai vị quan vừa kể bằng câu ngạn ngữ: ”Đày vua không Khả, đào mả không Bài[4]. Còn chuyện sỹ phu thời phong kiến treo áo từ quan, rũ bỏ danh hoa, phú quí của triều chính thối nát để về quê sống đời bần đạo là những chuyện có nhiều trong lịch sử, không thể kể xiết.

Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt còn chính là người đã hạ bút ký vào một văn bản hết sức phản dân chủ: Nghị định 31/CP ban hành ngày 14/04/1997 cho phép giam giữ công dân ngay tại gia đình (quản chế tại địa phương) mà không cần xét xử, mở đường dễ dàng hơn cho những đợt trấn áp sau đó của ĐCS VN đối với những người thể hiện công khai chính kiến khác biệt. Có thể có người cho rằng cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt chỉ là người phải chấp hành kỷ luật đảng hay nguyên tắc “tập trung dân chủ” của ĐCS VN khi hạ bút ký vào văn bản phản dân chủ đó. Nhưng nếu vậy, ai có thể trả lời được cho câu hỏi: trách nhiệm cá nhân, nhân cách cá nhân của một con người ở đâu?

Tuy nhiên, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt là một lãnh đạo cộng sản Việt Nam vào hàng cao cấp nhất khi về hưu đã biểu lộ một số tiến bộ vượt hẳn lên so với bản thân ông trước đó và đảng của ông. Ông đã dám bày tỏ công khai những quan điểm khác với đường lối chung của ĐCS VN về một số vấn đề như cách nhìn nhận về chế độ Việt Nam Cộng hòa hay người có chính kiến khác biệt. Hoặc ngay khi đương chức ông đã quan tâm, trân trọng, lắng nghe một số trí thức, văn nghệ sỹ, kể cả những người đã ở “phía bên kia”, hoặc ông đã góp phần đưa đến những quốc sách kinh tế thuận lợi cho tiến bộ xã hội. Thậm chí có thể, như một số người đánh giá, ông là một lãnh đạo cộng sản “đã để lại nhiều dấu ấn trên khắp miền đất nước”, khi “mất đi thì bỗng để lại một khoảng trống mênh mông”. Nhưng, nếu chỉ đánh giá một chiều ưu điểm hay ca ngợi cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt như một lãnh đạo mẫu mực của cải cách, của nhân phẩm, dù chỉ với dụng tâm làm chỗ dựa cho những vận động cải cách khác, thì không chỉ gây ngộ nhận cho dư luận mà còn rất dễ mắc ngay phải những rào cản tiến bộ mà những kẻ cầm quyền độc tài luôn muốn tạo ra hay những kẻ láu cá, cơ hội rất thích bám vào. Vì sự im lặng trước bất công để bảo thân, hưởng lợi khi đương quyền sẽ rất ung dung khi nghĩ rằng dư luận vẫn trông ngóng một sự nhẫn nhục thâm sâu để chờ thời. Những kiểu lên tiếng nửa vời khi lợi lộc đã tràn đầy lúc hưu trí sẽ rất tự đắc khi tin rằng dư luận không thể phân biệt được với những thức tỉnh lương tâm thực sự vào lúc cuối đời. Cũng không phải ngẫu nhiên mà truyền thông nhà nước hiện nay vẫn dành nhiều nguồn lực để tô điểm cho hình ảnh của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, vẫn có nhiều sách tôn vinh công lao bác “Sáu Dân” được xuất bản. Nhưng nếu cũng chỉ nghe, xem và đọc những gì do truyền thông nhà nước nói đến thì khó có thể tin rằng trên đời này còn có những lãnh đạo cộng sản khác có những cái tên như Trần Xuân Bách, Hoàng Minh Chính, Trần Độ hay Nguyễn Hộ.

Tuy vậy, sẽ là không tưởng nếu đòi hỏi một người, đã đi theo cộng sản từ nhỏ rồi lại phấn đấu tới hàng ngũ lãnh đạo cao nhất trong đảng cộng sản, phải biết đến những thiết chế dân chủ có khả năng kiềm chế quyền lực, có sức mạnh làm chùn mọi ý đồ thâu tóm quyền lực hay phải có những ý tưởng, những hành động cải cách bài bản và rõ ràng theo mô hình dân chủ. Nhưng, người cộng sản hay bất kỳ con người nào khác, dù chưa biết gì về dân chủ, cũng vẫn có thể góp phần duy trì hay đặt lại được những nền móng cơ bản cho một xã hội tử tế hay một xã hội dân chủ trong tương lai. Đó là tập quán không im lặng trước bất công, trước cái ác và ý thức trách nhiệm xã hội – biết đặt công lợi hơn tư lợi, dám đặt tình chung với nước lên trên tình riêng với gia tộc, bạn hữu, đảng phái ngay khi cần và lúc bản thân con người có khả năng gây ảnh hưởng nhất. Bảo Thúc, Quản Trọng, Ngô Đình Khả, Nguyễn Hữu Bài đã là những người như thế dù họ không phải là những người thuộc thời đại dân chủ hay cộng hòa. Đáng tiếc, trong di sản của Võ Văn Kiệt không có những mảng sáng như thế. Có thể việc đánh giá này là quá khắt khe trong bối cảnh khắc nghiệt của chính thể Việt Nam dưới sự thống trị độc tôn của đảng cộng sản. Nhưng người xưa đã nói: Nước loạn mới biết tôi trung.

Tuy thế, cũng cần phải nhận thấy các mảng tối trong di sản Võ Văn Kiệt nói đến ở đây (đặt tình riêng với đảng, với đồng đội, thân hữu lên trên tình chung với tổ quốc, dân tộc, xã hội; im lặng làm ngơ hay tiếp tay cho sai trái, bất công khi đương chức) không phải là cá biệt trong hệ thống chính trị (cộng sản) ở Việt Nam (cũng như ở các nước cộng sản khác). Có những lãnh đạo cộng sản cao cấp khác, được Nhà nước đánh giá “vĩ đại” hơn cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt rất nhiều, nhưng những mảng tối tương tự trong di sản của họ còn tệ hơn nữa. Vậy phải chăng chế độ chính trị do những người cộng sản dựng nên đã không chỉ kìm hãm, gây hại cho tiến bộ chung của dân tộc, nhân loại mà còn cầm tù, hủy hoại cả nhân cách, tài năng của những cá nhân lãnh đạo cộng sản tử tế nhất? Vấn đề này xin được bàn ở một dịp khác.

© Phạm Hồng Sơn

© Đàn Chim Việt

—————————————————————

[1] Trích lời phát biểu của Hồ Chí Minh tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, khóa III, 1965. Hồ Chí Minh, Về giáo dục thanh niên, Nxb Thanh niên, Hà nội, 1980. Tr.370.

[2] Quan điểm của Hồ Chí Minh về mối quan hệ Việt Nam-Trung Quốc: “Việt Nam-Trung Hoa vừa là đồng chí, vừa là anh em”

[3] Phan Kế Bính, Việt Nam Phong Tục, Nxb Bút Việt, 02/1975, Tr. 245-246.

[4] Nguyễn Q.Thắng, Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Nxb Văn Hóa, 1997, Tr.1216; Tiểu sử Quận Công Phước Môn Nguyễn Hữu Bài 1863-1935

51 Phản hồi cho “Vài mảng tối trong di sản Võ Văn Kiệt”

  1. TRƯƠNG ĐÌNH TRUNG says:

    Tiện dịp ông Phạm Hồng Sơn viết về cố Thủ Tướng Võ Văn Kiệt, tôi xin viết chen vô vài điều.

    Theo sự hiểu biết thô thiển của tôi thì cái mảng tối của ông VVK mà ông Sơn đề cập đến trong bài viết có lẽ chỉ là phần nhỏ, nếu không muốn nói là rất nhỏ. Cái mảng tối lớn hơn nữa trong tiểu sử của ông Kiệt là, để thực hiện đổi mới kinh tế cứu Đảng, đã nghe theo lời cố vấn của Tiến Sĩ Nguyễn xuân Oánh, bỏ rơi kinh tế xã hội chủ nghĩa, chuyển theo hướng kinh tế thị trường, phục tùng theo mọi điều kiện của IMF và World Bank. Tệ hại nhất là khi thực hiện sự chuyển hướng đó, lại chấp nhận hồi hương và phục hồi địa vị của đám tư sản Hoa Kiều ở Sài Gòn-Chợ Lớn, những kẻ đã một thời thao túng kinh tế vùng đồng bằng Sông Cửu Long trước 1975 và bị trục xuất những năm sau đó trong các đợt Cải Tạo CTN ở Miền Nam, và ngoài ra còn để cho đám tư bản người Hoa từ Đài Loan, Hồng Kông tràn sang. Theo ông Gabriel Kolko trong quyển Vietnam Anatomy of a Peace thì những chính sách đổi mới kinh tế cứu Đảng do VVK lãnh đạo đã khiến Hoa Kiều, vào nửa sau của thập niên 1990, đã kiểm soát đến hơn 60% khu vực tư doanh của Miền Nam VN! Từ đó đến nay lượng người Hoa càng nhập thêm nhiều vào VN, đến mức có thể nói rằng đảng CSVN, kể từ thời ông Kiệt, đã du nhập người Hoa vào đất nước mình nhiều hơn bất kỳ một triều đại nào trong quá khứ, kể cả dưới thời nhà Nguyễn là lúc lượng người Minh Hương nhập cư lên cao nhất. Nói cách khác là ông Kiệt đã vì cứu Đảng mà làm Hiểm hoạ Ngàn đời Bắc phương kia trở nên trầm trọng như chưa bao giờ.

    Cũng xin lưu ý thêm là ông Nguyễn Xuân Oánh là kẻ đã hợp tác với Nhật trong thời Đệ Nhị TC, đậu cử nhân năm 1944, rồi cao học kinh tế năm 1947 ở Nhật. Sau đó làm việc cho quân đội Mỹ tại Nhật, rồi qua Mỹ và lấy bằng Tiến sĩ ở đại học Havard năm 1954. Từ đó về sau ông Oánh là viên chức của IMF tại Sài Gòn, một trong những việc Ông đảm đương là soạn thảo Kế hoạch Kinh tế Hậu chiến. Những đổi mới của ông VVKiệt là gần như hoàn toàn tương tự với Kế hoạch đó. Cũng chính do trung gian của ông Oánh mà đại diện của VNXHCN gặp gỡ và thương lượng với IMF, World Bank với sự đỡ đầu của Nhật Bản vào đầu thập niên 1990s. Từ đó trở đi nhất nhất mọi đường lối đổi mới đều đi theo sự hướng dẩn và điều kiện của hai cơ quan quốc tế đó. Hà Nội đã thường xuyên báo cáo diễn tiến của các chính sách Xoá Đói-Giảm nghèo, tư doanh hoá các cơ sở quốc doanh, giảm chi tiêu công ích, v.v… cho văn phòng đại diện World Bank và IMF. Có nghĩa rằng sự Đổi Mới tài tình của Đảng, dưới sự lèo lái của ông VVKiệt, thật ra là do sự chỉ đạo chặt chẻ của hai định chế tư bản chủ nghĩa thuộc hệ thống Bretton Wood do Mỹ lập ra từ năm 1944 và lãnh đạo!

    Thiết nghĩ đây là đề tài lịch sử mà sau này các thế hệ trẻ nên tìm hiểu cặn kẻ để có đánh giá đúng đắn khả năng, vai trò của ông Kiệt và sự lãnh đạo của Đảng trong chính sách Đổi Mới cùng những hậu quả kinh tế-chính trị lâu dài của chính sách đó.

    Kính,
    Trương Đ. Trung

    • D.Nhật Lệ says:

      Hình như khẳng định của bác TĐT.không chính xác bao nhiêu,theo chổ tôi biết.
      Thật ra,có lẽ tác giả đã lẫn lộn với bác sĩ Nguyễn Xuân Chữ.Nếu năm 1944 đậu cử nhân thì ông Oánh mới 10 tuổi nhưng sự thật là ông ta tốt nghiệp tiến sĩ kinh tế khoảng năm 1960.

    • D.Nhật Lệ says:

      (tiếp theo ý kiến trước)
      Những thông tin về NXOánh,bác tác giả TĐT.đã lấy từ Wikipedia xuống nhưng
      thật ra,tài liệu từ Wikipedia cũng không phải hoàn toàn chính xác mà được cập
      nhật luôn để sửa chữa những điều sai.Chẳng hạn như về nghệ danhThẩm Thúy
      Hằng thì Wikipedia nói là do bà chủ hãng phim đặt cho nhưng thực tế qua chính
      lời của TTH.thì cô lấy họ của thầy dạy Việt văn cho cô là Thẩm Thệ Hà.Còn Thúy
      Hằng có thể là do bà chủ hãng phim Mỹ Vân đặt thì đúng hơn chăng ?
      Về tài liệu lịch sử,chính trị thì Wikip.còn có nhiều điều thiếu khách quan hơn nữa,
      có lẽ do đa số những người biên soạn có quan điểm thiên tả hay thân cộng.

  2. vk says:

    Ông Vỏ Văn Kiệt khi làm thủ tướng có bà vợ bé là Phan Lương Cầm lợi dụng chức quyền của ông đễ buôn lậu xe hơi lớn nhất trong thời đó .. HQ -.CA cửa khẩu phát hiện thì nghe tên vợ ông Kiệt là khoát tay …và bà cùng thằng con trai của ông Kiệt thao túng, chi phối việc đấu thầu các công trình lớn khắp trong nước như đường dây 500 klowol các công trình cầu đường lớn khác v v…Bị Nguyễn chí Vịnh thao túng TC2 nhưng ông Kiệt cũng lực bất tòng tâm ,

    • binhnhidienbien says:

      vk noi dung qua ,ong kiet ky quyet dinh lap tong cuc 2 moi co moi toi ac cua tong cuc nay ,lai vao hua voi le duc anh dua nguyen tan dung ,mot thang y ta miet vuon len ngoi thu tuong,cac vi can nhac coi vo van kiet ngan nam cong toi ben nao nang hon .vai cau noi teu cho vui, co cam cua cu kiet, cu kiet cuoi co cam co cam can cai cu kiet coc co ,cu kiet co cai co cam coc can

  3. NON NGÀN says:

    VAI TRÒ VÀ VỊ TRÍ

    Vai trò của ông Kiệt nói cho cùng cũng chỉ là vai trò Thủ tướng trong một cơ chế bao quát hơn. Ông ta không thể ra ngoài cơ chế bao quát hơn đó. Tức là trên ông hay chung quanh ông còn có những người khác có tính quyết định hơn ông hay cả quyết định về ông. Ông chẳng qua cũng là một con ốc vít lớn trong nhiều con ốc vít khác. Cơ chế tập thể cố hữu như vậy không cho phép ông Kiệt có tài năng hay có những thành quả gì hoàn toàn đặc sắc hay xuất sắc của riêng ông. Điều đó ông hoàn toàn không thể có được. Bởi nếu ông là sự đặc thù nào đó, ông không thể phù hợp theo được với cơ chế guồng máy đã có như thế. Nên khen lao hay ngưỡng mộ ông Kiệt quá mức cũng giống như sự ngây thơ hoặc sự tầm thường một cách vô ý thức.

    VHT
    (28/9/11)

  4. Dau Goi says:

    Khong nen danh gia qua cao Vo Van Kiet.

    (BBT: Đề nghị viết tiếng Việt có dấu)

  5. quoctruong says:

    Tôi không nói nhiều vì ông Kiệt cũng đã mất rồi.Chúng ta cứ nhìn vào ông Dũng thì suy ra ông kiệt,cùng một loại CHÁO,thì có cháo nào khác nhau..Cùng một duộc cả, Ai đúc ra ông Dũng..?? Ông Kiệt chứ còn ai.Nên tốt hay xấu ai ai cũng rõ cả rồi.Lúc đương chức sao không nói không làm,không cải tổ đi,đầu làm chính sách,tay ký chủ chương.Sao cứ nghĩ và ký chủ chương phi dân chủ,phản lòng dân. Khi về hưu thì leo lẻo cái mồm là đạo đức với dân. Sống là phải như ông Trần Xuân Bách,ông Trần Độ,Hoàng Minh Chính,T tướng Nguyễn trọng Vĩnh và những nhà trí thức còn đương chức đang dấn thân đấu tranh cho dân chủ hội đủ các thành phần già có trẻ có sinh viên có đương chức có,nghỉ hưu có đang đứng trước đầu sóng ngọn gió đòi nhà cầm quyền VN và ĐCSVN chuyển hóa XH phi đạo lý sang một XH đân chủ đa nguyên, dân làm gốc,dân làm chủ.Cả dân tộc VN hay nói đúng ra là hầu hết nhân dân VN đang mong đợi XH này phải sốm tỉnh ngộ chuyển hóa chỉ có như vậy mới tránh được giông tố nổi lên.Ích nước lợi dân thì nên làm và làm ngay, cái không nên làm là hại dân hại nước tuyệt đối phải tránh.

  6. Tình cờ tôi vừa xem đài truyền hình TV5 tiếng Pháp lúc 17 giờ 30 giờ PARIS ngày 27 tháng 9 năm 2011 phóng sự về cuộc họp Quốc Hội xứ CONGO da đen nói Pháp ngữ , bên ngoài thì dân CONGO da đen đa số thanh niên trẻ phát biểu chỉ trích giới cầm quyền NGAY TRÊN xứ CONGO của mình, bên trong chủ tịch Quốc Hội đăng đàn thì các ông Nghị Đen hô đả đảo !

    Rõ ràng ngay xứ CONGO da đen còn DÂN CHỦ 1.000.000 lần Việt Nam và các ông Nghị Đen đáng kính trọng hơn các NGHỊ GẬT BA ĐÌNH !

    Trước 1975, ngay ở SÀI GÒN dân hay nói “TẾT MAROC marốc , TẾT CONGO cồng gô ! …” để chỉ cái gì man rợ, mọi rợ hay THIẾU DÂN CHỦ !!!

    CÁM ƠN những tên tội đồ dân tộc như TRẦN DÂN TIÊN HCM,

    NGUYỄN PHÚ TRỌNG “lú”

    (khi còn là Chủ tịch Quốc Hội đã KHÔNG MUỐN ĐƯA vấn đề BIỂN ĐÔNG ra tước Quốc Hội bàn thảo !!! ….)

    và ngay cả Võ văn Kiệt ,…

    đã đưa TỔ QUỐC VIỆT NAM tụt hậu đến mức CÒN THUA KÉM CẢ xứ CONGO da đen như vậy

    • D.Nhật Lệ says:

      Anh N.Hữu Viện,
      Tôi đồng ý với anh khá nhiều điều nhưng cái sai sau đây thì tôi xin phép cãi
      lại cho đúng.Đó là ý nghĩa Tết Maroc hay Tết Congo,có lẽ vì anh lúc đó đang
      du học Pháp nên đã hiểu sai “thành ngữ” trên (ra đời vào lúc đó).Thật ra nói
      tết M.hay tết C.nghĩa là một chuyện không thể xảy ra hay cực kỳ khó xảy ra vì
      làm gì 2 nước này có Tết như VN.mình đâu mà chỉ có ngày tân niên là cùng
      như các nước khác.Có điều ở đây còn hàm ý kỳ thị dân Phi châu ,do đó có
      nghĩa là không thể xảy ra ngay ở các nước lạc hậu như Maroc hay Congo !
      Nếu gạt sự kỳ thị ra thì “thành ngữ” trên muốn nói là việc “không thể xảy ra” :
      Bắc thang lên hỏi ông trời
      lấy tiền cho gái có đòi được không ?
      Dù sao,nhờ ở Pháp mà anh đã cung cấp nhiều việc và người khá hữu ích,có
      điều tôi chú ý nhất tin tức về Nguyễn Hồng Kiên hay Nguyễn Hồng Thao (?) là
      người tham gia ký kết hiệp ước nhượng đất cho Tàu ! Họ NH.này được VC.
      cho làm quan…nhớn nhưng…cà chớn hơi nhiều !
      Thân chào.

      • Anh D.Nhật Lệ thân !

        Tôi rất mến bà con Việt Nam nên giúp từ trên trại tị nạn Singapore có giấy khen của Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc mà tôi vẫn còn giữ …. Đến Pháp tôi từng làm tốt cho anh Bùi Tín ở nhà ôi gần 1 năm , khi đau gần chết thì ngay anh Vũ Hùng ( nhà văn viết chuyện nhi đồng của nhà sách Kim Đồng – úc ấy Vũ Hùng là Cục trưởng Văn Hóa Hà Nội cũng chạy tị nạn qua Pháp , tôi còn nhớ ngay Vũ Hùng kể tại nhà tôi trước anh Bùi Tín lúc ấy là đại úy thì Thủ trưởng đại tá Bùi Tín ký giấy cho Vũ Hùng về từ chiến trường Campuchia bay về Sài Gòn rồi ra Bắc thăm cha trước khi mất ! … ) cũng không dám đưa giấy tờ tùy thân – vì 2 người xấp xỉ tuổi nhau vì Vũ Hùng nghe lời cô vợ trẻ sinh viên Khoa Văn Hà Nội!) cuối cùng tôi lấy giấy tờ tôi lúc ấy 41 tuổi, Bùi Tín đã 69 tuổi vào ngày 3 tháng 8 năm 1993 tráo để Bùi Tín (vì Bùi Tín vẫn chưa làm giấy tờ tị nạn ! ) vào bệnh viện và 2 giờ sau mổ vì túi mật sắp vỡ ! …

        Riêng Nguyễn Hải Hà (nay trong luật sư đoàn Paris lẫn Hà Nội là chân rết của tên Bộ chưởng Tư pháp Hà Hùng Cường ) về gặp tôi xin cho anh Nguyễn Hồng Thao ở nhờ vì Nguyễn Hải Hà và Nguyễn Hồng Thao có học bỗng qua học DEA tại Sorbonnes … Tướng Nguyễn Hồng Thao nhỏ người đen sạm và bảo em là đại úy Hải quân … tôi bảo giúp cậu nếu học xong thành tài nhớ tôi thì làm tốt cho đồng bào !!

        Ai ngờ Nguyễn Hồng Thao cùng với thằng HỒ XUÂN SƠN lại là những thằng LÊ CHIÊU THỐNG ký đất nhượng biển ! Đúng là nuôi ong tay áo !

        Căn nhà tôi ở là nơi PHÒNG THÍ NGHIỆM chứa nhiều nhân vật như Bùi Tín , Vũ Hùng, Nguyễn Hải Hà và Nguyễn Hồng Thao , Lê Văn Hảo, … âu cũng trải nghiệm thêm về những khuôn mặt có trọng lượng để biết nhân cách XUỐNG HỐ CẢ NÚT .. .. cần cả 200 hồi ký để phân tích ! …

      • XIN ĐỌC

        cần cả 200 TRANG hồi ký để phân tích ! …

    • Thien Di says:

      Rat dung, rat dung. Hoan ho y kien cua ong.\
      Tran Thien Di

  7. LeQuocTrinh says:

    Mảng tối của ông Võ Văn Kiệt?

    Chỉ có vài mảng tối đó không thôi à, thưa tác giả bài viết? Tôi xin phép nêu lên vài mảng tối khác không kém phần quan trọng:

    1)- Tên họ thật và bí danh của một Thủ Tướng chính phủ điều hành một đất nước có nền lịch sử oai hùng.

    Tại sao ông Kiệt không dùng tên thật trong khai sinh (hay hộ khẩu) để chính thức hoá tư cách một lãnh đạo quốc gia (thành viên LHQ)? Trong khi cả 80 triệu người dân thấp cổ bé miệng luôn luôn bị kềm kẹp trong chế độ công an trị, giấy tờ hộ khẩu, lý lịch là bùa hộ mạng đi đâu cũng phải mang theo phòng thân, con cháu công chức VNCH cũ bị mang lý lịch “NGUỴ” ba đời chỉ vì dính dáng chế độ cũ. Thử hỏi các ông lãnh đạo thời VNCH có bao giờ mang bí danh và tên giả hay không: Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ . Và các lãnh tụ khác trên thế giới họ mang bí danh gì: Mao Trạch Đông, Stalin, LeNin, J.F.Kennedy, Obama, vv…

    Phải chăng các nhà lãnh đạo ĐCS VN cần phải tay đổi tên họ trong chiến tranh để tránh ruồng bố, trù dập? Và họ thực sự đã thành công trong chiến thuật “thay tên đổi họ”: họ còn sống sót sau chiến tranh, ngược lại hơn một triệu bộ đội, giải phóng quân, thanh niên xung phong, dân quân đã hy sinh xương máu, chết đi chỉ vì dám mang tên họ thật. Mồ mả ông VV KIệt mang tên gì (Phan Văn Hoà hay Võ Văn Kiệt)? Tên tuổi cha sinh mẹ đẻ có gì sai lầm, có gì sấu xa mà phải dấu diếm? Sổ thông hành, Visa ông Kiệt mang tên gì trong các công vụ giao tiếp với những vị nguyên thủ khác trên thế giới? Ông Kiệt không thấy xấu hổ sao khi sử dụng tên giả giao tiếp các nhà ngoại giao mang tên thật? Đâu là trung thực, đâu là minh bạch?

    Sự kiện tên giả tên thật do ĐCS VN gieo rắc trong dân chúng đã vô hình trở thành một tệ nạn nguy hiểm ảnh hưởng lên pháp luật, giáo dục vì nó làm mất lòng tin cậy giữa người dân với nhau, gây thiệt hại cho dân trí, vì con người càng ngày càng dối trá với nhau để âm thầm tiêu diệt nhau. Phân hóa dân tộc từ đó mà ra, đừng mơ mộng Hoà Hợp Hoà Giải Dân Tộc trong một chế độ xảo trá, lừa phỉnh mà lãnh đạo là những người chủ trương “lập lờ đánh lận con đen”.

    2)- Dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất do ông Kiệt đứng ra chịu trách nhiệm, kéo dài hơn 10 năm dài ròng rã, mà rất nhiều nhà khoa học kỹ thuật trong nước cùng với nhiều tập đoàn chuyên gia quốc tế từng lên tiếng ngăn cản. Ông Kiệt biết rõ vấn đề hơn ai hết, nhưng vẫn cố làm cho bằng được, để rồi công trình này bị lỗ nặng, từ ngân sách khởi đầu 1.5 tỷ tăng vọt lên 3 tỷ US$, mà nhà máy vẫn còn bị đóng cửa dài dài để bảo trì hơn hai tháng (gần đây). Ông Kiệt xuất thân là chiến lược gia trong MTGPMN, ông biết rõ vị trí quân sự và kinh tế của Dung Quất (Quảng Ngãi) gần HS-TS, rất dễ bị TQ khống chế. Sự thực là tàu TQ đã nhiều lần xâm phạm hải phận VN đi sâu gần đến Dung Quất để thăm dò và phá hoại (cắt dây cáp tàu Bình Minh). Bây giờ TQ tung đòn quân sự dùng hải quân khống chế khu vục Biển Đông, vận chuyển giàn khoang khổng lồ đến đây để hút hết hầu thô …thì Dung Quất sẽ hết đường sống. Thực tế là hơn một năm qua nhà máy này chỉ hoạt động cầm chừng. Ông Kiệt và toàn thể lãnh đạo ĐCS VN nghĩ sao?

    3)- Ông Kiệt triển khai nhà máy Dung Quất trong vùng Quảng Ngãi để giúp đỡ dân cư nghèo miền Trung có cơm ăn áo mặc, chính sách giữ dân. Nhưng ông đã tính sai, nhà máy công nghiệp hiện đại này cần rất nhiều chuyên gia kỹ thuật tay nghề cao, văn hoá vững (cấp bậc Đại học trở lên) để điều khiển và bảo dưỡng thiết bị nặng. Người dân miền Trung trong các vùng phụ cận không có khả năng tiếp cận công nghệ cao, ẩn chứa nhiều nguy hiểm cho môi trường (đã từng xả khí độc SO2 ra khí quyển hai lần, làm rúng động người dân). Trong khi đó Vũng Tàu là nơi thuận tiện nhất (cho giao thông vận chuyển, an ninh) thì không lựa chọn. Những người dân nghèo miền Trung học vấn thấp vì miếng cơm manh áo phải mò vào các thành phố lớn như tp HCM để làm công nhân cho các xưởng may, dệt, nhà máy bia, do người Đài Loan làm chủ, tạo thành một vùng nhân mãn cao, nhà cửa xây vội vàng, vùi lấp nhiều vũng đất trống gây thiệt hại môi trường nhất là lụt thường xuyên do triều cường sông ngòi dâng cao, đất lún sụt liên tục vì đào giếng khoan. Một hiện tượng không hề có trong thời kỳ chiến tranh trước 1975.

    Ba mảng tối mà tôi vừa nêu lên đã bao phủ lên tên tuổi ông VV Kiệt từ lúc ông cầm quyền đến bây giờ.

    Mong chờ ý kiến các bạn độc giả

    • Nhật Hồng says:

      Vô cùng đồng ý . Ông Kiệt ( Hòa ) là một tay đại gian manh có một vài điểm sáng thôi . Còn các tên Mạnh Phiêu Triết…. đen thui thui .. , một màu dơ bẩn . Gần chết ông Kiệt hối lỗi nên có vài động tác hướng thiện như Ôn Gia Bảo bây giờ thôi .

    • D.Nhật Lệ says:

      Bác Lê Quốc Trinh,
      Bác nói đúng về nhà máy lọc dầu Dung Quất,một quyết định có tính chính trị
      chứ không phải kinh tế của VVK.hay nói khác đi là làm kinh tế mà phải phụ
      thuộc vào “ý chí chính trị” của VC.Hiện DQ.không thể hoạt động bình thường
      một phần do máy móc nhưng phần chính là do Tàu cộng tìm cách cản trở để
      nhảy vào…làm chủ luôn công trình này trong một ngày nào đó,rất gần !
      Về việc bí danh thì tôi cũng đồng ý phần nhiều với bác nhưng tôi thiển nghĩ là
      vài chóp bu như HCM.sở dĩ không thể bỏ bí danh Nguyễn Ái Quốc.vì ông này
      đã trót… cầm nhầm tên của nhóm các trí thức tiền phong VN.ở Pháp,thành ra
      bộ hạ cũng phải noi gương mà vẫn giữ lại bí danh chăng ?
      Ngược lại,những người sống dưới chế độ VNCH.muốn hoạt động lại công
      khai với VC.thì đều bị buộc đổi tên như Phan Kim Thịnh chủ nhiệm Văn Học
      trở thành Phan Lý Nhân,dù ông này “nằm vùng” hay Lê Hoàng Hoa thành Lê
      Hoàng hiện làm đạo diễn ! Do đó,VC.rất coi trọng đến hình thức bề ngoài để
      “loè và bịp” thiên hạ như Hiến Pháp chỉ có trên giấy mà dân thì ăn…bánh vẽ !
      Thế nhưng,tôi cho mảng tối sau đây của VVK.là nguy hiểm bậc nhất.Đó là ký
      hợp pháp hoá Tổng Cục 2 thành tổ chức siêu tình báo để tên NCV.lũng đoạn
      theo lệnh của Tàu cộng ! Kể từ thời NCV.thì ít nhất có 2 tướng CA.chóp bu bị
      thủ tiêu là trung tướng Phan Bình,Thi Văn Tám v.v.
      Tuy nhiên,chính VVK.mới là đầu tàu đổi mới chứ không phải NVLinh như vài
      tài liệu của VC nhằm biện hộ cho phe bảo thủ.vì ông này sau khi đi Roumania
      về thì sợ qúa,quay ngược 180 độ !
      Tóm lại,nếu VVK.có công thì tội cũng không phải ít !

    • TRÙNG DƯƠNG says:

      TÊN VÀ TUỔI

      Tên và tuổi là sự định vị duy nhất của mỗi cá nhân trong xã hội. Điều này ai cũng phải được tôn trọng như nhau vì nó là yếu tố hoàn toàn khách quan, đồng thời cũng là cơ sở để phân biệt mặt pháp lý giữa người này và người khác. Cho nên bút hiệu, bí danh vẫn không phải chính thức như tên thật, tuổi thật. Người dùng bút hiệu là để né tránh một điều gì đó hoặc hay hoặc dở. Người dùng bí danh là để né tránh điều gì đó không thuận lợi về mặt đời sống trong hoạt động bí mất. Tất cả điều đó chỉ bất đắc dĩ mà không tự nhiên hay chính đáng. Chính vì thế cứ để tên thật là tinh thần sòng phẳng và tự chịu trách nhiệm cao nhất. Các nhân vật của đại chúng nào đó, vì vậy đúng ra cần nên dùng tên thật thì tỏ ra khiêm tốn và trong dân chủ, trọng nhân dân, trọng xã hội, trong mọi người khác hơn, khi mọi người đều đã biết tỏng tong tên thật của mình. Tuy nhiên trong các xã hội toàn trị, thường thì dân và cấp dưới không khi nào nói ngược lại ý của người cầm quyền hay người lãnh đạo. Bởi thế trong mọi hoạt động quản lý hành chánh, giới chuyên gia khoa học chỉ mang tính cách tham khảo mà không có tính cách quyết định về mặt hiệu quả của bât kỳ chuyện gì. Chỉ có người có quyền và nắm quyền là trên nhất. Người ta có toàn quyết quyết định mọi sự theo cảm hứng, cảm tính cũng không ai bắt bẻ, kiểm tra, giám sát hay can gián được. Cho dầu ông Võ Văn Kiệt hay ông Phạm Văn Đồng trước kia làm thủ tướng cũng chỉ vậy thôi. Lãnh đạo mà. Đã có người lãnh đạo thì toàn dân chỉ còn “được lãnh đạo” mà thực chất không còn quyền gì làm chủ hay độc lập, tự do được cả.

      VHT
      (28/9/11)

      • LeQuocTrinh says:

        Chào ông VHT

        Ông bạn VHT này thay đổi bí danh, mật hiệu nhanh như chong chóng làm cho bà con tối tăm mặt mày.

        Nhân dịp ông nói về tên thật và tên giả tôi cũng xin đóng góp vài lời:

        Thiển nghĩ nhạc sĩ, văn sĩ, ca sĩ hay các nghệ sĩ có mang bút hiệu hay danh hiệu là chuyện bình thường vì họ hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật sáng tác mang tính hư cấu chẳng động chạm gì với ai trong xã hội. Ngược lại những bọn con buôn chính trị, chính khách hay quan trọng nhất là lãnh đạo chính trị trong guồng máy quốc gia bó buộc họ phải tuyệt đối lộ diện và sử dụng tên họ thật rõ ràng như muôn triệu người dân. Mỗi hành động, cử chỉ, lời ăn tiếng nói của họ đều có ảnh hưởng mạnh trên vận mệnh dân tộc, họ chịu trách nhiệm rất cao cho nên không thể chấp nhận hành tung bí hiểm, mập mờ lập loè đánh lận con đen, vô trách nhiệm. Chưa nói họ là hình ảnh tượng trưng cho quốc gia, thể diện dân tộc sẽ bị bôi đen khi có một lãnh đạo hèn nhát nhu nhược hoặc thân phận mập mờ (như Nông Đức Mạnh chẳng hạn).

        Thử tưởng tượng xem nếu mọi người trong xã hội đều che dấu hành tung, nấp trong bóng tối để thanh trừng hãm hại nhau (như Mafia), hoặc giấy tờ mập mờ sẽ đưa đến hậu quả gì cho kinh tế, chính trị nội bộ, pháp luật, giáo dục, đạo đức xã hội ?

      • VÕ HƯNG THANH says:

        GỬI ÔNG LÊ QUỐC TRÌNH

        Thực tế, tôi chỉ là người vui chơi, nên tôi không cần có bí danh hay mật hiệu như ông nói. Chẳng qua, chỉ là để người đọc khỏi nhàm, tôi hay dùng nhiều tên hiệu khác nhau, thế thôi. Nhưng khi đọc các tên hiệu đó, ai cũng biết vẫn chỉ cùng là một người cả mà. Tôi không bao giờ giấu tên thật mỗi khi tôi viết lách điều gì, vì tôi nghĩ chả cần. Ý thức của tôi là ý thức trách nhiệm, không sợ khen chê, phải tự chịu trách nhiệm đàng hoàng những gì mình chia sẻ với mọi người, nhất là không sợ ai chê đúng mình, vậy chuyện gì lại phải giấu tên. Vòng quay tên hiệu của tôi, thật ra cũng chỉ giống như vòng quay của các số trên mặt đồng hồ. Thế cũng quen quá, có gì đâu để phải khiến cho tối tăm mặt mũi phải không ông Trinh nhỉ ?

        VHT
        (29/9/11)

    • nguyễn duy ân says:

      Người CS ở VN thay tên đổi họ để dễ bề gây tội ác, lúc còn hoạt động bí mật thì giấu tung tích để gia đình khỏi bị hệ lụy. Khi quyền to chức lớn, nếu dân chúng kêu dòng họ mà chửi rủa thì cũng không bị động mồ động mả, cứ bình yên hưởng phú quý.

  8. Truong sa says:

    Tất cả các quan nắm quyền lực trong chế độ cs đương nhiệm,không bao giờ có khởi phát chính kiến của mình ,vì đang còn ngồi trên chiếc ghế quyền lực ,đễ hưởng vinh hoa …khi hết ngồi trên chiếc ghế thì không còn quyền lợi cá nhân , nên mới giật mình thốt ra những nhận xét nhằm xoa dịu dư luận mà thôi .Nếu người có ý thức dân chủ quảng đại, thì vận động cải cách dân chủ cho xã hội khi quyền lực đang có trong tay ,chí ít cũng như ông TRẦN XUÂN BÁCH hoặc ông BTNG Nguyễn cơ Thạch nếu không được thì cũng xứng đáng bậc sĩ phu quân tử , nhằm mục đích làm gương cho những người khác sau này .

  9. TRÙNG KHƠI says:

    NHÂN DÂN VÀ TRUYỀN THÔNG

    Người làm truyền thông không vì nhân dân mà chỉ vì lệnh trên, đó là truyền thông không chính đáng. Nhân dân luôn luôn là lực lượng đa số thầm lặng, không có tiếng nói của mình, nếu truyền thông không cho nhân dân mà chỉ cho giới cầm quyền hay lãnh đạo. Chính vì thế, mọi đánh giá của nhân dân về bản thân các nhân vật lãnh đạo có mang ý nghĩa lịch sử nào đó thực chất cũng chỉ mang tính cách phản ảnh một chiều của truyền thông không chính đáng, mà không thể mang tính chất chính đáng đa chiều của nhân dân. Có nhiều nguồn dư luận dấy lên đã cung nghinh ông Võ Văn Kiệt, thánh hóa ông Võ Văn Kiệt như là cứu tính một thời của đất nước sau thời kỳ bao cấp. Đó chẳng khác gì chuyện khen phò mã tốt áo. Sự đổi hướng của Liên xô và Trung quốc đã tạo nên sự đổi mới của VN mà không phải sự tự cung tự tác của ông Sáu Dân. Ông Sáu Dân chẳng qua chỉ là điểm nút chuyển tiếp của một giai đoạn khách quan, vì vị trí quyền hành của ông ta lúc đó. Vậy nên, mọi sự khen chê ở đời cần nên khách quan, chính xác. Mọi sự khen chê mà không khách quan, chính xác chỉ làm tầm thường hóa người khen chê lẫn làm lệch lạc ý nghĩa và tính chất của đối tượng được khen chê. Bởi nếu không đúng vào thời điểm thuận lợi, cho dù ông Kiệt có chủ động cá nhân chăng nữa, thì trong cơ chế xã hội hoàn toàn máy móc, phi chủ thể như thế, ông Kiệt lúc đó cũng chỉ có thể rơi vào trường hợp của ông Kim Ngọc trước đó như mọi người đã biết mà thôi. Ôi thật tội nghiệp cho nhân dân, không có trái ngọt nào hơn thì phải ăn trái ít chua hơn và cho đó là trái quý nhất, ngon nhất trên chính cõi đời này, thế thôi. Lỗi đây chỉ là lỗi của truyền thông và của thời thế.

    ĐẠI NGÀN
    (27/9/11)

  10. Nhật Hồng says:

    Nếu không gian manh , không tàn độc không thể làm to trong đảng cướp được . Làm gì ổng thoát khỏi tham , sân và si .

Phản hồi