WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Đọc lại một bài viết ca ngợi ông Đoàn Văn Vươn

LTS: Ông Đoàn Văn Vươn, người đã cùng một số người thân chống lại việc cưỡng chế thi hành án liên quan tới 50ha đất do ông và gia đình dày công lấn biển, biến đất mặn sinh cây trái và nuôi trồng thủy sản ở Tiên Lãng Hải Phòng. Vụ việc khiến 4 công an và 2 bộ đội bị thương.

Báo chí nhà nước chỉ nói một phía rằng, ông chống người thi hành công vụ, không trao lại đất khi hết hạn hợp đồng. Điều gì uẩn khúc ở phía sau? Ông Vươn là con một gia đình nghèo khó, hiền lành. Bản thân là kỹ sư nông nghiệp, 20 năm trời ông bỏ ra bao mồ hôi, nước mắt, kiến thức để mảnh đất cho hoa lợi. Cô con gái nhỏ của ông cũng bị chết đuối khi theo cha mẹ khai hoang.

Không thể tự nhiên một con người lao động cần cù, hiền lành lại chống người thi hành công vụ tới mức ấy. Để bạn đọc hiểu thêm về sự việc, chúng tôi chuyển lại một bài viết cũ về ông. Bài này đăng trên báo Pháp Luật và Đời sống có kèm theo cả ảnh đương sự nhưng sau khi vụ việc xảy ra, tờ PL và ĐS đã kéo bỏ bài viết. Một số blogger đã nhanh tay ghi lại và chụp hình bài viết.

Bài báo từng tồn tại trên trang Pháp luật và Đời sống cho tới hôm qua

———————————–

Kỳ tài đất Tiên Lãng và cuộc chinh phục lời nguyền của biển

Ông Vươn. Hình báo PLvà ĐS

 

Đã biết về anh cách đây mấy năm, biết về cuộc đời đầy sóng gió và bão táp, biết cả những nỗi đau và day dứt hằn sâu tâm can con người anh, nhưng tôi chưa có dịp tìm hiểu sâu về cuộc đời nhiều bi hùng ấy. Trung tuần tháng 7 vừa qua, tôi lại có dịp về Tiên Lãng, đúng vào ngày có dự báo cơn bão Conson chuẩn bị đổ bộ vào nước ta, để ngồi với anh, nghe anh kể về cuộc chinh phục lời nguyền của biển…

Chinh phục “thần” biển

Câu tôi nói vui với anh, ngay khi biết về những việc anh đã làm, là cái tên anh nó vận vào đời anh nhiều quá. Anh tên là Đoàn Văn Vươn, sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng ở xã Bắc Hưng, huyện Tiên Lãng, T.P Hải Phòng. Dường như, khi cha mẹ sinh ra anh đã có dự cảm về cuộc đời đứa con mình nên đã đặt cho anh cái tên lạ lạ: Vươn. Cái tên như gửi gắm một hi vọng: anh sẽ vươn ra biển khơi, chinh phục cuộc đời, chinh phục biển cả để thoả lòng mong mỏi của người cha già với nguyện ước “con hơn cha, nhà có phúc”.

Ông Vươn (bên trái) cùng tác giả bài viết

Đối với người dân vùng biển, biển luôn là người mẹ nuôi dưỡng những khát khao. Biển cũng là nguồn tài nguyên thuỷ hải sản vô giá và cũng là nỗi lo sợ, ám ảnh trước những cơn bão tố. Một trận cuồng phong có thể san bằng tất cả! Hơn ai hết, Đoàn Văn Vươn, người con của một vùng biển nghèo hiểu rõ điều đó. ở tuổi hừng hực chí trai, sức trẻ, anh đã đầu quân đi bộ đội. Môi trường quân đội đã thêm một lần nữa rèn giũa ý chí, nghị lực cho anh. Rời quân ngũ năm 1986, trở về địa phương, anh chỉ có một khát khao duy nhất, chinh phục chính miền đất quê mình để làm kinh tế. Để có cái ăn, để có cái mặc. Mặc dù đã nhanh chóng trang bị kiến thức bằng một tấm bằng đại học Nông lâm, nhưng anh lại từ chối làm cán bộ Nhà nước. Từ bỏ mộng quan trường ở thời điểm đó là một quyết định “lạ đời”, nhất là khi có bằng cấp trong tay. Đoàn Văn Vươn đã quyết làm một người nông dân thực thụ. Quyết làm một điều mà trước anh không ai dám nghĩ đến, chứ đừng nói là bắt tay làm.

Bỏ bằng đại học đi làm nông dân

Tiên Lãng có một địa danh gắn với sự dữ dội của biển và nghèo khó của con người: cống Rộc. Mỗi mùa mưa bão đến, sóng biển, gió biển ào ạt ngập lụt, đói kém thì sự cùng cực mà người dân nơi đây phải gánh chịu, phải chống đỡ trong kiệt quệ tinh thần, vật chất không gì diễn tả nổi. Trên một con đê trải dài ngút ngát, cống Rộc như một hiệp sỹ dũng cảm đối đầu với biển cả để bao bọc, chở che cho những người dân trót gắn đời mình vào phận biển. Nhưng sức mạnh khủng khiếp của thiên tai đã không biết bao lần bắt cống Rộc phải đầu hàng và cũng vì thế nó thành nỗi khiếp sợ mỗi khi bão biển, nước biển vượt qua phòng tuyến này. Lúc đó chỉ là mênh mông trời nước. Lòng người cũng dậy sóng theo từng con nước lớn.

Hiểu rõ điều đó, Đoàn Văn Vươn đã quyết làm một điều gần như không tưởng: chinh phục “thần” biển. Chinh phục cả nỗi khát khao không chịu đầu hàng số phận. Thế là từ cuối những năm 80, những viên đá đầu tiên được chàng trai Đoàn Văn Vươn mang đến trong cuộc trường chinh lấn biển, tạo hành lang bảo vệ để lấy diện tích khai thác nuôi trồng thuỷ sản. Chuyện đời, đâu dễ như nói.

Bằng cách nào để khuất phục biển? Đó là câu hỏi ngày đêm Đoàn Văn Vươn trăn trở. Anh đã bỏ hàng tháng trời để ăn biển, nằm biển, lắng nghe từng cơn sóng thuỷ triều lên, xuống, mải miết tìm đáp án. Không có sách vở nào dạy, không có kinh nghiệm tiền lệ nào để học theo. Chỉ có một điều đang dần lớn lên – Đó là ý chí. Bão lòng người đang dần lớn hơn bão biển. Nó dường như muốn phá tung khao khát đang bùng cháy trong anh. Đoàn Văn Vươn đối diện với hàng ngàn thách thức, suy tư. Khi đã hiểu rõ quy luật con nước, hiểu rõ thời điểm nào cần “ra tay” để bắt đầu, thì anh vấp phải không ít sự dèm pha.

Cái sự dám khuất phục “thần” biển của Đoàn Văn Vươn chả hiểu thế nào lại lan ra khắp vùng, lan ra cả các địa phương khác, trong đó có vùng đất Tiền Hải của tỉnh Thái Bình. Anh kể: “Lúc đó có một người chuyên khai thác các vùng đất ven biển của huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình, để làm ăn. Khi biết tôi có ý định chinh phục vùng biển quê Tiên Lãng này, người ấy đã thông qua nhiều người thách thức tôi, rằng nếu tôi làm được, sẽ sẵn sàng mất cho tôi một chiếc xe máy đẹp. Người ấy mỉa mai, diễu cợt việc làm của tôi. Người vùng biển, nói là làm, người kia thách thức tôi chắc vì nghĩ tôi không làm nổi. Mặt khác, tôi hiểu đây còn là một sự thách đấu. Lúc đó, một chiếc xe máy đẹp có thể ví như con xe Camry bây giờ. Người thách đấu tôi không sợ, chỉ sợ Trời thách đố tôi thôi”, anh nói, mắt nhìn xa xăm. “Đã thế tôi càng quyết tâm làm”.

Đã có người bảo Vươn dại như con vích. Một con vật kỳ lạ của biển, là hay lôi ngược lại người ta. Nếu muốn bắt nó vào bờ, thì thay vì lôi nó vào bờ, người ta lôi nó ra… biển để nó đi theo chiều ngược lại. Cũng có người bạo mồm nói, thằng Vươn dám đi khuất phục “thần” biển là việc làm mạo hiểm.

“Vui sao nước mắt lại trào”

Nhiều năm trờiN, người dân nơi đây chứng kiến Đoàn Văn Vươn cùng anh em họ hàng quần quật lao vào cuộc trường chinh lấn biển. Có khi hôm trước làm, hôm sau sóng biển san thành bình địa. Hôm sau nữa lại làm, sóng biển lại biến sức người thành bong bóng. Có khi nhìn thấy ít đất, đá còn bám trụ sau con sóng mà rơi nước mắt, Vươn đã tự đặt câu hỏi, thế này thì đến bao giờ? Hay là mình thất bại? Cứ thế, cứ thế, từng hạt đất bám trụ, từng viên đá trơ gan bám trụ là lại thêm một tia hi vọng. Một ngày trôi qua là khắc khoải chờ đợi một ngày mới, công sức bỏ ra không biết bao nhiêu mà kể hết.

Nói với chúng tôi, anh bồi hồi nhớ lại: “Nếu tính sơ sơ, đã có trên 20.000 m3 đất, đá được đưa đến đây, trên vùng đất ven biển Tiên Lãng mà các anh đang đứng trong cuộc chinh phục biển cả của tôi. Nói ra chính tôi cũng ngỡ ngàng, tôi làm như mê, như say. Bởi chỉ còn phía trước để tiến, chỉ còn biển để vươn ra. Tôi không có đường lùi, bởi thành công chỉ có cách duy nhất với tôi, đó là vươn ra biển”.

Ngoài hàng chục ngàn m3 đất, đá đó, là biết bao sức người, sức của. Vừa lấn biển, chỉnh trị dòng nước triều dâng, vừa trồng cây bám đất, đã biết bao lần cây trồng lên lại bị biển nuốt trôi. Mất sạch. Tiếp tục trồng lại từ đầu, hàng ngàn cây bần, cây vẹt đã theo con sóng lẫn vào trùng khơi. Tiếp đó, không chỉ đất đá, hàng trăm tấn xi măng được đưa vào để tiếp thêm sức gắn kết thô mộc của đất và đá… Cuối cùng Trời không phụ lòng người, dòng chảy của biển ngoài đê biển cống Rộc đã bị khuất phục mà chuyển hướng. Phía chân đê có chỗ sâu gần 2 m, cốt âm, đã được nâng lên cốt dương. Từ đó hàng chục héc ta đất bãi bồi ven biển hình thành. Cũng theo đó, gần 70 ha rừng vẹt ngăn sóng biển đã bám trụ thành công. Không có tiếng vỗ tay.

Ngày nhìn thấy thành công trong mắtN, trong lòng, thoả khát khao của ước mơ ngàn đời “xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều”, lại là ngày nước mắt ầng ậc tuôn trào. Một nỗi đau câm nín, ngày đón nhận sự thành công mà có người đã nói là không tưởng đó, Đoàn Văn Vươn đã một mình đi lang thang ven biển. Đi trên chính phần đất bồi ven biển mà công sức anh đã tạo nên. Một mình vừa đi vừa lẩm nhẩm gọi tên đứa con gái xinh xắn dễ thương của mình, để tưởng nhớ đến nỗi đau và mất mát của riêng anh. Con gái anh, đứa con gái 8 tuổi ngây thơ và thân thương, nó cũng mang trong mình dòng máu chinh phục biển cả của bố đã vĩnh viễn ra đi. Và lý do cũng chính vì con nước biển trào dâng dẫn đến việc cháu chết đuối ở cống Rộc, trong chính những ngày bão tố ầm ầm, khi đó cũng là lúc anh đang chinh phục biển. Nỗi khiếp đảm khi nhắc lại chữ cống Rộc với người dân xứ này giờ trở nên thanh bình kỳ lạ. Anh đã thành công, cống Rộc trở nên yên ả trước phong ba, bão tố. Còn anh, một mình hứng nỗi đau câm lặng.

Anh không nói, nhưng vị đồng nghiệp đi cùng bảo, sự thành công trong việc trồng rừng chắn sóng, lấn biển của anh đã khiến người Nhật quan tâm. Một số chuyên gia nguời Nhật cũng đã tìm đến anh để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm. Ngẫm ra, anh cũng là bậc kỳ tài rồi. Vậy mà 3 năm gặp lại, kể từ ngày biết anh, anh vẫn thế, mộc mạc và thuần hậu. Những việc anh làm có trời biết, đất biết. Còn việc đời và mất mát của anh, tôi cũng chỉ chia sẻ được phần nào. Bởi có những lúc, lòng người còn dậy sóng hơn biển cả. Đứng với anh trên con đê nơi có cống Rộc, phóng tầm mắt nhìn ra, ngút ngát một mầu xanh, mầu xanh tươi từng thấm đẫm cả máu, mồ hôi và công sức. Phía xa hình như đang có một cơn giông…

Pages: 1 2

15 Phản hồi cho “Đọc lại một bài viết ca ngợi ông Đoàn Văn Vươn”

  1. tom says:

    Sao khong ban cho chung chet tuoi cho roi. Cai do an cuop cho chung song lam hai nguoi khac

  2. HÀNG XÓM says:

    Việt nam cần nhiền anh Vuơn .
    Từ nay, nhân dân VN sẽ ăn miếng trả miếng. Không còn gì để mất.
    Đàn áp bằng sắt máu sẽ bị đáp lại bằng sắt máu.
    Đây là cơ hội cho thanh niên , trí thức trong nuớc chuyễn sang hành động xoá sổ chế độ CS du côn này.

  3. Trung Kiên says:

    Tôi không biết anh Đoàn Văn Vươn là ai, nhưng qua báo chí nói về anh đổ nhiều công lao vất vả để “Chinh phục “thần” biển”. Với bao mồ hôi nước mắt và mất cả đứa con thân yêu để có được ngày hôm nay, biến từ vùng nước mênh mông thành nơi vừa bảo vệ dân Tiên Lãng tránh khỏi bão lũ, vừa tạo công việc sinh sống. Khiến tôi yêu mến, khâm phục và ngưỡng mộ anh.

    Khi còn là vùng nước mênh mông thì không ai thèm dòm ngó đến, cơ ngơi ngày nay là do mồ hôi nước mắt của anh Vươn và gia đình. Thiển nghĩ, sau một thời gian “miễn thuế” thì nhà nước có quyền thâu thuế theo sự công bằng. Nhưng không nên chiếm đoạt để cho người khác thuê, cho dù là đấu thầu?

    Vì rằng, những kẻ không phải đổ mồ hôi nước mắt, không mất tiền đầu tư, vkhông vất vả với 20 năm vật lộn để tạo sự nghiệp, họ sẵn sàng bỏ “giá cao” để cướp giựt của anh!

    Vụ án Tiên Lãng: đừng dồn họ vào chân tường!

    Cuộc dùng vũ lực cưỡng chiếm hôm 5.1.2012 cho dù vì lý do gì cũng không thể chấp nhận được! Trong trường hợp dùng đất để xây dựng những tiện ích công cộng thì không nói làm gì, nhưng cưỡng chiếm tài sản là những đầm nuôi tôm, cua của người dân là một hành động “ĂN CƯỚP”.

    Sự việc anh Vươn và gia đình dùng vũ khí chống lại là điều đáng tiếc! NHƯNG chính quyền phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự kiện này, vì đã dồn anh Vươn và gia đình vào đường cùng, buộc lòng họ phải chống trả!

    Tôi đồng tình với LS Trần Đình Triển rằng;

    “Trước hết đối với gia đình anh Vươn đây là một sự việc chúng ta thấy đáng trân trọng. Từ một người lính về bỏ công sức ra khai phá vùng đất hoang trở thành những cái đầm nuôi tôm, nuôi cua để tao ra những sản phẩm cho xã hội cũng như tìm kiếm công ăn việc làm nhưng sau đó họ bị thu hồi vì vậy lý do thu hồi cần phải được xem xét trong nhiều vụ đất đai vừa qua.

    Nếu thu hồi đất đai vì lợi ích công cộng hay quốc phòng thì tôi thấy người dân tin đấy là lợi ích chung của nhà nước và của nhân dân. Nhưng thu hồi để cho những người khác hay cho những doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh với một giá rẻ bèo và không tính đầy đủ công sức và vốn liếng người ta bỏ ra, đẩy người ta vào ngõ cụt. Thu hồi dất của dân ví dụ như một mét trả vài trăm nghìn đồng một mét nhưng sau đó bán lại hai chục triệu một mét chẳng hạn nó tạo chênh lệch về mặt xã hội. Đấy chính là nguồn gốc sâu xa của mâu thuẫn trong chính sách đất đai trong thời gian vừa qua”.!

    • Bần-Nông says:

      Xin bạn chỉ cho tôi biết là trong đất nước VN hiện nay chỗ nào có công lý đâu? Mà ta nói lý nầy lý nọ?. LS Triển nói để nói thôi, chứ có tác dụng gì đâu? VN ta có LS, nhưng bạn thấy trong các vụ xử án, có người nào trong HĐXX lắng nghe lời biện hộ của LS ko? Bạn thấy xã hội VN hiện nay, luật gì cũng có cả, các nước phương Tây có luật đó, thì VN mình có ngay, nhưng có ông chính quyền nào ở VN tuân thủ luật đó ko? Bạn chỉ tôi xem… “Nẻ” vào đầu họ như thế, cũng chưa cảnh tỉnh họ, huống hồ gì nói lý với họ???…. Còn chuyện đất đai, nơi nào ko kiếm ăn được thì ko có tên nhà nước nào đụng tới cả, thí dụ như rừng U-Minh chưa có ai khai phá cho nên hàng vạn hecta chẳng có ma nào ngó tới, chứ như đất huyện Hòn-Đất tỉnh Kiên-Giang, đất Đồng Bằng Sông Hậu của 3 Sương, đất Tiên-Lãng của anh Vươn, …vv… thì kiếm ăn được, cho nên mấy ông nhà nước tranh nhau mò tới kiếm ăn, trưng thu, …vv… Ngày xưa những vùng đó bị bỏ hoang (như U-Minh hiện tại) ko ai khai thác thì có người nào tới đâu? Bạn tìm bài viết của cô sinh viên Đỗ Thúy Hường viết bài “Tôi tìm hiểu Luật Đất Đai” đọc cho vui. Thân ái…

  4. Lê Thiện Ý says:

    Theo dõi việc CƯỠNG CHẾ THU HỒI ĐẤT Ở TIÊN LÃNG, góp nhặt các sự kiện, ta thấy NỔI CỘM SỰ BẤT CÔNG, CÁCH LÀM CÀN, TÍNH VÔ CẢM CỦA CQ ĐỐI VỚI DÂN ! Tại sao cả gia đình người ta bỏ công sức cả đời, vay nợ bạc tỉ để rồi BỊ CƯỚP TRẮNG, VÔ GIA CƯ ? Bài báo của Quang Trung trên PL/ĐS đã VINH DANH K/S VƯƠN, nay trở thành TỘI ĐỒ, chống người thi hành công vụ !
    Dân oan thiếu cửa kêu oan ở cái xã hội “đầy dẫy bất công xhcn”. Họ liều chết là phải. BBC đã thjếu vô tư khi phỏng vấn hầu hết là gia đình cán bộ đ/v, theo lập luận của bọn cường quyền. Lương tâm của phóng viên ở đâu? hay cũng “đảng viên nằm vùng” ?

  5. Choi Song Djong says:

    Khốn Nạn-Khốn nạn và Khốn nạn.

    Tôi chỉ có thể kết luận như vậy,nếu ai còn tin vào cái thể chế này thì thật không còn gì để nói.

  6. Bao giờ sẽ Đến NGÀY TÀN CỦA BẠO CHÚA ???? TÔI RẤT MONG NGÀY ĐÓ

  7. Luan says:

    Hiện nay các trường ĐH ở Việt Nam, môn “Chủ nghĩa xã hội khoa học” và ” Tư tưởng Hồ Chí Minh” được giảng dạy như bắt buộc đối với sinh viên. Là một trong 3 môn thi bắt buộc tốt nghiệp Đại học hiện nay. Khi bị sinh viên chất vấn về lý thuyết CNXH và thực tế hiện nay, thì tất cả các giáo viên dạy môn này đều nói rằng XHCN của ta hiện nay là thời kỳ quá độ tiến lên XHCN chứ chưa phải là XHCN. Còn hỏi khi nào mới tiến lên XHCN thì còn rất xa có khi hàng ngàn năm.
    Thực tế mà nói thì những người XHCN là những người như thế nào ? Những người như anh Vuơn mới chính là những người Cách mạng, những người XHCN.

  8. Gió Trời lồng lộng,ác giả ác báo ,luật “Nhân Quả “vẫn còn nguyên giá trị trong mọi thời đại !!!!
    ******************************************************************
    Trước hết ông trời sẽ đổ tai họa vào đầu những “quan đã ngu lại tham” .Toà án “Lương Tâm” sẽ công bằng cho tất cả mọi người.Lũ quan tham phải có ngày đền tội ,chúng là một bầy súc sinh ,thú tính thời hiên đại ?
    ————————————————————
    “Con ơi nhớ lấy câu này,
    Cướp đêm là giặc,cướp ngày là quan ”
    ————————————————————
    Quan tham chỉ nhất thời , Đất Nước và con người là trường tồn mà thôi .Bà con ơi hãy cố lên ,một ngày nào đó tòa án “Lương Tâm “sẽ trả lời .Chúng ta Hy Vọng ngày đó không xa ,
    ******************************************************************
    Xuân này hương sắc “Hoa Nhài” đua nhau nở,
    Rộn rã tếng cười khắp trời Nam;
    Cơ chế độc tài tan biến mất,
    Dân chủ công bằng rộn tiếng ca,
    ************
    Hồn đất linh thiêng quy tụ lại,
    Cứu nước ,Đồng Bào Tổ Quốc ơi !
    Việt Nam (Âu Lạc ) luôn sát cánh,
    Cứu Nước ,cứu Dân thóat độc tài,
    *******************
    Bình đẳng bình quyền là nhựa sống,
    Quyền sinh +Quyền sống của muôn Dân,
    Cớ sao lũ giặc sai xâm phạm,
    Ô nhục bẩn thỉu Đất Nước Tôi,
    Tiều nhân thú tính và gian ác,
    Quan tham “tiểu súc” cút đi ngay,
    Thần Dân mong muốn sống thanh bình,
    Ngắn bó ngàn đời với Nước Non ….!!!
    ******************************************
    Kính chào thân ái ,
    Trân trọng
    Ngày 09/01/2012
    Việt Nam (Âu Lạc)

  9. Le Thai says:

    Đề nghị Đàn Chim Việt lưu lại vĩnh viễn bài báo này để đời sau còn biết được sự thật. Những gì bài báo này viết đã cho thấy anh Vươn là người như thế nào, công sức anh đã đổ xuống vùng đất này ra sao. Hai mươi năm lăn lộn chống chọi với sóng gió mới tạo dựng được sự trù phú cho mãnh đất được giao, nó đã trở thành một phần đời của anh, một phần máu thịt của anh. Vậy mà chỉ khơi khơi nói “thu hồi” là CƯỚP trắng của người ta thì ĐẠO LÝ ở đâu ???. Sự tàn bạo này chỉ chế độ Cọng Sản mới có mà thôi.
    Victor Hugo nói chẳng sai chút nào: “Chủ nghĩa Cộng Sản là giấc mơ của vài người, nhưng là cơn ác mộng của nhân loại”

  10. vn says:

    Anh Vươn đã trở thành nạn nhân của chế độ như nhiều nạn nhân khác, giống như lợn được thả cho ăn, vỗ béo, rồi bị đem đi thịt. Đọc chuyện về anh Vươn mà nhớ tới câu chuyện “Vua Lốp Nguyễn văn Chấn” hay truyện ngắn của Phùng Gia Lộc ” Cái đêm hôm ấy đêm gì” . Ôi, xã hội Viet Nam!!!

Leave a Reply to Bần-Nông