WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

“Người có tố chất thì không cần pháp trị”

Pháp trị là dành cho loại người không có tố chất

Chuyện giáo sư nổi tiếng của đại học Bắc Kinh mắng chửi dân Hồng Kông thậm tệ trên truyền hình trở nên hoạt đề văn hóa nóng bỏng. Vượt qua những cơn thịnh nộ về những từ ngữ thô lỗ cộc cằn, trận chửi này còn lộ ra nhiều thứ, đặc biệt là quan niệm của học giả Trung Quốc đối với xã hội pháp trị như thế nào.

Khổng Khánh Đông bận đồ nho nhã trên TV

Khổng Khánh Đông, giáo sư hệ Trung Văn của đại học Bắc Kinh, cháu đời thứ 73 của Khổng Tử đã dùng những từ ngữ như đồ con hoang, đồ chó, đồ hèn hạ để mắng chửi dân Hồng Kông chỉ vì một chuyện va chạm văn hóa đi tàu và ngôn ngữ giao thiệp giữa dân Hồng Kông và dân Lục Địa.

Chuyện xảy ra do em bé từ Trung Quốc ăn uống vung vãi làm sao khiến hành khách và nhân viên ở Hồng Kông phản ứng về quy định cấm ăn trên tàu. Hai bên nói vịt nói gà bằng hai thứ tiếng Quảng Đông và Phổ Thông trong cách giải quyết dẫn đến tình huống tranh cãi thô bạo mang tính đại diện giữa người thuộc hai “chế độ”. Diễn biến tâm lý phức tạp giữa dân Hồng Kông và nội địa Trung Quốc từ lâu nay có cơ bùng nổ ngoài mức dự toán.

Thái độ của Khổng Khánh Đông cũng có dấu hiệu mang tính đại diện cao cho tâm lý người dân lục địa. Khổng Khánh Đông không phải là giáo sư tay ngang mà là nhân vật truyền thông có uy tín sắc sảo về ngôn ngữ văn học Trung Quốc từ Hán Đường cho đến Kim Dung, Lỗ Tấn.

Người ta không tin rằng với một chế độ kiểm duyệt gắt gao mà để cho đoạn băng mạ lỵ dài sáu phút phát sóng. “Nếu đối tượng bị chửi là dân Tân Cương – Duy Ngô Nhĩ thì ngay lập tức có cảnh nổi loạn xuống đường đốt xe” các đài radio, truyền thông Hồng Kông quả quyết . Dân Hồng Kông hiện đang biểu tình đòi đại học Bắc Kinh phải khai trừ chức vị giáo sư của Khổng Khánh Đông nhưng chắc là không được đáp ứng vì thế lực của nhân vật đại diện văn hóa cánh tả này rất lớn.

Truyền thông Hồng Kông phân tích rằng sự mắng chửi như thế này là có bàn tay của trung ương đảng dính vào, muốn dằn mặt vào thái độ của người Hồng Kông vốn tự hào về văn hóa đương đại nhờ có quy củ do thực dân đế quốc Anh để lại mà quay lưng lạnh nhạt với Trung Quốc. Đây cũng là đây là thủ pháp trấn áp công cộng ở vị trí của kẻ mạnh lên những tinh thần yếu đuối.

Xung đột văn càng bốc cao, thậm chí trên mạng còn có phong trào kêu gọi độc lập Hồng Kông, kêu tỉnh Quảng Đông sát lại với Hồng Kông (dùng căn cước tiếng Quảng Đông) để thành lập một nước cộng hòa ly khai với Trung Quốc đại lục. Tuy lý tưởng này không dễ thực hiện vì chênh lệch thế lực quá lớn nhưng phản ảnh tâm lý lòng người phân tán trong nước Trung Quốc.

“Pháp Trị có gì hay?”

Nhưng điều đáng nói hơn là qua sự kiện này, người ta thấy rõ lý luận của học giả Trung Quốc về nền pháp trị. Qua lời của Khổng Khánh Đông, nền pháp trị ở Hồng Kông là phương tiện thống trị lên loại dân không có tố chất, không thể tự chủ. Pháp trị như là cây roi để quất lên đầu bọn chó chứ con người có tố chất, tự chủ thì ai cần đến biện pháp này. Tư tưởng của Khổng Khánh Đông lại có sức thu hút lực lượng cánh tả. Các nhóm theo tinh thần chủ nghĩa dân tộc phương Bắc Trung Quốc cũng nhao nhao nhảy vào đấu tố luôn tỉnh Quảng Đông cho rằng tỉnh này chính là quê hương của bọn Hán gian. Sự miệt thị này tạo nên tâm lý mâu thuẫn nội bộ dân tộc Trung Hoa một cách gay gắt.

Thấy rằng nhận thức của học giả Trung Quốc như thế này còn nguy hiểm hơn là những câu chửi chó mắng mèo theo kiểu ghen tị về ưu thế xã hội của người Hồng Kông, ứng cử viên hành chánh trưởng quan tranh cử trong năm 2012 Đường Anh Niên phải trấn an và đính chính trước dân chúng rằng: “Người Hồng Kông không phải là chó, pháp trị là tố chất và giá trị cốt lõi của người Hồng Kông”. Tuy câu đính chính này hơi buồn cười: “Dĩ nhiên người Hồng Kông không phải là chó rồi” nhưng đã đụng chạm đến cơ cấu chính trị.

Cẩu Trùng Chi Tranh

Hiện nay hai bên Hồng Kông và Trung Quốc chửi bới nhau rất căng. Tuy một bộ phận dân chúng Trung Quốc không đồng tình với Khổng Khánh Đông nhưng học phiệt cánh tả cũng rất mạnh bạo, rất mãn nguyện như trả được thù hận và mặc cảm thua sút bấy lâu. Bên Hồng Kông cũng không thua, gọi ngược lại đại lục là thứ côn trùng châu chấu tạo nên trận chiến mới mà BBC tiếng Trung gọi là “Cẩu Trùng Chi Tranh” (cuộc chiến giữa chó với trùng) tan vỡ lòng người, nguyền rủa nhau tới bến, rất có chiều hướng lan rộng.

Khổng Khánh Đông bị dân Hồng Kông khắc họa

Trước đây, Vương Khánh Đông thường hay lên truyền hình trung ương bận đồ nho gia, giảng đàm học thuyết Trung Dung, Luận Ngữ một cách say sưa. Nhưng ở một góc độ phàm phu tục tử lại vị giáo sư “Bắc Đại” này có thể tuôn ra từng tràng như hát, nào là “vương bát đản” (có nghĩa là trứng rùa, con hoang), đồ mất gốc, chó, chó săn, đê tiện, bố mày là người Anh à?… Vương Khánh Đông cũng có thể nhái giọng điệu để cười cợt, chửi bới, công kích hạ nhục thân phận dân Hồng Kông từng bị Anh Quốc bắt làm nô lệ mà còn vác mặt lên trời.

Những lời chửi bới rất có bài bản, cay nghiệt, cường điệu, xuyên tạc hiện trạng nhưng gây ấn tượng về nội dung và thời lượng (vì đài truyền hình cho phép). Tính cách lý luận văn hóa Cộng-Khổng phối hợp rất có khí thế và sôi sục khiến những người lý luận căn bản không dễ dàng bẻ gãy.

Là tác giả của nhiều sách và bài viết về ngôn ngữ văn học, “Khổng hoà thượng” (xưng hiệu ăn khách trên truyền hình và blog cá nhân) lại giáo sư cộng tác với đài truyền hình trung ương trong tiết mục “Bách Gia Giảng Đàn” chuyên giảng về Khổng Giáo nên có rất nhiều tín đồ “con nhang đệ tử” yêu thích. Khổng Khánh Đông còn là đảng viên cộng sản, và là nhà nghiên cứu tinh hoa Khổng giáo do đó gánh vác vai trò trí thức học giả của Trung Quốc đại lục hiện nay.

Nguồn: Facebook Trần Đông Đức

——————————

Tài liệu tham khảo:

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2012/01/120124_hongkong_chinese_anger.shtml

http://www.bbc.co.uk/zhongwen/simp/hong_kong_review/2012/01/120124_hkreview_hkdog.shtml

http://rfavietnam.com/node/1026

 

15 Phản hồi cho ““Người có tố chất thì không cần pháp trị””

  1. Lê Dân Việt says:

    Một vị “giáo sư nổi tiếng” của đại học CS BK mà phát biểu trước công chúng như thế này thì quả là hết thuốc chữa cho các “trí thức”CS rồi, nhất là mấy anh CAM hoặc đám du sinh bốn con C… rồi. Mấy anh này vẫn hay lên đây tung hoả mù, nhũng nhiễu diễn đàn, và nhất là hay nói chuyện “văn hoá” “trí thức” mà sao không thấy có ý kiến gì về cái ông “đại giáo sư CS đàn anh Bắc kinh này nhỉ?

    Về NBC đã trở thành một con cừu theo lề phải, sau khi đóng cửa chùa “Thích học toán” để về tu tại căn chùa Thích đủ thứ ( giá 3 triệu đô) của cướp ngày CSVN bố thí cho rồi. Cái thứ “trí thức” hạng này thi mong gì giúp ích cho quốc gia, mà chỉ là hạng giá áo túi cơm vinh thân phì gia, có đáng để thiên hạ luận bàn tốn thêm giấy mực hay chăng?

  2. VôVịChânNhân says:

    Người chửi chó: ”đồ chó!”
    Chó chửi người: ”đườiươi!”
    Người thèm ăn thịt chó!
    Chó cũng khoái ”xực” người…

    Toàn một lủ ”trời ơi!”

    Hời!!!

  3. ĐẠI NGÀN says:

    TRÍ THỨC VÀ XÃ HỘI

    Trí thức cũng chỉ là đơn vị xã hội như mọi người hay trí thức cũng chỉ là thành phần xã hội. Vậy thì trí thức khác với những người không được gọi là trí thức chủ yếu là ở đâu. Là ở cái đầu và tiếng nói. Cái đầu là sự hiểu biết, tiếng nói là sự lên tiếng. Cái đầu có nghĩa thấy được vấn đề, hiểu được vấn đề, đưa ra được ý kiến tốt về vấn đề mà những người không phải trí thức không thể làm được. Như vậy nói ngược lại, nếu người có học, có kiến thức, nhưng không thấy được vấn đề xã hội cần, không nói được tiếng nói xã hội muốn, có đúng là trí thức không ? Chắc chắn là không đúng. Như vậy cũng có nghĩa ý niệm trí thức là ở cái dụng mà không ở cái thể. Bởi cái thể nào đó mà không dụng được, không phát huy lợi ích xã hội được, liệu cái thể đó để làm gì, nếu không phải là cái thể vô tích sự hay cái thể bí. Ấy vậy nên cái chính là trí thức tương quan hay tương ứng với xã hội. Hoàn cảnh xã hội nào đó mà trí thức thiếu thông tin khách quan, cần thiết, hay không lên tiếng được, đó không do lỗi của trí thức mà là lỗi của hoàn cảnh. Đó là tình hình của những xã hội chuyên quyền, độc đoán, chủ quan, là như thế. Vậy chỉ trong xã hội tự do, dân chủ đúng nghĩa trí thức mới phát huy được đầy đủ. Nhưng nếu khi ấy trí thức không phát huy được gì cả, đó lại là lỗi của trí thức. Song quan trọng hơn cả, chính trong xã hội sai trái, độc tài độc đoán mà trí thức cũng chỉ chai lì, ụ ợ, chỉ như là trí thức một chiều của chế độ, trí thức nhồi bông để làm kiểng, khi đó quả thật cả chế độ và trí thức cùng chia xẻ trách nhiệm hay tiếng xấu cùng nhau. Ngược lại, trong các xã hội như thế mà trí thức vẫn phát huy đầy đủ ý nghĩa của mình, thật sự mới hoàn hảo và mới xứng đáng là người trí thức. Vậy thì nói thêm nữa, chế độ hay chính quyền nào đó là gì, nó có bao gồm các trí thức trong đó không. Quả thực đây là ý nghĩa phản biện quan trọng. Bởi chính quyền như cái vỏ, cái vỏ cũng có nhiều trí thức, thì cái ruột trí thức được đựng bên trong cũng chẳng có vấn đề gì. Nhưng nếu chính quyền hay chế độ nào đó, có ít thành phần trí thức đúng nghĩa tạo thành, tức thành phần lãnh đạo không phải thành phần trí thức cốt cán, vậy là vỏ một nơi và ruột một nơi, trí thức bọc ngoài hay trí thức bị bọc trong cũng đều thành nửa nạc nửa mỡ cả. Đó là lỗi chung cùa lịch sử, của những người đi tiên phong của xã hội, của chế độ, của những bậc tiền bối bê bối mà không do lỗi của đám hậu sinh chịu hậu quả hay mắc giỏ cả. Nên cuối cùng xin nói, ý nghĩa cao nhất của trí thức vẫn là chuyên môn. Chuyên môn là ý nghĩa và giá trị của trí thức. Trí thức phản biện hay góp ý tốt, hiệu quả, hoặc tích cực cho xã hội, ấy là trên cơ sở khoa học, chuyên môn, trí thức không phải chỉ nói suông, chung chung, tầm thường như mọi người. Nhưng trước khi nói chuyên môn vẫn có những cái bình thường, hay tầm thường trước mắt mà thấy cần cũng phải lên tiếng. Tức là ý nghĩa trí thức là toàn diện, mà cũng là ý nghĩa chuyên sâu và trách nhiệm. Trách nhiệm của trí thức trước hết là trách nhiệm đối với bản thân và đối với xã hội. Bởi thế trong các chế độ độc tài thì không ưa phản biện. Nhưng khi đã có tôn trọng phản biện tức bước đầu đã có dân chủ. Nên cuối cùng kết luận lại, phản biện là ý nghĩa của trí thức, thủ tiêu, áp chế phản biện là phản trí thức. Phản biện cuội là ngụy trí thức. Chỉ chấp nhận duy nhất phản biện cuội cũng phi trí thức hay phản trí thức. Nói rộng ra hơn, ý nghĩa cao nhất của trí thức là khoa học và chân lý. Như vậy trí thức không thể chỉ gọi gọn trong ý nghĩa đối kháng hay đối lập trung thành, nói thế chỉ là nửa chừng xuân. Mùa xuân thật sự của trí thức là mùa xuân của đất nước, của dân tộc, của con người, của xã hội, của nhân loại, của chân lý, của khoa học mà không phải chỉ là mùa xuân của bản thân, của chế độ hay của quyền lợi hạn hẹp, nhất thời hoặc riêng tư nào cả.

    Võ Hưng Thanh
    (29/01/12)

Phản hồi