Đừng van xin Đảng nữa!
Hôm nay xem đoạn clip Đoàn Văn Vươn nhận tội ở cơ quan công an Hải Phòng. Thấy tiếng công an thì không rõ, còn tiếng anh Vươn thì rõ ràng.
- Tôi nhận thấy việc mình là sai, xin đảng và nhà nước.
Tự dưng thấy nản, sao người dân nước mình cứ phạm tội gì mà lên báo chí, truyền hình cứ phải xin Đảng sau đó mới đến nhà nước, pháp luật xem khoan hồng hay nhẹ tội.
Chả lẽ Đảng có quyền tha tội hay xem xét tội cho ai được nặng hay nhẹ sao?
Người ta bảo có bệnh thì vái tứ phương, thôi thì người dân sa vào tay công an, nhận thức có phần hạn chế, họ cầu xin thế nào cũng có thể chấp nhận. Nhưng những người làm truyền thông, những cán bộ điều tra, những người làm pháp luật trong một chế độ pháp trị, mọi việc từ lớn đến bé đều phải rõ ràng theo luật. Ngay cả vụ anh Vươn các cấp lãnh đạo từ cấp huyện đến chính phủ, thủ tướng còn cũng phải nói là mọi việc sẽ xem xét đúng với pháp luật, ai sai đến đâu xử đó. Có lãnh đạo nào trong các vụ liên quan đến pháp luật nói phải xử theo nghị quyết, theo chỉ đạo cuả Đảng đâu, có vị nào nói Đảng là tòa án đâu.. Tại sao người ta cứ để bị can, bị cáo nói khơi khơi cái câu là xin Đảng…xem xét, khoan hồng được.
Để người ta nói như thế, thành ra là làm xấu đi hình ảnh của Đảng, khiến người ta nghĩ Đảng cao hơn cả pháp luật, nhà nước. Mà thực tế thì hầu như những người van xin kiểu như vậy thường chả nhẹ tội đi chút nào, như Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung… cũng mức án như anh Cù Huy Hà Vũ dù anh Vũ không hề xin xỏ Đảng nửa lời. Qua đó chứng tỏ Đảng rất minh bạch, đàng hoàng không hề bao che, hay can thiệp vào pháp luật, thằng nào xin hay không xin đều thế hết, tùy tội mà pháp luật phệt.
Thế mà nhiều người có chức quyền, có trách nhiệm đáng nhẽ phải ý thức được cái chuyện uy tín của Đảng mà ngăn cản, nhắc nhở những bị can, bị cáo là chỉ xin pháp luật, nhân dân xem xét khoan hồng. Đằng này không những không ngăn, mà lại có vẻ rất thích thú khi bị cáo nói thế để đưa lên truyền hình,báo chí cứ như là ta đây đã lập chiến công với Đảng.
Cứ như thế thành thói quen, bọn hiếp dâm, móc túi, cờ bạc cứ phạm tội ra tòa lại xoen xoét cái điệu – xin Đảng và… khoan hồng thì nực cười lắm. Đâu phải cứ phạm tội là lôi Đảng ra mà xin xỏ được. Biết rõ là không xin được vì nhà nước ta là nhà nước pháp quyền, mà cứ để bị can, bị cáo lên ti vi, đài báo xin xỏ như thế khiên người ngoài lại tưởng chế độ ưu việt mà Bác Hồ đã dày công gây dựng cho nhân dân ta tốt đẹp thế lại thành chế độ Đảng trị.
Mong rằng các cán bộ có trách nhiệm nên xem xét, nhắc nhở các bị can, bị cáo đừng xin thế. Và cũng nhắc nhở những người làm truyền thông chớ đưa những đoạn xin xỏ với Đảng của bị can, bị cáo lên cho người ta xem. Nếu không oan cho Đảng quá.
Theo Blog Nguoibuongio
Đọc bài viết của Anh ” Ló Giái ” – ( ụa – xin lỗi Anh Lái Gió , là tôi quen … lỡ … miệng thôi ! )
Đúng như Anh viết , ở Việt Nam – những kẻ Phạm Tội hoặc Bị Cho là Phạm Tội , khi đối diện với Cơ Quan Điều Tra … Đều phải Xin hết – Nếu muốn Sống ! ( Thánh thật ! ) – Đây là 1 thói quen được thành lập trong Xã Hội XHCN VN , do ý muốn chủ quan của ĐCSVN – Đổ Bao Công Sức mới có được ! (Cũng như thói quen lỡ … miệng , tôi đã xin lỗi Anh ! ).
Trường hợp của Anh Hùng VƯƠN , theo tôi có khác đấy !
Một tên Dân Đen ( Không biết Anh VƯƠN có Thẻ Đảng không ? ) mà Dám Quậy Tưng , làm cho Tổ Chức Đảng của 1 Thành Phố Lớn như Hải Phòng bị Rối Tung lên – Lớn Nhỏ thay nhau bị Ngưng Chức – Sắp tới đây , sẽ có màn Các ĐV đổ lỗi cho nhau để Tránh Tội , Thoát Tội hoặc Chạy Tội … !
Ấy vậy mà Mở Miệng ra , Anh Ta lại Xin Đảng … !
Làm cho Đảng bị Choe Choét , Mang Tiếng … Rồi lại Xin Đảng … ! …
Rõ ràng Anh Ta đang CHƠI Đảng thì có !
Bác Hồ đây đề nghị Cô, Chú Cò nào trên mạng dò tìm xem tên “phản động” nào đã nghĩ ra cái truyện ác ôn chế diễu đảng ta như dưới đây:
“Tên của gã là Cao Như Đảng. Tên cúng cơm của gã là Cao Như Đảng. Trong lý lịch gã đề tên Cao Như Đảng. Tức là đích thị trên đời có thật một gã Cao Như Đảng.
Cao Như Đảng biệt tài làm thịt chó, thịt nhanh, nấu khéo, cả làng cả xóm biết tiếng. Ngay cả chó dại, chó chết ốm, chó bị trẹt xe…, gã mà đã nhúng tay pha thịt, ướp hấp, lúc dọn lên Trong xóm nhà ai thịt chó cũng nhờ gã. Ủy ban xã khi nào tiếp khách hay liên hoan, cần thịt chó, lại gọi gã. Bản lĩnh ấy khiến gã với mấy vị trên Ủy ban thành thân tình. Dần dần người ta lấy luôn cái nghề của gã gắn vào tên, gọi gã là Đảng Chó. Gã nghe vậy cũng chẳng lấy gì làm phiền. Tác giả Đinh Vũ Hoàng Nguyên” (ngưng trích)
Độc tài đảng trị nên có quyền sinh sát, người dân chỉ như sâu bọ, hèn mọn…
Chỉ khi nào có đa đảng ở VN các đảng phái phải cạnh tranh nhau để lấy phiếu của cử tri khi đó mơi giải quyết tận gốc được tham nhũng…
với một lực lượng cưỡng chế hùng hậu như vậy khả năng đào thoát khỏi phạm trường
của những đối tượng chống đối ( những người trong gia đình ông Vươn ) không thể xẩy ra được !!!! Như vậy tất cả những sự kiện đã xẩy ra tại hiện trường : mìn bẫy, bắn đạn hoa cải ….. tất cả đều do lực lượng cưỡng chế đã dàn dựng nên ??????
ĐẢNG CŨNG CHỈ LÀ NHỮNG CÁ NHÂN CON NGƯỜI
Trong thế gian này ở đâu cũng chỉ là những con người, thế thôi. Dù có chức vụ gì, vị trí, địa vị ra sao ở trong xã hội cũng vậy. Dù đó là tập thể, tổ chức nào cũng thế. Tất cả đều do những cá nhân con người tạo nên. Có nghĩa tất cả đều gồm chung những thuộc tính hay tính chất tự nhiên của con người, tức có hay có dở, có tốt có xấu, có mù mờ, có sáng suốt, nói chung bao giờ cũng vậy, ở đâu cũng vậy, thời nào cũng vậy. Ai cũng chỉ đến rồi đi một lần duy nhất trong cõi đời này. Chẳng ai thần thánh hay sống muôn năm cả. Chẳng ai tuyệt đối hoàn hảo hay vượt lên trên, ra ngoài thế gian thường tình này cả, phương diện nào cũng vậy. Thế nên quyền làm người, quyền bình đẳng, quyền tự do dân chủ, hay nhân quyền là quyền khách quan, tự nhiên, chính đáng của mọi người. Quyền trong gia đình là quyền mang tính chất mang tính cách bổn phận, nghĩa vụ, tình cảm, luân lý đạo đức. Đó là tôn ti trật tự có sẵn, tự nhiên, hữu lý, chính đáng, cần thiết, chẳng ai giao cho cả. Nhưng quyền xã hội là quyền pháp lý, không bao giờ trên trời rơi xuống, nhưng phải do dân bầu cử tự do mới trở thành được có quyền ấy. Tức quyền điều hành, quản lý, quyền bảo đảm trật tự, phát triển xã hội, quyền lãnh đạo chung xã hội. Trong thời quân chủ chuyên chế, quyền đó thuộc nhà vua, tức người nào đánh đông dẹp bắc, thu được mọi quyền hành vào tay mình, lên làm vua, cha truyền con nối, cho đến khi một triều đại, một vua khác lên thay thế. Đó là quân quyền hay quyền quân chủ. Trong xã hội hiện đại không thể có quân quyền mà chỉ có dân quyền. Quyền không ai bầu mà có chỉ là một quyền không khách quan, không tự nhiên. Vả chăng trong một đất nước chỉ có một quyền tối thượng không thể hai. Quyền tối thượng đó thuộc về ai, cá nhân hay tập thể, người đó là “sếp”, mọi cái còn lại, cho dầu được chỉ định bằng danh từ nào, cũng chỉ là tầng lớp thừa hành, cho dầu đó là Nhà nước hay Quốc Hội cũng vậy. Bởi thế, nếu nhà nước nào đó không do dân bầu thực chất, nếu quốc hội nào đó không do dân bầu thực chất, đó cũng không phải nhà nước hay quốc hội thực chất, nhưng chỉ là cấp thừa hành của người khác, của quyền lực khác.
Thế cho nên, mọi người dân trong bất kỳ nước nào cũng chỉ có hai quyền, đó là quyền chính trị và quyền dân sự. Quyền chính trị là sự bầu cử, ứng cử tự do. Không được như thế thì quyền này coi như đã mất hay không có. Quyền dân sự là quyền tự thân và quyền tương tác với mọi cá nhân khác trong xã hội. Nên quyền học hành, sáng tạo, giao tiếp, sinh sống, nghề nghiệp v.v… nói chung đều là quyền dân sự. Người nào phạm vào quyền dân sự của người khác trái pháp luật, coi như là hành vi phạm pháp và phải có tòa án xét xử để xử lý nhằm bảo vệ mọi quyền dân sự tự nhiên trong xã hội. Thế nên quyền phản biện, quyền đóng góp ý kiến cho xã hội, cũng chính là một khía cạnh quan trọng của quyền chính trị chẳng khác gì quyền ứng cử, bầu cử. Chỉ khi nào người nào lợi dụng quyền này làm xâm hại quyền lợi chung của dân tộc, đất nước nằm trên mọi đảng phái, cá nhân, khi đó mới gọi là phạm tội chính trị.
Bởi vậy, mọi công dân, trước khi ăn nói hay hành xử điều gì, cần phải xem mình có phạm vào quyền dân sự hay quyền chính trị hay không. Nếu vì thiện chí, thấy không phương hại mà làm, đó là nghĩa vụ công dân, nghĩa vụ xã hội, là hành vi đạo đức. Ngược lại nếu thấy tốt, biết tốt mà không làm, ấy là phản lại nghĩa vụ, phản lại giá trị, phản lại xã hội mà chính mình không tự biết. Quyền dân sự cũng vậy, vô tình phạm pháp thì không nói, còn cố tình phạm pháp thì tất nhiên phải bị tội.
Bởi vậy khi đã đắn đo suy nghĩ rồi, những người như thế chỉ tự biện bạch với lương tâm, trách nhiệm, nghĩa vụ xã hội của mình, biện bạch với dư luận, công chúng nói chung, không cần thiết phải xin xỏ ai cả. Bởi vì nguyên tắc nếu phạm luật thì có tòa án xử, không cần gì phải thú tội hay xưng tội, xin tội với bất kỳ ai chẳng phải là tòa án.
Cho nên nói chung lại, cho dù đảng cộng sản chăng nữa, đó cũng chỉ là những con người cộng sản cụ thể hợp lại, không hề là một thực thể trừu tượng, vô hình dung, thoát ly xã hội,hay nằm bên ngoài nhân dân, nằm bên trên đất nước, siêu việt lên dân tộc được cả. Có nghĩa mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, đều từ dân tộc, đất nước, nhân dân mà sinh ra, không ai là cha chú mọi người hay cha già của dân tộc cả thảy.
Nói Đảng là người tiên phong của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, đó là quan điểm của Các Mác, chưa hẵn là quan điểm khách quan của lịch sử hay của tất cả mọi người trên thế gian. Mọi người đều có quyền tin vào điều đó, hay đều có quyền không tin vào điều đó, không có ai quyền gì để buộc mọi người đều phải tuyệt đối hay nhất thiết tin vào điều đó cả. Đó là quyền tự do tư tưởng, tự do suy nghĩ, tự do bày tỏ chính kiến như là quyền khách quan cần thiết của tất cả mọi người. Cho nên chính tính cách dân chủ tự do hay tính cách độc đoán ép buộc xác nhận mọi ý nghĩa giá trị của tất cả mọi người trong xã hội mà không là gì khác.
Cuối cùng, nếu bất kỳ đảng phái nào trong quốc gia nào, giả dụ chính họ đã giành được độc lập, tự do cho dân tộc ấy, tất yếu và tự nhiên phải giao lại sự độc lập, tự do ấy lại cho đất nước, cho toàn dân, không thể tự mình cứ ôm bo bo cho mình được. Vì nếu như thế cũng là phản lại chính ý nghĩa hay giá trị của mình. Nói như thế để thấy rằng tất cả mọi việc trên đời này, dù đúng hay sai, hay hoặc dở, hợp lý hay không hợp lý, rút lại vẫn chỉ là do những con người cá nhân cụ thể tự quyết định cuối cùng mà chẳng do tập thể hay cái chính đảng nào trừu tượng, dựng hình huyễn hoặc lên cả.
Cho nên mọi con người tốt thì đều nhằm tạo cho dân tộc mình, đất nước mình thành những con người hiểu biết, độc lập, tự do, tự cường, vững vàng, hạnh phúc thật sự. Còn nếu chỉ biết theo quán tính từ trước chỉ nhằm tạo ra những con người thụ động, tiêu cực, chỉ biết nghe theo, làm theo, xin xỏ, quỵ lụy, mất phẩm chất, mất tự do, không xứng đáng với mọi truyền thống hào hùng của tổ tiên, của dân tộc, của đất nước, thì quả thật đó cũng chưa hẵn thật sự là những con người giá trị, chân chính hoặc chính đáng.
Đại Ngàn Võ Hưng Thanh
(08/02/12)
Người Buôn Gió dí dỏm quá!
Đúng là Đảng an bài tất cả. Người gặp nạn nên van vái Đảng. Người phạm lỗi lầm nên xưng tội với Đảng. Lưới Đảng lồng lộng tuy thưa mà khó lọt, nhất là đối với bọn quan lại tham nhũng béo mập trơ trẽn vì thiếu hiểu biết nên coi Đảng bằng vung.
BUÔN GIÓ
Có ông buôn gió ngộ ghê
Gió mà buôn được dễ bề thế gian
Bởi người nghe vội nghe vàng
Nói thành lái gió rõ ràng hay a
Nhân gian thật quả nhiều tài
Nhưng mà trong bọc dễ bài ló ra
Bởi nghe toàn có đảng ta
Những phường tâng bốc có ra nỗi gì
Chỉ người trung thực đôi khi
Lâu lâu mới ló những gì thẳng ngay
Như ông lái gió đây này
Vừa buôn vừa lái quả hay thật tình !
NON NGÀN
(09/02/12)