WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Một dân tộc vô cảm

Tôi viết về chính trị như vậy, một số người cho là nhiều. Nhưng dưới mắt bạn bè và đồng nghiệp người Úc, tôi bị xem là người không mấy quan tâm đến chính trị. Ít nhất là không quan tâm bằng họ.

Mà thật. Hầu như tất cả bạn bè tôi, đám giáo sư trong trường, tuy không ai tham gia bất cứ đảng phái nào, vẫn thường xuyên theo dõi mọi biến động chính trị trong nước. Ngày nào cũng đọc báo, nghe đài, xem tivi. Mỗi khi chính phủ hay phe đối lập đưa ra một chính sách mới, họ đều tìm hiểu cặn kẽ, phân tích kỹ lưỡng và bàn tán sôi nổi. Một số người viết bài bình luận. Số khác, đông hơn, viết ý kiến gửi đăng trên báo chí.

Thoạt đầu, tôi rất ngạc nhiên. Nhưng sau, sống và làm việc lâu ở Úc, tôi hiểu ra. Bất cứ chính sách nào của chính phủ cũng đều ít nhiều có ảnh hưởng đến đời sống của ít nhất một thành phần nào đó trong xã hội. Ảnh hưởng một cách rất cụ thể. Đến công ăn việc làm. Đến lương hướng. Đến sinh hoạt. Một ví dụ nhỏ: cách đây trên dưới hai mươi năm, chính phủ Lao Động xem Úc như một phần của châu Á. Ảnh hưởng của cách nhìn ấy hầu như có thể thấy ngay tức khắc. Số tiền tài trợ cho việc giảng dạy ngôn ngữ và văn hoá Á châu tăng vọt. Các dịch vụ xã hội trợ giúp di dân từ châu Á nở rộ. Sau, Liên Đảng (bao gồm đảng Tự Do và đảng Quốc Gia) lên cầm quyền, chính sách thay đổi: tuy về phương diện địa lý, Úc nằm gần châu Á, nhưng về phương diện lịch sử và văn hoá, Úc vẫn thuộc về Tây phương. Ảnh hưởng của quan điểm ấy cũng thấy rất rõ: số tiền tài trợ cho việc giảng dạy Á châu học bị cắt giảm để đầu tư vào việc giảng dạy ngôn ngữ và văn hoá Âu châu. Phân khoa nơi tôi dạy, thoạt đầu có tên là Phân khoa Ngôn ngữ và Á châu học, sau, để đáp ứng sự thay đổi trong chính sách quốc gia, đổi thành Phân khoa Quốc tế học. Bởi vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi hầu hết người Úc đều quan tâm đến những sự thay đổi trong chính sách của nhà nước. Mỗi lần bầu cử, người ta đều đắn đo cân nhắc các chính sách của từng phe trước khi quyết định. Khi cần, họ sẵn sàng xuống đường vận động người khác ủng hộ cho đảng nào có chính sách họ nghĩ là đúng đắn. Tôi xin nhắc lại: tất cả các bạn tôi, như đã nói, đều không tham gia bất cứ đảng phái nào.

Tác giả Nguyễn Hưng Quốc. Nguồn: VOA

Ở Việt Nam thì khác. Đọc báo thì thấy ngay. Thử lấy ba tờ báo mạng nổi tiếng và được xem là có đông độc giả nhất ở Việt Nam làm ví dụ. Trên tờ vnexpress, chẳng hạn, không có cột nào dành riêng cho chính trị cả. Chỉ có, ngoài Trang chủ, các cột: Xã hội, Thế giới, Kinh doanh, Văn hoá, Thể thao, Pháp luật, Đời sống, Khoa học, Vi tính, Ôtô – xe máy, Bạn đọc viết, Tâm sự, Rao vặt và Cười. Tuyệt đối không có chính trị. Trên tờ Dân Trí cũng thế. Cũng, ngoài cột Trang chủ, có các cột: Tin tức – sự kiện, Thế giới, Thể thao, Giáo dục – khuyến học, Giải trí, Nhịp sống trẻ, Tình yêu giới tính, Sức khoẻ, Sức mạnh số, Kinh doanh, Ô tô xe máy, và Chuyện lạ. Cũng không có chính trị. Trên tờ Vietnamnet thì có: Chính trị chiếm một cột nhỏ, bên trong cột Tin tức, bên cạnh các cột Xã hội, Kinh tế – Thị trường, Văn hoá, Quốc tế, Công nghệ thông tin – Viễn thông, Khoa học, Giáo dục và Muôn màu cuộc sống. Những đề tài được đề cập đến trong cái cột gọi là “Chính trị” ấy, thật ra, chỉ là những bản tin nhí nhách về các cuộc họp, tiếp khách, trao giải thưởng, mừng lễ này lễ nọ. Hết.

Trên báo như thế, ngoài đời sống cũng như thế. Qua những lần về nước trước đây, tôi ghi nhận một điều: Cực kỳ hiếm có người nào thực sự quan tâm đến chính trị. Hầu hết đều tập trung vào vấn đề sinh kế, làm giàu và ăn chơi. Trên các bàn nhậu, thỉnh thoảng người ta cũng bàn về chính trị. Nhưng hãy để ý mà xem: tuy nói về chính trị, nhưng người ta lại rất hiếm khi bàn đến các chính sách. Phần lớn chỉ chửi hoặc chỉ kể chuyện tiếu lâm để xỏ xiên. Rồi cười. Cười rất sảng khoái. Chuyện chính trị, do đó, chỉ được xem như một thứ mồi nhấm để việc uống bia hoặc uống rượu thêm phần sôi nổi. Vậy thôi.

Rất nhiều người công khai thừa nhận việc đó: Họ không quan tâm đến chính trị.

Thái độ không quan tâm đến chính trị ấy có bình thường không?

Câu trả lời: Chắc chắn là không. Tuyệt đối không có chút bình thường nào khi cả mấy chục triệu người quay lưng lại chính trị, để mặc cho một số chính trị gia muốn làm gì thì làm, bất kể hay hay dở. Chính trị gia giỏi thì không nói làm gì. Đằng này, giới lãnh đạo Việt Nam càng ngày càng bộc lộ rất nhiều khuyết điểm, trong đó, hai khuyết điểm nổi bật nhất: thiếu năng lực và thiếu trách nhiệm. Đất nước giàu mạnh thì không nói làm gì. Đằng này Việt Nam vẫn còn là một nước nghèo và là một nước yếu. Chỉ cần chút xíu lương tri, ai cũng thấy tình hình Việt Nam hiện nay đầy những khó khăn và thử thách. Về kinh tế. Về xã hội. Về giáo dục. Về đối ngoại. Đứng trước những khó khăn và thử thách chồng chất ấy, sự thờ ơ dửng dưng của đa số quần chúng tuyệt đối không thể được xem là một dấu hiệu lành mạnh. Nếu không muốn nói, ngược lại, là triệu chứng của bệnh hoạn. Thứ bệnh được nhiều người gọi tên là “mackeno”, mặc-kệ-nó.

Biểu hiện của chứng “mackeno” nhan nhản. Đất nước phát triển, người giàu càng giàu và người nghèo càng nghèo ư? Mặc kệ! Giao thông ngày nào cũng tắc nghẽn ư? Mặc kệ! Tham nhũng tràn lan ư? Mặc kệ! Giáo dục càng lúc càng đi xuống ư? Mặc kệ! Nạn bạo động càng ngày càng hoành hành trong học đường ư? Mặc kệ! Môi trường càng ngày càng ô nhiễm ư? Mặc kệ! Trung Quốc đánh chìm tàu đánh cá Việt Nam ư? Mặc kệ! Giới lãnh đạo ngu dốt và độc tài ư? Mặc kệ!

Tại sao một dân tộc vốn thường xuyên tự hào là yêu nước mà một lúc nào đó bỗng dưng đâm ra thờ ơ dửng dưng một cách lạ lùng như thế?

Nguyên nhân có thể nhiều, nhưng theo tôi, ít nhất hai nguyên nhân này là quan trọng nhất:

Một, điều đó nằm trong chính sách của nhà nước. Chắc chắn đó không phải là một lời xuyên tạc hay vu khống. Hầu như ai cũng biết ở Việt Nam hiện nay có một chủ trương bất thành văn rất rõ: Nói cái gì cũng được, trừ chuyện chính trị; làm cái gì cũng được, trừ việc dính líu đến chính trị. Thanh niên sinh viên xuống đường chống việc xâm lấn lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam của Trung Quốc, giới lãnh đạo xua đuổi, bảo: Đó là chuyện của đảng và nhà nước, để đảng và nhà nước lo! Báo chí được phép đăng tải hầu như mọi thứ, trừ chuyện chính trị và những chuyện có ảnh hưởng đến chính trị. Những gì liên quan đến chính trị đều bị xem là “nhạy cảm”, người có quyền thì né; người không có quyền thì bị cấm. Thành ra, ở Việt Nam hiện nay chỉ có hai hạng người hay bàn đến chính trị: một là những kẻ nịnh bợ; hai là những kẻ bị gọi là phản động. Xuất phát từ thiện chí cũng bị xem là phản động.

Lịch sử dường như đang lặp lại: Trong hai thập niên 1920 và 1930, ở Việt Nam, Pháp cổ suý phong trào vui vẻ trẻ trung khuyến khích thanh niên tham gia vào các trò chơi thể thao và chạy theo thời trang. Những người yêu nước thời đó lên tiếng tố cáo: đó là âm mưu ru ngủ thanh niên để họ không bị cuốn hút vào quỹ đạo chính trị. Ngay cả việc sùng bái Truyện Kiều do Phạm Quỳnh khởi xướng trên Nam Phong cũng bị nhiều nhà nho cách mạng xem là nằm trong âm mưu hiểm độc ấy. Bởi vậy, họ xúm vào đánh Truyện Kiều tơi tả: Thuý Kiều bị gọi là đĩ, “con đĩ Kiều”.

Nhà cầm quyền Việt Nam đang học lại bài học của thực dân Pháp chăng?

Nguyên nhân thứ hai: sự tuyệt vọng. Từ lâu, đảng và nhà nước đã giành mọi quyền quyết định về chính trị. Mọi quyết định ấy đều được diễn ra một cách bí mật. Không ai được quyền tham gia và cũng không ai hay biết gì cả. Lâu dần, người Việt mất hẳn niềm tin là ý kiến của họ có thể có bất cứ đóng góp nào. Mất niềm tin ấy, người ta dừng lại ở một lời than đầy bế tắc: “Cái nước mình nó thế!” Rồi thôi.

Tôi cho chính cái chủ nghĩa mặc-kệ-nó, thứ mackeno-ism ấy, là một trong những chứng bệnh hiểm nghèo nhất của dân tộc ta hiện nay.

Cái bệnh vô tâm và vô cảm.

Nguồn: Blog Nguyễn Hưng Quốc – VOA

18 Phản hồi cho “Một dân tộc vô cảm”

  1. nvtncs says:

    Trả lời ông Nghuyễn Hữu Viện
    ——————————————

    Ô hay, sao đang tranh luận lại chuyển sang chửi bới người đối thoại thế này!

    Nếu ông Viện thông minh, có kiến thức thì cần gì phải truy đòi đến chửi? Ông chỉ cần dùng lý luận, lẽ phải, đặt trên sự thật và trí thông minh để chứng minh rằng tôi sai lầm. Sự thật là ông Viện đuối lý nên xoay ra chửi càn.

    Mà khi chửi thì phải chửi cho đúng lý; đằng này ông hạ tôi xuống dưới con chó Tây của ông, vì sao? Vì tôi dùng bút danh!

    Rồi để bênh ông Kiểng, ông Viện quay sang chửi luôn nửa triệu người mà ông gọi là vịt kiù:


    nhưng bọn đầu trâu mặt ngựa đầu quỉ mặt mà đa số trong đám cả 500.000 vịt kìu về TẾT về HÈ về Giáng Sinh , về sinh nhật hàng chục em chân dài VÔ CẢM VÔ TÂM VÔ TÌNH LÃNH CẢM …trước đau khổ trầm thống của ĐỒNG BÀO RUỘT THỊT ….thì sáng kiến 4 chữ đặt cho tác phẩm huyết lệ của con Người có tư cách như ông NGUYỄN GIA KIỂNG cho tuyệt tác của ông như 4 chữ “Tổ quốc ăn năn “là bốn cái đinh ĐÓNG cả trăm ngàn đầu trâu mặt ngựa đầu quỉ mặt mà đa số trong đám cả 500.000 vịt kìu về TẾT về HÈ trên cái cọc như trên sông Bạch Đằng đóng vào quân Mông Cổ ….Tụi này CÒN TỆ hơn những thằng Thái thú TÔ ĐỊNH, THÓAT HOAN …”

    1. ÔngNguyễn Gia Kiểng và ông là ai mà tự cao tự đại, tự cho mình quyền xử xét, kết tội nửa triệu người?
    2. Ông là con nhà quý phái nào mà gọi nửa triệu người là đầu trâu mặt ngựa?
    3. Ông có đủ sáng xuốt để biết rằng có hàng nghìn lý do về VN? gia ̣đình, cha mẹ già, anh em, bạn còn kẹt lại, vv… Sao ông vơ đũa cả nắm, chụp mũ người ta như CSVN vậy?
    4. Theo tôi nghĩ, cái ông Nguyễn Gia Kiểng “rất có tư cách” của ông còn tồi gấp bộn lần mấy ông bà “vịt kiù”. Ông có biết tại sao không? Người “vịt kiù” quá lắm về thụ hưởng; đằng này ông NGK hô hào dụ dỗ đồng bào tỵ nạn CS hòa hợp hòa giải với lũ đầu trâu mặt ngựa thực sự: ĐCSVN.
    5. Cũng theo thiển ý tôi, người lãnh đạo thật sự và tốt phải là người bao dung, rộng lượng, có lòng vị tha; chứ sao lại gọi dân là lũ đầu trâu mặt ngựa và chê bai chỉ trích dân VN tệ hơn Thoát Hoan là người Mông cổ. Ông ăn nói thật không đầu đuôi, không có điều độ.

    Tôi hỏi ông ông Kiểng đả làm gì cho dân; ông trả lời, ông Kiểng
    Viết quyển TQĂN. Hôm nay tôi xin hỏi tiếp:

    Ngoài quyển TQĂN, ông Kiếng đã giúp đồng bào xây được bao nhiêu trường tiểu học, xây được bao nhiêu cầu tre làng, bao nhiêu nhà mái rơm cho dân?

    Để kết, tôi xin khuyên ông đừng đanh đá chửi bới nữa. Trông “hạ lưu” lắm; ông càng chửi, càng làm trò cười cho thiên hạ trong diễn đàn, và càng không xứng đáng với cách cư xử có lễ nghi của một nhà trí thức Paris.

    Có gỉỏi, ông hãy bình tĩnh sáng xuốt tranh luận với tôi trong lý lẽ và sự thật.

  2. Le Nguyen says:

    Định không bàn về Một Dân Tộc Vô Cảm của Nguyễn Hưng Quốc nhưng trái tim và khối óc VN không cho phép im lặng .
    Không ai phủ nhận được tài “bình thơ” của NHQ.Ông là một trong số nhà phê bình thơ hàng đầu của VN hiện nay , theo sự thẩm định của người đọc , đọc được bài ông từ nhiều chục năm trước ,từ lúc xuất hiện trên báo “Quê Mẹ ” của ông Võ Văn Ái ở Paris.Và nhất là ông đã biến bài thơ” Con Cóc” thành “tuyệt phẩm thơ”,không có người làm được?! Nói thế để biết tài cắn chữ,nắn chữ, bóp chữ của ông không hề thua kém nhà lý luận Nguyễn Gia Kiểng.
    Thế thì tại sao , Ông hiểu gì về tựa bài Một Dân Tộc Vô Cảm . Nếu Dân tộc Vô Cảm có dấu chấm than[!] hoặc Dân Tộc Vô Cảm có dấu chấm hỏi[?] . Ngữ nghĩa sẽ hoàn toàn khác.
    Với tựa bài Một Dân Tộc Vô Cảm “trống”dễ làm cho bạn đọc hiểu khác nghĩa với nghĩa mà người viết muốn diễn đạt.Bạn đọc sẽ nghĩ đến việc người viết chỉ ra một giống dân nào đó”vô cảm tự bẩm sinh “,nghĩa là vô cảm từ lúc được sinh ra đời ,như giai cấp bẩm sinh của văn hóa Ấn Độ. Và Mackeno,được ông nâng lên thành chủ nghĩa[ism] của một số ngưòi ,một nhóm người được sản sinh từ”văn hóa” XHCN ,không thể nhìn vào góc hẹp đó ,mà cho rằng dân tộc VN là Một Dân Tộc Vô Cảm! Phải không nào ?
    Vế nội dung , người đọc xin được nhặt vài câu trong bài viết, kèm vài ý thô thiển của người đọc gởi đến ông .
    1]”Tôi viết về chính trị như vậy,một số người cho là nhiều.Nhưng dưới mắt bạn bè đồng nghiệp người Úc, tôi bị xem như người không mấy quan tâm đến chính trị.Ít nhất không quan tâm bằng họ”NHQ nói.
    Hình như ông quá tự tin vào các bài viết chính trị của ông ? Chính trị cũng có nhiều loại ,nhiều cấp , nên có chính trị đại cương,chung chung,chính trị với chính sách hẳn hoi hay lan man với triết lý chính trị! Cũng như chính trị có nhiều cấp độ làng .xả ,tỉnh ,quốc gia ,quốc tế. Nó cũng như trình độ học vấn ,có cấp một ,hai ,ba,Đại Học, hậu Đại Học thế thôi.
    2]”Trên các bàn nhậu, thỉnh thoảng người ta cũng bàn về chính trị.Nhưng hãy để ý mà xem. Tuy nói về chính trị nhưng người ta lại rất hiếm khi bàn vế chính sách. Phần lớn chỉ chửi hoặc chỉ kể chuyện tiếu lâm để xỏ xiên. Rồi cười .Cười rất sảng khoái.Chuyện chính trị do đó,chỉ được xem như một thứ mồi nhấm để việc uống rượu hoặc bia thêm phần sôi nổi .Vậy thôi.”NHQ nói.
    Như đã bàn ở trên, chính trị có nhiều cấp, không thể một người trình độ cấp một lại có khả năng phê bình thơ, văn cấp ba được ?Chính trị cũng thế. Ngay cả những người sống trong đất nước dân chủ ,hoạt động “chống cộng” bền bỉ nhiều chục năm hoăc lâu hơn nữa, vẫn chưa bàn về chính sách , huống chi người trong nước bị bưng bít thông tin , không tiếp cận được những tư tưởng tiến bộ mới nhất của nhân loại .
    Người Việt hải ngoại có rất nhiều nhân tài trong đó có Nguyễn Hưng Quốc, Nguyễn Hữu Liêm ,Nguyễn Gia Kiểng ,Vũ Đúc Vượng … Những người tài này sẽ làm được rất nhiều việc cho đất nước VN. Tiếc rằng ,họ không tận dụng khả năng có được của mình . Vì tưởng rằng mình “tài”ở lãnh vực này là “tài luôn ở lãnh vực khác.Cũng như NHQ đã lẩn lộn giữa “tài” bình thơ và chính trị

  3. Hwy Tse says:

    LÝ ĐẦY THÌ TÌNH VƠI
    (Phớt tỉnh Anh-Lê bởi vì ngán ngẩm hầu Tòa.)

    Ôi thôi,
    Các bạn ơi,
    Ngay tại các nước,
    Dân chủ, pháp trị,
    Chẳng hạn như ở Mỹ:
    Trường hợp dọc đường,
    Hoặc gần nhà,…
    Có ai chết chóc,
    Có ai bị thương,
    Có ai bị cướp,
    Có ai kêu cứu,….
    Hầu hết mọi người,
    (Ngoại trừ Cảnh sát ra)
    Đều “Phớt tỉnh Anh-Lê”;
    Bởi lẽ họ không muốn,
    Mất nhiều thời gian,
    ĐI HẦU TÒA !

    Những người đã từng sinh sống,
    Lâu năm ở các nước,
    Tây phương Tự do,
    Đều thể nghiệm,
    Về điều này !…
    Hwy Tse,…Boston, MA.

Leave a Reply to Le Nguyen