Một dân tộc vô cảm
Tôi viết về chính trị như vậy, một số người cho là nhiều. Nhưng dưới mắt bạn bè và đồng nghiệp người Úc, tôi bị xem là người không mấy quan tâm đến chính trị. Ít nhất là không quan tâm bằng họ.
Mà thật. Hầu như tất cả bạn bè tôi, đám giáo sư trong trường, tuy không ai tham gia bất cứ đảng phái nào, vẫn thường xuyên theo dõi mọi biến động chính trị trong nước. Ngày nào cũng đọc báo, nghe đài, xem tivi. Mỗi khi chính phủ hay phe đối lập đưa ra một chính sách mới, họ đều tìm hiểu cặn kẽ, phân tích kỹ lưỡng và bàn tán sôi nổi. Một số người viết bài bình luận. Số khác, đông hơn, viết ý kiến gửi đăng trên báo chí.
Thoạt đầu, tôi rất ngạc nhiên. Nhưng sau, sống và làm việc lâu ở Úc, tôi hiểu ra. Bất cứ chính sách nào của chính phủ cũng đều ít nhiều có ảnh hưởng đến đời sống của ít nhất một thành phần nào đó trong xã hội. Ảnh hưởng một cách rất cụ thể. Đến công ăn việc làm. Đến lương hướng. Đến sinh hoạt. Một ví dụ nhỏ: cách đây trên dưới hai mươi năm, chính phủ Lao Động xem Úc như một phần của châu Á. Ảnh hưởng của cách nhìn ấy hầu như có thể thấy ngay tức khắc. Số tiền tài trợ cho việc giảng dạy ngôn ngữ và văn hoá Á châu tăng vọt. Các dịch vụ xã hội trợ giúp di dân từ châu Á nở rộ. Sau, Liên Đảng (bao gồm đảng Tự Do và đảng Quốc Gia) lên cầm quyền, chính sách thay đổi: tuy về phương diện địa lý, Úc nằm gần châu Á, nhưng về phương diện lịch sử và văn hoá, Úc vẫn thuộc về Tây phương. Ảnh hưởng của quan điểm ấy cũng thấy rất rõ: số tiền tài trợ cho việc giảng dạy Á châu học bị cắt giảm để đầu tư vào việc giảng dạy ngôn ngữ và văn hoá Âu châu. Phân khoa nơi tôi dạy, thoạt đầu có tên là Phân khoa Ngôn ngữ và Á châu học, sau, để đáp ứng sự thay đổi trong chính sách quốc gia, đổi thành Phân khoa Quốc tế học. Bởi vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi hầu hết người Úc đều quan tâm đến những sự thay đổi trong chính sách của nhà nước. Mỗi lần bầu cử, người ta đều đắn đo cân nhắc các chính sách của từng phe trước khi quyết định. Khi cần, họ sẵn sàng xuống đường vận động người khác ủng hộ cho đảng nào có chính sách họ nghĩ là đúng đắn. Tôi xin nhắc lại: tất cả các bạn tôi, như đã nói, đều không tham gia bất cứ đảng phái nào.
Ở Việt Nam thì khác. Đọc báo thì thấy ngay. Thử lấy ba tờ báo mạng nổi tiếng và được xem là có đông độc giả nhất ở Việt Nam làm ví dụ. Trên tờ vnexpress, chẳng hạn, không có cột nào dành riêng cho chính trị cả. Chỉ có, ngoài Trang chủ, các cột: Xã hội, Thế giới, Kinh doanh, Văn hoá, Thể thao, Pháp luật, Đời sống, Khoa học, Vi tính, Ôtô – xe máy, Bạn đọc viết, Tâm sự, Rao vặt và Cười. Tuyệt đối không có chính trị. Trên tờ Dân Trí cũng thế. Cũng, ngoài cột Trang chủ, có các cột: Tin tức – sự kiện, Thế giới, Thể thao, Giáo dục – khuyến học, Giải trí, Nhịp sống trẻ, Tình yêu giới tính, Sức khoẻ, Sức mạnh số, Kinh doanh, Ô tô xe máy, và Chuyện lạ. Cũng không có chính trị. Trên tờ Vietnamnet thì có: Chính trị chiếm một cột nhỏ, bên trong cột Tin tức, bên cạnh các cột Xã hội, Kinh tế – Thị trường, Văn hoá, Quốc tế, Công nghệ thông tin – Viễn thông, Khoa học, Giáo dục và Muôn màu cuộc sống. Những đề tài được đề cập đến trong cái cột gọi là “Chính trị” ấy, thật ra, chỉ là những bản tin nhí nhách về các cuộc họp, tiếp khách, trao giải thưởng, mừng lễ này lễ nọ. Hết.
Trên báo như thế, ngoài đời sống cũng như thế. Qua những lần về nước trước đây, tôi ghi nhận một điều: Cực kỳ hiếm có người nào thực sự quan tâm đến chính trị. Hầu hết đều tập trung vào vấn đề sinh kế, làm giàu và ăn chơi. Trên các bàn nhậu, thỉnh thoảng người ta cũng bàn về chính trị. Nhưng hãy để ý mà xem: tuy nói về chính trị, nhưng người ta lại rất hiếm khi bàn đến các chính sách. Phần lớn chỉ chửi hoặc chỉ kể chuyện tiếu lâm để xỏ xiên. Rồi cười. Cười rất sảng khoái. Chuyện chính trị, do đó, chỉ được xem như một thứ mồi nhấm để việc uống bia hoặc uống rượu thêm phần sôi nổi. Vậy thôi.
Rất nhiều người công khai thừa nhận việc đó: Họ không quan tâm đến chính trị.
Thái độ không quan tâm đến chính trị ấy có bình thường không?
Câu trả lời: Chắc chắn là không. Tuyệt đối không có chút bình thường nào khi cả mấy chục triệu người quay lưng lại chính trị, để mặc cho một số chính trị gia muốn làm gì thì làm, bất kể hay hay dở. Chính trị gia giỏi thì không nói làm gì. Đằng này, giới lãnh đạo Việt Nam càng ngày càng bộc lộ rất nhiều khuyết điểm, trong đó, hai khuyết điểm nổi bật nhất: thiếu năng lực và thiếu trách nhiệm. Đất nước giàu mạnh thì không nói làm gì. Đằng này Việt Nam vẫn còn là một nước nghèo và là một nước yếu. Chỉ cần chút xíu lương tri, ai cũng thấy tình hình Việt Nam hiện nay đầy những khó khăn và thử thách. Về kinh tế. Về xã hội. Về giáo dục. Về đối ngoại. Đứng trước những khó khăn và thử thách chồng chất ấy, sự thờ ơ dửng dưng của đa số quần chúng tuyệt đối không thể được xem là một dấu hiệu lành mạnh. Nếu không muốn nói, ngược lại, là triệu chứng của bệnh hoạn. Thứ bệnh được nhiều người gọi tên là “mackeno”, mặc-kệ-nó.
Biểu hiện của chứng “mackeno” nhan nhản. Đất nước phát triển, người giàu càng giàu và người nghèo càng nghèo ư? Mặc kệ! Giao thông ngày nào cũng tắc nghẽn ư? Mặc kệ! Tham nhũng tràn lan ư? Mặc kệ! Giáo dục càng lúc càng đi xuống ư? Mặc kệ! Nạn bạo động càng ngày càng hoành hành trong học đường ư? Mặc kệ! Môi trường càng ngày càng ô nhiễm ư? Mặc kệ! Trung Quốc đánh chìm tàu đánh cá Việt Nam ư? Mặc kệ! Giới lãnh đạo ngu dốt và độc tài ư? Mặc kệ!
Tại sao một dân tộc vốn thường xuyên tự hào là yêu nước mà một lúc nào đó bỗng dưng đâm ra thờ ơ dửng dưng một cách lạ lùng như thế?
Nguyên nhân có thể nhiều, nhưng theo tôi, ít nhất hai nguyên nhân này là quan trọng nhất:
Một, điều đó nằm trong chính sách của nhà nước. Chắc chắn đó không phải là một lời xuyên tạc hay vu khống. Hầu như ai cũng biết ở Việt Nam hiện nay có một chủ trương bất thành văn rất rõ: Nói cái gì cũng được, trừ chuyện chính trị; làm cái gì cũng được, trừ việc dính líu đến chính trị. Thanh niên sinh viên xuống đường chống việc xâm lấn lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam của Trung Quốc, giới lãnh đạo xua đuổi, bảo: Đó là chuyện của đảng và nhà nước, để đảng và nhà nước lo! Báo chí được phép đăng tải hầu như mọi thứ, trừ chuyện chính trị và những chuyện có ảnh hưởng đến chính trị. Những gì liên quan đến chính trị đều bị xem là “nhạy cảm”, người có quyền thì né; người không có quyền thì bị cấm. Thành ra, ở Việt Nam hiện nay chỉ có hai hạng người hay bàn đến chính trị: một là những kẻ nịnh bợ; hai là những kẻ bị gọi là phản động. Xuất phát từ thiện chí cũng bị xem là phản động.
Lịch sử dường như đang lặp lại: Trong hai thập niên 1920 và 1930, ở Việt Nam, Pháp cổ suý phong trào vui vẻ trẻ trung khuyến khích thanh niên tham gia vào các trò chơi thể thao và chạy theo thời trang. Những người yêu nước thời đó lên tiếng tố cáo: đó là âm mưu ru ngủ thanh niên để họ không bị cuốn hút vào quỹ đạo chính trị. Ngay cả việc sùng bái Truyện Kiều do Phạm Quỳnh khởi xướng trên Nam Phong cũng bị nhiều nhà nho cách mạng xem là nằm trong âm mưu hiểm độc ấy. Bởi vậy, họ xúm vào đánh Truyện Kiều tơi tả: Thuý Kiều bị gọi là đĩ, “con đĩ Kiều”.
Nhà cầm quyền Việt Nam đang học lại bài học của thực dân Pháp chăng?
Nguyên nhân thứ hai: sự tuyệt vọng. Từ lâu, đảng và nhà nước đã giành mọi quyền quyết định về chính trị. Mọi quyết định ấy đều được diễn ra một cách bí mật. Không ai được quyền tham gia và cũng không ai hay biết gì cả. Lâu dần, người Việt mất hẳn niềm tin là ý kiến của họ có thể có bất cứ đóng góp nào. Mất niềm tin ấy, người ta dừng lại ở một lời than đầy bế tắc: “Cái nước mình nó thế!” Rồi thôi.
Tôi cho chính cái chủ nghĩa mặc-kệ-nó, thứ mackeno-ism ấy, là một trong những chứng bệnh hiểm nghèo nhất của dân tộc ta hiện nay.
Cái bệnh vô tâm và vô cảm.
Nguồn: Blog Nguyễn Hưng Quốc – VOA
Kì đại hội ĐẢNG sắp tới 2 người bạn thân : MACKENO và VŨ NHƯ CẨN sẽ được tôn vinh . .
Hình như đâykhông phải là lần đầu tiên anh Nguyễn Hưng Quốc viết về chủ nghĩa mackeno. Nếu tôi nhớ không lầm thì anh đã viết về mackeno từ lâu trong một cuốn sách của anh. Nhưng điều thú vị là trên một trang mạng internet người đọc có thể phản hồi y kiến và tôi thích nhất y kiến của độc giả K D. Trong phần nói về hành động để dân đến hy ọng, KD đã nói đến hành động của một đảng viên và của một thường dân. Tôi biết có những người Việt kiều về nước cứu trợ đã có cách hành động riêng của họ. Việc mở một lớp học, dựng một ngôi trường, xây một cái cầu thì Việt kiều có lòng thiết tha muốn giúp dân, giúp nước có thể làm được bằng tiền quyên góp rồi mang về mướn thầy mườn thợ làm cho. Những nhóm Việt kiều này thì còn làm hơn thế nữa. Họ vận động dân trong làng trong xóm góp sức, góp công cho công trình đó để, thứ nhất, dân làng có thể tự hào đã có phần công lao mình bỏ ra trong đó mà không nằm chờ lòng thương hại của người khác, thứ nhì, họ gây được trong lòng y thức tích cực làm chủ sự đổi tha cho đời sống tốt đẹp hơn (một thứ mà chính sách độc tài cai trị của ĐCSVN đã tim cách triệt tiêu). những người về nước làm việc từ thiện mà có thêm được cách vận động dân trong nước làm như thế sẽ không chỉ vui vì kết quả mà còn có thêm nhiều hy vọng vì đã nuôi được y thức cộng đồng và cấy được lòng hy vọng vào người dân.
Người Việt trong nước không vô cảm; một số còn dành thời giờ và sức lực để kiếm miếng cơm hàng ngày.
Một số khác thừa biết bàn chuyện chính trị mà không có cơ hội hoạt động, là bàn xuông. Việc này, nhiều chính trị gia xalông (salon) ở ngoại quốc “à la Nguyễn Gia Kiểng”, đang làm rất giỏi.
Cam on anh NVTNCS co y kien rat hay va dung….
*
Gởi CHỊ hát ANH khen …
một số còn dành thời giờ và sức lực để kiếm miếng cơm hàng ngày. === >> Con Người không phải con vật kinh tế !!!
Việc này, nhiều chính trị gia xalông (salon) ở ngoại quốc “à la Nguyễn Gia Kiểng”, đang làm rất giỏi.
=== >>>>Tôi nghĩ chỉ nội viết TỔ QUỐC ĂN NĂN, ông Nguyễn Gia Kiểng đã BÁO ĐỘNG đáng thức tỉnh bằng tiếng KIỂNG âm vang là quá đủ chưa kể hình thành trang Thông Luận và Tạp chí Thông Luận in trên giấy từ hơn
năm nay ….
CHỊ hát ANH khen ..
tật là việc LÀM QUÁ DỄ con nít !!!
tuổi làm cũng được như cháu bé Tàu HÁT NHÉP ở Thế vận hội Bắc Kinh !!!
Nguyễn Hữu Viện
Xin thay “chí thức” bằng “trí thức”.
Nguyễn Hữu Viện Viết:
“Con Người không phải con vật kinh tế !!! ”
Người thường dân Việt Nam hiện nay đã bị đảng CSVN giáng xuống làm con vật kinh tế.
Vợ con tôi đói, tôi, người thường dân, không những không còn tâm trí nào để nghĩ đến chuyện chính trị mà tôi còn đã trở thành con vật, bụng luôn luôn bị khẩn trương bởi cái đói.
Tổ quốc là một khái niệm; khái niệm không thể ăn năn.
Chỉ con người biết ăn năn.
Vậy người Việt Nam, người nào cần ăn ăn? Ai là nạn nhân, ai là kẻ phạm tội?
Nạn nhân ăn năn, hay kẻ tội nhân cần ăn năn?
Hỏi là trả lời.
Ông Nguyễn Hữu Viện đi Tây lâu quá nên không hiểu tiếng Việt nữa chăng?
Không những vậy, lý luận ông Viện cũng đục mờ.
Nếu tổ quốc là “Mẹ Việt Nam” như ông Viện định nghĩa, xin ông nói rõ ý nghiã của chữ “Mẹ Việt Nam”.
Mẹ Việt Nam là gì? Là ai? Là dân tộc Việt Nam chăng? và còn là gì nữa? Xin ông cho biết chi tiết cụ thể thêm, để ta bàn luận một cách trong sáng hơn.
Trong khi chờ đợi, xin hỏi:
Nguyễn Gia Kiểng là ai? Đã làm gì cho tổ quốc, dân tộc để có cái thế, đứng lên thay mặt dân tộc, tổ quốc và tuyên bố “tổ quốc ăn năn GIÙM…”?
Mà quả vô lý: ĐCSVN không đứng ra ăn năn thì thôi, tại sao NGK thay mặt tổ quốc tuyên bố ăn năn giùm, ĐCSVN?
Như Vậy NGK có tự đánh giá mình quá cao không? Thật buồn cười!
LS LTCNhân, LM NVLý, TT TQĐộ, là những người có cái thế để khuyên đời; trái lại NGK đã làm gì ngoài bàn xuông?
Đồng thời, tác giả NHQ nói chung chung dân Việt Nam vô cảm, chứ không nói LTCN vô cảm. Vậy thí dụ ông Viện nêu lên về LS LTCN đã lạc đề.
Chế độ là người chăm sóc cho nền giáo dục, Chính sách là mảnh đất để cho tư tưởng và giáo dục trưởng thành , Chế độ hôm nay , và nhà cầm quyền cộng sản phải hoàn toàn chịu trách nhiềm về sự xuống cấp của nhân cách con người VN hôm nay. Vì chính họ đã tạo ra những lớp kế thừa vô trách nhiệm chỉ biết chạy theo lợi lộc do họ ban phát rồi lệ thuộc vào họ để họ tại vị lâu dài
Nếu muốn tái thiết VN phải xoá bỏ đi 1- 2 thế hệ để bắt đầu gây dựng lại tinh thần Dân tộc thì mới hy vọng phát triển như các nước khác và cả TC cũng vậy ở đó họ còn thủ đoạn và nhỏ mọn hơn VN
Bác Quốc kết luận rằng 2 nguyên nhân chính dẫn đến chứng vô cảm của người dân, nói rõ hơn là thái dộ mackeno, là chính sách của nhà nước (tôi cũng tin rằng là của ĐCSVN thì đúng hơn) và sự tuyệt vọng. Hai nguyên nhân này quả là quan trọng nhất. Có thể nói rằng nguyên nhân thứ nhất đã dẫn đến nguyên nhân thứ nhì khi mới bắt đầu, khi người dân trao thân gửi phận vào sự lãnh đạo tuyệt đối của ĐCSVN. Nhưng vấn đề khúc mắc hiện giờ nằm ở việc 2 nguyên nhân này lại là “nguyên nhân” của nhau và đồng thời cũng là “kết quả” của nhau.
Có nghĩa là: (1) chính sách độc tài cai trị của ĐCSVN đã khiến người dân tuyệt vọng khi mọi nổ lực đòi hỏi cải tiến đều không có kết quả và (2) sự tuyệt vọng của người dân dẫn đến thái độ mackeno đang góp phần bảo tồn chính sách độc tài cai trị kia.
Vòng tròn nguyên nhân và kết quả luân phiên này chẳng khác nào định luật về quả trứng gà và con gà. Nhưng định luật quả trứng con gà là đề tài cãi để mà chơi vì cho dù chứng minh được thứ nào có trước, cũng không ai màng phá vỡ quả trứng hoặc con gà (cả 2 đều cần thiết vì ăn rất ngon và bổ). Trong khi đó thì đối với chính sách độc tài lãnh đạo của nhà nước và sự tuyệt vọng của người dân, việc phá vỡ nó quan trọng hơn vì cả hai thứ đều không tốt cho đất nước. Thế thì làm thế nào để phà vỡ định luật xoay vòng này?
Nếu bạn cần phá vỡ định luật quả trứng và con gà, bạn phải tiêu hủy 1 trong hai thứ. Thế thì bạn có cầm con gà chờ nó đẻ trứng để bóp vỡ cái trứng hay ngồi nhìn cái trứng chờ nó nở ra con gà để vặn cổ nó? Tất nhiên là bạn sẽ bắt đầu từ những gì trong tay bạn. Nếu cầm gà, thì vặn cổ gà, nếu cầm trứng thì bóp bể trứng. Một khoa học gia có lẽ không hứng thú đập bể cái trứng hoặc vặn cổ con gà, nhưng vẫn sẽ tìm cách chích kích thích tố vào con gà hay cái trứng, tùy theo nững gì họ nắm được trong tay. Nói về vấn đề vô cảm của một dân tộc cũng thế. Thay vì đứng từ nguyên nhân này và đổ lỗi cho nguyên nhân kia, cách tốt nhất là hãy tìm cách tiêu diệt sự tuyệt vọng, bất lực của mình.
Thất bại dẫn đến tuyệt vọng, nhưng hành động sẽ cho bạn hy vọng. Và chỉ có hành động thật sự mới hóa giải được sự tuyệt vọng mà thôi. Ngồi nhìn cái trứng và con gà thì cũng như nói mãi về hai nguyên nhân kia, nói để mà chơi. Hãy thử bắt đầu và xem bản thân mình có thể làm gì. Đảng viên, viên chức có thể bắt đầu từ việc ảnh hưởng đến chính sách, người dân thường có thể bắt đầu từ những chuyện nhỏ nhặt ngay trước nhà mình thay vì ngó lơ như không có gì hay trố mắt nhìn như xem hội. Trừ khi bạn là những kẻ ăn nhờ vào sự tuyệt vọng của người dân và chính sách độc quyền lãnh đạo của ĐCSVN, bạn không thể nào chấp nhận sự tồn tại của định luật xoay tròn giữa 2 nguyên nhân dẫn đến sự vô cảm của cả 1 dân tộc.
Rời bỏ chủ nghĩa mackeno, bạn sẽ rời khỏi số đông và sẽ bị cho là ngu đần khi chẳng có lợi ích gì trước mắt và còn rước họa vào thân. Nhưng chủ nghĩa mackeno mà số đông đang theo đuổi tuy chỉ là cái khôn nhất thời nhưng sẽ là cái ngu vạn đại. Lựa chọn cái ngu nhất thời, khôn vạn đại hay cái khôn nhất thời, ngu vạn đại không phải là sự lựa chọn của một dân tộc. Đó là sự lựa chọn của mỗi cá nhân, tương tự như lựa chọn phải hành động hay lựa chọn nói để mà chơi. Khi ở mức độ cá nhân mà đề cập đến sự vô cảm của cả dân tộc mà hành động nguy hại hơn nói để mà chơi… bạn có cảm giác gì về tương lai của bạn? Và có cảm nghĩ gì về những người lãnh đạo đất nước này?
“MACKENO”. la tham trang do dang csvn gay ra . hcm va dang csvn muon vay de ton tai mai mai.
Sự vô tâm vô cảm nếu có, cuả người dân trong nước là điều đáng thương hơn là đáng trách, vì họ rất đáng được thương hại là họ phải sống dưới một chế độ độc quyền toàn trị rất khắc nghiệt. Tính vô cảm vô tâm nếu có, thì cái tính đó đã được biểu hiện rõ ràng nhất lại chính là kẻ cầm quyền VN hiện nay trong nước. Vô cảm với tình tự dân tộc, vô tâm với ý thức trước làn sóng bành trướng bá quyền Bắc Kinh.
Do yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài tác động, nên đã đưa đến sự vô cảm vô tâm cuả người dân Việt trong nước hiện nay. Yếu tố chủ quan bên trong chính là chán ghét chiến tranh qua bao thế hệ, chống Pháp và nhất là cuộc chiến Nam Bắc Huynh đệ tương tàn, mà kẻ gây hấn là phương Bắc xua quân vào miền Nam với danh nghiã chống Mỹ cứu nước.
Miền Nam chỉ là kẻ tự vệ trước cuộc tiến quân ồ ạt cuả phương Bắc, hẵn nhiên cả hai phiá đều là người lính tiền phong cho các thế loc bên ngoài lúc giờ, được yểm trợ mọi mặt để thực hiện cuộc tàn sát lẫn nhau. Chính cuộc chiến tranh Nam Bắc nầy mà người dân Việt luôn oán ghét chiến tranh, khi mà sự thù hận Quốc Cộng có đôi khi cha con biến thành thù địch, anh em ruột thịt lại trở thành kẻ thù không đội trời chung. Với những điều như vậy, nó đã khiến cho lòng mọi người không còn thích đấu tranh chính trị, để rồi dẩn đến sự vô tâm vô cảm là điều khó tránh khỏi.
Thêm vào đó, yếu tố khách quan bên ngoài chính là sự độc quyền toàn trị cuả đảng CSVN, một NCQ lúc nào cũng lấy sự khủng bố tinh thần người dân, làm kế sách hàng đầu cho mọi sự trấn áp thành phần đối kháng. Chính sự khủng bố đàn áp tinh thần nầy đã trực tiếp khiến con người tê liệt nhân cách, dần dần với thời gian phải bị dẩn đến sự vô tâm vô cảm trong sự khủng hoảng, đánh mất phương hướng tự chủ và sáng tạo cần phải có, cho sự tồn vong cuả đất nước và dân tộc trước hoạ bành trướng bá quyền Bắc Kinh hiện nay.
Chẳng những thế, vì muốn lấy lòng ÐCSTQ đàn anh, NCQCSVN lại đàn áp giam giử chính những người yêu nước, khi họ tỏ rõ sự phẩn nộ trước việc TQ cưỡng chiếm Hoàng Trường Sa cuả VN. Dù biết rằng VN hiện nay rất cần sự ngoại giao mềm mỏng với TQ, nhưng trấn áp những người yêu nước như thế, không ít thì nhiều sẽ làm mất đi nguyên khí dân tộc. Trong khi đất nước đang rất cần đến những hào khí đáng trân quí đó, để khả dĩ có thể bảo vệ được toàn vẹn lảnh thổ, cũng như gìn giử được lảnh hải trong giai đoạn hiện nay và sắp tới.
Nhưng; cùng tắc biến, biến tắc thông là một nguyên lý tuần hoàn biến dịch cuả Trời Ðất. Chính sự xâm lấn biên cương phiá Bắc nước ta, cũng như việc chiếm đoạt Hoàng Trường Sa ở Biển Ðông VN đã làm sự vô tâm vô cảm dân Việt nói chung đều phải thức tỉnh bừng trổi dậy. Nó như một gáo nước lạnh tạt thẳng vào mặt những kẻ còn mê ngủ để lay tỉnh họ, để rồi từ đó sự vô tâm vô cảm với chính trị sẽ từ từ lùi dần như bóng tối bị ánh sáng xua đuổi.
Ý thức và tình tự dân tộc vụt loé sáng lên, giao lưu hội tụ kết chặt lại để tạo thành một nguồn sáng mới cho dân tộc Việt, một nguồn sáng Rồng Tiên Hồng Lạc sẽ vượt lên và lướt qua mọi cơn giông tố bảo bùng đến từ phương Bắc. Nguồn sáng nóng ấm đó sẽ làm bừng nở những đoá hướng dương Việt Nam. Hết cơn bỉ cực tới hồi thới lai. Một cơ hội lớn để tất cả người dân Việt tìm lại ÐIỂM ÐỨNG DÂN TỘC cuả chính mình.
Xin trân trọng.
Mo*~i ca’ch ha`nh su*` cua` ta de*`u no’i le*n 1 ha`nh vi ch/tri ( vo*’i 1 ho@c nhie`u nguo*`i). “Mackeno” hay ba`o :”-to*i khg la`m chinh tri”, LA` NGU DO*’T,NGA*Y THO*; vi` C/tri nhu* khg khi’
ta tho*` ha`ng nga`y, luo*ng thu*c nuo*i so*’ng ta va*y . Cuo*c so*’ng buo*c ta “PHAI` CO’ THA’I DO* C/TRI VA`o TU*`NG NO*I, TU*`NG LU’C . C/S muo*’n dan lo*la` ve*` C/T de* ho m@c ti`nh
thao tu’ng theo y’ chu’ng. Ne*n vi` sao ho kh/khi’ch @n cho*i, co*` bac, di~ die*’m, chay theo dua
do`i v/cha*’t ma` que*n di ~ bu*’c xu’c kha’c — de*` chi` mi`nh da`ng bao tha*`u C/tri ma` tho*i .
Ho gia`nh DO*CQUYE*`N moi thu*’ , ke*` ca` ba’n da*’t,bie*`n,da`o, ta`i nguyen cho Ta`u chi` co*’t
vinh tha*n phi` gia, m@c ke* bao nguo*`i do’i kho*`. Nguo`i-bo’c-lo*t-nguo`i ho*n ai ca`, trong the*’
gio*i cs . THe*’ ma` chu’ng va*`n manh mie*ng la` xh co*ng b@`ng, v@n minh, hanh phu’c … !
Da*n th@’c m@’c bi cho la` CHO*’NG da`ng, cho*’ng nha*n da*n; bi tru` da*p , tu` da`y.
Y’ thu*’c duo*c da~ ta*m a*’y, TA pha`i do`i lai QUYE*`N SO*’NG, QUYE*`N LA`M NGUO*`I
HO*P PHA’P, HO*P LY’ da` ma*’t .
Vang Ong noi dung…Nhung cai dang csvn ich ky ,tham nhung doi bai ay, Co CHO NGUOI DAN..Duoc quyen lam Nguoi dau….? Tat ca cac chinh sanh ,den ban an deu duoc bo tui thi nguoi dan co muon co Y KIEN cung khong duoc …danh tu an ui minh, noi 1 cau vo cam MACKENO. Dan toc vn luc do, luon luon co ke co hoi luu manh ,tham lam den UON HEN len lanh dao….Dang sau nhung ke UON HEN do,da co VAN LY TRUONG THANH vung chac XUI DUNG , SAI KHIEN ,RA LENH, AP DAT, DAN DAN DAN TOC VN THANH CUA CHUNG….nhu tac gia da noi la : LA…..se tro thanh QUAI LA…o vn…
Chao Anh Nguyen Hung Quoc
Cam on Anh da co mot bai viet rat hay va sau sac. Khong biet do co phai la chinh sach ngu dan cua Dang Cong San VN hay khong? Nhung theo em nghi dung la nhu vay. Hay nhin vao xa hoi VN hien nay, chung ta co day ray nhung su bat cong, bang hoai, nhung nghich canh, ho then cho mot dan toc co hon 4 ngan nam Van Hoa.Cu don cu 1 vai vi du chung ta co the nhin thay ngay. Co mot dan toc nao tren the gioi ma con gai dung sap hang tran truong nhu nhong de cho bon dan ong ngoai quoc tuyen chon de lam vo khong? La mot cong dan VN, em cam thay xau ho khong the ta duoc. The muh em khong hieu la nhung nguoi lanh dao VN hien nay co cam thay nhuc nha khong? Da vay to bao mang( VN Express) lai con dang bai ” Tai sao dan ong Tau, Han lai muon kiem vo VN? Ho khong cam thay nguong va xau ho sao? Hay nhung nguoi cong nhan VN bi nhung cong ty ngoai quoc boc lot va chen ep ngay tren que huong va xu so cua minh, thi chinh quyen VN lai lam ngo de mac cho nhung cong ty ngoai quoc chen ep dong bao minh mot cach tu nhien nhu khong co gi xay ra. Va con hang tram va ngan chuyen khong the ke ra het duoc. Vay theo em nghi nguon goc cua su vo cam do la chinh sach ngu muoi dan chung cua Dang Cong San VN de ho co the lanh dao dat nuoc mot cach tuy tien va thieu trach nhiem. Vay theo Anh, co cach nao de chua tri can banh vo tam va vo cam do khong? Mong co su hoi am. Cam on Anh.
Kinh Thu