Giới thiệu tác phẩm Nhân Văn Giai Phẩm của Thuỵ Khuê
Khoảng hơn 100 khách hằng quan tâm đến văn học nghệ thuật trong vùng đã có mặt chiều Chủ nhật 20/5 vừa qua tại Ernst Cultural Center của Trường Đại học NOVA, khuôn viên Annandale, để dự một sinh hoạt khá ý nghĩa, đó là việc giới thiệu nhà xuất bản Tiếng Quê Hương do nhà văn Uyên Thao chủ trương với sự tiếp tay của nhà văn Trần Phong Vũ ở Cali và một số bạn thiết thân ở trong vùng.
Nhà xuất bản Tiếng Quê Hương
Phần đầu, theo MC Nguyễn Văn Khanh, được dành cho việc giới thiệu nhà xuất bản Tiếng Quê Hương. Lên giới thiệu người chủ trương nhà xuất bản đó là nhà thơ Hoàng Song Liêm. Theo ông, nhà văn Uyên Thao và chính ông là những người hiếm có còn lại ở trong vùng mà đã bắt đầu sinh hoạt viết lách và chữ nghĩa từ những năm đầu thập niên 1950 ở Hà Nội. Tình bạn gắn bó này đã theo cho đến ngày nay và ông Liêm rất hãnh diện được thấy bạn mình vẫn kiên trì trên con đường làm văn hoá cho tới ngày nay khi ông đã ở tuổi trên 70, gần 80.
Đến lượt nhà văn Uyên Thao lên, ông cho biết là Tiếng Quê Hương đã hoạt động được trên 10 năm và tính đến nay, đã ra được 53 đầu sách. Mặc dầu vậy, ông cho rằng đó mới chỉ là một hạt muối bỏ biển trong nỗ lực của người Việt hải ngoại đưa ra sự thật về đất nước. Ông đưa ra trường hợp của một người đàn bà thật đáng thương tên Trần Thị Hằng, vì bị xã hội Cộng sản ở quê nhà hoàn toàn bỏ rơi, đã phải làm nghề bốc bùn lên làm gạch đến nỗi các ngón tay bị hư hỏng. Cuối cùng, Trần Thị Hằng đã phải lấy dao, cắn răng để mà chặt những ngón tay hỏng của mình. Ông cho rằng những trường hợp như vậy đầy dẫy ở Việt Nam hôm nay và cần phải được nói lên. Đó là động cơ thúc đẩy ông bao nhiêu năm nay nhằm ra những cuốn sách đứng đắn nói lên thực trạng của đất nước.
Ra mắt sách “Nhân Văn-Giai Phẩm và vấn-đề Nguyễn Ái Quốc”
Cái đinh của buổi ra mắt hôm Chủ nhật là sự hiện diện của nhà phê bình, nhà biên khảo Thuỵ Khuê đến từ Paris với ông chồng là kỹ sư Lê Tất Luyện. Sở dĩ bà có mặt ở Mỹ lần này là để ra mắt một tác phẩm đồ sộ mà bà đã bỏ ra 20 năm trời để hoàn tất: cuốn Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc, một tác phẩm gần 900 trang và cũng là tác phẩm thứ 53 của nhà xuất bản Tiếng Quê Hương.
Theo lời mở đầu của MC Nguyễn Văn Khanh thì cuốn sách không thể chỉ gọi là một cuốn sách bình thường, nhà văn Tưởng Năng Tiến đã gọi đó là một “pho sách” và chính anh Nguyễn Văn Khanh muốn gọi đó là một “thư viện về Nhân Văn-Giai Phẩm.”
Người được mời lên giới thiệu nội dung cuốn sách là ông Nguyễn Minh Diễm, cựu giám đốc Ban Việt ngữ Đài Á Châu Tự Do. Theo ông Diễm, đây là một cuốn sách lý tưởng, đầy đủ nhất về phong trào các nhà văn, nhà thơ, và một số bộ mặt trí thức nổi của miền Bắc (cộng sản) nổi lên vào những năm 1956-58. Sớm nhất trình bầy về phong trào này ở miền Nam là một cuốn sách rất giá trị, cuốn Trăm hoa đua nở trên đất Bắc của tác giả Mặc Định, bút hiệu của học giả Hoàng Văn Chí, ra năm 1959 ở Sài Gòn. Nhưng phải đợi đến nay ta mới có được một cuốn lịch sử cặn kẽ về phong trào này dựa lên không những các tài liệu “đánh” phong trào này như cuốn Bọn Nhân Văn-Giai Phẩm trước Toà án Dư luận (Nhà xb Sự Thật, Hà-nội, 1959) gồm 83 bài viết bỉ ổi, xuyên tạc nhằm đánh cho tan tác cái phong trào này; tác-giả Thuỵ Khuê, để tìm cho đến ngọn nguồn của vấn-đề đã phỏng vấn được một số người then chốt trong cuộc vận động cho tự do của người cầm bút này như nhà thơ Lê Đạt, người tổ chức Nguyễn Hữu Đang, nhà văn và hoạ sĩ Trần Duy, nhà thơ Hoàng Cầm, nhạc sĩ Văn Cao.
Bên cạnh đó, Thuỵ Khuê cũng đã nói chuyện và đọc thật kỹ mấy tác phẩm cuối đời viết bằng tiếng Pháp của luật sư Nguyễn Mạnh Tường. Tổng kết hết cả những thông tin này, nhà biên khảo Thuỵ Khuê đã dựng lại được cho lịch sử văn học nước nhà một kỷ niệm đài mà không gì có thể bôi xoá được dù như đó là âm mưu, là ý muốn của Đảng CSVN.
Phần cuối của chương trình là dành cho chính tác giả Thuỵ Khuê. Bà lên cám ơn các bạn bè của bà, nhất là nhà văn Lê Thị Nhị, một người bạn từ tiểu học ở tuổi lên 10, và nhà sách Tiếng Quê Hương đã cho bà cơ hội đến trình bầy về những động cơ nào bà đã đeo đuổi việc viết nên cuốn sách này. Từ rất sớm, khi còn ngồi ở ghế nhà trường bà đã thắc mắc về phong trào này rồi quyết tâm tìm cho ra manh mối. Cơ may đến với bà là trong một chuyến đi về VN vào năm 1993, bà đã gặp được Văn Cao và một số người. Rồi trong thời gian làm việc với Đài phát thanh RFI (Radio France Internationale), bà đã có dịp phỏng vấn Lê Đạt khi ông được sang Pháp. Rồi chuyện này dẫn đến chuyện kia và bà đã hoàn tất được cuốn sách như ta có ngày hôm nay.
Được biết, bên cạnh phần dành cho phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm, cuốn sách còn dành hơn 100 trang để đào sâu việc ai là tác giả cuốn Procès de la Colonisation française (Bản án Thực dân Pháp) và một số bài trong báo Le Paria (Người cùng-khổ) mà sau này được gán cho Hồ Chí Minh. Theo Thuỵ Khuê, đây là một sự tiếm danh trắng trợn khi ta biết là tiếng Pháp của Hồ Chí Minh trong thập niên 1920 rất kém, không thể nào viết nổi những bài mà tác giả đích thực là những người như Phan Văn Trường và Nguyễn Thế Truyền.
Có thể nói buổi ra mắt đã rất thành công. Nói với Nguyễn Thành Công của Đài SBTN Hoa thịnh đốn, Thuỵ Khuê cho là đã không ngờ sự chú ý và tham-dự đông đảo đến như thế của rất nhiều bộ mặt văn hoá và văn nghệ ở trong vùng. Buổi ra mắt hoàn toàn không có văn nghệ phụ diễn.
Tâm Việt – Diễn Đàn Thế Kỷ
Một người tự nhận là tác giả của « Bản án » bằng pháp văn với văn phong và bút lực cấp luật sư thượng thặng mà phiên âm tỉnh Le Havre (tây bắc Pháp) = Lơ Ha-vrơ ! (Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chũ tịch). Ai biết nói chút chút tiếng Tây cũng rõ là âm H vốn Câm (H muet) trong Pháp ngữ, nghĩa là Pháp ngữ không bao giờ phát âm phụ âm H ở đầu chữ, ví dụ : Habitation, đọc thành A-bi-ta-si-ông ; Habile = A-bi-dơ, Hôtel = Ô-ten, Hugo = Uy-gô…v.v. Nội tiểu tiết này thôi cũng đủ…cười miểng chai. Thiệt tình !
NHÂN VĂN GIAI PHẨM
Đời mà thiếu tính nhân văn
Chỉ toàn máy móc có khen được nào
Đời bao triệu kẻ tào lao
Tinh hoa một nhóm vẫn cao hơn đời
Qua rồi vô sản khắp nơi
Hãy đoàn kết lại để đời tối om
Giàu nghèo tranh chấp lôm côm
Nhân văn mới để tiếng thơm cho đời
Đấu tranh giai cấp bời bời
Đúng là một bọn coi trời bằng vung
Không điên cũng chẳng khật khùng
Chỉ do mê tín anh hùng chi đâu
Văn minh khoa học nhiệm màu
Cùn mằn ý hệ có hầu ra chi !
MÂY NGÀN
(26/9/12)
Mong quý các chuyên gia làm chứng gian và những con tương cận, quý các nhà trí thức cộng sản chân chính tim đỏ thẻ đỏ & trí thức xã hội chủ nghĩa & trí thức giải phóng & trí thức dù sao & trí thức 19-5…, hãy biết đọc & hiểu biên khảo nêu trên của bà Thụy Khê để có thể ngưng ngay cái luận điệu làm chứng gian, rất đểu cáng mất dạy vô giáo dục, lừa gạt người dân Việt nam, gán cho bác Hồ chí Minh, chuyên gia phản chủ & ăn cắp lý lịch (ID Theft) của chủ, là “Nguyễn Ái Quốc” (*); gán cho bác Hồ chí minh, nhà cộng sản độc tài phản quốc, là tác giả bản án chế độ thực dân Pháp”; gán cho bác Hồ chí Minh, chuyên gia đạo văn & đạo thơ, là “danh nhân văn hóa” thế giới….
(*) Xin phép đuọc lưu ý, nhóm ông Phan Văn Trường & Nguyễn Thế Truyền dùng tên “Quấc”, (Nguyễn Ái Quấc”), theo lề lối, nói & phát âm làm sao, viết làm vậy, của người Nam bộ thời kỳ những năm ’20, ký tên trên các luận văn của họ…
“Quốc”, NGuyễn Ái Quốc, là lối nói & viết của người miền bắc. Trí thức cộng sản bắc kỳ dùng tên “Quốc”, Nguyễn Ái Quốc, gán cho Hồ chí Minh, hòng lừa gạt người dân VN trong nước với câu chuyện “Hồ chí Minh & Nguyễn tất Thành là tác giả bản án chế độ thực dân Pháp”, tự nó đã cho thấy hành động trên của trí thức cộng sản bắc kỳ là một hành động ăn cắp lý lịch & mạo nhận & bịp bợm hết sức trơ trẽn…!
Sự đóng góp đáng quý của bà Thụy Khuê qua bộ sách này vào văn hóa lịch sử VN thật là trân trọng. Mong rằng các nhà văn nhà báo của VN trong cũng như ngoài nước tiếp tục có nhiều công trinh biên khảo có giá trị như vậy để làm nền tảng giáo dục cho con em chúng ta sau này.