WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nhật ký ngục tù [2]

Tiếp theo phần I

Không ngờ có cuộc gặp gỡ này, giữa lúc mình đang quần cộc, áo ba lỗ ngồi thu lu trong phòng ốm thì cán bộ Tuyết ngó vào bảo: “Chị Thủy mặc quần áo vào”. Mình bật dạy ngay, khoác bộ quần áo trại lên người, lách qua cánh cửa sắt nặng nề ra ngoài, tiện miệng hỏi: “Có việc gì thế ạ”? Không hiểu sao cán bộ cứ ấp úng không trả lời
Ra khỏi dãy nhà ốm, đến giữa sân chung, thị Tuyết bảo:

-“Chị lên gác nhé”

Mình ngẩng lên, thấy mấy thằng công an trẻ mặc thường phục đứng trên lan can ngó xuống, đã lờ mờ hiểu ra sự việc .

Lên đến nơi, nàng Dung đon đả:

- Chào chị Thủy lâu qúa rồi, có nhận ra nhau không nhỉ?

Thú thật mình ngờ ngợ mãi mới nhận ra, phần vì sự việc xảy ra từ năm 2007, nhân vật này chỉ là phụ, thỉnh thoảng mới được cấp trên sai bảo vào tiếp cận với mình, còn chủ yếu vẫn là Phạm Ngọc Tuấn. Hơn nữa trong bối cảnh hiện tại, một vụ án trắng trợn được bày đặt ra, khép tội cho mình, nên trong cảnh tù mù quái đản này, những gì không đáng nhớ, mình đã gạt hết ra khỏi bộ nhớ để sẵn sàng trong trận đấu mới.
Đang ngồi thì Phạm Ngọc Tuấn bước từ buồng trong ra, cười toe toét:

- Thế nào, không quên nhau chứ?

Rồi giơ tay đòi bắt, miệng te tởn:

- Cho bắt tay cái nào.

Mình rụt vội tay lại, thẳng thừng từ chối bằng chất giọng hài hước quen thuộc:

- Ôi bắt làm gì, bắt xong rồi tay ai lại trả về túi người ấy mà, có bắt mãi, giữ mãi được đâu?

Tất cả cười ầm, song không xóa được tâm trạng băn khoăn của mình: “Chúng nó bỏ công việc, lặn lội hơn 200 km đường trường xuống tận nơi “khỉ ho, cò gáy” này làm gì nhỉ? Không lẽ sự đấu tranh của tổ chức, anh em trong đảng Việt Tân và bà con ở Hải ngoại đã có tác dụng rồi ư? Đặc biệt những lời kêu gọi của Thủy Tiên thông qua bài phát biểu, diễn văn đọc trong lễ nhận giải nhân quyền, cùng các chuyến đi Mỹ, Thụy Điển, Bỉ (nhiều lần) đã thực sự gây được sức ép với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam? Nên chúng mò xuống để điều đình, vận động, đặt vấn đề với mình như đã từng làm việc với Lê Thị Công Nhân ư?

Vài câu đùa rẻ tiền nhạt nhẽo của bè lũ bốn tên, mình bỏ qua và tiện thể nhắc lại những “ân oán” cũ với Phạm Ngọc Tuấn- kẻ đã cho mình vay 200 nghìn trong trại B14 từ lần tù trước, khi tiền lưu ký đã hết mà ông xã chưa kịp vào:

- Thế này anh Tuấn ạ, số tiền ấy, ngay sau lúc ra tù, tôi đã nhờ ông xã đem đến sở công an thành phố gửi trả lại anh, song ông ấy lại quắc mắt hỏi sẵng: – “Em lạ nhỉ, 200 nghìn là cái gì? Chúng nó còn tràn vào cướp trắng nhà mình năm lần bảy lượt, gấp cả trăm nghìn lần kia, việc gì phải trả”?

Biết hớ tên Tuấn vội xua tay:

- Chuyện nhỏ mà, tôi cũng quên lâu rồi, thôi bỏ qua!

Không bỏ lỡ cơ hội tấn công bọn thủ ác, mình gạt đi cũng là kể lại rành rọt số tài sản bị cướp cho hai thằng trẻ (lần đầu tiên xuất hiện)nghe:

- Quên sao được! Bốn lần cướp bốn máy vi tính, hai máy scan, một xe Spacy và hàng chục ổ đĩa, cùng hàng chục điện thoại di động máy ghi âm, hàng trăm triệu chứ ít đâu?

Lấy cớ ngồi ngoài tuy rộng song không tiện, tên Tuấn liền kéo cả hội vào phòng trong để vừa cách ly với cán bộ trại vừa dễ “mỵ dân” hơn.

Ngồi chưa ấm chỗ, tên Tuấn giành thế chủ động:

- Thế này chị Thủy ạ, chúng tôi nhận được đơn của bà Cao Thúy Hòa tố cáo chị đã lợi dụng mẹ con bà ấy để lôi kéo họ theo con đường của chị.

- Té ra là chuyện ấy. Cộng sản vẫn muôn đời là cộng sản thật. Chúng không từ bỏ thủ đoạn nào để phá tan tất cả các mối quan hệ tốt đẹp mà mình dày công gây dựng được. Lần trước là bà Gấm, bà Dung, bà Kỷ, bà Luyện, rồi chị Thông chị Men, chị Hồng v.v và v.v Bây giờ lại là Cao Thúy Hòa và con cháu?

Không cần đọc, mình cũng biết nội dung của đơn là ca ngợi lòng tốt, sự trung thực, dũng cảm của mình, không chỉ lo cho bản thân mà còn trực tiếp đem lại niềm tin tưởng, vật chất, kinh tế cho những người kém may mắn khác.

Trớ trêu và độc ác thay, khi lòng tốt của mình lại là điều lo sợ của chế độ độc tài vì càng nhiều người nhận chân được sự việc này, càng sống trong ảnh hưởng tích cực của mình, thì càng lộ chân tướng bất tài, vô dụng, buôn dân bán nước của lãnh đạo đảng… Không lẽ lại dại dột nhận hết thành tích về mình để làm hại ba mẹ con bác, cháu nhà chị Hòa, mình phủ nhận sạch trơn:

- Giữa tôi và bà Cao Thúy Hòa chỉ là mối quan hệ thầy thuốc với bệnh nhân giữa người có bệnh và người biết cách chăm sóc, chữa trị.

- Cụ thể chị quen biết bà Hòa đã lâu chưa?

Không thích “vòng vo tam quốc” vì biết chẳng có gì quan trọng mình đáp sẵng:

- Không nhớ, khoảng đầu năm 2009 hay cuối năm 2008 gì đó, khi tôi vô cớ bị giam 9 tháng 10 ngày ở trại B14, không hề được chỉ dẫn, chữa trị nên căn bệnh tiểu đường đã biến chứng thành rất nhiều bệnh, trong đó nổi lên là chứng đau đầu, suy tim, yếu thận, viêm đại tràng, uống bao nhiêu thuốc cũng không khỏi dứt điểm nên tôi cần có người xoa bóp, cứu huyệt theo cách đông, tây y kết hợp. Chị Hòa đã chủ động tìm đến để giúp tôi theo giá thỏa thuận 50 nghìn một giờ, mỗi ngày làm một giờ.

- Nhưng chị Hòa có liên quan gì đến ngành này đâu? Tên Tuấn ngây ngô hỏi.
-Các anh biết một mà không chịu điều tra, tìm hiểu hai. Chị ấy là cán bộ kỹ thuật của đài truyền hình Hà Nội đã về hưu, nhưng trước đó khi ở tuổi 49 đã từng suýt chết vì bệnh tật, phải vào tận trong Nam gặp thầy thuốc Trung Hoa chữa trị theo phương pháp này rồi ở hẳn trong đó theo đuổi học nghề một thời gian và dần dần chuyển hẳn sang chữa bệnh , phụ thêm vào tiền hưu hàng tháng.

Ngồi bên cạnh, ả Dung ngọ nguậy cặp mông trên ghế gây ra tiếng cọt kẹt lớn và không quên ngọ nguậy cả cái lưỡi vốn đang ngứa ngáy vì căn bệnh nghề nghiệp:

- Chị chữa bệnh ở nhà hay ở đâu?

Nóng tiết mình độp:

- Tất nhiên là ở nhà, chả lẽ tôi lại phải ra khỏi nhà để kéo theo 5, 7 con chó mặc thường phục hay sắc phục à?

Không hiểu nghĩ gì hay bị chạm nọc qúa nhiều lần, tên Tuấn đặt câu hỏi:

- Nhà chị có nuôi chó không?

Mình đáp mà không cần suy tính:

- Tất nhiên không, nhưng chó chính phủ ngày nào chả thả rông trước cửa nhà tôi cả chục con.

Hắn vẫn te tởn:

- Chị có ăn thịt chó bao giờ không?

Mình trả lời thật thà như đếm vì biết là vô hại:

- Không, từ bé mẹ tôi vốn đã kiêng sát sinh, sợ thịt chó, mắm tôm nên cả nhà không ai biết ăn. Ngoài 20 tuổi, đi dạy học ở miền núi, bất kể ngày gì: Quốc tế phụ nữ , hiến chương các nhà giáo, giải phóng thủ đô rồi khai giảng đầu năm, bế giảng cuối năm , tổng kết, sơ kết học kỳ v.v Tất cả chỉ có thịt chó và thịt chó, nếu không ăn thì nhịn đói, nên tôi đành phải ăn nhưng không thích, nên vẫn có ý kiêng.

- Đấy hắn đáp như phát hiện ra một chân lý: – Chó cũng có ích còn gì , ít nhất nó cũng giúp người ta qua được cơn đói.

Nói chuyện với công an quả là nói chuyện với đầu gối còn hơn, chúng giả vờ ngốc nghếch hay vì đơn thuần là công cụ kiếm tiền nên suy nghĩ của chúng thực sự máy móc, khiên cưỡng? Vì vậy mình đáp:

- Đấy là tôi gọi công an theo cách ông bà vẫn ví: “Làm người thì khó, làm chó thì dễ”
Bị chạm nọc, ả Dung gầm lên giọng nạt nộ:

- Chị là người có học, hiểu biết mà ăn nói rất vô văn hóa.

- Này, mình trừng mắt, đáp sẵng: -Nhờ có học, hiểu biết mà tôi dùng toàn lời lẽ chính xác, rõ nghĩa để đối thoại với các người đấy, đừng có bẻ cong ngôn từ của tôi bằng lối suy nghĩ cạn cợt, kém hiểu biết như thế.

Ả Dung vớt vát:

- Chị cậy có học mà nói chuyện thiếu văn hóa hơn cả hàng tôm, hàng cá ngoài chợ.

- Im đi, mình nạt, có đào tạo, khoác áo đảng như các người mà còn không phân biệt nổi khái niệm văn hóa với vô văn hóa nữa. Thử hỏi trong suốt cuộc đối thoại tôi đã nói một câu đếch, đéo, đ. mẹ, đ. cha hay văng tục, chửi bậy trước mặt các người chưa? Hay các người cũng giống hệt quan thầy của các người, không biết phân biệt vần n với l, không hiểu rõ khái niệm căn bản nhất là trí thức với tri thức nữa. Thế mà cũng đòi làm lãnh đạo, nắm quyền sinh quyền sát trong tay, cai trị 87 triệu dân rồi dung túng một lũ vô học là công an…

Chúng cứng họng, đờ hàm nhưng đành phải xoa dịu:

- Ở trại, anh em cán bộ kể lại chị có viết một bài rất hay về đêm biểu diễn Văn nghệ của trại.

Biết rõ trò tâm lý chiến của chúng mình gạt phăng:

- Các người nhầm rồi, cả tên tuổi lẫn tác phẩm của tôi đều bị phong tỏa từ đầu năm 2007, ngay sau khi tôi bị bắt. Chức danh nhà văn của tôi cũng đã bị xóa khỏi danh sách hội giữa năm 2007, cho nên bây giờ tôi là nhà văn quốc tế, chẳng dại gì mà xuất hiện trở lại ở Việt Nam. Chẳng qua tôi giúp một chị trực sinh của buồng sửa lại vài lỗi nhỏ, thêm thắt vài chi tiết và nâng cảm xúc lên đúng tầm của nó cho bớt tính nghiệp dư, thế thôi.

- Dù sao bài viết cũng có tác dụng động viên rất lớn, tên Tuấn khẳng định:

-Tất nhiên, tôi đáp: – Đêm văn nghệ của trại là do công sức luyện tập hết sức công phu của anh chị em. 5 năm mới có một lần biểu diễn, giao lưu giữa các K (phân trại) với nhau nên tôi thực sự thương cảm và quý mến họ qua mỗi bài ca điệu múa, động tác hình thể, vì thế tôi quyết định giúp chị Lê Ngọc Hoan trong việc thể hiện lại cảm xúc để nêu cao xúc cảm và tình cảm của bài viết trong việc ca ngợi anh em phạm nhân thông qua đêm biểu diễn của họ. Dù sao tiếng hát cũng giúp người ta lọc sạch tâm hồn, quên đi niềm đau thương mất mát trong họ, đồng thời khỏa lấp vị tù cũng là vị bất lương trong mỗi con người phạm nhân, giúp họ sống đúng đắn, tốt đẹp hơn. Đó là động cơ tôi giúp chị Hoan tác giả bài viết cũng là ân nhân của mình, sao lại bảo là bài của tôi?

- Có lẽ dấu ấn của chị để lại trong bài viết qúa rõ nên cán bộ, ban giám thị hiểu nhầm.

- Thì tôi là người biên tập, là thầy của các cây bút nghiệp dư nên tôi nâng cấp bài vở cho họ cũng là lẽ đương nhiên. Ngay từ ngày đầu tiên đến trại, còn đầy khó khăn bỡ ngỡ, tôi đã được chị ấy giúp đỡ, từ việc bê hộ đồ đạc, thu xếp chỗ ở cạnh chị rồi bỏ tiền mua dép, mua màn, chiếu, chăn, nón v.v Khi đó gia đình tôi chưa lên kịp, sau đó tiền lưu ký cũng chưa có hiệu lực, nên cả nửa tháng đầu mọi việc ăn ở, sinh hoạt, nước nôi tắm giặt, tôi đều phải nhờ chị hết, cũng đúng như chị ấy nói: “Chị là người duy nhất trong trại công khai giúp đỡ em”.

5 giờ kém 20, cán bộ Tuyết vào tận nơi bảo:

- Hết giờ cải tạo rồi, đề nghị các anh chị cho phạm nhân vào trại.

Chúng “vâng vâng dạ dạ” nhưng vẫn đòi khai thác tiếp, mình chẳng dại gì hợp tác với lũ chó, lại thấy dung lượng chửi bới đã qúa đủ để chúng vuốt mặt không kịp rồi, còn lũ chó đầu đàn cũng đỏ mặt khi nghe lại đoạn băng ghi trộm này, nên kiên quyết đứng dạy bảo:

- Thôi tôi còn bao nhiêu thứ linh tinh ở nhà ốm, giờ tôi phải về thu dọn đây, ở đây hai tháng trời tôi bị mất cắp đủ mọi thứ sợ lắm rồi.

Kỳ thực chiều nay mình đem quyển “Nhật ký ngục tù” theo, định viết lại ra giấy cho sạch, đẹp, để hễ có cơ hội là tác phẩm rời ta như con thuyền rời bến , qua sông ra biển, đến miền đất hứa, nơi 3 triệu bà con cũng là 3 triệu đồng bào hải ngoại đang mong chờ từng dòng, từng chữ trong bài viết của mình, cũng là mọi tin tức liên quan đến mình, vì thương cảm, mến mộ, vì tò mò cũng có, (tò mò là đặc tính căn bản của loài người mà). Vì bị “bắt cóc” qúa đường đột nên mình sợ có ai đó dòm vào thì hỏng bét. Những trang viết tràn đầy sự phê phán, sức chiến đấu của mình sẽ bị bẩm báo tới tai cán bộ trại và bị tịch thu thì xót lắm. Dù sao ngọn lửa của Tần Thủy Hoàng đốt sách chôn học trò từ Trung Hoa xa xa xôi cách đây 2000 năm vẫn leo lét ở xứ xở mù lòa này.

Chúng cuống quýt bắt mình thông qua và ký vào biên bản làm việc , chẳng biết lũ chó ghi những gì nữa, nhưng mình bảo, giọng kể cả:

- Này tôi không ký kết gì đâu đấy nhé, nên nhớ từ khi bị cả một thế lực hắc ám bỉ ổi, hèn hạ, tiểu nhân, khốn nạn là lũ công an cộng sản bắt, tôi không ký vào bất cứ văn bản nào cả. Vào tù cũng vậy, bắt tôi đeo biển chụp ảnh với tội danh dựng ngược: “Cố ý gây thương tích”, tôi cũng không chụp vì tôi đâu có tội.

Giằng co mãi, cuối cùng biết rõ tính chất cương quyết của mình qua các lần làm việc trước tại trại B14, tên Phạm Ngọc Tuấn đành xua tay để cho mình vào.

Cả đêm mình trằn trọc vì không hiểu mục đích cuộc thăm viếng này là gì? Chả lẽ chúng định giăng bẫy bắt chị Hòa và Tuấn Anh, Thế Anh chăng? Dù bị hù dọa, cả hai mẹ con đã khai hết “thành tích” cho mình nhưng mình không thể nhận vì không muốn cho chúng mượn tay mình để tống họ vào tù. Với mình thì nhà tù là tận cùng của sự hèn hạ dối trá của chúng rồi, mình còn sợ gì nữa? Giữ là giữ cho mẹ con họ thôi .Hơn nữa biết đâu đây chỉ là cái cớ để chúng đưa ra thăm dò thái độ, tư tưởng của mình thôi . Tại sao chúng lại hớ hênh để trước mặt mình cả một tập tài liệu văn bản có liên quan đến vụ án của mình, đặc biệt là tờ đầu tiên có đóng dấu tối mật ghi rõ: “Về vụ vợ chồng Trần Khải Thanh Thủy cố ý gây thương tích”. Rất có thể điều mình nhận định ban đầu là đúng, do không khí đấu tranh bên ngoài sôi sục, những lời kêu gọi của Việt Tân đã thấu tai các vị dân biểu và những người đứng đầu những nước tiến bộ, nên bộ công an, ngoại giao không thể thoái thác, vì thế chúng mới mò xuống khe núi, thung lũng Lam Sơn nơi giam giữ mình này để “dò cho đến ngọn nguồn lạch sông”…

Tận hai giờ sáng, uống bốn viên thuốc mới ngủ được, sáng ra 5 giờ đã phải dạy, mệt mỏi chán chường.

Trại 5 ngày 22-6-2010

T.K.T.T

© Đàn Chim Việt

6 Phản hồi cho “Nhật ký ngục tù [2]”

  1. Phuong says:

    đọc song người ta cảm tưởng công an CS rất hòa nhã còn TKTT thì tha hồ chửi bới .bài viết không có tính thuyết phục

  2. Bich Dang says:

    Tôi thấy không có gì lạ quá cách nói chuyện của bà TKTT với cán bộ CS , nếu ai cũng khúm núm hèn hạ trước bọn này như ý của ông quangiannambo thì làm gì có người bị tù đầy người bị đánh bể đầu què chân để nói lên sự bất mãn chế độ của mình

    • quandannambo says:

      công an
      đánh chết dân như ngoé
      chẳng lẻ bọn nó
      sợ TKTT
      việc này
      bên trong chắc là có uẩn khúc gì đây

  3. quandannambo says:

    bài này thật lạ

    vẻ ra cảnh
    người tù thì đanh đá như mụ nặc nô chửi mất gà
    mắng nhiếc công an việt cộng
    như hắt nước vào mặt
    còn
    mấy tên cán bộ điều tra
    thì hành sử có văn hóa
    nhưng khờ khạo và hiền lành
    như mấy đứa trẻ con
    *
    tôi
    bị công an phường
    mời và bắt
    khoảng chừng 20 lần
    nhưng
    chưa lần nào
    được đối xử tử tế như tác giả đả viết
    bị
    chửi mắng và đánh đập
    chảy máu đầu
    xịt máu mủi

    chuyện bình thường
    *
    đọc bài này
    tôi cảm thấy
    công an việt cộng rất tốt
    chẳng có gì đáng sợ cả
    họ
    rất tôn trọng tù nhân
    *
    nhửng ý tưởng và từ ngử
    trong
    các bài viết của tác giả
    cứ na ná như nhau
    tạo ra cảm giác

    sản phẩm được sản xuất hàng loạt
    đây là lối viết
    theo phong cách văn chương bắc hà
    *
    tác giả
    là cây viết phản tuyên truyền rất tốt
    bài này
    được điểm 10
    bưng bô cho công an việt cộng

    • Bac Ba Phi says:

      Nếu bác đi thăm
      ngoài bắc
      bác sẽ thấy
      dân ngoài đó
      đâu có ai hiền
      nhất là mấy cô,
      mấy bà :
      bún mắng
      cháo chửi…
      là chuyện thường tình !
      Đối với
      bọn CA,
      nghe chúng đột nhiên
      ăn nói nhỏ nhẹ,
      lịch sự…
      là coi chừng đấy
      có ngày
      chết cả đám !

      • quandannambo says:

        điều đó gọi là
        “thanh lịch hà thành”
        thời
        hồ thổ tả
        *
        bọn công an

        chổ dựa
        của
        chế độ việt cộng
        chúng
        tàn ác và ngông cuồng
        hơn
        kiêu thời chúa Trịnh
        và thậm chí
        hơn cả giặc nhà Thanh

Phản hồi