WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Norodom Sihanouk qua đời: Hổ tử lưu bì, nhân tử lưu danh

Cựu Quốc vương Campuchia Norodom Sihanouk đã qua đời vào ngày 15/10/2012. Ảnh AFP

Hôm 15 tháng 10 năm 2012, truyền thông thế giới đồng loạt đưa tin Norodom Sihanouk cựu hoàng Campuchia sống lưu vong tại Bắc Kinh, Trung Quốc vừa qua đời ở tuổi 90 sau nhiều năm chống cọi với nhiều tật bệnh. Hơn 700 tờ báo lề đảng của cộng sản Việt Nam cũng cùng đưa tin, với nhiều lời tán dương “công đức” của vị cựu hoàng này, mặc dù đối với chính thần dân Campuchia, thì Sihanouk chỉ là một “hoàng đế của các hoàng đế ăn chơi trác táng” và là “một ông vua thích được nô lệ cộng sản”, cho nên việc các báo chí lề đảng ca ngợi Suhanouk cũng là một topos lẽ thường.

Norodom Sihanouk sinh 31 tháng 10, 1922 là cựu quốc vương, và hiện nay là Thái thượng hoàng của Vương quốc Campuchia.

Ông từng là vua của Campuchia trong nhiều giai đoạn cho đến ngày thoái vị để nhường ngôi cho con trai của ông là quốc vương Norodom Sihamoni vào ngày 7 tháng 10 năm 2004. Sihanouk là con trai của cựu quốc vương Norodom Suramarit và hoàng hậu Sisowath Kossamak. Ông đã đảm nhiệm nhiều chức vụ khác nhau kể từ 1941, nhiều vị trí đến nỗi Sách kỷ lục Guiness đã đưa ông vào danh sách các chính khách giữ nhiều chức vụ nhất: Bao gồm 2 lần làm vua, 2 lần thái tử, 1 lần chủ tịch nước, 2 lần thủ tướng và một lần quốc trưởng Campuchia và nhiều chức vụ khác nữa của chính phủ lưu vong. Phần lớn là chức vụ bù nhìn, kể cả lần cuối làm vua – trị vì nhưng không cai trị. Thời gian trị vì thực sự của ông hoàng này là từ 9 tháng 11 năm 1953 đến khi bị Lon Nol phế truất ngôi vào 18 tháng 3 năm 1970, khi ông đang ở Moscow trong chuyến công du Liên Bang Xô Viết.

Thời niên thiếu, Sihanouk học tiểu học tại Phnom Penh, trường Pháp École François Baudoin, rồi sau khi học xong tiểu học, Sihanouk sang học trung học tại tại trường Lycée Chasseloup Laubat tại Sài gòn cho đến khi lên ngôi, sau đó học tại trường binh bị Saumur, Pháp. Khi ông ngoại của Sihanouk là vua Sisowath Monivong băng hà vào ngày 23 tháng 4 năm 1941, Hội đồng Tôn vương đưa Sihanouk lên ngôi vua. Ông đăng quang tháng 11 năm 1941.

Sau 1945 đến cuối thập kỷ 1950, vua Sihanouk có xu hướng dân tộc chủ nghĩa và bắt đầu yêu cầu Pháp trao trả chủ quyền và về nước. Tháng 5 năm 1953, ông sang tị nạn tại Thái Lan và từ chối hồi hương cho đến khi có độc lập. Ông về nước ngày 9 tháng 11 năm 1953. Ngày 2 tháng 3 năm 1955, ông thoái vị nhường ngôi cho cha mình, và giữ chức thủ tướng vài tháng. Sau khi vua cha mất năm 1960, ông lại được bầu làm chủ tịch nhà nước nhưng với danh vị hoàng thân. Khi Chiến tranh Việt Nam xảy ra ác liệt, Sihanouk chủ trương Campuchia trung lập, đứng ngoài cuộc chiến, cùng đồng thời đứng về phía Trung Quốc và Hoa Kỳ và tán thành chính sách Bên thứ 3. Vào mùa xuân 1965, ông đã thỏa thuận với Trung Quốc và Bắc Việt Nam cho phép sự hiện diện của các căn cứ của cộng sản Bắc Việt ở phía Đông của Campuchia và cho phép Trung Quốc được viện trợ lương thực, thuốc men và vũ khí đạn dược cho Cộng Sản Bắc Việt Nam thông qua các cảng Campuchia, bù lại bằng cách Trung Quốc sẽ mua gạo của Campuchia với giá cao.

Góp phần tuyên truyền cho cộng sản, Norodom Sihanouk cũng nhiều lần lên tiếng rằng phe cộng sản ở Đông Nam Á sẽ chiến thắng trong cuộc chiến ý thức hệ Quốc Gia và Cộng Sản là không thể tránh khỏi và chính Sihanouk cũng cho rằng chủ nghĩa Mao đáng để mọi người tôn vinh và thực hành.

Trong giai đoạn 1966-1967, Sihanouk đã ra sức đàn áp chính trị loại bỏ nhiều phe phái chính trị chính ở Campuchia. Tuy vậy, chính sách hữu hảo với Trung Quốc của ông và ý đồ muốn biến Campuchia thành một nước theo chế độ cộng sản của ông đã bị phá sản do thái độ cực đoan của Trung Quốc vào thời kỳ cao trào của Đại Cách mạng văn hóa. Dù vậy, với sự yểm trợ của chính quyền Bắc Kinh, ông đã loại bỏ được các phe phái cánh tả.

Sau khi bị Lon Nol lật đổ vào ngày 18 tháng 3, 1970, Hoàng thân Sihanouk đến Bắc Kinh và bắt đầu chính thức ủng hộ Khmer Đỏ và thành lập chính phủ Khmer kháng chiến, chống chính phủ cộng hòa Khmer của Lon Nol ở Phnom Penh. Vào lúci nước Cộng hòa Khmer rơi vào tay Khmer Đỏ vào năm 1975, Hoàng thân Sihanouk trở thành nguyên thủ quốc gia bù nhìn của chính phủ mới khi Pol Pot còn nắm quyền lực. Ngày 4 tháng 4 năm 1976, Sihanouk đã phải từ chức vì thấy được sự tàn bạo của Khmer đỏ trong chính sách diệt chủng của Pol Pot và Iêng Sary. Từ đó Sihanouk sang tị nạn tại Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. Không có tiền chuyển lậu ra ngoại quốc, không giống như những nhà cai trị bị lật đổ khác, Sihanouk không có cách nào khác là đành phải nhờ vào sự giúp đỡ của hai nước Trung Hoa và Bắc Triều Tiên bạn hữu. Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai nói với ông rằng ông muốn ở lại Bắc Kinh bao lâu cũng được. Chủ tịch Bắc Triều Tiên Kim Nhật Thành ra lệnh xây một lâu đài vĩ đại nhìn xuống hồ Chhang Sou On ở Bình Nhưỡng cho ông cư ngụ.

Tháng 9/ 1975, Sihanouk đang ở Bình Nhưỡng thì phó Thủ tướng chính phủ Liên Hiệp Quốc Gia Kampuchia, là chính phủ lưu vong do Sihanouk thành lập có sự hợp tác của Khmer Đỏ, viết tắt theo thiếng Pháp là GRUNK -Royal Government National Union of Kampuchia – Khiêu Samphan và bộ trưởng thông tin Ieng Thirith -vợ của Ieng Sary- đến mời. Sihanouk nhớ lại Khiêu Samphan nói với ông: “Nay chúng tôi hết sức sẵn sàng đón chào Ngài. Bây giờ chúng tôi tạo đủ điều kiện trăm phần trăm Cọng Sản. Chúng tôi đã vượt qua Trung Hoa anh em. Với một bước nhảy vọt vĩ đại, chúng tôi có thể đạt tới mục đích của chủ nghĩa Cọng Sản mà không cần kinh qua giai đoạn xã hội chủ nghĩa”. Điều ấy làm ông hết sức bối rối nhưng ông vẫn hồi hộp về việc trở về nước.

Họ cùng về Bắc Kinh bằng tàu lửa. Ở đây, một chiếc Boeing 707 của Trung Hoa đưa họ về Phnom Pênh. Trước khi rời Bắc Kinh, Sihanouk và Monique có Khiêu Samphan đi kèm, đến cáo biệt chủ tịch Mao và thủ tướng Chu. Run rẩy vì bịnh Parkinson, Mao, 82 tuổi, không nói được nhiều. Tuy nhiên, một trong những lời chỉ dẫn của ông sau đây là rõ ràng. Ông ta nói với Khiêu Samphan và Ieng Thirith “Xin vui lòng đừng đưa thái tử Sihanouk và vợ ông vào hợp tác xã.” Với Sihanouk, lời nói nầy chính là lời cứu mạng.

Bị bịnh ung thư tới thời kỳ cuối, Chu Ân Lai chỉ còn là cái bóng của mình. Với giọng nói yếu ớt chỉ đủ nghe, ông năn nỉ Khiêu Samphan “Vui lòng tiến lên Cộng Sản chủ nghĩa chầm chậm, từng bước một. Bạn không thể tiến ngay lên Cộng Sản Chủ Nghĩa, phải từng bước một. Xin vui lòng đi từng bước nhỏ, chậm và chắc.” Xúc động hơn là lời khuyến cáo tiên liệu của ông: “Đừng đi theo con đường “Bước Nhảy Vọt vĩ đại” đã thất bại của chúng tôi.” Ông ta nhắc lại những chiến dịch ảo tưởng của Trung Hoa nhằm khẩn trương xây dựng Cộng Sản chủ nghĩa hồi cuối thập niên 1950 đã để lại một nền kinh tế như trong lò sát sinh. Samphan và Thirith cười một cách thông cảm. Nghe nhiều khoa trương việc đang xây dựng một chế độ Cộng Sản thuần túy cho Kampuchia, Sihanouk hiểu ngay những nụ cười ấy nói lên được gì.

Ngày 9 tháng Chín lại một lần lễ lớn: Thiên An Môn được trang hoàng cờ, đèn, hoa, chúc mừng Sihanouk, điều mà Đặng Tiểu Bình nói về Sihanouk trước kia “Trở về trong vinh quang.” Khi chiếc máy bay Boeing của Trung Hoa nhắm hướng hạ cánh xuống phi trường Pochentong của Phnom Pênh, Sihanouk nhìn xuống những mái ngói đỏ và cột tháp vàng của thành phố nằm dài bên đưới. Đây là lần đầu tiên kể từ tháng giêng 1970 ông lại đưa mắt nhìn xuống thủ đô đã quay lưng lại với ông. Phnom Pênh trông lạ hẵn và không có sự sống dưới hơi nóng mặt trời giữa buổi sáng mai. So với mười ngàn người đứng chật đường phố Bắc Kinh để chào từ biệt ông hoàng, ở đây chỉ có một đám đông hỗn tạp ở phi đạo Pochentong. Một nhúm các ông sãi áo vàng nghệ cũng đứng trong đám đông cầu nguyện cho ông trước khi ông lên xe đi vào thành phố vắng tanh. Đó là sự nhượng bộ cuối cùng mà ông đã chứng kiến dưới chế độ Khmer Đỏ ở Kampuchia.

Sihanouk muốn khóc khi nhìn thành phố ma quái mà một thời được coi là thành phố đẹp nhất của Đông Dương thuộc Pháp. Những đại lộ với hai hàng cây xanh, công quán, những biệt thự theo kiểu nhiệt đới Nam Mỹ, tháp vàng, lâu đài hoàng gia và chùa chiền vẫn còn đây, trong màu tang tóc. Khmer Đỏ giải thích với ông hoàng việc xua dân ra khỏi thành phố là cần thiết vì không có đủ lương thực nuôi dân và cũng vì vấn đề an ninh. Họ không nói với ông hoàng đó là bước đại nhảy vọt tiến lên Cộng Sản chủ nghĩa. Trong việc xua đuổi hàng loạt dân chúng hồi tháng Tư, có ông chú già của Sihanouk, ông hoàng Monireth và một trong những bà cô của ông cũng bị đuổi về vùng quê. Lời yêu cầu của ông được đi thăm những người ấy bị từ khước. Họ trả lời với ông “Họ được chăm sóc cẩn thận. Ngài sẽ được thăm họ khi Ngài từ Nữu Ước trở lại.” Tuy nhiên, không bao giờ ông gặp lại họ. Kế hoạch của Khmer Đỏ trong chuyến đi ba tuần lễ ở Phnom Pênh là tạo niềm tin đối với sự lãnh đạo của ông trước khi họ gởi ông đi Nữu Ước để đòi chiếc ghế cho Kampuchia tại Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc. Sihanouk và tùy tùng được đưa đi thuyền trên sông Mékông, tiệc tùng sang trọng, các buổi hội tối có tính cách mạng nhưng không bao giờ ông gặp những người dân đã biến mất khỏi Phnom Pênh.

Chẳng bao lâu Sihanouk biết những gì Khmer đỏ nghĩ về những lời khuyến cáo của Chu Ân Lai là từng bước chầm chậm tiến lên Xã Hội chủ nghĩa. Son Sen, tư lệnh Quân đội, và Khiêu Samphan nói với ông Kampuchia sẽ chứng tỏ cho thế giới biết rằng chỉ trong một nhát chổi lớn, họ đã tiến lên Cọng Sản chủ nghĩa hoàn toàn. “Vì vậy tên tuổi đất nước chúng ta sẽ được viết bằng chữ vàng trong lịch sử thế giới như là một quốc gia đầu tiên thành công trong việc cộng sản hóa mà không có bước chân nào là vô ích.”

Sau khi trở về Bắc Kinh hồi đầu tháng Mười, ông ta để cho những người trong gia đình và những người theo ông tùy ý lựa chọn. Ông ta, vì là người yêu nước và người đứng đầu quốc gia, sẽ về lại Kampuchia sau khi đại diện cho nước ông ở Liên Hợp Quốc, còn họ muốn ở đâu thì tùy. Một số phụ tá của ông vì xúc động trước cảnh Phnom Pênh nên không dám trở về. Họ đi Pháp.

Trên đường đi, Sihanouk ghé qua Pháp. Một số đông người Kampuchia đến chào mừng ông tại phi trường Charles De Gaulle. Sau đó, một số trong bọn họ tới tư dinh của đại sứ Kampuchia ở Paris để nghe ông hoàng lần đầu tiên nói chuyện về sự sinh sống của người dân dưới chế độ Khmer Đỏ. Họ ngạc nhiên vì ông hoàng vốn thường sôi nổi thì bây giờ lại thận trọng. Một người hỏi ông về những binh lính của Lon Nol bây giờ ra sao! Ông ta trả lời là Angkar – tức tổ chức Cộng Sản đầy quyền lực – cho mỗi người một chiếc chiếu, một cái mùng và đưa họ đi trồng lúa. Ông ta nói thêm họ có được những gì họ cần. Ngồi sát cạnh ông, Ieng Sary chỉ cười và những lãnh tụ Khmer Đỏ khác gật đầu tán thưởng. Không có một người bạn cũ nào của Sihanouk có thể vượt qua được mạng lưới an ninh để gặp riêng ông. Sihanouk có thể thấy trước điều gì đang đến. Nhưng vì lòng tự cao, những tình cảm bắt buộc, có thể kêu gọi ông bỏ đi rất nhiều. Tháng 12/ 1975, ông cùng vợ, bà Monique, mẹ vợ, 22 đứa con và cháu, lên đường trở về Kampuchia.

Năm 1991, các đảng phái ở Campuchia đã đàm phán các bên ký thỏa thuận hòa giải toàn diện ở Paris. Ngày 14 tháng 11 năm 1991, Hoàng thân Norodom Sihanouk trở về Campuchia sau 13 năm lưu vong. Năm 1993, Sihanouk lại trở thành quốc vương Campuchia và con trai ông, thái tử Norodom Ranariddh làm thủ tướng. Theo Hiến pháp của Campuchia, quốc vương chỉ “trị vì nhưng không cai trị”. Do bệnh tật, ông phải đi lại thường xuyên đến Bắc Kinh để chữa trị và an dưỡng.

Cũng như Hồ Chí Minh là người du nhập chủ nghĩa cộng sản về để mang thương đau cho cả dân tộc Việt Nam qua cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn trong suốt 20 năm, Norodom Sihanouk, mặc dù là Quốc Vương của một nước Quân chủ những ông lại có tư tưởng sùng bái cộng sản, ông ta rất cuồng tín chủ nghĩa Mao, đó là lý do mà ông ta đã hết lòng ủng hộ Khmer đỏ trong công cuộc “giải phóng dân tộc Campuchia”. Vì vậy, sự kiện chế độ Khmer đỏ đã thực hiện chính sách diệt chủng, tàn sát hơn 3 triệu Người dân Campuchia bao gồm tất cả nhân sỹ trí thức và các nhà tư bản, “để vượt qua Trung Hoa anh em. Với một bước nhảy vọt vĩ đại, có thể đạt tới mục đích của chủ nghĩa Cộng Sản mà không cần kinh qua giai đoạn xã hội chủ nghĩa” chắc chắn là có trách nhiệm của Norodom Sihanouk, một ông hoàng từng được người Khmer bản xứ gọi là Samdec, nghĩa là “cha già dân tộc” lại có góp phần một cách gián tiếp trong vụ diệt chủng hơn 3 triệu người dân! Sao mà giống “Cha già dân tộc” của cộng sản Việt Nam vậy?

Chắc chắn là ít người Việt Nam Quốc Gia hiểu được rằng ngay cả việc cộng sản Bắc Việt đã cưỡng chiếm thành công miền Nam Việt Nam vào năm 1975 và bức tử nền Cộng Hòa Đệ Nhị của miền Nam cũng bởi có sự góp phần không nhỏ của ông hoàng Sihanouk. Chính Sihanouk và những người theo Sihanouk thấy trước rằng “cuối cùng Hà Nội sẽ thắng và sẽ là một quốc gia hùng mạnh ở Đông Dương”, ông đổi hướng trung lập, dành cho Hà Nội một vùng đất thánh dọc theo biên giới Việt-Miên, và cho phép Trung cộng viện trợ vũ khí cho cộng sản bắc Việt thông qua những hải cảng ở Kampuchia đó là lý do mà cộng sản Bắc Việt đã xây dựng thành công một đường ống dẫn xăng dầu từ miền Bắc vào tận chiến khu D, đưa cả đại pháo, xe tăng của Nga sô Trung cộng vào tận chiến trường nam với hàng trăm ngàn tấn vũ khí, đạn dược để đánh chiếm Bình Long, An Lộc, làm bàn đạp đánh chiếm cả thủ đô Sài gòn, xóa bỏ tên của một chính thể, một quốc gia trên bản đồ thế giới.

Dẫu mới thân cộng chứ chưa chính thức trở thành người cộng sản, nhưng Norodom Sihanouk không những đã mang đau thương tang tóc đến cho dân tộc của ông mà còn cho cả dân tộc Việt nam nữa. Dẫu là ông hoàng, bà chúa hay chủ tịch …. vĩ đại hay bất cứ ai cũng không thoát khỏi quy luật “sinh hữu hạn, tử vô kỳ” Ngày hôm nay 15 tháng 10 năm 2012, ông Hoàng Sihanouk cũng đã qua đời. Thân xác ông vốn từ bụi đất, sẽ trở về với đất, nhưng những gì ông đã làm, những đau thương tang tóc ông đã tạo ra đã mang đến cho dân tộc ông, bởi sự lầm lạc của ông khi sùng bái cộng sản, sẽ là một vết nhơ tồn tại ngàn đời trong bia miệng của thế gian.

Ngày 15 tháng 10 năm 2012,

© Nguyễn Thu Trâm

© Đàn Chim Việt

9 Phản hồi cho “Norodom Sihanouk qua đời: Hổ tử lưu bì, nhân tử lưu danh”

  1. Minh Đức says:

    Ông Sihanouk không nhìn thấy những gì đã xảy ra tại Trung Cộng và Liên Xô hay sao mà ông đi ủng hộ Kmer Đỏ? Những gì ông ta làm như dựa vào Trung Quốc, cho CSVN dùng đất để chuyển quân, dựa vào Khmer Đỏ chỉ là vì họ công nhận ông ta là vua của Cam Bốt và họ có thế lực tại Đông Dương lúc đó. Ông ta làm thế để bảo vệ cái ngai vàng đã bạc màu của mình. Ông ta không đáng gọi là một vị vua sáng suốt. Ông ta không nhìn thấy là Trung Quốc tuy dùng lễ thượng khách đón tiếp ông nhưng lại giúp đỡ cho Khmer Đỏ. Khmer Đỏ chủ trương xây dựng chế độ cộng sản, sẽ không còn vua nữa. Họ chỉ lợi dụng Sihanouk trong một giai đoạn mà thôi. Nếu con mắt ông nhìn vào chỗ quyền lực thì ông sẽ thấy đi với CS ông ta không có quyền lực mà quyền lực nằm trong tay Khmer Đỏ, là kẻ có súng. Ông là vua mà ông không tìm cách xây dựng được lực lượng riêng cho mình thì ông chỉ là vua bù nhìn.

    Dân Cam Bốt khóc khi ông qua đời là vì họ có cảm tình với vua của họ. Nhưng cũng có người Cam Bốt lên án ông ta về việc ngả theo CS góp một tay cho Khmer Đỏ tàn sát dân Cam Bốt.

  2. NON NGÀN says:

    LỜI VIẾNG SIHANOUK

    Thôi nay ông chết cũng vừa
    Chín mươi tuổi ấy có thừa điều chi
    Hoàng thân cũng đã trị vì
    Vong thân cũng đã khác chi anh hề
    Đu dây diễn xiếc đê mê
    Chao qua chao lại mọi bề thất kinh
    Làm vua, ngai tại Bắc Kinh
    Lâu đài ơn nghĩa ở miền Triều Tiên
    Thưởng bao công khó nhản tiền
    Con dân ba triệu qui tiên kinh hồn
    Có lần ngài phải ra đường
    Xắn tay lao động phố phường chung soi
    Đức vua “Samdec” quả oai
    “Cha già dân tộc”, biết mòi lụy thân
    Phận hèn lạy lục Bắc Kinh
    Cứu nguy Hoàng thượng tội tình là đây
    Dân Tây vốn học trường Tây
    Bi bô “cách mạng” quả ngài thật ghê
    Nếm Khmer đỏ ê hề
    Lần này Hoàng thượng mới “phê” cuộc đời
    Vì ngài đã quá chịu chơi
    Chơi trò mác xít để đời mai sau
    Làm vua lại nghĩ lộn đầu
    Ra làm “cách mạng”, sau lên Thượng Hoàng
    Thái đi thái lại càng sang
    Thượng Hoàng – Hoàng thượng chỉ toàn hại dân.

    MÂY NGÀN
    (18/10/12)

    • BốcPhét says:

      Cọp chết để da, ngườita chết để tiếng!
      Cọp để da cho ngườita cưỡi,
      Người để tiếng cho những thằng ngu nó chưởi?!
      Nghĩ cũng tức cười cho cái lủ đườiươi!!!

      Ai cũng chết, bớ ”đạingàn” đừng tứctưởi!,
      Cả chuátrời chúng cũng giết chết như chơi!
      Chưởi chúng dễ, nghĩ đến mình không dễ:
      Làm chi đây? Ăn, ngủ, ”ị”… và kwa đời ???!!!

      Hãy ”suy nghĩ” chút mà chơi…

      • THƯỢNG NGÀN says:

        BỐC PHÉT

        Quả Bốc Phét nói toàn điều bốc phét
        Nói mà chơi chẳng có ích lợi gì
        Vì đại ngàn xa lánh mọi thị phi
        Hay ngàn khơi vẫn xa rời cõi tục
        Nên ngẫu hứng cốt nói chơi vài lúc
        Có cần chi cứ mặc xác cuộc đời
        Như mây ngàn tuy bay mãi trên trời
        Song có lúc cũng tuôn mưa xuống thế
        Đến lúc ấy cuộc đời ừ thấy lạ
        Vạn vật như được thay thịt đổi da
        Chúa ở ngoài mà cũng ở trong ta
        Phật xuất thế mà cũng là nhập thế
        Chính bởi vậy người đừng nên thất lễ
        Đừng hỏi chi tiềm ẩn của non ngàn !

        NGÀN KHƠI
        (19/10/12)

  3. Dân Đen says:

    Có lẽ phải nhờ đến các nhà nghiên cứu lịch sử theo lối phân tích tiểu sử, tâm lý nhân vật thì mới có thể hiểu được tại sao một ông hoàng được nuôi dạy, ăn học theo lối Pháp từ nhỏ đến lớn mà lại quay ngoắt sang ủng hộ cs, gây ra hậu quả vô cùng thàm khốc cho chính dân tộc mình và cả lân bang.

    Nếu Cambodge đã thật sự trung lập thì có thể cuộc chiến VN đã kết cục khác, ít ra là cs không thể chiếm được cả miền Nam VN, đất nước Cambodge đã có thể là một vương quốc thái bình, thịnh trị chứ không có những tranh sử đầy máu và nước mắt.

    Biết đâu đã có những lí do cá nhân, ần ức sâu lắng bên trong khiến ông vua Miên này có những toan tính lầm lẫn, thiển cận; không muốn thấy một nước VNCH hùng mạnh, no ấm ở bên cạnh nhưng vô tình cũng đã mang đến bất hạnh cho chính dân tộc mình.

    Ngày xưa lúc còn cắp sách đi học trung học ở Sài Gòn, ông ta bị/được bạn bè người Việt đối xử như thế nào, ông đã từng có suy nghĩ gì về thân phận cá nhân, đất nước Miên của mình khi sinh sống, theo học ngay tại đô thành SG, biều tượng của công cuộc chinh phục, mở mang bờ cõi về phương Nam của dân Việt ?

    Chính sách thọc gậy bánh xe của người Pháp đối với sự can thiệp của HK vào VN cũng là một yếu tố không thể bỏ qua khi tìm hiểu về biến chuyển trong tư tưởng và đường lối chính trị của ông hoàng quá cố này.

  4. Sigma says:

    Dưới thời Ponpot Sihanouk được chọn làm Quốc trưởng bù nhìn…
    khi thấy được sự tàn ác của chế độ… nhân chuyến làm việc tại liên hiệp quốc
    Ông đã lừa được bọn Ponpot để xin tỵ nạn… nhưng Norodom Sihanouk không chọn Hoa kỳ hay Pháp mà lại chọn Trung cộng để lưu vong (bọn Ponpot rất cay cú vụ này ).
    Tất cả các bài viết về Norodom Sihanouk đều thiếu đoạn này.

    ****
    (chiếc ghế của Hoang de Cambode Sihanouk vẩn còn nguyên ở UN dù ông ta đã bị LonNon đảo chánh….chuyện lạ !!!! )

  5. Người Sài Gòn says:

    Xi-ha-núc muốn gì?
    Hắn ta từng tuyên bố bằng văn bản hẳn hoi, “Nam phần (của VN), lãnh thổ Cam bốt”.
    Ông TT Thiệu trả lời, “Nếu cứ lấy lịch sử ra để nói, lãnh thổ Việt Nam phải ở mãi tận giữa nước Tàu.”
    Cho quân CSBV đóng trên lãnh thổ Cam bốt, hàng ngày bắn phá vùng biên giới Tây Nam của VN, chứ đâu phải chỉ dưỡng quân chỉnh cán; Xi-ha-núc muốn dùng người Việt giết người Việt đến kẻ cuối cùng.
    Kẻ xấu xa đó đâu ngờ chính thần dân của hắn lãnh đủ hậu quả mưu mô trơ trẽn của “hoàng thượng”, bản thân hắn từng bị bọn Pôn-pốt bắt đi “lao động” ngoài đường phố, phải nhờ Mao xin mới được tha cho; và nhất là nước Cam bốt cứ ngày càng nhỏ lại!
    Trời không tha tội cho hắn đâu !
    Người Việt lại có thể làm bạn với kẻ “coi Tàu là quê hương thứ hai” đó sao?

  6. quandannambo says:

    chẳng có
    nhân tử
    hay
    hổ tử
    mà chỉ có
    cẩu tử

  7. Một ông vua lại đi làm bạn với lãnh đạo cộng sản . Một mối tình trái khoáy . Thật khó hiểu cho những con người như vậy . Họ có vì nhân dân lao động nghèo khổ không nhỉ . Không có gì để sùng bái họ .

Phản hồi