WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Lạm bàn về Trần Nhân Tông Academy

Dư luận gần đây bàn tán khá nhiều về sự ra đời của học viện Trần Nhân Tông và “giải thưởng hòa giải Trần Nhân Tông”. Nhân dịp này tôi cũng xin mạo muội chia sẻ vài ý kiến.

Đầu tiên, Trần Nhân Tông Academy ra đời trong hoàn cảnh thế giới chứng kiến và nhiệt thành hoan nghênh những thành tựu đầu tiên của cuộc hòa giải và thay đổi chính trị ngoạn mục tại Burma, nên xem như sự ra đời này có thể là một cách “đánh tiếng” về tương lai chính trị Việt Nam. “Hạ cánh an toàn” và không bị trừng phạt chính là điều họ muốn người dân dành cho các vị lãnh đạo Cộng sản của chúng ta chăng?

Tuy chẳng dám có xét đoán nào về sở học của các vị giáo sư, tiến sĩ trong TNT Academy, nhưng xem qua danh sách nhân sự trong tổ chức này tôi chú ý đến nhiều điểm. Tôi đặc biệt chú tâm đến ông chủ tịch Thomas Patterson- người đã ca ngợi ông Hồ Chí Minh ngang tầm Washington: “sự vô tư không vị kỉ, sự khiêm tốn mà chúng ta tìm thấy ở cuộc đời Hồ Chí Minh hay George Washington”. Sự so sánh khập khiễng đầy dụng ý này chắc chắn không phải xuất phát từ một nhà nghiên cứu vô tư- người có nhiều điều kiện để đạt tri kiến tường minh về sự thật lịch sử hơn phần lớn nhân loại. Trong TNT Academy còn có một số vị học rộng tài cao thuộc hàng ngũ trí thức trưởng thành từ chế độ Cộng Sản hoặc thuộc “thành phần thứ ba” trước năm 1975, cùng các vị trí thức nước ngoài đặc biệt là ở Harvard, Hoa Kỳ. Các vị thuộc thành phần thứ 3 và các vị ở Harvard không hiểu sao cứ làm tôi nghĩ tới phong trào phản chiến, phong trào chống VNCH và ủng hộ Cộng Sản ở Harvard và Hollywood trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Với trình độ tri thức trung bình, một người như tôi, thiển nghĩ, cũng có quyền đặt nghi vấn về những con người này.

Một tổ chức cổ vũ hòa giải mà lại không hề có sự tham gia của thành phần  trí thức từng là nạn nhân Cộng Sản. Các vị có thiện chí hòa giải thực sự hay không, tôi chưa dám bàn đến, nhưng khi muốn hòa giải thì điều tối thiểu là phải có đầy đủ các bên liên quan. Ví như có một người A đánh người B bị thương, muốn hòa giải thì trong bàn hòa giải ấy phải có anh A và anh B, cả những người bên A và bên B; chứ không thể chỉ có anh A và những người liên quan đến anh, hay những người bàng quan đứng giữa (thành phần thứ ba) mà thiếu đi sự có mặt của anh B. Chưa nói đến nội dung hòa giải và khả năng hòa giải, thành phần của “hội đồng hòa giải” này cũng khiến người ta ngay từ đầu đã không khỏi nghi ngờ.

Thứ hai, về hình tượng Trần Nhân Tông, theo cách nhìn của cá nhân tôi, Ngài là một vị vua đáng ngưỡng phục, cả với vai trò người đứng đầu quốc gia và tư cách một cá nhân bình thường. Với vai trò người lãnh tụ chính trị, ông đã lãnh đạo cuộc chiến đánh đuổi quân Nguyên thành công, củng cố sự ổn định của chính sự triều Trần và phát triển quốc gia. Ông còn là người góp phần mở rộng lãnh thổ nước Đại Việt về phía Nam. Đứng trên lập trường luân lý công bằng của nhân loại, lấy đất của nước người không thể gọi là Nhân; nhưng với địa vị của một ông vua nước Việt, ông không những không đáng trách mà còn là người có công. Trong chính thể quân chủ, một nguyên thủ quốc gia mà giữ gìn và mở rộng được quyền lợi của đất nước thì đó đã là một người cai trị thành công. Điều đáng nói ở đây là có một khả năng không thể tránh khỏi: giá trị tạo nên một nguyên thủ tốt lại mâu thuẫn quyết liệt với giá trị tạo nên một con người tốt.  Bởi vậy, với vị trí một cá nhân, Trần Nhân Tông đã bỏ việc chính trị phiền hà để lên núi xuất gia. Điều này cho thấy một sự nhận thức rõ về thân phận con người trên thế gian và một quyết định dứt khoát chấm dứt mâu thuẫn giữa một bên là một ông vua bất chấp thủ đoạn và một cá nhân bình thường, thiện hảo.

Nhìn vào cuộc đời vị vua này, tôi nhận thấy một diễn tiến mỹ mãn, một kết thúc có hậu và một lựa chọn đứng trên thiên hạ nhưng điều này không đồng nghĩa với việc tất cả những gì ông làm đều đúng và đều có thể áp dụng cho thời đại chúng ta. Tên tuổi Trần Nhân Tông tất nhiên xứng đáng để đặt cho bất cứ học viện nào, nhưng không phải vì “tinh thần Hòa giải” theo cách mà chúng ta gán ghép cho ông (sẽ nói ở phần sau), mà vì công lao thực sự đối với đất nước (như là một vị vua và một nhà văn hóa).

Con người là luôn sai lầm nên việc ca ngợi ông như một bậc thánh là quá miễn cưỡng, ấy là chưa nói đến việc “thánh hóa” ông để làm bình phong che đậy một dụng ý nào đó. Biến ông thành một tấm gương đạo đức cao cả để định hướng cho một ý đồ của chúng ta là một hành vi lợi dụng lịch sử trắng trợn. Ông đã là một nhân vật lịch sử, xin đừng sử dụng ông trong những vấn đề mà thời đại chúng ta phải đối mặt. Cá nhân tôi luôn đề cao việc sử dụng những giá trị đương đại để giải quyết những vấn đề đương đại. Việc sùng bái cá nhân, chẳng có tác dụng giải quyết triệt để vấn đề hôm nay mà còn gây ra những hệ lụy tai hại trong nhận thức của công chúng. Chúng ta không cần bất cứ tượng đài cá nhân “hậu Hồ Chí Minh” nào nữa.

 Thứ đến, xin lạm bàn về câu chuyện mà nhà sư Thích Nhất Hạnh kể về vua Trần Nhân Tông. Chuyện kể rằng, sau khi đánh xong giặc Nguyên, nhà vua đã cho đốt tất cả các tài liệu bí mật ghi về việc các cận thần của ông đã hợp tác với quân Nguyên và nói rằng: “Đất nước ta cần sự hòa giải và hàn gắn chứ không cần sự trừng phạt”. Trước tiên, xin đừng nhìn mọi việc dưới nhãn quan luân lý dễ dãi. Bởi luân lý là quan trọng nhưng không phải lúc nào nó cũng là chìa khóa giải quyết vấn đề của nhân loại.

Thời quân chủ, ông vua chính là luật pháp, là nguyên tắc tối thượng, ông muốn bắt tội ai thì bắt, tha cho ai thì tha. Một khá năng lớn là: những người mà nhà vua không trừng phạt và giấu kín cả hành động phản quốc của họ là hoàng thân quốc thích; cho nên sự ân xá của ông chỉ  là để bảo vệ uy danh của hoàng triều. Quả thật, hành động cá nhân tùy tiện của một ông vua chính là đặc trưng của chính thể quân chủ chuyên chế. Ở đây, luật pháp trong tay ông và ý dân có thể là điều ông không cần màng đến. Dù là một vị vua anh minh, có gì đảm bảo quyết định của ông không cảm tính, không phù hợp và không vị nể tình riêng?

Trong thời đại pháp trị này, tất cả mọi người, kể cả một nguyên thủ quốc gia, đều hành xử trong sự điều chỉnh và chế tài của luật pháp. Một vị nguyên thủ dù tài năng xuất sắc cũng không thể đưa ra những quyết định tùy tiện và độc đoán. Một kẻ có tội đáng bị trừng phạt phải do pháp luật quyết định chứ không phải dựa trên quyết định cá nhân của người cầm quyền.

Không biết câu chuyện ấy có thật hay không và được lấy ra từ tài liệu lịch sử nào, nhưng dẫu nó là thật thì việc này cũng chỉ cho thấy tính chất độc đoán của quyền lực quân chủ. Tôi viết những dòng này không nhằm đả kích cá nhân vua Trần Nhân Tông, mà nhằm chỉ ra cái khiếm khuyết tất yếu của nền chính trị quân chủ. Và từ đó, sẽ thấy thật vô lý nếu lại lấy cái giá trị khiếm khuyết đó để áp dụng cho thời đại này, dù nhân danh Hòa giải hay gì đi nữa. Chúng ta không thể lấy cái luân lý cũ, cái nguyên tắc cai trị cũ ra để áp đặt vào thời đại mới, lấy một câu chuyện mang đầy màu sắc quân chủ để cổ vũ hòa giải trong thời pháp trị. Nếu làm vậy, thì một là chúng ta quá vô lý, hai là chúng ta có ý đồ ám muội.

Còn câu chuyện về hòa giải đã tốn khá nhiều giấy mực và dấy lên nhiều cuộc tranh luận chưa ngã ngũ, tôi không dám bàn đến, chỉ xin nói rằng: Nếu anh A đánh anh B bị thương thì còn bàn đến chuyện hòa giải để mang hai anh lại, cùng ngồi vào bàn nói chuyện với nhau, để anh A nói chuyện xin lỗi và bồi thường cho anh B. Cần phải lưu ý trong chuyện này, anh A phải là người chủ động, có thiện chí thực sự, và phải nhận thức được lỗi lầm của mình. Anh A phải mang tiền thuốc men và thành khẩn đến nhà anh B nói chuyện hòa giải, để mong anh B khỏi kiện ra tòa; chứ không phải cứ trịch thượng ngồi nhà, rồi cho người ra đánh tiếng trước cổng nhà, rêu rao về hòa giải. Còn trường hợp anh A đánh anh B chết thì theo luật pháp, dù gia đình anh B có muốn tha cho anh A cũng không được, vì hành vi của anh A  lúc này là tội phạm hình sự không chỉ lấy đi tính mạng của cá nhân anh B mà còn xâm phạm đạo đức và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cách cư xử bình thường của xã hội. Lúc này, vai trò giải quyết vụ việc phải được giao cho luật pháp, chứ không ai có thẩm quyền bàn đến trừng phạt hay tha thứ. Sau khi Công lý được thực thi thì mới tính đến chuyện hòa giải giữa hai gia đình A và B. Thật vậy, Hòa giải cần một số điều kiện, mà Công lý là điều kiện không thể bỏ quên.

Để kết thức bài viết, tôi xin chia sẻ rằng: học viện Trần Nhân Tông có nhiều nhân sự và cố vấn phương Tây, nhưng điều đó không phải là một bảo chứng hữu hiệu cho uy tín và giá trị của học viện này. Sau buổi trao giải thưởng vắng mặt cho hai chính khách Burma và những phát hiện của công luận về việc đưa thông tin không đúng sự thật của tổ chức này, học viên Trần Nhân Tông xem như đã mở đầu “vở kịch” không được thành công. Và nhân đó, chúng ta cũng cảm nhận được rằng: uy tín của một tổ chức không đến từ thành phần nhân sự khoa bảng bằng cấp đầy mình, mà đến từ thời gian làm việc nghiêm túc trong tinh thần trách nhiệm và tôn trọng sự thật.

Là một người ít học, ít tuổi nhưng lại hay nói thật những điều mình nghĩ, tôi rất mong nhận được cái nhìn bao dung từ độc giả. Thành thật mong rằng, tranh luận không đẩy người ta ra xa nhau mà mang chúng ta đến gần nhau trong tinh thần mưu cầu sự thật.

Tam Kỳ ngày 15 tháng 10 năm 2012

© Huỳnh Thục Vy

© Đàn Chim Việt

 

22 Phản hồi cho “Lạm bàn về Trần Nhân Tông Academy”

  1. Lý Chính Luận says:

    @ NhoChùm(2trái) : Hay quá! Bài này đem ám chỉ những gì đang xảy ra trong xã hội VN hiện nay thì trúng phóc ! Này nhé: cảnh bọn nhóc tì côn đồ mới lớn (ngựa con háu đá), bị mấy thằng Công An to đầu (ngựa già háo ăn) trả dăm ba đồng lương chết đói, rồi hứa hẹn, xúi dục chúng đi khủng bố dân oan, đàn áp những người biểu tình chống xâm lược TQ, thì không ai tả hay bằng bài thơ này!

    Khốn cho dân VN, có mỗi bài học “ngựa già háo ăn” đi xúi giục “ngựa non háu đá” mà học mãi không thuộc! Xưa thì Nguyễn văn Trỗi (ngựa non) chống Mỹ vì bị đảng CSVN xí gạt, đến nỗi bị luật pháp VNCH xử bắn như một con chó! Ngựa non NVT còn hung hăng tuyên bố “CÒN THẰNG MỸ THÌ KHÔNG CÓ AI HẠNH PHÚC NỔI”.

    Tối thấy hồi đó chính quyền VNCH đem xử thằng thợ điện ngu xuẩn ấy là hơi phí đạn đấy! Phải chi hắn còn sống đến giờ này để thấy bọn ngựa già (đảng CSVN) xum xoe trải thảm đỏ mời “đế quốc” trở lại VN, tích trữ tiền “đế quốc” và đua nhau gởi con qua “đế quốc” để du học, thì cũng đủ làm y tức mửa máu mà chết. Một thằng ngu xuẩn, sống yên lành bên vợ đẹp con khôn, không chịu, lại đi “hy sinh” tính mạng mình cho “chính nghĩa giải phóng” của mấy thằng ăn cướp thì giết làm chi cho mang tiếng!

    Đến giờ phút này, có bố bảo thì mấy thằng ăn cướp đang cai trị VN cũng không dám ca tụng “liệt sĩ NVT”! Trong bụng thằng nào ắt cũng lâm râm khấn vái câu: “KHÔNG CÓ MỸ THÌ KHÔNG AI HẠNH PHÚC NỔI”, thì mới là lô gích!

    Bọn ăn cướp hồi đó lấy “gương liệt sĩ NVT” đóng thành phim “Sống như anh” để làm gương (ngu xuẩn) cho “thanh niên thế hệ HCM”(thế hệ ngựa non háu đá kế tiếp).

    Thật tình mà nói: “Sống như anh” như NVT thì chẳng thà chết sướng hơn!

  2. NhoChùm(2trái) says:

    ”Ngựa con háu đá, ngựa già háo ăn!”
    Nhảynhót tungtăng, coi chừng mắc bẩy!
    Thờibuổi ngàynay, nhiều bầy em nhỏ
    Bồngbột hăngsay, chuyện đời chưa tỏ
    Hănghái xungphong, liều mình cứu nước
    Để rùi maimốt, phải ngậm đắng nuốt cay
    Đầu đường xó chợ: ”bán nước nuôi thân”!!!

    Ân hận thì lỡ rồi…
    Cuộc đời thì vẫn ”Rứa”!(THR)
    Duyên nghiệp bao đời
    Dễ gì thay đổi???!!!

    Bỏ thì thương, vương thì kwá ”tội” !!!

    NỰCNỘI

    • Tô ma hốc- Tô huy Rứa says:

      “Bán nước nuôi thân” và nuôi gia đình dòng tộc, nuôi luôn cả cái đảng Việt gian CS nữa.
      Ông viết thiếu nên tôi bổ túc, ông nợ tôi một lời cám ơn đấy nhé Nho chùm.

      • HaiViên says:

        Nói ”bán nước nuôi thân” thì dù có nuôi thêm ai, hắn cũng ”Rứa”!
        Kể cả nuôi thêm vài ”tớ”gái, thì hắn cũng là vì chính cái ”ta” mà, có phải???
        Cũng như vì {vinh thân phì ”da”} mà lủ chiên nô phải rán(g) nuôi luôn lão chuá giả tưởngtượng!!!???

        Cámơn kụ!

  3. Võ Đình Tuyết says:

    Cô Huỳnh Thục Vy viết quang điểm của người đứng trên một đất nước tự do dân chủ.Nhưng trên một đất nước tư do dân chủ như Hoa Kỳ,không thiếu gì những thành phần dù là trí thức tự trét phân vào mặt mình.Họ lợi dụng tự do ngôn luận để bôi trác phấn hoa vào những khuôn mặt khả ố bạo quyền để che lấp những hành vi tàn bạo trên khuôn mặt đó,và họ nghĩ..họ là trí thức.
    Ngay bây giờ chúng ta cũng phải phân định rõ ràng pháp luật và nhân tính như cô Huỳnh Thục Vy,nếu chúng ta là người bình thường.Tất cả những vì vua ngày xưa dù có tốt tới đâu,họ cũng là con người đầy thói hư tật xấu,nhưng họ có quyền tối thượng là: Luật trong miệng họ.
    Chế độ phong kiền không thể nào là chế độ nhân bản khi quyền vua là tối thượng.Nhìn kỹ thời đại bây giờ: chính quyền cộng sản cũng chỉ là một loại chuyển tiếp thời phong kiến bằng một hình thức khác và nhiều tên gọi hay ho hơn, nhưng cũng là : luật trong miệng họ.
    Giải thưởng vua Trần Nhân Tông là một loại giải thưởng không có giá trị gì,họ chỉ hùa theo Trung cộng như giải thưởng Khổng Tử.Một loại bày vẻ theo ý đảng.
    Bây giờ, trong thế giới tin học,những hành vi mờ ám sẽ lộ ra ánh sáng rất nhanh. Những trí thức tự xem mình có giá trị về những lập luận phản ảnh mù mờ, những hành vi bất xứng của những giải, thưởng son phấn nhưng không nhân cách, thì họ cũng sẽ nhận những hậu quả khinh bỉ mà thôi.
    Cô Huỳnh Thục Vy là những người trẻ có lương tâm trong sáng nhất mà tôi chưa hề gặp.
    Cô là nét đẹp của quê hương,theo thơ Huỳnh Bá tân,là không có gì sai.
    Mong cô an bình.

  4. Tô huy Cơ says:

    Tôi vẫn khâm phục” cô bé ” này viết ( mà lại viết hay ) mà một lũ tướng tá ( bạn tôi ) vc cũng như quốc gia không dám viết ( dù biết là đúng – nhưng sợ ) hoặc không viết nổi ( vì không có tâm và không có tầm ) .Cái ông gọi là Thomas Patterson ở đây chỉ là nhân vật dùng để đánh lừa những bộ óc ” siêu viêt ” nhưng bị vc ” dùng ” như Thích nhất Hạnh , Lê mạnh Thát …v…v..mà thôi !. Nhà Trần không trả được cái nghiệp tởm lợm với nhà Lý ( nếu không có chuyện đó xẩy ra thì chẳng cần trần hưng Đạo , Trần nhân Tông ; Lý long Tường vẫn đánh đuổi được bon Nguyên – Như ông đã đánh bọn chúng ở Triều Tiên ). Huỳnh thục Vi vẫn có con mắt nhìn sâu , rộng ,ông già này hy vọng nhiều ở cô cùng thế hệ của cô muốn hay không muốn cũng sẽ và phải góp phần lập nền trật tự mới cho Việt Nam đầy đau thương , máu và nước mắt này !.

  5. PhảnBẹo says:

    Tươnglai cátbụi đang chờ,
    Dại khôn gì, cũng đôi bờ tử, sanh!
    Có hung dữ, mới tốt lành
    Phải nhờ xấu, ác thì mới thành thiện, lương!
    Hậnthù đối nghịch yêuthương
    Nhưng yêuthương là cầnthiết cũng bởi có đốiphương là hậnthù!?
    Không bóng tối, ánh sáng mù
    Không thương đau, khốn khổ thì cần chi ”tu” để làm gì ?!
    Rõràng có ”nớ” mị có ”ni”
    Nếu ko ”ni” thì ko ”nớ”, dù nói chi cũng rứa rồi…

  6. Hồng Lĩnh says:

    Bai nhận định và phân tích rất hay

  7. quandannambo says:

    trí thức khoa bảng

    làm gì
    *
    gả
    họ hồ
    chưa
    tốt nghiệp trung học
    thế mà
    cởi đầu cởi cổ
    mấy anh
    cử nhân tiến sỉ thạc sỉ
    được đào tạo
    từ
    bên tây bên pháp
    *
    nghỉ
    củng nực cười
    cho
    mấy anh trí thức khoa bảng
    *
    tự mình dẩn xác
    tới
    xin phục vụ bác hồ
    đến khi
    bị gả đểu cáng này
    hành hạ giết chóc
    thì
    chỉ biết
    than vản kêu khóc và chửi bới
    *
    cái
    mấu chốt nằm ở đâu
    *

    nằm ở chổ hèn nhát
    (sỉ khí rụt rè gà phải cáo)
    *
    nếu
    trí thức khoa bảng
    biết
    trọng danh dự
    quý nhân phẩm
    quyết
    trống mái với việt cộng
    thà chết chứ không chịu nhục
    thì
    gả họ hồ lưu manh ít học
    làm sao
    có thể dể dàng
    múa gậy vườn hoang cho được
    *
    ngoài
    cái thói
    khinh thường danh dự
    coi rẻ nhân phẩm
    còn
    kèm thêm
    cái tật hám ăn
    *
    chưa
    làm được việc gì
    đả
    vội mơ tưởng
    nhà cao cửa rộng
    mủ cao áo dài
    ăn trên ngồi trước
    vinh hoa phú quý
    nhất hô bá ứn
    *
    thật
    khôi hài
    *
    đó là
    thời của gả
    hồ chí phèo
    *
    còn
    hiện nay thì sao
    *
    hảy
    nhìn từ năm 75 đến nay
    thì
    trò củ vẩn diển lại
    y như trong khuôn
    *
    củng vẩn
    nhửng tên việt cộng
    cháu ngoan bác hồ
    răng đen mả tấu
    *
    bọn này
    giềt người giỏi hơn viết chử
    hút máu hút mở đồng loại
    thay cho
    việc uống nước
    *
    vậy mà
    bọn chúng vẩn
    đè đầu cởi cổ
    90 triệu người Việt Nam
    trong đó
    có hàng đống
    trí thức khoa bảng
    *
    hởi ơi
    lưng
    mềm như bún
    lưởi
    dẻo và dai như cao su
    miệng
    ấp a ấp úng
    ngậm hột thịt (thịt)

    tai thì giả điếc
    *
    ngoan ngoản
    cúi rạp mình
    trước cơn gió
    tanh hôi và bạo ngược
    của
    việt cộng
    *
    khi
    viết nhửng điều này
    tôi biết rằng
    bọn
    việt cộng khó mà bỏ qua
    nếu có cơ hội
    bọn chúng
    sẻ nướng chả tôi trong 30 giây
    *
    nhưng có hề gì

    tôi xem việc chống việt cộng
    chỉ là
    một cuộc chơi
    nếu
    ta kém may mắn
    thì
    game over
    *
    trí thức khoa bảng

    làm chi*

  8. quandannambo says:

    việt cộng
    nói vậy

    không phải vậy
    *
    ai
    tin như vậy

    bị gì
    thì
    ráng mà chịu*

Leave a Reply to NhoChùm(2trái)