WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Thành lập một đảng chính trị dễ hay khó

1. Đã đến lúc bàn về chuyện đa đảng?

Một sự kiện chính trị đang diễn ra sôi nổi và thu hút được sự chú ý đặc biệt của người dân Việt Nam qua các trang mạng điện tử cũng như trong dư luận tại Việt Nam là việc lấy ý kiến đóng góp cho Dự thảo sửa đổi Hiến Pháp 1992. Đỉnh điểm của sự kiện này là “Bản Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992” của 72 nhân sĩ trí thức hàng đầu của Việt Nam, ngoài việc đưa ra bảy (7) kiến nghị về “quyền lập hiến, quyền con người, sở hữu đất đai, tổ chức nhà nước, lực lượng vũ trang, trưng cầu dân ý đối với Hiến Pháp và thời hạn góp ý kiến sửa đổi Hiến Pháp” bản Kiến nghị này còn mạnh dạn đưa ra một bản dự thảo Hiến pháp khác với bản dự thảo của Quốc hội Việt Nam.

thanh lap dang chinh triKhoan hãy nói đến kết quả và nội dung của bản Kiến nghị và bản dự thảo Hiến pháp mới của 72 vị nhân sĩ  thì chỉ riêng với việc soạn thảo một bản Hiến pháp với những tiêu chí dân chủ và mang tính thời đại cùng với việc công bố rộng rãi nó cũng đã là một bước tiến đáng kể trong tư duy của giới trí thức tinh hoa Việt Nam. Trí thức Việt Nam đã phần nào hiểu rằng việc dẫn dắt, định hướng và lãnh đạo đất nước phải do chính họ đảm nhiệm, không ai khác có thể làm thay cho họ. Trí thức Việt Nam đã bước đầu vượt qua được tâm lý và di sản lịch sử “vua-tôi” để đứng lên nhận lãnh trách nhiệm hướng dẫn quần chúng.

Trí thức Việt Nam có lẽ, cần đồng thuận với nhau một điều căn bản: Cuộc đấu tranh dân chủ hóa đất nước mà các lực lượng dân chủ Việt Nam đang theo đuổi phải là cuộc cách mạng của tri thức. Đó là cuộc đấu tranh bằng tư tưởng, bằng lời nói, bằng sự thuyết phục và sự đồng thuận chứ không thể là cuộc đấu tranh bằng bạo lực của Búa và Liềm như đảng cộng sản đã và đang thực hiện. Nếu chúng ta đồng ý như vậy thì muốn hay không, giới trí thức Việt Nam phải nhập cuộc, phải đi đầu và tiên phong trong mọi hoàn cảnh. Cuộc đấu tranh dân chủ hóa đất nước, vì vậy nó còn là cuộc đấu tranh để “giải phóng” trí thức.

Điều nổi bật nhất, gây được sự chú ý và đồng thuận nhất của đa số người dân Việt Nam theo dõi sự kiện “sửa đổi Hiến pháp” lần này đó là yêu cầu bỏ điều 4 Hiến pháp 1992, tức là yêu cầu đảng cộng sản Việt Nam chấp nhận cuộc chơi dân chủ, cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng với các đảng phái chính trị khác không cộng sản. Sự đồng thuận này đến từ mọi thành phần trong xã hội, trong cũng như ngoài nước. Một nước Việt Nam đa đảng là đòi hỏi đầu tiên và quan trọng nhất đối với tất cả người dân Việt Nam. Như vậy, việc đề cập và bàn luận về đa nguyên, đa đảng bắt đầu được người dân và cả giới trí thức Việt Nam quan tâm và tìm hiểu. Đây là một sự tiếp cận mới về chính trị rất đáng khuyến khích trao đổi.

Sự “đổi mới tư duy” này có được sau khoảng thời gian dài mà người dân Việt Nam, giới trí thức và giới “đối lập trung thành” đã tìm mọi cách góp ý, khuyên bảo, năn nỉ, van xin… chính quyền, nhưng không thành. Rõ ràng là không thể có chuyện “dân chủ độc đảng”, đã là dân chủ thì phải có đa đảng. Chính trị cũng như kinh tế, phải có cạnh tranh thì người dân mới có thể hưởng lợi, mới có quyền đòi hỏi và mới được chính quyền phục vụ tốt nhất. Cạnh tranh sinh ra đạo đức và công bằng xã hội.

2. Một đảng chính trị cần có những điều kiện gì?

Có một số câu hỏi cần thảo luận một cách nghiêm túc và rõ ràng là: Thế nào là một đảng chính trị? Thành lập và duy trì một đảng chính trị dễ hay khó? Việt Nam có bao nhiêu đảng chính trị đúng nghĩa, và nó như thế nào?… Chúng ta hãy cùng nhau xem xét.

Đầu tiên, thế nào là một đảng chính trị (một chính đảng)? Một đảng chính trị là tập hợp của những người cùng chia sẻ một lý tưởng chính trị với mong muốn tham gia vào chính trường để thay đổi xã hội và phụng sự nhân dân. Theo ông Nguyễn Gia Kiểng thì “một chính đảng đúng nghĩa được quan niệm như là một dụng cụ để thể hiện một tư tưởng chính trị nghiêm túc và để thực hiện một dự án chính trị đúng đắn”. Điều kiện cần và đủ của một chính đảng đó là: có một tư tưởng chính trị nghiêm túc; một vị lãnh đạo có hiểu biết, lương thiện và bao dung; một đội ngũ nòng cốt gắn bó và đoàn kết; có những hoạt động thường xuyên, có sự phân công, tổ chức và lãnh đạo rõ ràng; có sự kế thừa;…Trong các yếu tố trên thì hai yếu tố “xây dựng một tư tưởng chính trị” và “ xây dựng một đội ngũ cán bộ nòng cốt” là hai yếu tố cực kỳ quan trọng và mất rất nhiều thời gian. Đảng cộng sản Liên-xô của Lê-nin (trước đây) trên thực tế hoàn toàn là một tổ chức khủng bố nhưng Lê-nin cũng phải dựa vào học thuyết cộng sản của Mác và Ăng-gen, sau đó xào nấu lại thành chủ nghĩa Mác-Lênin. Rồi thì các đảng cộng sản như Trung Quốc, Cu ba, Bắc Triều Tiên và Việt Nam đều phải dựa trên học thuyết đó để biện minh cho sự độc tài và toàn trị của mình. Tại Việt Nam, dù hoang tưởng nhưng chủ nghĩa Mác-Lênin cũng đã mê hoặc được rất nhiều người dân và cả trí thức để rồi mới có cách mạng Tháng 8 năm 1945 và chiến thắng 1975. Hiện tại dù ban lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam và nhiều người dân Việt Nam không còn tin vào chủ nghĩa Mác-Lênin nữa nhưng chính quyền không thể vứt bỏ nó vì nếu không có nó thì đảng cộng sản hoàn toàn trần trụi về tư tưởng. Chủ nghĩa Mác-Lênin như cái áo đã rách nát nhưng không mặc nó thì chỉ còn cách cởi trần mà cởi trần thì chứng tỏ chính quyền là vô lý và vớ vẩn.

Nói như vậy để chúng ta thấy được sự quan trọng tột bậc của việc xây dựng một tư tưởng chính trị cho một quốc gia. Không có tư tưởng chính trị đúng đắn và nghiêm túc thì không một quốc gia nào có thể thịnh vượng và phát triển. các nước Châu Phi dù có dân chủ, đa đảng và bầu cử tự do nhưng vẫn cứ kiệt quệ trong nghèo đói và chiến tranh. Hay mới đây nhất là tại các nước Ả Rập như Tunisia, Lybia và Ai Cập… sau khi lật đổ được các nhà độc tài một cách ngoạn mục với tên gọi “Mùa Xuân Ả Rập”, các nước này tiếp tục rơi vào bất ổn với sự chiến thắng của các đảng Hồi giáo cực đoan với âm mưu dựng lên một nhà nước độc tài kiểu mới. Nhân dân các nước Ả Rập lại phải xuống đường, tiếp tục đấu tranh để cuộc cách mạng mà họ vừa giành được không bị đánh cắp một lần nữa.

Năm 1945, đảng cộng sản Việt Nam đã cướp được chính quyền chỉ với 5000 đảng viên, nhưng giờ đây với gần 4 triệu đảng viên thì sự tồn vong của chế độ đang trên bờ vực thẳm. Tại sao như vậy? Rõ ràng là 5000 đảng viên trước đây có sự dấn thân, lý tưởng, gắn bó và đoàn kết hơn 4 triệu đảng viên bây giờ. Điều này cũng chứng minh một chân lý là chỉ có lý tưởng (dù là hoang tưởng như chủ nghĩa cộng sản) mới gắn kết được các thành viên trong một chính đảng lại với nhau, chứ không phải là tiền bạc. Các đảng viên cộng sản ngày xưa hầu như là không có gì và họ tự nguyện hy sinh, còn đảng viên bây giờ gắn kết và bảo vệ đảng bằng cái… sổ hưu, như lời ông Đại tá-Phó giáo sư-Tiến sĩ-Nhà giáo ưu tú Trần Đăng Thanh từng phát biểu, và đó là sự thật.

Việc thành công của Việt Minh năm 1945 cũng minh chứng cho một điều rất quan trọng khác về chính đảng, đó là một đảng chính trị chỉ có thể hình thành trong khó khăn, khi chưa thành công. Không một đảng chính trị nào có thể thành lập và duy trì được sau khi đã… cầm quyền. Đảng Cần lao của ông Ngô Đình Diệm hay đảng Dân chủ của ông Nguyễn Văn Thiệu ở Miền Nam trước đây là một ví dụ. Đảng cộng sản Việt Nam là đảng chính trị duy nhất thành công và cầm quyền tại Việt Nam suốt 68 năm qua, tuy nhiên “tư tưởng chính trị” của đảng cộng sản vốn là hoang tưởng và khủng bố nên nó đã sai ngay từ đầu, việc du nhập nó vào Việt Nam đã khiến cho đất nước ta tan hoang và đau khổ suốt gần một thế kỷ nay. Nếu người Việt chúng ta không thay đổi tư tưởng chính trị thì không có gì đảm bảo tương lai chúng ta sẽ khá hơn bây giờ.

Một chính đảng phải có một vị lãnh đạo (chứ không phải là lãnh tụ), người lãnh đạo đó ngoài sự hiểu biết sâu sắc về thế giới, về con người và hoàn cảnh đất nước phải còn là một người lương thiện và bao dung. Dù một người có tài giỏi đến đâu mà không lương thiện thì cũng không thể làm lãnh đạo. Một chính đảng cũng như người lãnh đạo của chính đảng đó sẽ không có tương lai nếu thiếu sự bao dung và sự hòa giải. Chính trị là hướng tới những điều tốt đẹp cho cả một dân tộc, một đất nước vì vậy sẽ không có chổ cho những người lãnh đạo thiếu lương thiện và bao dung. Một chính đảng, muốn có sức sống thì cần có sự kế thừa liên tục. Nhiều chính đảng người Việt ở hải ngoại như Đại Việt, Việt Nam Quốc dân đảng… đã không có sự kế thừa của lớp trẻ, phần lớn các thành viên cũ đã lớn tuổi, vì thế thiếu đi sự đổi mới và sự năng động cần thiết.

3. Người Việt hiểu biết về chính trị ra sao?

Có thể nói ngay mà không sợ sai rằng: Kiến thức về chính trị, về các hoạt động chính trị, về đảng phái… của người Việt nói chung và giới trí thức nói riêng rất kém và rất sơ sài. Ví dụ rõ nhất là một người, chỉ cần có bằng cấp khoa bảng là mặc nhiên xem mình là trí thức và không chịu đầu tư thời gian để học hỏi về “văn hóa chính trị”. Trong các sự hiểu biết của con người thì hiểu biết về chính trị là cao nhất và khó nhất. Tiếc thay người Việt, đặc biệt là tầng lớp trí thức, việc học hỏi để trở thành những “trí thức chính trị” lại là việc ít quan tâm nhất. Điều đó khiến cho nhiều người, dù bằng cấp rất cao, rất có uy tín trong cộng đồng và hoàn toàn có thể trở thành những người lãnh đạo trong tương lai lại có những lời nói và hành động gây thất vọng cho dân chúng và làm phân tán sự tập trung sức lực cho đại cuộc chung. Ví dụ một người rất nổi tiếng là tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, ông là người học rộng, có kiến thức trên nhiều lĩnh vực như văn chương, hội họa… là người dũng cảm, dám dấn thân cho đất nước, nhưng kiến thức về chính trị của ông, vẫn còn hạn chế khi ông ra ứng cử chức “bộ trưởng văn hóa”.  Một bộ trưởng, thành viên của nội các là chức vụ được chỉ định bởi người đứng đầu cơ quan hành pháp (có thể là thủ tướng hay tổng thống, là người chiến thắng trong các cuộc bầu cử). Trên thế giới chẳng có nước nào mà chức vụ bộ trưởng lại tự ra ứng cử cả, một người chỉ có thể ứng cử các chức danh như dân biểu quốc hội hay tổng thống.

Rất nhiều trí thức dấn thân cho dân chủ tại Việt Nam vẫn còn dị ứng với các đảng chính trị, họ cho rằng tham gia chính trị là có động cơ, mục đích và tham vọng vì vậy họ muốn hoạt động “độc lập” để cho nó khách quan? Nhưng nếu ai cũng muốn “độc lập” thì ai cho họ cái quyền độc lập và khách quan đó? Và đường nào khi đã lên tiếng cho dân chủ thì dù có đứng trong hay ngoài một tổ chức chính trị thì động cơ của họ cũng đã rất rõ ràng: Họ muốn thay đổi xã hội hiện tại và mong muốn tương lai được tốt đẹp hơn. “Động cơ” đó cũng đủ để khiến bao nhiêu người vào tù, cho dù họ không hề tham gia vào một tổ chức chính trị nào.

Cũng có những trí thức Việt Nam cho rằng cần dựa vào lực lượng tôn giáo, dân oan, công nhân… để làm cách mạng? Đây là một sự lầm lẫn và ngộ nhận lớn. Các tôn giáo không nên tham gia vào các hoạt động chính trị, họ cần độc lập với chính quyền, đó cũng là tôn chỉ của các tôn giáo. Dân oan hay công nhân cũng vậy, họ cần chia sẻ và giúp đỡ chứ họ không thể là “lực lượng tiên phong hay lãnh đạo”, cái gì gắn kết họ lại với nhau? Lý tưởng? Tiền bạc? Cả hai thứ, họ đều không có. Hơn nữa, khi nói cần dựa vào các lực lượng này nọ để làm người dẫn đường thì người nói chứng tỏ mình thiếu chín chắn và lương thiện, tại sao không tự mình chung tay, góp sức “xây dựng một lực lượng” đàng hoàng và có tầm vóc, mà lại chỉ muốn dựa vào các lực lượng khác, đã có sẵn? Cũng có người ngây ngô đặt câu hỏi “tại sao các đảng chính trị dân chủ đối lập Việt Nam không thống nhất lại với nhau thành một đảng duy nhất?”. Họ không hiểu được sự khó khăn của việc xây dựng các chính đảng và sự khác biệt tư tưởng giữa các chính đảng.

Thành lập một đảng chính trị đã rất khó, duy trì được nó lại càng khó hơn. Việc các tổ chức chính trị vội vã thành lập và nhanh chóng rơi vào quên lãng tại Việt Nam thời gian qua là một ví dụ. Một điều rất quan trọng khác nữa là một tổ chức chính trị muốn có uy tín thì cần phải có thời gian để chứng minh. Tiếc thay thời gian lại không còn nhiều, vì vậy thay vì thành lập các tổ chức chính trị mới, trí thức Việt Nam nên lựa chọn một tổ chức chính trị đã có uy tín để tham gia. Nếu có tài thì lo gì không có đất dụng võ. Thay vì loay hoay tự đóng thuyền vượt biển hãy mạnh dạn bước lên một chiếc tàu đã đóng sẵn và có đầy đủ thủy thủ đoàn lẫn thuyền trưởng. Trí thức Việt Nam cũng cần hiểu rõ một điều rằng để thay đổi được một xã hội như Việt Nam là một công việc rất khó khăn mà một người dù tài giỏi đến mấy cũng không thể làm được, vì vậy hãy tìm đến với nhau, phải dựa vào nhau, đứng chung lại với nhau…

4. Đôi lời về Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên (THDCĐN).

Bây giờ xin được nói một chút về THDCĐN, một tổ chức chính trị đã ra đời cách đây 30 năm. Cho đến bây giờ THDCĐN vẫn chưa có được tầm vóc của một tổ chức đối lập hùng mạnh, sự lan tỏa và ảnh hưởng của THDCĐN lên đại đa số người dân Việt Nam vẫn còn yếu. Vậy thì chúng tôi đã làm được gì suốt 30 năm qua? Dù còn rất khiêm tốn nhưng kết quả đang ngày càng rõ nét. THDCĐN đã làm được một “cuộc cách mạng về tư tưởng” với ba lập trường chủ đạo “Dân chủ đa nguyên, Bất bạo động, Hòa giải và hòa hợp dân tộc”. Những lập trường này khi mới ra đời đã gặp phải sự chống đối dữ dội từ “bên thắng cuộc” lẫn “bên thua cuộc”. Thậm chí, ông Nguyễn Gia Kiểng trong một lần đi diễn thuyết tại Hà Lan đã bị một nhóm người Việt quá khích đả thương. Ngày nay, những lập trường trên đã thành sự đồng thuận của mọi tầng lớp nhân dân, mọi người đều nhìn nhận nó như là chìa khóa để mở ra cánh cửa tương lai cho dân tộc Việt Nam. Trong bản dự thảo Hiến Pháp của 72 nhân sĩ, trí thức Việt Nam đã dành hẳn điều 77 để viết về “Hòa giải dân tộc”.

THDCĐN cũng đã mất gần 30 để xây dựng một tư tưởng chính trị, làm kim chỉ nam cho các hoạt động của tổ chức, đó là Dự Án Chính Trị-Thành Công thế kỷ 21. Và THDCĐN cũng đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ nòng cốt, tuy chưa thật sự đông đảo nhưng đó là những người có tinh thần yêu nước, có văn hóa tổ chức và thông suốt tư tưởng chính trị. Dù số lượng thành viên chính thức vẫn còn khiêm tốn nhưng thân hữu và bạn bè thì rất nhiều và chúng tôi hy vọng sẽ tiếp tục đón nhận nhiều thành viên mới, đến từ mọi tầng lớp trong xã hội, trong thời gian tới. Nhất là sau khi mọi người đã thử qua những phương cách khác và không thành công như mong muốn. Điều khiến cho THDCĐN vẫn chưa phát triển mạnh về số lượng thành viên là do chúng tôi tôn trọng sự lựa chọn và dấn thân của giới trí thức Việt Nam. THDCĐN là một tổ chức chính trị mở, bao gồm mọi thành phần dân chúng trong xã hội với sự xuất thân khác nhau. Chúng tôi cho rằng dấn thân chính trị là một lựa chọn khó khăn vì vậy rất cần sự tự nguyện và tự giác. Trí thức Việt Nam cần phải vượt qua chính mình bằng cách sáng suốt lựa chọn và tham gia vào một tổ chức chính trị đứng đắn. Bản thân người viết bài này cũng tự mình tìm hiểu THDCĐN qua việc đọc “Tổ quốc Ăn năn”, đọc Dự án chính trị rồi viết thư trao đổi với các thành viên của THDCĐN và cuối cùng là xin gia nhập tổ chức. Từ đó đến nay đã 10 năm nhưng người viết chưa một lần viết thư mời mọc người này, người kia tham gia vào THDCĐN dù trong lòng rất muốn và mến mộ rất nhiều người.

Khi nói về THDCĐN thì không thể không nói đến người lãnh đạo của chúng tôi, ông Nguyễn Gia Kiểng. Ngoài sự uyên bác ông còn là người lương thiện, độ lượng và bao dung. Bản thân ông cũng như THDCĐN không ít lần bị công kích, chụp mũ một cách vô lối và hằn học nhưng chúng tôi đã phản ứng một cách có chừng mực và văn hóa vì ông luôn dặn chúng tôi phải tôn trọng tuyệt đối sự đa nguyên và nên bao dung với người khác chính kiến, nếu họ chưa hiểu rồi thời gian sẽ làm họ hiểu, hoặc là người khác sẽ giúp họ hiểu hơn về chúng tôi… Năm nay ông đã bước sang tuổi 70, là linh hồn của THDCĐN nhưng ông không hề có tham vọng sẽ làm thủ tướng hay tổng thống Việt Nam trong tương lai, dù rằng ông hoàn toàn xứng đáng. Trong các cuộc trao đổi với chúng tôi ông luôn khẳng định như vậy và ông tin rằng Việt Nam không thiếu người tài để lãnh đạo đất nước. Ông cũng như THDCĐN biết thế nhưng vì tình yêu đất nước và con người Việt Nam chúng tôi sẵn sàng nhận lãnh trách nhiệm làm người tiên phong và dẫn đường (lâm thời) trên con đường đấu tranh dân chủ hóa đất nước. Khi Việt Nam có dân chủ, chúng tôi sẵn sàng cùng với các chính đảng khác tham gia vào một cuộc bầu cử tự do, dân chủ và công bằng để nhân dân Việt Nam chọn lựa làm người phục vụ cho nhân dân.

Có lẽ, chúng ta ai cũng thấy bầu không khí của xã hội Việt Nam ngày nay rất ngột ngạt như trong đêm tối, trước khi bình minh của sự đổi mới xuất hiện. Một sự thay đổi toàn diện đất nước về hướng dân chủ là điều dứt khoát phải đến. Thời gian không còn nhiều, trí thức Việt Nam cần dấn thân một lần cuối cùng để giải phóng cho dân tộc và giải phóng cho cả… chính mình.

© Việt Hoàng

Theo thongluan

5 Phản hồi cho “Thành lập một đảng chính trị dễ hay khó”

  1. Củ Lẫn says:

    Trích: “Người lãnh đạo của chúng tôi, ông Nguyễn Gia Kiểng. Ngoài sự uyên bác ông còn là người lương thiện, độ lượng và bao dung. [...] ông không hề có tham vọng sẽ làm thủ tướng hay tổng thống Việt Nam trong tương lai, dù rằng ông hoàn toàn xứng đáng”

    Ai cũng có thể viết: “ông bố tôi không hề có tham vọng sẽ làm thủ tướng hay tổng thống Việt Nam trong tương lai, dù rằng ông hoàn toàn xứng đáng”. Có điều không ai viết ra câu đó vì sẽ bị cả nước cười hoặc cho là người viết khùng. Nhưng đây “tác giả” không viết về “ông bố” mà nói về lãnh tụ của mình, thì người đọc sẽ nghĩ gì về nhà lãnh tụ ấy?

    Bài viết đã cũ, một hai năm rồi, danchimviet mang ra đang lại hẳn có hậu ý?

  2. Trung Kiên says:

    Trích bài chủ:…”Khi nói về THDCĐN thì không thể không nói đến người lãnh đạo của chúng tôi, ông Nguyễn Gia Kiểng. Ngoài sự uyên bác ông còn là người lương thiện, độ lượng và bao dung. Bản thân ông cũng như THDCĐN không ít lần bị công kích, chụp mũ một cách vô lối và hằn học nhưng chúng tôi đã phản ứng một cách có chừng mực và văn hóa vì ông luôn dặn chúng tôi phải tôn trọng tuyệt đối sự đa nguyên và nên bao dung với người khác chính kiến, nếu họ chưa hiểu rồi thời gian sẽ làm họ hiểu, hoặc là người khác sẽ giúp họ hiểu hơn về chúng tôi…“.

    Thú thiệt với tác giả, vì không tiếp xúc nên không biết tài năng, uyên bác và lương thiện của ông Nguyễn Gia Kiểng thế nào…Nhưng chỉ nghe tựa đề cuốn sách “Tổ Quốc Ăn Năn” đã thấy “ngứa” cùng mình rồi!

    Thiển nghĩ, chỉ có kẻ phản nghịch với quê hương đất nước như csvn, hoặc là những kẻ lầm đường lạc lối nghe theo VC…mới phải ăn năn sám hối, tìm lối quay về với quê hương, chớ “TỔ QUỐC” chỉ là khái niệm trừu tượng thì làm sao phải “ăn năn” đây thưa tác giả Việt Hoàng và ông Nguyễn Gia Kiểng?

    Tác giả viết:…” Năm nay ông đã bước sang tuổi 70, là linh hồn của THDCĐN nhưng ông không hề có tham vọng sẽ làm thủ tướng hay tổng thống Việt Nam trong tương lai, dù rằng ông hoàn toàn xứng đáng. “.

    Rõ khổ!

    Trong lúc có một số người đang cố tranh thủ cái ghế “tổng thống” hay “thủ tướng” dù chỉ là với ảo tưởng với “chinh phủ lưu vong”..,. thì ông NGK, người lãnh đạo của tác giả Việt Hoàng… dù rằng hoàn toàn xứng đáng với chức vụ thủ tướng hay tổng thống mà ông vẫn không màng tới (?)

    Nhưng lại không nói rõ tên tuổi người mà ông (NGK) ngưỡng mộ khi nói rằng;…”Trong các cuộc trao đổi với chúng tôi ông luôn khẳng định như vậy và ông tin rằng Việt Nam không thiếu người tài để lãnh đạo đất nước” ???

    Trời ạ!

    “Việt Nam không thiếu người tài để lãnh đạo đất nước” (?). Vậy mà tại sao lại để cho csvn lộng hành bán nước hại dân thế này, thưa ông Nguyễn Gia Kiểng?

  3. Tân Phong says:

    Góp Ý

    Xin gửi 1 bản dịch từ sách giáo khoa cho học sinh trung học để cùng nghiên cứu đề tài „đảng phái chính trị“.
    Ngoài ra, người trí thức, trong vai trò của mình, vốn là tư do; Cho nên mới có câu „Trí giả nhạo thủy; trí giả lạc.
    Thân mến.

  4. Bang Nguyen says:

    Tri thuc va ……Tri thuc de roi….Tri thuc noi…..Tri thuc va….,…….tri thuc…..Tri thuc “chinh tri”. Tri thuc dan than….Tri thuc VN cho….Tri thuc VN nen…Tri thuc VN cung….Tri huc VN da….
    …….tri thuc VN…..Tri thuc Vn can……Tri thuc VN can…..

  5. Trung Kiên says:

    Bài viết của Việt Hoàng có nhiều điểm “gây ngứa” khiến bạn đọc “dị ứng” hoặc thắc mắc. Tuy nhiên, tôi coi đây như là thiện ý của tác giả, nên góp ý như thế này:

    Thiển nghĩ, thành lập một “đảng cướp” thì dễ hơn một đảng chính trị rất nhiều. Vì vây…”Năm 1945, đảng cộng sản Việt Nam đã cướp được chính quyền chỉ với 5000 đảng viên..“.

    Đã nói là đảng cướp thì không cần biết đến quyền lợi của TỔ QUỐC và Nhân Dân…Miễn sao đạt được kết quả như ý muốn, bất kể đến những thủ đoạn ranh mãnh, tàn ác vô nhân, thẳng tay chém giết, khủng bố làm người dân khiếp sợ mà phải nhắm mắt nghe theo, làm theo…!!!

    Tác giả đặt câu hỏi:…”…nhưng giờ đây với gần 4 triệu đảng viên thì sự tồn vong của chế độ đang trên bờ vực thẳm. Tại sao như vậy? Rõ ràng là 5000 đảng viên trước đây có sự dấn thân, lý tưởng, gắn bó và đoàn kết hơn 4 triệu đảng viên bây giờ. Điều này cũng chứng minh một chân lý là chỉ có lý tưởng (dù là hoang tưởng như chủ nghĩa cộng sản) mới gắn kết được các thành viên trong một chính đảng lại với nhau, chứ không phải là tiền bạc“.

    Xin thưa:…Tất cả những gì do hành động của đảng csvn đã gây ra với đất nước và dân tộc cho đến nay đã quá rõ ràng, cái mục đích “cướp chính quyền bằng mọi giá” của lãnh đạo csvn đã không thể che dấu được ai nữa, vì vậy…sự “dấn thân và lý tưởng” của ông Hồ và đảng csvn, nếu không phải vì quyền lực, tiền bạc thì là cái gì, thưa tác giả Việt Hoàng???

    Do vậy, tác giả đã không công bằng khi viết rằng:…”Các đảng viên cộng sản ngày xưa hầu như là không có gì và họ tự nguyện hy sinh, còn đảng viên bây giờ gắn kết và bảo vệ đảng bằng cái… sổ hưu, như lời ông Đại tá-Phó giáo sư-Tiến sĩ-Nhà giáo ưu tú Trần Đăng Thanh từng phát biểu, và đó là sự thật“.

    Thưa tác giả, nếu ngày xưa ông Hồ và đảng csvn không chủ trương “Cướp chính quyền”, không cho đảng viên thẳng tay sát hại, khủng bố nhân dân, ..thì liệu họ có thể làm cho người dân khiếp sợ co rúm, mỗi khi nghe đến hai chữ VC, đến nỗi phải giả điếc làm ngơ, giả mù không thấy… để VC tự do tác oai tác quái , len lỏi vào các tổ chức quần chúng nhân dân, hay chính họ đứng bên trong khuấy động, đạo diễn???

    Và nếu csvn không gian manh, ăn cướp tiền của nhà nước (do nhân dân đóng thuế) để chia cho đảng viên của mình qua “sổ hưu”…thì liệu còn ai “gắn bó” với cái đảng “thổ phỉ” này nữa không??

Leave a Reply to Trung Kiên