WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979

Đúng vào ngày này 34 năm trước (17.2.1979), Trung Quốc bất ngờ tung hơn 60 vạn quân nổ súng xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía bắc, nhưng đã phải rút quân sau hơn một tháng gặp sự kháng cự mãnh liệt của quân và dân ta, chịu nhiều tổn thất nặng nề.

Thiếu tướng Lê Văn Cương

Thiếu tướng Lê Văn Cương

Tuy vậy cuộc chiến tranh xâm lược này cũng mở màn cho cuộc xung đột vũ trang tại biên giới giữa VN và Trung Quốc (TQ) kéo dài suốt 10 năm sau đó. Theo thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược – Bộ Công an, với độ lùi về thời gian, việc nhìn nhận lại cuộc chiến tranh này là hoàn toàn cần thiết.

Kể từ sau khi VN và TQ bình thường hóa quan hệ (1991), hai bên dường như đều không muốn nhắc lại cuộc chiến này. Từ hơn 30 năm qua, cuộc chiến chống quân xâm lược Trung Quốc gần như không được nhắc tới. Theo ông tại sao cuộc chiến lại bị rơi vào lãng quên như vậy?

Để trả lời câu hỏi này có lẽ cần cả một hội thảo khoa học. Tôi chỉ xin lưu ý như sau, vào những năm kỷ niệm chẵn 10, 15… hay gần đây nhất là 30 năm sau cuộc chiến tranh chống TQ xâm lược (2009), báo chí, truyền hình của VN gần như không đưa tin gì về sự kiện này. Đây là một sự thiếu sót lớn trên góc độ Nhà nước. Hơn thế nữa, đó là một sự xúc phạm đến linh hồn của những đồng bào, chiến sĩ đã bỏ mình để bảo vệ Tổ quốc trong cuộc chiến tháng 2.1979 và gần mười năm sau đó. Họ nằm dưới mộ có yên không? Gia đình vợ con bạn bè và những người thân thích của họ sẽ nghĩ gì về chuyện này? Đã có ý kiến cho rằng nhắc đến những chuyện này cũng có nghĩa là kích động chủ nghĩa dân tộc. Tôi có thể khẳng định rằng nói như vậy là ngụy biện.

Trong khi chúng ta im lặng thì những dịp đó chúng tôi đã thống kê hệ thống phát thanh, truyền hình báo chí của TQ tung ra trung bình từ 600-800 tin, bài với những cái tít gần như có nội dung giống nhau về cái mà họ gọi là “cuộc chiến tranh đánh trả tự vệ trước VN”. Có thông tin cho rằng hiện tại có tới trên 90% người dân TQ vẫn quan niệm rằng năm 1979 Quân đội VN đã vượt biên giới sang tấn công TQ và bắt buộc TQ phải tự vệ đánh trả. Từ hàng chục năm nay, hệ thống tuyên truyền của TQ đã nhồi nhét vào đầu người dân TQ rằng cuộc chiến 1979 chỉ là cuộc phản công trước sự xâm lược của VN.

Theo tôi nghĩ, trong tuyên truyền đối nội và đối ngoại, cả ở kênh nhà nước, nhân dân và trên truyền thông, chúng ta phải làm rõ và góp phần làm cho nhân dân thế giới hiểu rõ bản chất của cuộc chiến tranh Việt – Trung 1979. Đồng thời góp phần làm cho hơn 1,3 tỉ người TQ biết được sự thật rằng vào ngày đó hơn 60 vạn quân TQ đã vượt biên giới xâm lược VN. Việc chúng ta im lặng hàng chục năm qua, theo tôi là không đúng. Việc nói ra cũng không liên quan gì chuyện kích động chủ nghĩa dân tộc. Hãy thử so sánh chuyện đó với việc TQ tung ra hàng nghìn bài báo xuyên tạc lịch sử từ hàng chục năm qua.

Với độ lùi về thời gian, theo ông chúng ta có thể rút ra những điều gì từ cuộc chiến tranh này? Những điều đó có ý nghĩa thế nào trong bối cảnh hiện tại ?

Theo tôi, khoảng thời gian 34 năm đã là khá đủ cho chúng ta nhận thức lại những vấn đề xung quanh cuộc chiến 1979. Thế nhưng đến giờ phút này tôi có cảm giác không phải lúc nào chúng ta cũng có được sự nhận thức thống nhất, nhất quán từ trên xuống dưới.

Vấn đề thứ nhất, phải xác định rõ về mặt khoa học, cuộc chiến 1979 là cuộc chiến tranh chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc. Đây là vấn đề phải nhận thức rõ từ cấp cao nhất. Sự nhận thức ấy cũng phải được thống nhất trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. Đây là chuyện không được phép mơ hồ.

Không chỉ nhận thức mà Nhà nước có trách nhiệm đưa câu chuyện này vào sách giáo khoa. Thực tế cho thấy phần lớn học sinh tiểu học, trung học và thậm chí đa số trong 1,4 triệu sinh viên hầu như không biết gì về cuộc chiến tranh này. Nếu để tình trạng này kéo dài, trách nhiệm thuộc về Nhà nước. Chắc chắn chúng ta sẽ không tránh được sự phê phán của thế hệ sau này. Hàng vạn người con ưu tú của chúng ta đã bỏ mình để bảo vệ từng tấc đất biên giới phía bắc của Tổ quốc, tại sao không có một dòng nào nhắc đến họ? Bây giờ đã quá muộn. Nhưng không thể để muộn hơn được. Theo quan điểm của tôi, Nhà nước phải yêu cầu đưa phần này vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Chúng ta không thể mơ hồ được, không thể lờ đi vấn đề lịch sử này được.

Tôi đã nhiều lần trao đổi với các học giả nước ngoài và họ đã thắc mắc khá nhiều chuyện tại sao sự kiện chiến tranh chống quân TQ xâm lược năm 1979 lại không được nhắc đến trong các giáo trình lịch sử của VN. Tôi đã phải chống chế với lý do rằng người VN muốn quên đi quá khứ và hướng đến tương lai. Nhiều học giả Hàn Quốc, Nhật Bản đã phản bác tôi vì “Lịch sử là lịch sử. Quá khứ là quá khứ. Tương lai là tương lai”. Họ nói rằng: “Chúng tôi biết người VN rất nhân hậu, muốn hòa hiếu với các dân tộc khác. Nhưng điều này không thể thay thế cho trang sử chống ngoại xâm này được”.

Thứ hai, trong thế giới hiện đại toàn cầu hóa, các quốc gia đều phụ thuộc lẫn nhau. Không có quốc gia nào hoàn toàn độc lập tuyệt đối. Ngay cả Mỹ nhiều lúc cũng phải nhân nhượng các quốc gia khác. Chúng ta không có quan niệm về độc lập chủ quyền tuyệt đối trong thời đại toàn cầu hóa. Nhưng trong bối cảnh này, phải nhận thức rõ cái gì là trường tồn? Theo tôi có 3 thứ là chủ quyền quốc gia, ý thức dân tộc và lợi ích quốc gia. Ở đây chúng ta phân biệt chủ nghĩa dân tộc vị kỷ, chủ nghĩa dân tộc nước lớn với lòng yêu nước chân chính, ý thức tự tôn tự hào dân tộc. Hai cái đó khác nhau. Người VN có truyền thống yêu nước, có tinh thần chống ngoại xâm bất khuất, đó là điều cần được phát huy trong 92 triệu người VN trong và ngoài nước.

Chủ quyền quốc gia, ý thức dân tộc và lợi ích quốc gia là những cái “dĩ bất biến”, những cái còn lại là “ứng vạn biến”. Những chuyện “16 chữ”, “bốn tốt” trong quan hệ với TQ là “ứng vạn biến”. Bài học từ cuộc chiến chống xâm lược năm 1979 cho thấy nếu không nhận thức được điều này thì rất nguy hiểm.

Thứ ba, trong bối cảnh quốc tế hiện nay, tiêu chí để phân biệt người yêu nước hiện nay là anh có bảo vệ lợi ích quốc gia hay không. Trên thế giới này không có bạn bè vĩnh viễn hay kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia mới là vĩnh viễn. Năm nay chúng ta chuẩn bị tổng kết Nghị quyết T.Ư 8 (7.2003) về chiến lược bảo vệ Tổ quốc. Tôi thấy có một quan điểm bây giờ vẫn đúng, đó là: “Những ai chủ trương tôn trọng độc lập, chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác của chúng ta. Bất kể thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng đấu tranh”. Đồng thời, cũng phải có cách nhìn biện chứng về đối tượng và đối tác: trong mỗi đối tượng vẫn có thể có mặt cần tranh thủ, hợp tác; trong một số đối tác, có thể có mặt khác biệt, mâu thuẫn với lợi ích của ta, cần phải đấu tranh.

Nhìn lại từ câu chuyện của 34 năm trước đến những căng thẳng hiện tại trong vấn đề biển Đông, theo ông có thể hy vọng gì ở tương lai trong quan hệ giữa VN và TQ ?

Tạo ra lòng tin, sự hữu nghị chân thật giữa hai nước là con đường tất yếu nhưng đòi hỏi thời gian lâu dài và từ cả hai phía. Đây không phải là điều có thể hy vọng có được trong vài ba năm tới đây. Lịch sử mách bảo chúng ta muốn giữ được hòa bình, ổn định, giữ được độc lập tự chủ thì điều quan trọng nhất là giữ được lòng dân. Trên dưới một lòng, có được sự đoàn kết dân tộc thì chắc chắn không có kẻ xâm lược nào dám dại dột động đến chúng ta cả. Lịch sử VN đã cho thấy những lần mất nước đều bắt đầu từ việc chính quyền mất dân. Năm 179 trước CN An Dương Vương để mất nước là do mất dân. Một ông vua đứng đầu quốc gia mà tin vào kẻ thù thì chuyện mất nước là không thể tránh khỏi. Năm 1406, nhà Hồ mất nước cũng vì đã mất dân. Đến mức độ nhà Minh truy bắt cha con Hồ Quý Ly thì chính những người trong nước đã chỉ điểm cho quân Minh. Năm 1788 Lê Chiêu Thống sang cầu viện Mãn Thanh đưa 20 vạn quân sang giày xéo quê cha đất tổ cũng là ông vua đã mất dân. Đó là bài học muôn đời để bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Nguồn: Thanh Niên

6 Phản hồi cho “Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979”

  1. Dao Cong Khai says:

    Thì VC đưa quân vào rừng Trường Sơn đánh VNCH là để đuổi Đế Quốc Mỹ và thống nhất đất nước; chứ đâu có xâm chiếm đất đai gì ở miền Nam như Mỹ Ngụy nó tuyên truyền. Chỉ vào Nam cướp của chở ra Bắc, đuổi đồng bào ở thành phố lên rừng, vào bưng để họ đưa giòng họ Bắc Kỳ vào cai trị và chiếm đất ở SG và các tp phố, thị trấn phía Nam thôi. Các đồng chí cũng đâu có lỗ mà cay cú chi. Không có vũ khí của Tàu thì các đồng chí lấy gì mà cướp được miền Nam VN. Mao bóp Hồ, còn Hồ thì bóp dân.

  2. Quang Trung Đại Đế says:

    MƠ XUÂN : Đầu Xuân, Nhân kỷ niệm ” Đống Đa ” ta mơ thấy …..
    Nhìn lại chiến tranh biên giới 1979
    “+++…Đúng vào ngày này 34 năm trước (17.2.1979), Trung Quốc bất ngờ tung hơn 60 vạn quân nổ súng xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía bắc, nhưng đã phải rút quân sau hơn một tháng gặp sự kháng cự mãnh liệt của quân và dân ta, chịu nhiều tổn thất nặng nề…+++” : đúng là quốc phòng, QUÂN ĐỘI toàn một lũ ăn hại ! 60 vạn = 600.000, gần một triệu thằng chứ ít gì đâu, nó phải ở gần sát nách, tình báo đâu mà không biết, mới bất thần nổ súng tấn công bất ngờ được, ( hết nói phét siêu tình báo, phản tỉnh báo ! ? ). Như vậy thế thì ta báo cho cái lũ tướng tá bất tài nhà ngươi biết trước hãy chuẩn bị sẵn sàng dàn quân dọc biên giới với lũ rợ Hán đi để khi Nhật người ta khai hỏa tấn công nó từ phía Đông, thì lũ nhà ngươi sẽ từ Nam tấn công lên Bắc lấy lại 2 tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây mà ngày xưa ta chưa kịp thanh toán, đồng thời đừng quên chém sạch 12 ngàn thằng rợ đang ẩn nấp nơi mà chúng gọi là ” Bâu xít ” như ta làm ở Ngọc hồi, Hạ Hồi khi xưa ! Cấp ! Cấp ! Như luật Lệnh : Quang Trung Đại Đế .

  3. Nông Dân Nghèo 54 says:

    Trước khi bàn cải, còm men còm miếc…chúng ta phải biết 1 điều: Ông thiếu tướng Lê văn Cương này đã về hưu?
    Như thường lệ, những bài viết dạng này (chê bai, phê phán chính quyền và đảng cs cầm quyền) thì 100 bài hết 99 bài là do những ông tướng về hưu. Như ông tướng Giáp về vụ Bô xít chẳng hạn. Ai cũng đã đọc qua thời ông Giáp làm Bộ trưởng bộ tránh thai, đặt vòng. ..Ngày xưa ông Giáp cầm quân…Bây giờ ông Giáp cầm quần chị em…
    Chẳng lẻ đất nước Vn chỉ thế này? Những người công khai phê phán chính quyền thường có kim bài miển tử như cán bộ cao cấp, hay tướng tá một thời…Nói chung là những người đã về hưu…đã thoát vòng danh lợi.Những người mà chính quyền ít muốn động tới trừ khi chẳng đặng đừng. Còn khi đang tại chức thì CÂM như HẾN….

    Ông nói về chủ quyền quốc gia như kẻ ngủ mơ. Đất, biển…mất vào tay Tàu…đâu phải một sớm một chiều?

    Trích: Bất kể thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng đấu tranh”.

    Lạy Chúa…nếu thế này chắc lôi cả 3 triệu đảng viên ra xử bắn hết sao?

    Vì trừ các loại nhóc nhí thì có tay đảng viên nào không dính dáng vào những oan khiên của đất nước? Có được mấy người lên tiếng khi còn quyền hành khi còn tại vị? Chúng ta nghe những “con chim gần chết…cất tiếng bi ai” riết cũng nhàm…

    Nói chung: NHÀM CHÁN

    Chúng ta cần một người lên tiếng khi còn tại vị….

    Và chúng ta sẽ sẳn sàng hoan hô và ủng hộ….vô điều kiện cho dù chưa chắc ông ta đã làm được gì.

    Cá nhân tôi nếu so sánh thì tôi kính nể anh đảng viên bỏ thẻ đảng (Nguyễn Chí Đức) khi còn nhờ nó để kiếm cơm kiếm cháo, kính nể nhiều hơn với dạng những ông tướng về hưu này.

  4. peterpham says:

    Thái độ hôm nay của đám uỷ viên trung ương đảng và những đảng viên đảng cộng sản về cuộc chiến 1979 đã nói rõ lên sự khiếp nhược và hèn hạ của chúng. Những ai đã chết đấy? Nếu chúng thí sinh mạng dân, coi sinh mạng dân rẻ, thì ít ra chúng cũng phải nhớ đến những kẻ mà chúng đã từng gọi là “đồng chí” là “liệt sĩ” đã nằm xuống chứ?!

    Cả trung ương đảng là một lũ ăn cháo đái bát, bội phản và hèn hạ tập thể. Ngày xưa chỉ một ngu quân là Lê Chiêu Thống cũng đã đưa vận nước vào một thời khốn đốn chiến tranh, huống hồ chi nay đất nước có cả một bầy trung ương lãnh đạo “hèn hạ tập thể”! Đất nước sẽ ra sao?

    Hãy sáng mắt ra hỡi những kẻ còn cầm viết, cầm súng để bảo vệ cái uy quyền của một độc đảng đã trở thành một lực cản phản động vô cùng, đang hằng ngày hủy hoại dân tộc Việt Nam!

  5. Trúc Bạch says:

    Cuộc tàn phá và tàn sát dân Việt bởi lính Trung Cộng trong trận chiến biên giới 1979, chinh là áp dụng chiến tranh Tiêu Thổ của Trung Cộng.

    - Tôi tin là Thiếu Tướng Lê Văn Cương không lạ gì với chiến thuật Tiêu Thổ Kháng Chiến mà những người Cộng Sản Trung Hoa và Cộng Sản Việt Nam đều triệt để áp dụng trong chiến tranh .

    Tiêu Thổ là “sản phảm” của Mao Trạch Đông truyền lại cho Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp – biến thể từ chiến thuật “thành không – vườn hoang – nhà trống” có từ thời Chiến Quốc – chính là – trước khi rút lui, phải tàn phá hết tất cả những cơ sở vật chất, kho tàng, cầu đường, phương tiện giao thông, ruộng lúa , hoa màu, nguồn nước…và đặc biệt là phải giết hết “Dân Địch” và những người mà “ta” không thể mang theo làm tù binh được….để cho dù địch có chiếm được thành, thì cũng không có lương thực, nước uống và nhân lực để bổ xung, đồng thời cũng giữ được “bí mật” của quân mình .

    Đảng Cộng Sản Việt Nam đang cố gắng xóa sạch mọi “chứng tích” và “chiến Tích” của Tiêu Thổ Kháng Chiến do CSVN áp dụng trong trận Mậu Thân 1968 và do CSTQ (anh em) áp dụng trong trận chiến Biên Giới 1979….. vì nó là một tội ác Trời Không Dung, Đất Không Tha !

Leave a Reply to Quang Trung Đại Đế