WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tướng Võ Nguyên Giáp [1]

vo nguyen giapCó hai nhân vật lãnh đạo cộng sản được biết đến nhiều nhất là Hồ Chí Minh và tướng Võ Nguyên Giáp. Họ là những người đưa ra những quyết định hàng đầu (decision-makers) vốn làm nên lịch sử chiến tranh ở Việt Nam. Ngoài ông Hồ, tướng Giáp là người được người ngoại quốc biết tới nhiều nhất trên thế giới. Tầm vóc ấy chỉ đứng sau Hồ Chí Minh và trên mọi người – ngay cả Lê Duẩn sau này.

Những người Pháp như Jean Sainteny, Paul Mus, Jean Lacouture, ngay cả các tướng lãnh Pháp như Raoul Salan hay Marcel Bigeard và ngay cả tướng Mỹ Westmoreland sau này thì đều có những nhận xét đầy cảm tình và trân trọng đối với Võ Nguyên Giáp.  Bên cạnh đó là vô số các tác giả như  Robert Fox, Tay Mallin, Cecil B. Currey.

Nhưng chúng ta phải nhìn nhận rằng cả hai đều đã được huyền thoại đến độ thực hư không kiểm chứng hết được. Huyền thoại về Hồ Chí Minh một phần mở đầu bởi một số nhà báo và trí thức Pháp, một phần thì do chính ông Hồ dựng lên và phần lớn còn lại do nhu cầu tuyên truyền do đám cán bộ dưới quyền dựng lên.

Sự ca tụng ấy hết mực đến độ trở thành lố bịch.

Phần Võ Nguyên Giáp có thể được thế giới bên ngoài biết đến lần đầu do đi duyệt binh chung với tướng Leclerc của Pháp tại Hà Nội. Bức ảnh gây ấn tượng với tôi không ít. Ông Gíap thì nhỏ thó, trịnh trọng quá mức, thụng thịnh trong áo quân so với khổ người và lúc chào thì giơ nắm đấm vào mang tai mình. Đại diện Pháp và Mỹ (ông Patty) thì xòe bàn tay nghiêng nghiêng để chào cờ. Nhưng có thể kể từ giờ phút lịch sử đó, tên tuổi ông cứ thế mà nổi lên như cồn. Nhất là sau chiến thắng Điện Biên thì tên tuổi ông có thể qua mặt cả Hồ Chí Minh..

Những chiến công của ông chỉ xét riêng về mặt quân sự thôi có lẽ cũng cần được đánh giá lại cho công bằng qua các chiến dịch do ông chỉ huy và điều động.

Bởi vì, tôi đọc ông thì hầu như trận nào ông cũng thắng cả- mà thắng lớn –với những con số rất chính xác, nhưng thua thì không thấy nói tới và không bao giờ có con số rõ ràng cả.

Hình như thua thì nhân dân chịu, còn thắng thì mình ông hưởng hết !! Nhận xét như thế có bất công với ông không hay sự thật nó là như thế.

Về các mặt khác như tiểu sử của ông lúc thiếu thời còn lắm điểm tồn nghi. Điều mà chính bản thân ông cũng cương quyết dấu kín nhẹm. Việc diệt trừ một cách tàn bạo các người  của đảng phái đối lập trước chiến tranh để củng cố quyền lực Đảng cộng sản phải được coi là vết nhơ trong cuộc đời hoạt động chính trị của ông .

Có thể nào chỉ viện cớ các đảng phái dựa vào thế lực của quân đội Tưởng Giới Thạch để tiêu diệt họ không? Rồi sự tiêu diệt các nhóm cộng sản đệ tứ một cách có hệ thống thì dựa trên lý do gì ? Và chẳng lẽ họ quên là chính Việt Minh đã thủ tiêu các lãnh đạo tôn giáo hoặc bắt giam tù ở trại Lý Bá Sơ từ một ông Trùm nhà xứ, một ông Chánh Trương. Hàng vạn người đã chết dưới tay họ phải chăng đều là Việt gian ? Và kẻ chủ xướng những cuộc thanh toán ấy do lệnh của Võ Nguyên Giáp ?

Và sau cùng cũng cần xem xét lại ai là người đã khởi động cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất cũng như cần rà xét lại việc sử dụng thanh niên tự vệ trong việc bảo vệ Thủ Đô Hà Nội – một điều ít ai nói tới- nhưng lại chính là điều khiến người viết bài này thấy được tính chất “sát quân” của vị tướng tài của thế kỷ 20 !! Nay đã trên trăm tuổi, ông vẫn tự hãnh diện về những chiến thắng lịch sử ấy và chưa một lần thấy xót xa thương cảm cho số phận những thanh niên trẻ tuổi đã nằm xuống- không phải vài trăm ngàn người mà cả triệu người.

Đứng về mặt con người nhân bản, tôi thấy không thể chấp nhận được !! Không có thứ chiến thắng nào- dù lẫy lừng- có thể cân bằng được những mất mát lớn lao như thế. Chỉ nghĩ tới chiến thắng (theo tinh thần Victory with any cost như tựa đề một cuốn sách) là một điều bất nhẫn.

Không có chiến thắng nào hay lý tưởng nào ở trên giá trị và sự sống con người.

Nhưng hiện nay có một xu hướng muốn giải trừ chẳng những huyền thoại cá nhân mà cả những huyền thoại chiến thắng-(Như huyền thoại cứu nước, giải phóng) nơi một số các nhà nghiên cứu, các nhà sử học. Về nhân vật Hồ Chí Minh thì có nhiều đầu sách đã cào xới quá khứ của ông HCM một cách trung thực để tìm ra những sự thật chung quanh nhân vật này.

Đặc biệt đáng chú ý nhất là ba tác giả ngoại quốc theo thứ tự quan trọng là William J. Duiker, Pierre Brocheux và bà Sophie Quinn-Judge.

Về phía các tác giả Việt Nam thì không thể bỏ qua công trình nhận định tổng hợp của tác giả Minh Võ đã giới thiệu, nhận định tóm lược về các tác giả trong cũng như ngoài nước viết về Hồ Chí Minh. Đây là một trong những tư liệu giúp người đọc hiểu được một phần nào con người, cuộc đời cũng như sự nghiệp của Hồ Chí Minh đã có một ảnh hưởng không chối cãi được đến lịch sử Việt Nam trong hậu bán thế kỷ 20.

Phần ông Bùi Tín- người quyết định can đảm đầy cam go đi ra từ trong nước- nhìn nhận tuổi trẻ của ông đã bị tuyên truyền, nhồi sọ quá nhiều về Hồ Chí Minh và nay tuổi đã xế chiều, ông rắp tâm một lần nữa nhìn và đánh giá lại tất cả!!

Đó là những dấu hiệu đáng mừng cho mọi phía.

Nhưng riêng trường hợp tướng Võ Nguyên Giáp thì ít có một công trình nào viết thực sự đầy đủ về ông. Rải rác thì có nhiều như trong các sách của Jean Sainteny, J. Lacouture, Bernard B. Fall.  Georges Fleury, Lucien Bodard,  Stein Tonnesson, Erwan Bergot, Jean Pierre Bernier, Jules Roy, Philippe Devilliers và nhiều người khác ..

Có một vài tác giả như Peter Macdonnald, Georges Boudarel, R. Stetler, R.J. O’Neill và nhất là Cecil B. Currey mà tôi sẽ sử dụng một số tài liệu của họ để viết bài này. Riêng cá nhân tôi  đánh giá cao cuốn sách của Cecil B. Currey: Victory at any cost, The Genius of Viet Nam’s Gen Vo Nguyen Giap.

Phần nhà báo Bùi Tín cũng gửi cho tôi 7 bài viết liên quan đến tướng Giáp mà ông đã biên soạn và chưa đăng báo. Tôi trân trọng những đóng góp của tác giả Bùi Tín vì ông có cái lợi thế là có quan hệ quen biết hàng ngang, hàng dọc với các nhân vật lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam. Lợi thế mà ít ai có được vì tác giả Bùi Tín đã có nhiều dịp trò chuyện trao đổi riêng với tướng VNG. Tuy nhiên cái lợi thế ấy chỉ xảy ra ở giai đoạn chót của cuộc chiến. Còn một số điều ông Bùi Tín lúc đầu còn trẻ, chưa có cơ hội tiếp xúc quen biết nên có giới hạn.

Ngoài ra, ở Hải ngoại có hai bài biên khảo giá trị của nhà bình luận chính trị Trần Bình Nam và của giáo sư sử học Phạm Cao Dương, bước đầu có những đóng góp gợi ý về một số điểm liên quan đến VNG mà tôi xin được tiếp tục khai triển thêm dựa trên tài liệu.

Phần người viết bài này để công đọc và tìm hiểu qua nhiều nguồn tài liệu và thấy rằng còn nhiều điều về tướng Võ Nguyên Giáp đã bị bỏ quên, bỏ qua hoặc cố tình không được đề cập tới ..

Chẳng hạn, tôi tìm đọc những sách vở do chính ông VNG biên soạn, tôi nhận thấy có nhiều điều ông đã không viết lại- và một trong những nguyên tắc làm việc của tôi là những gì không được nói tới thì quan trọng hơn những gì đã được viết ra .. Và đó là những công việc khó khăn nhất khi muốn tìm hiểu về tướng Giáp.

Tướng Giáp- một tiểu sử cần được làm sáng tỏ

Hiện nay, tiểu sử của tướng Võ Nguyên Giáp thường quá vắn tắt, chưa được giải mật đầy đủ. Càng không đầy đủ thì hẳn có những điều được che dấu, không tiện nói ra?

Tôi mở đầu bài viết bằng cách trưng dẫn một tài liệu mà cho đến nay tôi không biết đích xác là thực hư, hay chỉ là trò đấm đá nhau trong Đảng?

Theo ông Trần Quỳnh- một chức sắc lãnh đạo có thẩm quyền, có uy tín cá nhân- viết lại về việc ông Trường Chinh đến thăm ông Đặng Thái Mai như sau:

“Sau khi kết thúc vụ điều tra chống Đảng và âm mưu lật đổ, Lê Đức Thọ và Trần Quốc Hoàn đề nghị kỷ luật những người cầm đầu. Khai trừ ra khỏi Đảng, cách chức, quản thúc một số, nhưng cho hưởng nguyên tắc các chế độ đãi ngộ. Trường Chinh bổ xung thêm một chi tiết về Võ Nguyên Giáp.

Thời kỳ trước Cách mạng tháng tám, một lần Trường Chinh đến nhà Đặng Thái Mai có việc. Thấy Mai đang cầm đọc một lá thư, Đăng Thái Mai bị bất ngờ, Trường Chinh lướt qua bức thư mới kịp thấy tiêu đề của thư là chánh mật thám, chữ ký là Mạc-Ti  và câu đầu: “Các con thân ái Mai và Giáp” (Mes chers enfants Mai et Giap). Mai ngước lên nhìn thấy Trường Chinh vội vàng nhét thư vào túi áo .. Bộ chính trị nhất trí với mức độ kỷ luật đề nghị : Riêng về Giáp kỷ luật được đề nghị là khai trừ khỏi Bộ chính trị, Lê Duẩn không đồng ý. Lê Duẩn nói rằng chúng ta đang cần đến sự giúp đỡ của Liên Xô trong công cuộc xây dựng lại miền Bắc và nhất là trong sự nghiệp giải phóng miền Nam. Giáp là người của Liên Xô, nếu kỷ luật Giáp sẽ đụng đến Liên Xô ảnh hưởng không nhỏ đến sự viện trợ của liên Xô. Tôi đề nghị cứ để lại Giáp trong Bộ chính trị. Ta sẽ có cách làm việc với Giáp làm cho sự ở lại và có mặt của Giáp không gây ra những hậu quả có hại.

Chúng ta nhớ rằng vào thời bấy giờ, Bộ chính trị đối với Đảng toàn dân là một tổ chức thiêng liêng được hình thành qua sự sàng lọc của lịch sử bao gồm những con người ưu tú nhất và đáng kính nhất của dân tộc. Kỷ luật đối với một ủy viên Bộ chính trị là một chuyện tầy trời, không phải như ngày nay khai trừ một ủy viên Bộ chính trị như Nguyễn Hà Phan, đối với đảng viên và nhân dân chả là cái gì.

Giáp là con người xảo trá- khi tôi từ miền Nam, khi nói chuyện riêng, Giáp hay nói xấu Bác, nhưng trước mặt Bác, Giáp hay nịnh Bác”.

[1] Hồi ký Trần Quỳnh: Những kỷ niệm về Lê Duẩn, 30-07-1986

Đây là những tiết lộ quan trọng liên quan đến sinh mệnh chính trị của tướng Võ Nguyên Giáp.  Và thái độ của tướng Giáp là giữ im lặng tuyệt đối. Ông thừa cơ hội sau này để chối bỏ những cáo buộc công khai ấy trong đảng. Nhưng ông chọn không hành động.

Lúc ông được 90 tuổi, tác giả C.B Currey cho hay tướng Giáp từ chối một cách cương quyết đến bướng bỉnh không chịu đề cập đến vấn đề này. Và cho rằng tất cả những câu hỏi và những thắc mắc về những năm tháng ấy là thiếu chuyên nghiệp và động cơ thúc đẩy chỉ là những  động cơ chính trị. Cho nên việc giúp đỡ của Louis Marty cho đến nay không thể cắt nghĩa và hiểu được do động lực nào?

Vì thế, theo tôi sự cáo buộc ấy có chứa một phần sự thật. Tôi cũng tìm đọc Hồi Ký Đặng Thái Mai, một người bạn cố tri, một người cha vợ, một người đồng chí, một đàn anh và sau này cùng chịu chung số phận bị tố giác là con nuôi mật thám Pháp.

Tôi thất vọng đến chán nản vì đó là một cuốn Hồi ký vô tích sự, che dấu đến tận cùng chỉ nói về con đường học hành- không một chữ nào liên quan đến những năm hoạt động chính trị-không một chữ nói đến đảng cộng sản- không một chữ nói đến Võ Nguyên Giáp !!

Gớm thay cho những lời tố cáo ở trên. Nhưng cũng sợ thay cho sự im lặng của VNG và ĐTM. Phải chăng đấy là hai bộ mặt thật của guồng máy cộng sản !!

Việc Trường Chinh tố giác tướng Võ Nguyên Giáp ở trên cùng với Đặng Thái Mai là con nuôi trùm mật thám Pháp có vẻ úp mở, nửa là thực, nửa là hư. Người đọc có thể bán tin, bán nghi cho là họ “chơi nhau”. Chữ con nuôi có vẻ là chế thêm vào. Đặng Thái Mai vốn đã là một giáo sư, hơn Võ Nguyên Giáp gần 10 tuổi, nhận được sự giúp đỡ gì để trở thành con nuôi Louis Marty?

Nhưng ông Hoàng Văn Chí trong cuốn Từ thực dân đến cộng sản viết đầy đủ và rõ ràng hơn như sau:

“Mai (Đặng Thái Mai) và Giáp đều là “con  nuôi” của Louis Marty, giám đốc phòng chính trị của Phủ Toàn Quyền. Marty kiếm việc cho Mai dạy học ở trường Gia Long mà giám đốc là Bailey, một người Pháp, và giao Giáp, hãy còn là sinh viên, cho Mai trông coi. Trong khi những đảng viên Tân Việt khác bị tù đầy hoặc cầm cố thì hai người ung dung sống ở Hà Nội cho đến ngày Giáp được Pháp đưa sang Tàu theo Việt Minh chống Nhật. Giáp có theo học lớp “chiến tranh du kích” do Mỹ mở ở Tỉnh Tây, nhưng không bao giờ lên Diên An. Giáp và Mai coi nhau như “anh em kết nghĩa”, nhưng sau khi vợ Giáp chết trong tù, Giáp lấy cô Hà, con gái Mai kém Giáp gần 20 tuổi mà trước kia Giáp vẫn bế trong tay hồi còn là chú cháu”.

[2]Hoàng Văn Chí, Từ Thực Dân đến Cộng Sản, 1962, chú thích trang 83.

Một chi tiết khác nữa là khi còn sinh viên, Võ Nguyên Giáp có đi dậy tư gia mà người học trò không ai khác là bà Thụy An- nhà văn phụ nữ duy nhất cũng là người bị kết án tù 15 năm về vụ án Nhân Văn Giai phẩm.

Giữa Giáp và Thụy An đã nẩy nở một mối tình thầm lặng. Mối tình ấy thấm đậm tinh thần cách mạng qua mấy câu thơ của bà Thụy An được trích dẫn sau đây:

Tóc anh hừng trí bốn phương

Tay run nắm hồn dân tộc

..Rồi anh bắt đầu dẫn dắt

Dạy em khui lửa bất bình

Oán hận réo sôi lòng đất..

[3]Trích bài thơ Sao lại mùa thu của bà Thụy An, trích lại trong Nhân Văn Giai Phẩm, Thụy Khuê, trang 181

Vậy mà khi bà Thụy An bị nạn trong vụ NVGP với cái án 15 năm tù, người tình cũ đã không một lời lên tiếng!! Im lặng. Im lặng như cái im lặng của Hồ Chí Minh với vụ án Nguyễn Hữu Đang.

Khi Giáp được Pháp cho sang Tàu năm 1933, ông đã có ý định rủ Thụy An đi theo.

Và sau đây là lời giải thích của bà Bùi Thụy Băng, con gái bà Thụy An giải thích:

“Người thày giáo đề cập ở đây là tướng Võ Nguyên Giáp. Khoảng 1930, ông ngoại của tôi đã mướn người thày giáo sử địa Võ Nguyên Giáp về kèm má tôi học. Năm 1933, má tôi theo thầy vô Nam. Ông Võ Nguyên Giáp muốn đưa bà cụ tôi sang Trung Hoa. Nhưng má tôi lại gặp ba tôi ở Sài Gòn và hai người lấy nhau, sanh ra anh cả tôi là Bùi An Dương, năm 1934. Lúc đó ba má tôi đã xuất bản tuần báo Đàn Bà Mới nên má tôi trở về Hà Nội cho anh tôi làm con nuôi ông bà Trần Trọng Kim, để vô Nam tiếp tục lo tờ tuần báo. Năm 1937, ba má tôi trở ra Hà Nội sanh ra tôi là Bùi Thụy Băng”.

[4]Bùi Thụy Băng, điện thư ngày 15/9/2004. Trích lại Thụy Khuê, Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc, trang 182.

Theo tài liệu chính thức, ông Võ Nguyên Giáp đỗ cử nhân luật .. Chương trình ba năm. Nhưng theo nhà thơ Nguyễn Vỹ cho hay :

“VNG là Sinh viên Cao đẳng luật khoa, Hà Nội vừa thi đỗ chứng chỉ hai, cấp bằng cử nhân luật, tháng sáu năm 1937. Nhưng năm sau 1938, anh lại thi rớt cấp bằng cử nhân Luật pháp hành chánh. Số đông sinh viên luật Hà Nội thi đậu chứng chỉ cử nhân luật liền học một năm về “Droit administratif” (Hành chánh luật), thi đậu cấp bằng này được bổ ra làm tri huyện, theo Hành chánh Nam triều, hoặc Commis làm tại phủ toàn quyền, hoặc tại các tòa thống sứ, khâm sứ, thống đốc, nếu phục vụ cho chính quyền thuộc địa. Võ Nguyên Giáp lúc bấy giờ có ước vọng làm commis, nhưng thi rớt nên bỏ học luôn và tiếp tục làm giáo sư Sử địa trường trung học Thăng Long”.

[5]Nguyễn Vỹ, Tuấn chàng trai nước Việt, trang 381-382

Tên Võ Nguyên Giáp thật ra là bí danh của Võ Giáp hay bí danh khác là Dương Hoài Nam hoặc người ta còn quen gọi ông là Văn. Ông có học luật, sau làm giáo sư trường Thăng Long dạy môn sử.

Ông cũng là người thuyết giảng cho những người trẻ như Bùi Tín những khái niệm sơ khởi về kỹ thuật chiến tranh. Và theo ông Bùi Tín, ông Giáp là người đã đào tạo nên cả một thế hệ những sĩ quan trẻ tuổi.

Về cuộc đời niên thiếu của tướng Giáp, có một cuốn sách do Georges Boudarel- một người Pháp theo cộng sản viết- nhan đề gọi một cách thân mật vỏn vẹn có một chữ: Giáp. Cuốn sách đã được Hà Nội cho dịch ra tiếng Việt.

[6]  Georges Boudare – Biographhie, Wikipedia. Ông theo Việt Minh từ năm 1950, làm cho đài phát thanh bí mật đặt ở tỉnh Sông Bé. Đó là đài La voix de Saigon-cho lon libre. Sau đó, ông được điều động ra Bắc vào năm 1952. Ông phải đi bộ suốt 9 tháng để đi từ Nam ra Bắc. Cộng sản Hà nội đã chỉ định ông làm ủy viên chính trị trại tù 113 . Sau này, do nhiều tù binh Pháp ra làm chứng và tố giác ông trách nhiệm tra tấn các tù binh Pháp. Chính G. Boudarel củng phải nhìn nhận là tỉ lệ tù binh Pháp chết trong trại giam là rất cao, 50%. Ngay những tù binh Pháp còn sống sót cũng cho biết trong số 320 tù binh Pháp bị giam tại trại tù 113 thì có 278 tù binh đã bị chết trên tổng số 320 tù binh bị giam giữ . Cuốn sách của Boudarel vì thế cần phải dè dặt lắm khi đọc ông.

Trong cuốn  sách của Boudarel  khi đề cập đến người bố của tướng Giáp đã viết như sau:

“Sinh ở An Xá tỉnh Quảng Bình năm 1910, (Chỗ khác ghi năm sinh là 25 tháng 8, năm 1911) Giáp lúc nhỏ sống ở một vùng đồng bằng nhỏ hẹp ven biển miền Trung phía Bắc vĩ tuyến 17. Cụ bà thân sinh những hôm không bận việc đồng áng thì cặm cụi bên khung cửi. Còn cụ ông là một nông dân có học thức tự cầy cấy ruộng nhà.

[7] Tài liệu từ Wikipedia ghi: Bố là Võ Quang Nghiêm, (Võ Nguyên Thân), Võ Quang Nghiêm là một nhà nho, thi cử bất thành về làm hương sư và thầy thuốc Đông y, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ, ông bị Pháp bắt, đưa về giam ở Huế và mất trong tù, truyền đạt lại cho cậu bé Giáp chữ nghĩa thánh hiền và vốn trí thức truyền thống theo Khổng giáo cùng với lòng yêu tha thiết quê hương đất nước.

(Cuốn sách được chú thích thêm là: Học giả người Pháp Georges Bouidarel đã viết như vậy về vị đại tướng đầu tiên của Quân Đội nhân dân trong tập sách “Võ Nguyên Giáp”, nguyên bản tiếng Pháp là “Giáp”).

[8] Trích bài Học giả Pháp viết gì về tướng Giáp, trong Viet Nam. Net, 22-12-2012

© Nguyễn Văn Lục

© Đàn Chim Việt



 Trần Quỳnh

[2]

[3]

[4]

[5]

[6]  Georges Boudarel, theo Viêt Minh từ năm 1950, làm cho dài phát thanh bí mật đặt ở tỉnh Sông Bé. Đó là đài La voix de Saigon-cho lon libre. Sau đó, ông được điều động ra Bắc vào năm 1952 . Ông phải đi bộ suốt 9 tháng để đi từ Nam ra Bắc . Cộng sản Hà nội đã chỉ đinh ông làm ủy viên chính trị trại tù 113 . Sau này, do nhiều tù binh Pháp ra làm chứng và tố giác ông trách nhiệm tra tấn các tù binh Pháp. Chính G. Boudarel củng phải nhìn nhận là tỉ lệ tù binh Pháp chết trong trại giam là rất cao, 50% .. Ngay những tù binh Pháp còn sống sót cũng cho biết trong số 320 tù bình Pháp bị giam tại trại tù 113 thì có 278 tù binh đã bị chết trên tổng số 320 tù binh bị giam giữ . Cuốn sách của Boudarel vì thế cần phải dè dặt lám khi đọc ông.

[7]

[8]

 

26 Phản hồi cho “Tướng Võ Nguyên Giáp [1]”

  1. Sáu C + cc says:

    CHẾT mà KHÔNG được YÊN…. ! . SỐNG mà cứ như….? ( ! ) .

  2. tudo says:

    Nhờ có HAI Đại Ân Nhân ấy mà : bấy lâu nay người dân VN mới được đứng ngan hàng cùng các …nước lớn trên thế giới . Bác Dĩ Đại… Đại Tướng …Dĩ Đại… .Đời…đời …ĐỘI ƠN ; Bác Mao + Bác Hồ + Đại Vỏ.. .

  3. tudo says:

    Nhờ có HAI Đại Ân Nhân ấy mà : bấy lâu nay người dân VN mới được đứng ngan hàng cùng các …nước lớn trên thế giới . Bác Dĩ Đại… Đại Tướng …Dĩ Đại… .Đời…đời …ĐỘI ƠN ; Bác Mao + Bác Hồ + Đại Nguyễn… .

  4. nguenha says:

    Ai ở Huế thuở trước năm 1960 ,đều biết thầy Thông ,dạy Pháp văn ở gần cầu Kho rèn(nhà máy
    Điện Huế).Thầy Thông là bạn học với Vỏ-nguyên Giáp.Trong một buổi học,tôi được nghe thầy Thông kể về VNG :”Ông Giáp là người rất giỏi môn Sử.,.những trận đánh thời xưa ,dưới thời napoleon Ông đều rành-rỏi.Có điều, Ông Giáp rất nóng nảy,dử tợn….! Có một hôm Ông thầy người Pháp gọi Giáp lên trả bài,giờ Sử,Giáp bỏ con dao nhọn trong cuốn tập,khi mở tập, Thầy giáo người Pháp đả thấy và đuổi Giáp.”Đây là câu chuyện nhỏ,nhưng cũng đủ nói lên phàn nào “bản chất’ của Giáp.,nhát là thời Giáp làm Bộ Công -an.

    • Thắc-Mắc says:

      Bạn nguyenha – Trước hết có thể tôi viết sai chữ nguyen từ chữ nguen, nhưng vì chữ nguen quá lạ đối với tôi, nên đành cứ viết chữ nguyen. Thầy Thông như ông nói, có là bạn của VNG, cũng không hiểu lắm VNG. Tôi nhớ khi học Quốc-Học, vị hiệu-trưởng thứ hai kế-nhiệm GS Nguyễn văn Hai ( Quốc-Học bấy giờ có tên là TH/NĐD niên-khóa 1954-1955, và vì TT/NĐD không chịu cách đặt tên trường đó, nên trường mới đổi lại là QH ), là thầy Nguyễn đình Hàm. Thầy Hàm cũng thường kể cho chúng tôi về mối giao-tình của thầy với VNG. Họ cũng là bạn thân, và thầy Hàm rất khen VNG nhiều mặt. Thầy Thông thì những học-sinh ở Huế bấy giờ từ 1955-1959 ( sau đó thì tôi không biết, vì tôi nhập học sĩ-quan ) đều biết. Tôi còn biết thầy Thông hơn thế, vì năm 1957-1958, tôi được thầy mời dạy kèm một người cháu gái học lớp đệ tứ, và một người con trai út tên Giáo, học lớp đệ ngũ. Diễn, người con đầu thi hỏng Bac.2, phải học lại clas.terminale tại Dalat. Đằng, người con trai thứ hai hình như đang học lớp đệ tam thì phải. Tôi bấy giờ đang học đệ Nhất Quốc-học. Thầy Thông là em trai của bà Huỳnh văn Trí. Ông Huỳnh văn Trí là thân-phụ của ông Huỳnh văn Trọng, cố vấn cho tổng-thống Thiệu …
      Tuy vậy cũng cảm ơn nguyenha cho một chi-tiết nhỏ về VNG. Có ít mới có nhiều.

  5. quang phan says:

    Đồng chí Võ đại tướng là con nuôi của trùm mật thám Tây Louis Marty, còn “cha già dân tộc” Hồ chí Minh là bồi tàu Tây trên chiếc tầu buôn của hãng Chargeurs Réunis Amiral Latouche Trévillexin , rồi nạp đơn ngày 15/9/1911 xin vào học trường thuộc địa Tây École Coloniale.

    Chưa hết, ” cha già dân tộc” Hồ chí Minh còn có lúc mần tới chức …binh nhì đơ zèm cùi bắp trong đạo quân của Mao xếnh xáng : Trong Hồ Chí Minh Toàn Tập, Hồ chí Minh đã viết :“Là một người binh nhì trong ‘Bát lộ quân’ ,tôi làm chủ nhiệm câu lạc bộ của một đơn vị ở Quế Lâm. Sau đó được bầu làm bí thư chi bộ của một đơn vị ở Hành Dương “.

    Chậc chậc, các đồng chí lãnh đạo Đảng ta toàn là phường bám chân ngoại bang cả !

  6. quang phan says:

    Có thực chăng Võ nguyên Giáp là thiên tài quân sự thế giới ? Dưới đây là một phần bài viết của cựu đại tá Bùi Tín làm tắt ngúm cái loa tuyên truyền bịp bợm của đảng Cộng sản Hà nội :

    “…báo Quân đội Nhân Dân ở trong nước đăng một số bài báo ca ngợi Ðại tướng Võ Nguyên Giáp “nhân dịp đại tướng bước vào tuổi 100″, trong đó nổi bật nhất là bài của tiến sỹ Hồ Ngọc Sơn, nhan đề Thiên Tài Quân Sự Võ Nguyên Giáp.

    Để giới thiệu bài viết này, ban biên tập báo Quân đội Nhân dân đưa lại tin: “Năm 1992, Hội đồng Khoa học Hoàng gia Anh vinh danh 10 nhân vật quân sự lỗi lạc nhất mọi thời đại, trong đó có 2 vị tướng kiệt xuất của Việt Nam: Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Điều đặc biệt trong số những người được vinh danh, duy nhất Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn sống”.

    Tin trên đây đã được báo Quân đội Nhân Dân đưa ra từ năm 1993, không nói rõ nguồn tin ấy lấy từ đâu, sau đó không được một cơ quan truyền thông quốc tế nào xác nhận, nhưng thỉnh thoảng lại được nhắc lại ở trong nước, nghiễm nhiên được một bộ phận độc giả trong nước coi là sự thật. Đến nay, tin ấy lại xuất hiện và tác giả Hồ Ngọc Sơn cũng truyền bá tin này và dựa vào đó để ca ngợi tướng Giáp bằng những thậm từ tuyệt đối.

    Năm 1994 và 1996 tôi sang London theo lời mời của nhà xuất bản HURST. Bà Judie Stowe trưởng ban Việt ngữ hãng BBC đưa tôi đến thăm Viện nghiên cứu Viễn Đông và Thư viện Hoàng gia. Tôi cố tìm xem có một tin nào về Hội đồng khoa học Hoàng gia Anh “bàn và bầu ra 10 nhân vật quân sự lỗi lạc nhất mọi thời đại” hay không, thì đều được trả lời là không! Tôi mở máy computer tại chỗ, tra cứu, đều không thấy gì.Vậy thì đó chỉ là chuyện tưởng tượng, phao tin, bịa đặt, kẻ tung người hứng trên đất ta.

    Tôi sang Mỹ nhiều lần, thường ghé qua Thư viện Quốc hội Mỹ – Library of Congress – kho lưu trữ sách báo đồ sộ nhất thế giới, tại đó có thể tìm đọc những báo Nam Phong, Thanh Nghị, Cứu quốc, Nhân dân… từng trang được lưu cẩn thận trên phim, muốn có phiên bản trang nào là có thể có ngay. Tại đó tôi thử tìm tin về 10 hay 100 nhận vật quân sự lỗi lạc nhất mọi thời đại đều không thấy.

    Bởi vì năm 1993, báo Quân đội Nhân Dân cùng báo Lao động và Thanh Niên còn đưa tin là tháng 2- 1984 cũng Hội đồng Hoàng gia Anh đã chọn trong một danh sách 98 viên danh tướng từ cổ chí kim, bỏ phiếu bầu ra 10 vị kiệt xuất nhất để đúc tượng vàng(!) sẽ được đặt tại Viện bảo tàng London (!). Để cho đáng tin, người bịa tin này kể ra tên 3 viên tướng thời Cổ đại là Alexandre Đại đế, Hannibal và César, thời Trung đại là Hưng Đạo Đại Vương, thời dân chủ tư sản là Cromwell và Fredéric Đại đế (nước Phổ), thời Cận đại là Napoléon đệ Nhất và Kutuzov (Nga), thời cận đại là Zukov và Võ Nguyên Giáp.

    Để thêm dấm ớt cho tin bịa đặt giật gân trên đây,bản tin còn ghi thêm là Frédéric Đại đế chỉ được 71 % số phiếu bầu, Kutuzov được 72 % số phiếu trong khi Napoléon, Zukov và Võ Nguyên Giáp đều được 100 % số phiếu.

    Tôi đã hỏi nhà báo Đỗ Văn, nguyên quyền trưởng ban Việt ngữ của hãng BBC, London, anh trả lời: “Tôi xác định không hề có việc vinh danh như vậy; đó là một tin hoàn toàn vô căn cứ”.

    Thế là mọi sự đều rõ. Tôi để công tra cứu trên mạng Google và mạng Wikipedia – bách khoa toàn thư mở cho toàn thế giới – cũng không có chuyện bình chọn quốc tế này.

    Tôi muốn nhắn Ban biên tập báo Quân đội Nhân Dân kiểm tra kỹ những bài đăng trên báo, tôn trọng người đọc, bảo đảm tính chân thật, tin quan trọng cần có bằng chứng cụ thể. Tôi cũng nhắn tác giả Hồ ngọc Sơn có dũng khí cải chính trên báo, xin lỗi bạn đọc và xin lỗi tướng Võ Nguyên Giáp. Vì nói sai về người khác, dù cho bôi xấu hay khen quá lố đều là không nên. Con người có nhân cách tự trọng không bao giờ muốn người khác khen quá lời về bản thân mình…”.

    • tudo says:

      Người đời hay nói : ” khen té hen …! ” là nghỉa gì …? xin được chỉ dạy,đa tạ .

  7. Trúc Bạch says:

    Có câu : Nhất Tướng Công Thành, Vạn Cốt Khô .

    Với tướng Giáp thì không phải là Vạn, vài Vạn, hay vài chục Vạn, mà là hàng chục triệu người VN đã phơi xương cho cái gọi là “Chiến công thần thánh của Huyền Thoại Võ Nguyên Giáp” .

    Ông Giáp là một ông tướng có biệt tài Nướng Quân mà trong quân sử thế giới, ít ai có được biệt tài này; Để đạt được chiến thắng – qua chỉ đạo trực tiếp của các tướng Tầu như Lã Quý Ba, Trần Canh .v.v…., tướng Giáp đã không ngần ngại nướng quân theo chiến thuật Biển Người của Mao – thế cho nên dù là chiến thắng, nhưng kết quả thì “địch chết ba, quân ta chết…sạch” . (Theo kiểu : Mậu Thân, hai ngàn người xuống đồng bằng…Chỉ một đêm, còn sống có 30)

    Ngoài tài Nướng Quân, tướng giáp còn một biệt tài mà – nếu đem so sánh – thì có thể vượt trội hơn cả biệt tài Nướng Quân của ông, đó là biệt tài ngậm miệng ăn tiền ; Ông đã cắn răng, cắn lợi, gục mặt trước muôn vàn nhục nhã mà đám Lê Đức Thọ, Lê Duẫn cùng đồng bọn chụp lên đầu ông, quăng vào mặt ông và đám đàn em thân tìn của ông ; Ông đã thản nhiên ngồi nhìn đàn em của ông bị giết hại, bị trù dập, bị hành hạ, bị xỉ nhục… chỉ vì bênh vực ông như các ông Trần Độ, Phạm Quế Dương v.v….

    Có người mê ông, đã chống chế cho hành động hèn hạ này của ông bằng lập luận : “Ông yêu nước, yêu đảng nên không muốn nội bộ đảng vì ông mà bị chia rẽ….”

    Hoặc là : “Ông nhẫn nhục phụ trong, chờ thời cơ để rửa mối oan ….”

    Nhưng ông “nằm ngửa” chờ mãi, chờ mãi để mỗi năm, đám ôn thần lại dựng ông dậy, bắt mặc áo (chưa chắc đã được mặc quần), bắt ông đeo lon đeo…lá để nhận bằng khen từ chúng nó .

    Có người thắc mắc hỏi tại sao các tác giả Pháp và Mỹ – kể cả các ông tướng từng là đối thủ của ông – đều hết mực ca tụng ông như một vị Danh Tướng Đại Tài ?

    Rất dễ hiểu ! Vì các ông Tây bà đầm ấy không muốn bị đời xỉ vả là đã thua dưới tay một tên tướng “vô danh”; Có nghĩa là : Thà muối mặt “bơm” Giáp thành “Danh Tướng”, để được thua dưới tay một Danh Tướng – Như thế – dù sao cũng đỡ nhục hơn là bại dưới tay một tên tướng chỉ có biệt tài Nướng Quân như nướng chả của ông Giáp .

    Ngày xưa đại tướng cầm quân
    Ngày nay đại tướng cầm quân chị em
    Ngày xưa đại tướng công đồn
    Ngày nay đại tướng canh n…ồn chị em .

    Câu ca dao thời đại Hồ Chí Minh này có lẽ đã nói hết được cái biệt tài – thiên hạ vô địch thủ – của Thiên Tài Quân Sự Võ Nguyên Giáp .

    • tudo says:

      Truyền thông quốc té … ! và Nhửng Dị … ! :Pháp,Mỷ,Tướng Xỉ Tượng của Pháp Mỷ thua TƯƠNG VỎ làm sao sánh bằng….” trãm trận trăm thắng “.

  8. Phúc Thắng says:

    Tướng Giáp là một vị tướng rất hèn, hèn đến khi chết.
    Nếu không hèn ông đã nói ra rất nhiều sự thật nơi thâm cung bí sử dưới triều dại CS.

  9. pt says:

    Ngày xưa chống Mỹ cầm quân
    Ngày nay hết giặc cầm quần chị em

    Đó là 2 câu thơ của đệ tử Lê Duẩn – Lê Đức Thọ đã nhạo báng VNG triệt tiêu Vo Nguyen Giap làm mất uy tín ko lọt vào chức TBT đcs thời đó .
    Còn Ông Hồ 10 năm cuối đời bị 2 ông Duẩn – Thọ quản thúc kín không cho đối nội , đối ngoại , mọi quyền hạn do 2 tên đàn em thâu tóm quyền lực , trong đó có bộ hạ CA Trần Quốc …
    Trước khi ô Hồ đi gặp các cụ Các Mác – Lê Nin – Stalin và các vị đảng anh khác …đã dặn đàn em trong đó có Duẩn – Thọ là khi chết thì thiêu thành tro cốt ( hỏa táng ) hoặc chôn trên 1 quả đồi …Nhưng đàn em ko chịu nghe muốn khai thác ( niềm tin ) lấy hình ảnh ông Hồ làm bậc thánh nhân thêu dệt thành ( thần tượng ) đẽ trục lợi chính trị + kinh tế như hiện nay . Những ko may cho đcs vì theo phong thủy ông Hồ giờ tồn tại ướp xác như vậy nằm giữa Thủ Đô từ thời vua Lý đến nay là ko ổn , nên đất nước bị giặc Tàu luôn quấy nhiễu , đcs thì chia bè lập phái chống nhau * sang -trong chống hùng dũng , nội bộ xâu xé nhau . Trong lúc tương giáp thì hơn 100 tuổi liệt giường sống đời thực vật , ắt cũng có sự oan nghiệt nào đây đối với QG – DT ?. Kẽ nào gieo gió sẽ có ngày gặt bão , gieo nhân hưởng quả . Tôi tin chắc ông Hồ – Giap > công tội cũng 50/50 . Trên thế giới này chỉ có ướp xác Lê Nin – Mao – cha con Kim bên Bắc Triều Tiên & ông Hồ mà thôi , nói chung là CNCS THÍCH sùng bái cá nhân ,đễ con cháu chúng trục lợi = mọi cách lấy đó tvuawf tuyên truyền vừa đễ trị dân

  10. Trực Ngôn - Quỳnh Chi - Hội SV VN tại Mỹ - says:

    Trăm nghe không bằng 1 thấy , ngàn thấy chẳng bằng 1 sờ . Muốn viết về một nhân vật lịch sử như Tướng Giáp , thì không thể mơ hồ để viết khơi khơi toàn là nhặt nhạnh ,sao chép , nghe nói …như vậy được . Khác chi người mù cứ đòi tả khi chưa rờ được VOI .
    Ông Lục có đủ dũng cảm thì cứ gan dạ như hàng triệu người khác vào Việt Nam mỗi năm , để được nghe , được trực diện với Cộng Sản mà chiêm nghiệm cả những hay – dở , xấu – tốt của người Việt mình đi chứ ?

    • tudo says:

      Đúng…đúng…100% quý dị…! là : NGƯỜI được nuôi trồng,thành tâm ! thiện ý ! không phản bội như : nhửng kẻ bị …thế lực thù địch,bon diễn biến hòa bình,tay sai thực dân đế quốc xúi dục… chống lại chế độ chxhcn VN .

Leave a Reply to Sáu C + cc