WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Một góc xã hội Việt Nam qua hình tượng tướng Giáp

Giap (1)
 

Tôi khá bị bất ngờ với các phản ứng dồn dập trái chiều liên quan tới việc Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần.

Từ vài chục năm nay tướng Giáp không còn tiếng nói tác động trực diện tới các vấn đề thời sự trong và ngoài nước mà thế hệ chúng tôi quan tâm. Việc bỗng dưng một số báo chí đổ bài nói về ông là điều không cân xứng với xã hội đương đại, khiến tôi có cảm giác có cái gì đó không ổn.

Người lính

Nhiều mỹ từ được dùng để mô tả tướng Giáp như một thống lãnh tài tình và một người cộng sản liêm khiết. Trong nhóm mỹ từ ấy có ghi nhận ba lá thư ông viết phản đối đại dự án bô-xít ở Tây Nguyên.

Danh tiếng của tướng Giáp hình thành cùng các chiến tích đặt nền móng cho sự tồn tại của thể chế hiện nay, nhưng có vẻ như các đồng chí của ông chưa bao giờ cho phép ông thoát khỏi vai người lính để trở thành chính trị gia.

Mặt khác, bản thân tướng Giáp cũng chấp nhận mãi mãi làm “người lính cả”. Khó tìm được chứng cớ cho thấy ông từng có tham vọng chính trị so với những người đồng chí luôn dè chừng và kèn cựa với ông.

Một mặt tướng Giáp có chỗ đứng trong hàng ngũ đảng cộng sản, mặt khác đồng đội bằng vai phải lứa của ông chưa bao giờ quá hồ hởi với ông sau khi đã đạt được mục đích chính trị là thống lĩnh toàn Việt Nam.

Trung thành

Những ý kiến nói tướng Giáp là nhân vật cấp tiến trong nội bộ đảng mang nhiều lý do để người quan sát ngờ vực. Chưa bao giờ tướng Giáp đặt dấu hỏi về vai trò độc quyền cai trị đất nước của đảng cộng sản mà ông là thành viên. Ông hành xử êm hiền tới nỗi chẳng bao giờ lên tiếng bênh vực những người yêu nước đòi bảo vệ lãnh thổ. Lòng trung thành với đảng cộng sản của ông Giáp là rõ ràng, trong khi lòng trung thành với đất nước, với dân tộc lại rất không rõ ràng.

Vì thế, với quá trình trung thành hỗ trợ đảng cộng sản độc quyền thống trị Việt Nam mà ông Võ Nguyên Giáp lại được nâng lên thành hình tượng „con người Việt Nam mẫu mực” có nhiều điều không ổn, chứng tỏ người tâng bốc ông muốn hoặc a) tách ông với đảng cộng sản để dễ bề nâng ông lên hàng “xuất chúng” bất chấp nguyện vọng của ông, hoặc b) bất chấp sự thật chỉ để nhào nặn qua loa cho có một biểu tượng mà dùng, miễn sao đáp ứng nhu cầu tìm thần tượng trong xã hội quá nhiễu ương tại Việt Nam. Theo dõi dư luận những ngày qua, tôi thấy cả hai hiện tượng này đều xuất hiện.

Trách nhiệm

Tướng Giáp được xưng tụng là người được lòng dân, như thể ông đã làm gì đó vượt qua khuôn khổ bình thường của một đảng viên cộng sản. Nhưng nhìn vào thực tế ông chẳng làm gì khác hơn đảng của ông trong các đề tài cấm kị như tù nhân chính trị, Phật Giáo Thống Nhất, tự do tín ngưỡng, thiết lập đa đảng hay tam quyền phân lập… Kể cả khi tỏ ra phá lệ để đề cập tới Bô-xít hay chủ quyền thì ông vẫn không phủ nhận vai trò độc tôn của đảng cộng sản trên quê hương nơi ông từng khiến bao quân vào sinh ra tử.

Bởi vậy, nếu có „xuất chúng” thì đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn xuất chúng trong khuôn khổ, chứ ông không hề đem mình ra bảo vệ những đòi hỏi cấp thiết và sống còn của dân tộc. Ông đã không dùng hàm đại tướng của mình để làm không gian sống cho các cụm từ „cấp tiến” hay „đặt quyền lợi người dân lên trên” mặc dù đã có cả mấy chục năm để làm việc đó.

Tương tự như vậy với ý thức của ông về chiến tranh. Cũng như các đồng chí khác, ông không thấy có nhu cầu phải nói gì về trận Mậu Thân tàn bạo do quân đội Bắc Việt gây ra. Ông ắt có lý do để im lặng mà đảng cộng sản của ông cũng hành xử tương tự.
Thần tượng?

Rất có thể vị đại tướng cộng sản mới từ trần sẽ được biến thành biểu tượng bên cạnh Hồ Chí Minh cho thêm phần sinh động, rất cần để tô vẽ chính thể “ưu việt” tại Việt Nam.

Việc một số người cả già cả trẻ và cả bloggers trong nước tâng bốc tướng Giáp cho thấy có một góc xã hội người Việt đang khắc khoải tìm thần tượng trong đường hầm tăm tối, còn đảng cộng sản thì phải dùng tới nhân vật mà họ không hoàn toàn tín cẩn như ông Giáp để chi phối người dân.

Đó dĩ nhiên là hệ quả của độc tài và bưng bít thông tin, chứ không phải vì người Việt thiếu thần tượng. Bằng cớ là những nhân vật như linh mục Nguyễn Văn Lý hay Hòa Thượng Thích Quảng Độ đều là những tên tuổi biểu dương cho sự đối kháng bền bỉ và lẫm liệt dẫu bị nhà nước chủ yếu lôi các tên tuổi đó ra mà đe dọa.

Vô số ảnh, bài đăng trên báo chí ghi nhận ngàn người xếp hàng viếng tướng Võ Nguyên Giáp thế nào, con đường làng đưa tiễn ông lần cuối được chuẩn bị gấp rút ra sao… khiến tôi bùi ngùi nghĩ tới ngày Hòa Thượng Thích Huyền Quang viên tịch. Tôi rất nhớ những dòng người đã bị công an ngăn cản thô bạo khi viếng Hoà Thượng và các báo thường ngày chăm chỉ tìm kiếm thần tượng cho giới trẻ đã im lặng sau cái chết của nhân vật đã nhiều lần được đề cử Nobel Hoà Bình. Lại bao cảnh vật lộn, xô đẩy trong những đám tang „quan tài diễu phố” thúc nhắc tôi về một xã hội bất công mà những người như ông Giáp đã cố tình rũ bỏ trách nhiệm của người quyền chức.

Tôi không biết phải nói thế nào với các bạn trẻ trót tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp là thần tượng đáng được nâng niu. Nhưng nếu các bạn đã quyết chịu tang ông thì hãy đốt nén hương cho cả những người đã bỏ mạng trong thời bình vì chính sách mà ông Giáp chưa bao giờ phản đối.

Các bạn cũng đừng quên bao người hiện vẫn còn hưởng án tù oan sai vì cất lên tiếng nói bảo vệ đất nước, công lý và tự do. Họ bị án oan vì những người như ông Giáp không thấy có liên quan hay trách nhiệm với họ. Vậy người trực tiếp chịu trách nhiệm phải là tất cả những ai đang cố gắng đi tìm hình tượng đẹp cho Việt Nam.

Warszawa, 11 tháng 10 năm 2013

© Đàn Chim Việt

Tags:

13 Phản hồi cho “Một góc xã hội Việt Nam qua hình tượng tướng Giáp”

  1. DâM TiêN says:

    Ai yêu nước yêu dân hơn ai ?

    Ông Giáp, khi còn trên “đỉnh,” còn “khủng,” tuyên bố rất là “chảnh”:
    ” Dưới ánh sáng Lê nin và ngọn cờ bách chiến bách thắng của đảng ta,quân đội nhăn răng
    quyết làm tròn hết mọi nhiệm vụ mà đảng ta (?) giao phó.”

    Và với nữ ký giả Oriana Fallaci, Giáp nổ dữ : dù phải tốn hàng triệu, hai triệu quân sĩ, chúng tôi
    cũng thề quyết giải phóng Miền Nam. ( cho nên ông Big Minh, sợ rét run, rằng sẽ có Saigon
    tan tành, có hàng triệu sinh linh uổng tử, có hàng triệu lính sinh bắc từ nam, nên… đọc lời hàng!)
    Lỡ Mỹ cáu tiết, nó dội tan tành Miền Bắc thì còn gì là dân tộc VN?

    Nhớ rằng, VNCH từng có năm thần tướng hy sinh vì danh dự, dân tộc quên thân mình, mà không
    bỏ đi ra nước ngoài…Và ngay như ông Minh Cồ, Tướng Khoa Nam, đều từ chối sự trợ giúp của
    Tàu và Pháp… Ông Tt Ngô Đình Diệm quyết ngăn không cho quân Mỹ đổ vào Miền Nam, nên ông
    phải hy sinh.
    Thì bên nào — Cộng Hòa hay Cộng Sản — bên nào vì nước vì dân; bên nào lấydân làm gốc, mua
    ruộng của điền chủ, và biếu không cho nông dân nghèo? v.v.

  2. quang phan says:

    Bức hình đăng chụp hình đồng chí Võ đại tướng lúc giơ hai tay xin đầu hàng đồng chí Lê Duẫn, miệng thì lập bập ” Tôi cầm quân không xong, nay đồng chí cho cầm quần chị em, tôi rất lấy làm tâm đắc, nguyện sẽ cố gắng động não để làm tốt nhiêm vụ mới “.

  3. Lý Nhân Bản says:

    Cái nhìn của Tôn Vân Anh thật sắc bén!

  4. Nguyễn Văn says:

    Vậy người trực tiếp chịu trách nhiệm phải là tất cả những ai đang cố gắng đi tìm hình tượng đẹp cho Việt Nam” (Tôn Vân Anh)

    Đại tướng đánh Tây đánh Mỹ cửa trước để rước giặc Tàu vào cửa sau. Đại tướng cầm quân nướng sống 4 triệu quân dân Việt Nam để giành tự do hạnh phúc cho … Tàu.
    Khốn khổ cho con dân Việt Nam. Võ đại tướng và đồng bọn ăn ốc, bây giờ tác giả bắt con cháu đại tướng phải đổ vỏ.
    Kẻ ác đem quỷ dữ vào nhà không bị trị tội, bây giờ bắt con cháu chịu trách nhiệm. Như vậy có công bằng không? Đúng là luật pháp con người xã hội chủ nghĩa!

  5. quang phan says:

    Tác giả Tôn Vân Anh : “…nếu các bạn đã quyết chịu tang ông thì hãy đốt nén hương cho cả những người đã bỏ mạng trong thời bình vì chính sách mà ông Giáp chưa bao giờ phản đối.

    Các bạn cũng đừng quên bao người hiện vẫn còn hưởng án tù oan sai vì cất lên tiếng nói bảo vệ đất nước, công lý và tự do. Họ bị án oan vì những người như ông Giáp không thấy có liên quan hay trách nhiệm với họ. “ – Trích

    Giáp ở đâu, ú u ù, Giáp ở đâu ? trong lúc nhân dân ta thán vang trời dậy đất ” bọn cầm quyền Việt cộng tàn ác còn hơn cả bọn thực dân Pháp .

    Luật gia Lê Hiếu Đằng – cựu đại biểu Hội đồng Nhân dân TP HCM: “Lịch sử ơi, sao ngươi chơi trò trớ trêu và cay đắng quá vậy. Ta đi chống chế độ cũ đàn áp nhân dân, nay ta lại gặp cảnh cũ như là trong cơn ác mộng!”.

    Bà Lê Hiền Đức -công dân chống tham nhũng nổi tiếng: “Đã sống qua thời Việt nam còn chịu ách cai trị của phong kiến, ách đô hộ của thực dân, phát-xít, đã hoạt động hậu địch trong kháng chiến, đã xem phim ảnh, nghe kể lại hoặc trực tiếp chứng kiến hàng trăm, hàng ngàn vụ chính quyền “của dân, do dân, vì dân” cưỡng chế, thu hồi đất đai, nhà cửa, tài sản đối với người dân dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, song tôi chưa bao giờ thấy người dân bị đàn áp một cách man rợ đến như thế, với quy mô lớn như thế”!

  6. NON NGÀN says:

    SỰ NGHIỆP VÀ CÁ NHÂN CON NGƯỜI

    Sự nghiệp cá nhân con người luôn luôn gắn với tính độc lập, tự do của chính bản thân cá nhân đó. Đây là hai yếu tố luôn thực sự đồng nhất hay gắn kết với nhau. Nếu thiếu yếu tố độc lập, tự do của cá nhân cũng ảnh hướng lớn đến sự nghiệp nếu có thật sự của chính cá nhân liên quan.
    Sự nghiệp của tướng Võ Nguyên Giáp thực chất hoàn toàn không thoát ra khỏi điều ấy. Ông Giáp là một chiến sĩ CS, một thành viên trong tập thể CS trước đây ở VN. Như vậy sự nghiệp ông Giáp tuyệt đối là sự nghiệp tập thể mà hoàn toàn không đúng nghĩa chỉ là sự nghiệp lịch sử cá nhân ông, cho dù nhìn vào bất kỳ khía cạnh nào có liên quan cũng đều như thế. Tất cả mọi lời nói của ông Giáp, phong cách ứng xử của ông Giáp, mọi hành động hay mọi viết lách của ông Giáp luôn luôn chỉ cho thấy điều đó. Cho nên cái hào nhoáng cá nhân của ông Giáp thực sự không có, chỉ có cái hào nhoáng tập thể mà ông Giáp là thành viên và được hướng chung trong đó mới là cái chính yếu có thật. Sự kiến nghị của tướng Giáp thất bại về vụ bâu xít tây nguyên cũng thể hiện ra trong chính ý nghĩa và tính cách cụ thể như thế.
    Điều đó nói lên sự khác biệt của tướng Giáp so với sự nghiệp hay danh tiếng của bất kỳ vị tướng lãnh tên tuổi nào trong lịch sử nước nhà trước thời đại của tướng Giáp.
    Đây cũng chính là cơ sở hay nền tảng của thực tế và lịch sử để đánh giá và kết luận về ý nghĩa cũng như tính cách của tướng Giáp trong chính sự nghiệp muôn đời mà lịch sử sau nay biết đến về công sức và sự nghiệp trong cuộc đời của ông.
    Cho nên mọi sự kiện, mọi cảm xúc nhất thời, thoáng qua trong hiện tại rồi cũng sẽ trôi đi. Chỉ có ý nghĩa lịch sử khách quan chung là tồn tại mãi mãi. Lịch sử của nước nhà hay lịch sử của toàn cầu ngày nay cũng chỉ là như thế. Ý nghĩa của lịch sử nói chung lại bao giờ cũng chỉ là ý nghĩa của mọi cái đúng đắn, thiết yếu sau cùng. Mọi hiện tượng nhất thời, cho dù ồn ào hay sóng gió nhất cuối cùng rồi cũng sẽ qua cả thày. Cái cốt lõi vẫn luôn là ý nghĩa và giá trị nền tảng nhất của lịch sử về mọi phương diện, phương diện từng cá nhân hay phương diện toàn xã hội hoặc mỗi dân tộc, đất nước đều chỉ là như thế.

    NGÀN KHƠI
    (12/10/12)

  7. Nam Định says:

    Bài viết sâu sắc, đúng, thấu tình đạt lý.
    Cảm ơn Tác giả.

  8. vybui says:

    Đúng như chị Tôn Vân Anh nhận định, người ta đang định tách tướng Giáp ra khỏi Đảng Cộng Sản để dựng ông ta thành một thần tượng mới, thay thế HCM xem ra càng ngày càng mất giá : ANH HÙNG DÂN TỘC!

    Điều này tuyệt đối không để xảy ra!
    Suốt quá trình tham gia cuộc ‘Cách Mạng Vô Sản”, VNG và những đồng chí cùng thời cuả ông dưới sự dẫn dắt của HCM, một tín đồ trung thành , đứa con xuất sắc cuả Chủ Nghĩa Mác-Lê Nin, đã đem và áp dung thành công chủ nghĩa này cho Việt Nam mà đến nay không bút mực nào ghi hết tội lỗi cuả nó với DÂN TỘC VIỆT NAM!

    Người ta cũng định “chặt” cuộc chiến VN thành nhiều khúc, và dành cho ông Tướng CS này một miếng ‘nạc’ nhất trong cái cơ thể cuộc CM Vô Sản núp bóng chiến tranh chống thực dân. Nhưng điều này cũng bất khả!

    Đến nay, không ai trong những người hiểu CS còn mơ hồ về chiến tranh Giải Phóng, một sách lược của Lê Nin áp dụng cho những nước còn đang bị các chế độ thực dân kềm kẹp. Một sách lược có tính cách giai đoạn, nhất thời, để khi hoàn tất, bước kế tiếp sẽ là Cách Mạng Vô Sản dưới sự soi sáng của Chủ Nghĩa CS! Lịch sử VN trong giai đoạn những năm 50 cuả thế kỷ trước cho đến nay đã chứng minh điều này. Đảng Lao Động rồi Đảng CSVN cùng những người lãnh đạo cuả nó cũng không cần dấu diếm như trước đây khi họ chưa cướp được chính quyền. Hơn thế, chính Hồ Chí Minh và các cộng sự của ông hãnh diện vì đã thực hiện được Chủ Nghiã Xã Hội it ra trong nửa nước. Cuộc Cải Cách Ruộng Đất, Đấu Tranh Giai Cấp rồi mô hình chế độ rập khuôn theo Liên Xô, Trung Cộng hình thành tại miền Bắc và tiếp tục nhận viện trợ quân sự, lương thực…để tiến hành chiến tranh nhuộm đỏ toàn cõi VN để cả nước đi theo CNCS sau này thì Cách Mạng Dân Tộc là mục đích hay phương tiện ?

    Như thế, còn chỗ nào cho Dân Tộc Việt Nam mà Võ Nguyên Giáp được xưng tụng là “yêu nước”, là “Anh Hùng Dân Tộc”?

    Dân tộc nào hưởng thành quả do tài năng cuả Giáp, một người CS từ “đầu đến chân”, trung thành tuyệt đối với Đảng CS, hiến thân cho CNCS, cho cuộc Cách Mạng Vô Sản trên toàn thế giới.
    Dân Tộc Việt Nam hay Chủ Thuyết CS?
    Anh hùng Dân Tộc hay anh hùng của phong trào Cộng Sản Thế Giới?

  9. Minh Đức says:

    Trích: “Bởi vậy, nếu có „xuất chúng” thì đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn xuất chúng trong khuôn khổ”

    Bài nhận xét này chính xác. Ông Võ Nguyễn Giáp không đi ra ngoài khuôn khổ của đảng Cộng Sản Việt Nam.

  10. Mai Hoàng says:

    Tin gì mà tin! mấy ngày nay mở TV kênh nào cũng Giáp, chán bỏ bu đành mở đầu đỉa xem phim cho nhẹ cái đầu. VN nhiều anh hùng quá, đánh bại hai đế quốc thế mà không thấy một nhà khoa học thiên tài, một nhà phát minh vĩ đại tầm cở thế giới đem thành tựu khoa học của mình để phục vụ nhân loại, chỉ thấy đi xin xỏ viện trợ đầu này đầu nọ rồi giở những mưu chước ” lòng tin chiến lược” lừa bịp cộng đồng thế giới. Huy chương nhiều làm gì, phải chăng để đưa đất nước này vào một lầm than cơ cực mới? Loanh hoanh mấy chục năm trời từ 1975-2013 ( 38 năm), thế mà kinh tế vẫn cứ bất ổn, tham nhũng tràn lan, dân biểu tình vì đất ngày càng nhiều còn mấy ông cầm quyền lúc nào cũng khẩu hiệu sáo rỗng : của dân, do dân, vì dân… VN không cần anh hùng nửa chỉ cần một nhà chính trị thiên tài, kinh bang tế thế đưa đất nước thoát khỏi trầm luân để sánh ngang hàng với Nhật Bản, Thái Lan và các nước ĐNÁ .

Phản hồi