Sóng gió của Đại tướng Võ Nguyên Gíáp
Chiến dịch Điện biên Phủ ,tôi là chính trị viên đại đội pháo (Tô Vĩnh Diện) đã được gặp đại tướng Võ Nguyên Gíap lần đầu tiên. Đại tướng rất thân tình với anh em .Chúng tôi kính mến lắm. Khi Mỹ bắt đầu đánh phá miền Bắc, tôi làm Tổng Biên tập báo Phòng không, Không quân. Năm1970 tôi làm phó chính ủy trung đoàn bảo vệ cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa) , rồi đưa cả đơn vị vào bảo vệ Trường Sơn. Khi Trung Quốc đánh ta, tôi lại được chiến đấu ở biên giới phía Bác .
Từ ngày lãnh trách nhiệm Tổng Biên tập tạp chí Lịch Sử Quân Sự (1982) tôi nhiều lần được gặp Đại tướng để xin ý kiến . Trong các buổi gặp bao giờ Đại tướng cũng rất thân tình, cung cấp nhiều tư liệu quý giá với những chỉ bảo thật căn kẽ, thấu đáo.
Tôi rất khâm phục trí tuệ uyên thâm, uyên bác và sức làm việc hết sức dẻo dai của Đại tướng nhưng rất thắc mắc là tại sao năm 1980 Đại tướng đã thôi làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và năm 1982 đã thôi Uỷ viên Bộ Chính Trị .
Đôi lần trong bối cảnh thân tình tôi đã định hỏi trực tiếp Đại tướng nhưng rồi lại ngần ngại, lần lữa.
Một hôm, trong một bữa cơm thân mật tại nhà thượng tướng Trần Văn Trà tôi nêu câu hỏi vì sao Đảng không tận dụng tài thao lược và trí ruệ siêu việt của Đai tướng Võ Nguyên Giáp trong lĩnh vực quốc phòng mà lại bắt Đại tướng phụ trách việc sinh đẻ có kế hoạch?
Thượng tướng bảo tôi: Chủ yếu là do mâu thuẫn với anh Ba (Lê Duẩn) nhiều việc:
“Từ những năm 1950 anh Văn đã không đồng tình đánh Nhân Văn Giai Phẩm và ngay thời gian đó vẫn thường thăm hỏi, sẻ chia chân tình với một số nhà văn có tài”.
Anh Tư (tên thường gọi của Thượng tướng Trần Văn Trà) kể tiếp:
“Khi đánh xét lại anh Văn bị coi như trùm trưởng dấu mặt. Đối với cải cách ruộng đất và cải tạo công thương tư doanh cả ở miền Bắc và sau này ở miền Nam anh Văn cũng không tán thành.
Mâu thuẫn với anh Ba càng sâu sắc hơn khi sau ngày 30/4/1975 anh Ba chủ trương bắt chính quyền Sài Gòn và quân đội Sài Gòn đi cải tạo trong khi mình thì nhất trí với anh Văn là nên phân biệt hàng binh và tù binh, nên đối xử với những người bại trân như nước Mỹ thế kỷ 18 trong chiến tranh Nam-Bắc. Phía Bắc thắng, phía Nam đầu hàng mà không bị xử lý gì. Cha ông ta xưa cũng từng đối xử với giặc Tàu bại trận như vậy”.
(Văn bia Vĩnh Lăng kể về chiến công Lê Lợi- Nguyễn Trãi đánh thắng quân Minh còn ghi rõ: “Những quân giặc bị bắt và những quân đầu hàng có đến mười vạn người, đều tha cho về cả. Đường thủy thì cấp cho hơn 500 thuyền, đường bộ thì cấp cho lương ăn và ngựa; răn cấm quân sỹ (của ta) không được xâm phạm mảy may (đến quân giặc)”).
Một hôm, tôi đến hỏi Đại tướng để xác minh lời kể của thượng Tướng Trần Văn Trà. Đại tướng dẫn tôi ra ngoài vườn vì sợ trong nhà bị đặt máy ghi âm. Đi hết mấy vòng sân vườn, Đại tướng xác nhận: Các điều anh Tư nói đều đúng hết. Nhưng thôi đừng quan tâm. Lịch sử rồi sẽ minh xét như vụ án Lệ Chi Viên, cụ Nguyễn Trãi bị chu di tam tộc nhưng lịch sử đã minh oan lâu rồi.
Hôm ấy Đại tướng đã ký tặng tôi tấm ảnh chụp giữa hai người.
Tháng Hai năm 1984 Hội đồng Khoa học Hoàng gia Anh chọn 10 danh tướng trong số 90 vị tướng nổi tiếng từ Cổ đại đến hiện đại .Việt Nam vinh dự được chọn 2 vị : Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và Đại tướng Võ Nguyên Gíap .Năm 1994 , kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, nhà xuất bản Văn hóa-Thông tin nhờ tôi làm chủ biên xuất bản cuốn sách “ 10 danh tướng thế giới.”.
Tôi viết hai phần: “Lời nói đầu” và “Đại tướng Võ Nguyên Gíáp”. Về Đại tướng Võ Nguyên Gíap tôi lấy tài liệu của Bách Khoa Toàn Thư về quân sự và quốc phòng của Mỹ (International military Defende Encyclopedia). Họ ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp hết lời với nhiều tài liệu xác thực. Sách phát hành, tôi bị người của Ban Tuyên Giáo Trung Ương đến nhà 4,5 lần quy kết tôi bịa đặt, quá đề cao Tướng Giáp.
Tin Đại Tướng ra đi làm tôi quá xúc động nên có dấu hiệu bị tai biến mạch máu não. May nhờ cấp cứu kịp thời và chỉ xuất huyết nhẹ nên đã qua khỏi.
Người đến viếng nhà Đại tướng quá đông. Tivi đưa tin hàng trăm ngàn người. Xem tivi thấy các phố đông kín người. Tôi rất lo không đi viếng được. May mà có cháu của Đại Tướng đến đón nên 8 giờ sáng mồng 10/10, vợ chồng tôi đã được vào lễ. Tôi phúng bức trướng ghi: “Kính Viếng Đại Tướng Võ Nguyên Giáp Đại Danh Nhân Danh Tướng Thế Gian – Đời Đời Kiếp Kiếp Lưu Danh Thiên Tài”.
Phạm Quế Dương – Hội Viên Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam .
Nếu như lời ông Phạm Quế Dương kể lại đúng sự thật, thì ông Giáp có tầm nhìn xa, ông không a dua với bè đảng Lê Duẩn, Lê Đức Thọ. Nghe gia đình ông Phạm Văn Đồng kể lại, đám tang ông Phạm Văn Đồng cũng bị bọn Lê Duẩn và Lê Đức Thọ gây khó khăn về vòng hoa phúng điếu. Tướng Trần Độ thì VC tỏ ra quá khích khi đưa linh cửu tướng Trần Độ về nơi an nghĩ cuối cùng. Sống với VC là như thế, một thời làm tướng rực rở huy hoàng, đến lúc phải chịu nhục làm chức vụ đở đẻ. Đó là lẻ thường tình dưới chế độ chủ nghĩa xã hội. Ai cũng phải chết, nhưng cái chết để lại danh thơm mới khó. Chết như cho chết thì quá dễ, chế độ VC hiện nay rất ác ôn, ác ôn không những với những người chúng cho là kẻ thù, nhưng chúng ác ôn với những người cùng chung lý tưởng với bọn chúng. Bọn VC cũng phải đi vào con đường chết.
Giáp đã đi (cho) zồi…
Giáp ui Giáp đã đi zồi
Nước mây mát mẻ, người người cười vang
Nhớ cái thuở vinh quang …bốc phét
Từ Điện Biên, Tàu Chệt tràn sang
Tàu sang, mang ách lầm than
Diễn trò đấu tố dã man trăm bề
Người dân rét khổ ê chề
Giáp đi. Cộng Sản máu me cũng tàn
Tiếc gì cái đảng ác gian
Điện Biên, Tàu đến, trăm ngàn nỗi đau
Quê hương bao thuở dãi dầu
Thôi thôi, im tiếng ve sầu Điên Biên!
Hay gì một tí lời khen
Tiếng khen chẳng bõ ho hen một thời
Giáp đi, khuất mắt cho rồi
Điện Biên phải gíó bùi ngùi lòng ta…
Đấy nhé, cũng bác Dương ‘đầu têu’ ra cái vụ HCM- Hồ Tập Chương!
Lại cũng chính bác Dương ‘xây tượng đài’ cho Đại Tướng!
Thảo nào dân gian người ta bảo: Tượng dù thiêng để lâu cũng mục!
Cố gắng lên, các bác cựu binh, các nhà dân chủ nửa..ứ…ư…ừ…vời!!!
Trích: “Từ những năm 1950 anh Văn đã không đồng tình đánh Nhân Văn Giai Phẩm và ngay thời gian đó vẫn thường thăm hỏi, sẻ chia chân tình với một số nhà văn có tài”
Để cho trí thức được tự do sáng tác, đó là tư tưởng trí thức tiểu tư sản khác với tư tưởng chuyên chính của Stalin dùng bạo lực bắt toàn thể trí thức lẫn dân chúng phải tuyệt thối tuân lệnh đảng. Cũng nhưng những chủ trương khác mà ông Trần Văn Trà kể là ông Võ Nguyên Giáp không tán thành thì xem ra cũng giống như một số trí thức miền Nam theo Mặt Trận DTGPMN và gia nhập đảng CSVN, rồi sau 1975 không tán thành một số đường lối của đảng CSVN. Trong số đó có Đoàn Văn Toại bị bỏ tù vì phản đối rồi sau đó vượt biên, sang Mỹ viết bài Thổn Thức Cho Việt Nam để nói lên suy nghĩ của mình, có Trương Như Tảng vượt biên sang Pháp rồi viết sách Memoir d’un Vietcong (Vietcong Memoir). Nhưng trường hợp tướng Giáp thì bị kẹt sâu trong guồng máy.
Sự khác nhau giữa cái gọi là những kẻ trí thức tiểu tư sản nằm trong hàng ngũ CS và những kẻ thực sự theo đường lối chuyên chính vô sản phải chăng là một bên là trung thành với các lý tưởng và một bên hành động vì lòng tham quyền lực, xem lý tưởng chỉ là lớp vỏ để lợi dụng mà thực hiện lòng tham của mình?
bac noi la, sao toi tim hoai tren khap thu vien the gioi ,toi khong thay cuon sach nao noi ve vo nguyen giap la danh nhan the gioi, bac chi ra coi no nam o dau, de toi di tim, phai co trich dan moi tin.
Đại Tướng loài hoang tưởng
Bắc Hàn lợn ủn làm đại tướng
Việt Nam có Giáp cũng tương đương
Hai ngài đại tướng không ngày lính
Hỏi thử anh hùng trong bốn phương?
Nực cười đại tướng loài hoang tưởng!
Một bước nhảy vọt lên làm tướng
Không cần thụ huấn thành tên lính
Chỉ nhờ cộng sản nên khanh tướng!
T.Phạm
http://sangcongpha1.wordpress.com/
Người khôn thì chỉ nói cái tốt của người khác, tránh nói xấu . Người thông minh thì nói gì cũng chừa lại con đường lui của minh. Coi bộ ông Phạm Quế Dương nầy có khôn mà thiếu thông minh nên “vuốt bi” đại tướng quá đà . Mai sau người ta có hạ bệ đại tướng, thì cái “kiếp kiếp lưu danh” của ông ấy coi bộ khó coi, cho dù là nhân danh lời nói bởi vì tính khôn.
Thưa Ông Phạm quế Dương,Mặ dù tôi là một,trong những người cảm phục Ông,dám có tiếng nói Dân Chủ
trong nước.Nhưng không phải vì thế mà “đồng tình’ những nhận xét của Ông về Tướng VNG. Đành rang ông là người Lính,làm theo lệnh,nhưng khi tự đặt mình vào vị trí ” Hội viên hội khoa học Lịch sử VN”,thì những nhận xét của mình không còn là nhận xét của người Lính đối với Đại Tướng nửa,mà phải vượt ra ngoài những định-kiến,”kỷ luật” quân đội . Ông nói : “Trong Tự Điển Quân sự -Quốc phòng của Mỷ ca tụng Tướng Giáp”.Đây là một sự ngộ nhận đáng tiếc! Trên thế giới nầy không có cuốn Tự Diển nào mà lại làm cái việc “ca tụng” cá nhân cả .Vì làm như thế thì không còn là Tự Điển nửa.! Đến như HCM và
Hoàng Đế Bảo Đại trong Tụ-Điển La Rousse của Pháp củng bình đẳng với câu ” home politique vietnamien”.Ông là hội viên Lịch sử,thừa biết VNG là nhân vật Lịch sử,nhưng nói thế không phải “nhân vật lịch sử’ là Tuyệt chiêu! Rồi mai đây lịch sử sẽ viết Miền Nam từ trước cho đến 1975,ai Lảnh đạo ??
Những người Lảnh đạo Miền Nam ,họ củng là những Nhân vật Lịch sử vậy! Có đúng không?? Trong Tự Điển Quốc Tế sẽ có tên họ là những người Lảnh đạo Miền Nam.Nếu không chẳng lẻ HCM?? Một lời cuối
xin Ông đừng “bé-cái-lầm” ./
Chuyện hoàng gia Anh chọn 2 vị danh tướng VN là chuyện bịa đặt thưa ông. Xin ông vui lòng nghiên cứu lại và cải chính.
NHD
THỜI GIAN
Ngày xưa còn bé
Tôi hâm mộ ông
Bởi vì tôi sống
Bầu khí tuyên truyền
Tới khi khôn lớn
Tôi bổng dững dưng
Bởi vì tôi sống
Bầu khí thông tin
Tôi xem ti vi
Mọi lần ông nói
Thảy nại Bác Hồ
Lòng càng ngao ngán
Thôi thì con người
Thường tình vẫn vậy
Không có Bác Hồ
Dễ gì có Giáp
Pháp bại trận rồi
Ông thêm nổi tiếng
Bác Hồ chết rồi
Cộng sản chuyển biến
Hi sinh quá nhiều
Nhân dân là thế
Để ngày thắng lợi
Riêng ai vinh quang
Nhưng dòng lịch sử
Vẫn mãi trôi đi
Thời nào cũng vậy
Nào đâu khác gì
Thời gian thấm thoát
Thế kỷ rồi qua
Toàn cầu đều chuyển
Nào riêng có ta
Mà sao vẫn vậy
Cứ mãi tuyên truyền
Khiến lòng yêu nước
Thành như huyên thiên
NON NGÀN
(12/10/13)