Xây dựng dân chủ Việt Nam qua kinh nghiệm Hoa Kỳ
Nước Mỹ đang trải qua cơn bế tắc chính trị khi hai đảng Cộng Hoà và Dân Chủ không thể thoả hiệp với nhau về ngân sách quốc gia, có liên quan tới chương trình Bảo hiểm Y tế Giá Phải chăng, còn được gọi là Cải tổ Y tế, hoặc có tên Obamacare đã được thông qua vào tháng 3 năm 2010. Cuộc tranh chấp giữa hai đảng hay giữa Hạ viện đa số Cộng hoà với Thượng viện lẫn Tổng thống Dân chủ làm cho một phần chính phủ phải ngưng hoạt động, ảnh hưởng tới những sinh hoạt cần thiết của người dân. Hơn thế nữa, sẽ ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế thế giới.
Trong bối cảnh tranh chấp chính trị của quốc gia dân chủ tân tiến và hùng mạnh nhất hoàn cầu, người Việt học được gì qua kinh nghiệm đó?
Đây là lần thứ hai trong vòng 17 năm qua đã xảy ra tình trạng này. Tất nhiên, chỉ những phần không thiết yếu của chính quyền liên bang là phải tạm đóng cửa, cũng đủ để tám trăm ngàn nhân viên liên bang phải nghỉ việc không lương. Và chưa biết đến bao giờ. Một nhóm thiểu số của đảng Cộng hoà gọi là Tea Party tìm mọi cách triệt hạ hay trì hoãn thi hành chương trình Obamacare trong vòng một năm nếu muốn hai viện thoả hiệp trong việc biểu quyết ngân sách hàng năm. Đảng Dân chủ nắm Thượng viện nhất định không nhượng bộ, muốn đưa đạo luật ngân sách ra biểu quyết ngay mà không dính líu gì tới Obamacare, sẽ đi vào hoạt động từ năm 2014. Đó là lý do chính yếu xảy ra bế tắc.
Tại sao biểu quyết Ngân sách Liên bang, hay ít nhất, gia hạn ngân sách cho chính phủ hoạt động, lại liên quan tới Obamacare? Theo luật, mỗi viện Quốc hội có quyền biểu quyết ngân sách riêng, sau đó hai viện sẽ thoả hiệp với nhau để đi đến kết quả cuối cùng mà đôi bên đồng ý. Tuy nhiên, luật cũng cho phép các dân biểu được quyền đề nghị bất cứ điều gì ghi thêm vào dự luật mà hai viện biểu quyết. Nhóm Tea Party liền đưa đề nghị hoãn thi hành những điều khoản quan trọng của Obamacare, tức làm cho nó vô hiệu, sau khi tìm mọi cách mà không thể chấm dứt tài trợ cho chương trình đó được. Năm ngoái họ đã kiện đòi xoá bỏ luật này nhưng đã bị Tối cao Pháp viện bác bỏ. Tổng thống Obama và đảng Dân Chủ coi việc thông qua dự luật Cải tổ Y tế của Quốc hội vào năm 2010 là một thắng lợi lớn, thực hiện được giấc mơ theo đuổi trong mấy chục năm qua là làm sao cho mọi người đều có bảo hiểm y tế. Thực ra, Obamacare không phải là chương trình bao biện hay cung cấp dịch vụ y tế, mà chỉ trợ giá cho những ai không đủ điều kiện tài chánh mua bảo hiểm sức khoẻ tư nhân, tương tự chương trình mà Mitt Romney – đối thủ của Obama trong cuộc chạy đua tranh ghế tổng tống vừa qua – đã thực hiện ở Massachusettes khi ông còn làm thống đốc ở đó. Kể từ 2014, các tiểu bang sẽ thành lập các chương trình bảo hiểm rẻ tiền cho dân chúng, được chính phủ liên bang trợ giúp. Từ năm 2015, những người chọn không mua bảo hiểm sẽ bị trả tiền phạt thuế $95.00; từ 2017, tiền phạt tăng lên ít nhất là $695.00. Thế nhưng, đảng Cộng Hoà, được những tập đoàn y sĩ, hệ thống bệnh viện và các hãng bảo hiểm vận động hành lang nhằm trì hoãn Obamacare, lý luận rằng việc bắt mọi người phải mua bảo hiểm là vi phạm đến quyền tự do mua bán của người dân.
Sự việc chính phủ không có ngân sách hoạt động không chỉ làm xáo trộn thị trường quốc nội mà còn làm gián đoạn trật tự kinh tế thế giới. Thị trường chứng khoán Dow Jones tuy đã khôi phục lại niềm tin từ giới đầu tư sau vụ ngưng tấn công vào Syria, đã liên tục rớt điểm ngay từ trước khi có thông tin chính phủ Mỹ hết ngân khoản gần hai tuần lễ. Các kinh tế gia tiên đoán mức tăng trưởng của quý bốn 2013 sẽ sụt giảm từ 2.2% xuống còn 1.8%.
Bế tắc chính trị không chỉ dừng lại ở chuyện ngân sách.
Ngày 17 tháng 10 tới đây, hai đảng lại phải đối đầu với trần nợ, tức tổng số tiền chính phủ có thể vay mượn để làm tròn các nghĩa vụ pháp lý, trong đó có các chương trình An sinh Xã hội, chương trình bảo hiểm xã hội Medicare, lương quân đội, lãi suất nợ quốc gia và tiền thuế hoàn lại cho dân chúng. Từ năm 1960, quốc hội đã phải nâng giới hạn trần nợ 78 lần. Nếu mức trần nợ không được nâng cao, quân đội sẽ không được trả lương, nguy hại tới tình hình an ninh quốc gia. Khoảng 80% nhân viên CIA đã bị nghỉ việc không lương.
Các nhà lãnh đạo kinh tế và tài chánh trên thế giới đều lên tiếng kêu gọi Hoa Kỳ phải nâng mức trần nợ nếu không muốn lâm vào nguy cơ không còn tiền chi trả các món nợ lần đầu tiên trong lịch sử, kể cả tiền lời các trái phiếu nằm trong tay Trung Quốc, Nhật Bản và các nhà đầu tư nước ngoài khác. Các nhà phân tích đã cảnh báo rằng việc chính phủ đóng cửa kéo dài sẽ gây tổn hại cho nền kinh tế Mỹ. Nhưng nguy cơ vỡ nợ còn đem đến những hậu quả tai hại hơn nhiều, có thể đẩy nền kinh tế đang chật vật phục hồi sau cơn suy thoái về khủng hoảng tài chánh và bất động sản vừa qua vào cuộc suy thoái mới. Tổng giám đốc IMF, Christine Lagarde, cảnh báo rằng “những bất ổn tiếp diễn về chính trị xoay quanh ngân sách, mức trần nợ, không giúp ích gì cả. Việc đóng cửa chính phủ đã quá tệ hại. Nhưng việc không thể nâng mức trần nợ còn xấu hơn nhiều và sẽ gây tổn hại hết sức nghiêm trọng không chỉ với kinh tế Mỹ mà cả kinh tế toàn cầu nữa”.
Điều đáng nói là mặc dù được khuyến cáo từ mọi phía, lãnh đạo hai đảng vẫn không thể đi đến một thoả hiệp nào mà còn đổ lỗi cho nhau. Chủ tịch Hạ viện, John Boehner, nói với các phóng viên rằng ông “thất vọng vì tổng thống đã bác bỏ đề nghị đàm phán”. Ngược lại, Tổng thống Obama cho rằng bất kỳ một cuộc đàm phán nào xung quanh vấn đề ngân sách và trần nợ cũng không thể đi kèm với việc đe dọa đóng cửa chính phủ và gây xáo trộn cho nền kinh tế lên đầu người dân Mỹ. Ông tuyên bố, “chúng ta không thể để hành động tống tiền trở thành một phần trong nền dân chủ của chúng ta”.
Với khủng hoảng chính trị từ một trong những quốc gia có nền dân chủ tân tiến và cường thịnh nhất thế giới như Hoa Kỳ, người Việt rút ra được bài học gì cho việc chuyển hoá và xây dựng dân chủ trong tương lai?
Đề nghị hướng giải quyết
Để giải quyết bế tắc chính trị tương tự như của Hoa Kỳ, chúng ta cần phải thay đổi tư duy và cách thức sinh hoạt dân chủ.
Nền dân chủ với hệ thống chính quyền dựa căn bản trên đảng phái và các chính trị gia chuyên nghiệp đã càng ngày càng tỏ ra kém hữu hiệu, dễ vướng vào bế tắc nếu các chính đảng không thể thoả hiệp với nhau về một chính sách nào đó. Các chính trị gia thường có khuynh hướng sử dụng quyền làm luật và vai trò thiết kế chính sách quốc gia để bắt bí, đả phá nhau mỗi khi quyền lợi phe phái bị ảnh hưởng, để mị dân hay để giành phiếu trong kỳ bầu cử kế tiếp. Vai trò của người dân trong sinh hoạt chính trị trở thành thứ yếu, các đảng phái trở nên trội yếu. Quyền lực và quyền lợi của người dân thay vì được thực thi và tôn trọng, đã bị các đảng phái thao túng, cho dù vẫn sinh hoạt trong khuôn khổ luật pháp cho phép. Thể chế dân chủ chúng ta trông đợi không chỉ là dân chủ từ trên chính quyền xuống, mà còn phải phối hợp nhịp nhàng từ dưới dân chúng lên, bảo đảm quyền lực thực sự là của toàn dân. Với các tiến bộ trong thời đại hiện nay, nhất là hệ thống thông tin liên lạc điện tử, một nền dân chủ toàn dân tham gia có thể thực hiện được.
Vai trò khác biệt giữa chính và trị (*)
Chính trị, hiểu như hiện nay, thường chỉ có nghĩa là sinh hoạt của các chính trị gia, các đảng phái và của chính quyền. Chính trị đúng nghĩa phải là “thiết kế và chấp hành dân sinh” (*), và phải là công việc chung của cả chính quyền và người dân, chứ không thể chỉ là công việc và trách nhiệm riêng của những người “làm chính trị” trong nền chính trị đại nghị hiện nay. Cần có một cơ chế dân chủ mới, tạo điều kiện để toàn dân cùng tham gia vào việc nước (“thiết kế và chấp hành dân sinh”), tránh đảng tranh và khủng hoảng chính trị. Nền dân chủ mới này phải mang ba nội hàm sau.
Thứ nhất, cần phân biệt giữa chính và trị trong từ kép “chính trị”.
Chính, thuộc quyền người dân; trị, thuộc phần chính quyền.
Chính, bao gồm các sách lược, chính sách quốc gia trên mọi bình diện, từ văn hoá, giáo dục, kinh tế, xã hội đến an ninh, ngoại giao, quốc phòng v.v… phải được đề xuất từ người dân thuộc mọi thành phần dân tộc, chứ không chỉ là đảng viên các đảng phái và tuỳ thuộc vào các chính đảng như hiện nay. Trị (quản trị), vai trò điều hành guồng máy sinh hoạt quốc gia thuộc trách nhiệm nhà nước, có thể bao gồm các chính đảng. Một trong những nhiệm vụ quan yếu của chính quyền là tạo phương tiện và cơ hội cho mọi cá nhân, tập thể và xã hội dân sự phát huy hết khả năng và sức sáng tạo chứ không phải lạm dụng quyền lực rồi đàn áp, ức chế người dân làm thui chột tài năng con người.
Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất của toàn dân cần hoạt động độc lập với các đảng phái. Sự độc lập này là nhằm ngăn chặn nguy cơ xung đột quyền lợi giữa công (quyền lợi quốc gia) và tư (quyền lợi đảng phái). Vì không phân biệt rõ ràng chức năng giữa chính và trị, các đảng phái vừa làm luật (đá bóng), vừa tranh giành quyền thi hành luật của ngành hành pháp (thổi còi) mặc dù được luật pháp cho phép. Sự lẫn lộn này dễ gây nên bế tắc chính trị mà ta thường thấy ở ngay các nước dân chủ tiên tiến nhất. Trong thế giới hội nhập và phát triển ngày nay, bất kỳ một sự khủng hoảng chính trị hay kinh tế nào tại mỗi quốc gia, đều có thể ảnh hưởng đến khu vực hay toàn cầu như trường hợp Hoa Kỳ mà chúng ta đang chứng kiến, do đó đòi hỏi những bước cải tiến căn bản trong sinh hoạt chính trị.
Dân chủ toàn dân và trực tiếp (*)
Thứ nhì, đa số các nền dân chủ trên thế giới đều theo mô hình các chính đảng đưa đại diện của mình ra cho dân chúng bầu chọn. Tất nhiên, đa đảng tốt hơn thể chế độc đảng bội phần, nhưng người dân vẫn chưa có cơ hội bình đẳng trong việc đề cử và ứng cử vào các chức vụ công quyền, nhất là ở cơ quan quyền lực cao nhất là quốc hội. Tại Mỹ, gần như chỉ đảng viên thuộc hai đảng lớn là Dân Chủ và Cộng Hoà là có cơ hội được ngồi trong lưỡng viện quốc hội. Ở các quốc gia đa đảng khác cũng tương tự, tức đảng viên các chính đảng mới có cơ hội trúng cử. Mặc dù đa đảng, mô hình chính trị ngày nay vẫn mang tính (đa) đảng cử, dân bầu, chưa đạt được mô thức dân cử, dân bầu, để chính quyền thực sự là “của dân, do dân và vì dân”. Tình trạng này dẫn đến sự việc là người dân không thực sự có quyền mà chỉ gián tiếp qua các chính đảng. Nếu các đảng phái không thể thoả hiệp với nhau về một chính sách nào đó, thường dẫn đến bế tắc chính trị, có khi phải giải tán quốc hội để bầu lại khiến người dân mất dần niềm tin vào các chính trị gia, xa lánh chính trị và xem các sinh hoạt chính trị chỉ là đấu trường giành giật quyền lợi phe nhóm mang tính đảng tranh chứ không phải để phục vụ xã hội. Do đó, người dân cần một cơ chế mới để có thể trực tiếp quyết định những việc quan trọng, nhất là những vấn đề liên hệ đến đời sống hằng ngày của họ, chứ không chỉ phó thác sinh mệnh chính trị cho các chính trị gia phe nhóm đảng phái chuyên nghiệp.
Phân công và hợp tác (*)
Cuối cùng, sự phân quyền trong hệ thống công quyền giữa ba ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp không thôi chưa đủ, nền chính trị quốc gia còn phải mang tính phân công và nhất là hợp tác. Tuy đã có cơ cấu phân quyền, hai ngành hành pháp và lập pháp vẫn tìm cách ngáng trở nhau mỗi khi có dịp chứ chưa hoàn toàn hợp tác làm việc, gây ra bởi quyền lợi phe nhóm. Phân quyền chính là để ngăn chặn cảnh tranh giành quyền lực chứ chưa đạt tới sự phân công và hợp tác nhuần nhuyễn giữa các cơ chế dân sự và nhà nước. Phân công là để tránh sự trùng lắp, dẫm chân lên nhau và để mỗi bộ phận làm đúng và đủ chức năng lẫn nhiệm vụ của mình. Hợp tác là để cả bộ máy vận động và kết hợp hoạt động nhịp nhàng.
Hãy hình dung cơ thể con người. Giữa tim và óc hay các cơ phận khác không có sự “phân quyền”, nhưng rõ ràng mỗi bộ phận được “phân công” làm một hay nhiều chức năng khác nhau. Chúng “hợp tác” với nhau để một cơ thể hoạt động bình thường và mạnh khoẻ. Muốn sinh hoạt chính trị hữu hiệu và lành mạnh hơn, nền dân chủ mới cũng cần được nhìn tương tự như thế. Phân công mà không hợp tác sẽ gây trì trệ, khó phát triển. Hợp tác mà không phân công sẽ dẫn đến rối loạn.
Kết
Để đạt được những điều trên, xã hội cần đến một phương tiện hỗ trợ. Đó là hệ thống giáo dục nhân bản, qua nhiều hình thức, vừa nuôi vừa dưỡng và để mọi người vừa học vừa làm. Mỗi cá nhân và mỗi tập thể phải được nâng cao ý thức công dân, đạt đến trình độ tự giác, tự chủ quyết định sinh mệnh chính trị của mình, chứ không chỉ trông chờ hoặc giao phó toàn bộ cho sinh hoạt đảng phái.
© Tạ Dzu
© Đàn Chim Việt
———————————————————————————————-
(*) Ghi chú: Tất cả những khái niệm này là đề xuất của nhà tư tưởng Lý Đông A vào đầu thập niên 1940, được đề cập đến trong học thuyết cơ năng bản vị qua hai tài liệu Duy Dân Cơ Năng và Cơ Năng Hiến Pháp.
Gửi Bảo Vệ Tổ Quốc và Các Bạn trẻ,
Bạn ơi, tất cả chúng ta có một nỗi đau chung.
Cái đau đớn của dân tộc là tuổi trẻ Việt Nam, rường cột tương lai quốc gia, đã bị nhồi sọ và vẫn còn bị ru ngủ trong “hào quang” của đảng; vẫn còn ham vui chơi, vẫn còn tin vào những lời mị dân giả dối, vẫn còn tự hào sống với “chiến thắng” hão huyền và hãnh diện trong đống tro tàn đau thương chung của dân tộc.
Một số người nhìn thấy hiện tình đất nước bị nô lệ thì đa số thờ ơ sợ sệt, một số it dám đấu tranh nhưng bị tù đày. Người dân nghèo thì chỉ biết kiếm sống qua ngày mong sao không đói, trí thức thì an phận tôi đòi với chút ít vinh quang bổng lộc, đảng viên trẻ thì lo phấn đấu để được đảng trọng dụng tiếp tục cha chú đè đầu cưỡi cổ người dân, cựu đảng viên bị đảng lừa nay chỉ biết an hưởng bổng lộc tuổi già…
Ai sẽ đứng ra gánh vác non sông? Đã qua rồi thời nhiệt huyết hăng say từ sau ngày đất nước không còn chiến tranh. Tuổi trẻ giờ đây sống trong lạc lõng, vẫn còn bị đảng lợi dụng, không dám cất tiếng nói lên tâm nguyện trách nhiệm của người trai trẻ, chỉ biết nói bảo vệ tổ quốc nhưng không hiểu tổ quốc nào và của ai, của dân tộc mình hay cho ngoại bang.
Nếu còn yêu nước thì hãy bảo tồn giống nòi, hãy âm thầm dạy bảo thế hệ sắp ra đời biết tội ác bán nước của đảng, hãy nuôi ý chí can trường bất khuất cha ông, và luôn ấp ủ một ngày lớn lên sẽ đập tan loài bán nước, đánh đuổi giặc Tầu xâm lăng lấy lại non sông đất nước về cho dân tộc.
Bão vệ tổ quốc ơi, kêu gọi là kêu gọi, báo động là báo động, cách nghĩ, cách phản ứng, hành động của dân ta, người trong nước, người ngoài nước, người hiểu biết, chỉ một số rất ít là suy nghĩ thực tế, người không đủ hiểu biết, không quan tâm đến thời cuộc chết sống của chính bản thân mình quá nhiều. Người Việt Nam ta đã thua rồi. Đã thua Trung cộng rồi! Chỉ đau khổ là giữa thế kỷ 21 mà người Việt Nam ta phải chịu mất nước trong khi bọn Tàu cộng sản chỉ là kẻ sống nhờ, sống bám vào toàn thế giới, kỹ thuật, nguồn tiền tệ thu nhập. Trung cộng đánh giặc miệng mà chín mươi triệu dân Việt phải thua, phải làm nô lệ cho nó! Trách ai đây? Trách có ích gì khi thân mình, bà con dòng họ, nội ngoại đều đã thành thân nô lệ cho nó?
NGUYÊN LÝ VÀ THỰC TIỂN
Nguyên lý đúng bao giờ cũng là cái ưu tiên nhất. Tất nhiên nguyên lý đúng nhưng thực tế có thể sai. Đó là cái sai của thực tế, bởi thực tế mà không phải bởi nguyên tắc, không do nguyên tắc. Có nghĩa nguyên lý sai thì thực tế luôn luôn sai, cho dù nó có đúng trên những khía cạnh nhỏ nào đó mà chẳng ăn nhằm gì đến nguyên tắc cả.
Dân chủ tự do đó là cái nguyên tắc chủ yếu và quý giá nhất trong xã hội loài người. Không thể thấy cuộc khủng hoảng tạm thời hiện nay của Mỹ rồi phủ nhận cả thảy nguyên lý đó. Đó chỉ là cách biết một mà không biết hai, cách biết kiểu thiện cận mà không phải cách biết một cách tổng quan hay sâu sát.
Bởi vậy nếu vì sự kiện hiện nay ở Mỹ rồi tuyên dương sự độc tài độc đoán đó là điều mờ tối và ngu xuẩn. Đó là cách lấy thực tiển thay cho nguyên lý. Lấy cái thiển cận để thay cho cái nền tảng. Học thuyết độc tài vô sản của Mác, học thuyết độc tài chủng tộc của Hitler đã từng một lần cho thấy mọi sự ngu ngốc đó của loài người hay của một số dân tộc trong quá khứ.
Tất nhiên xã hội là một thực tế, mà một thực tế thì không bao giờ hoàn hảo. Có nguyên lý đúng mới bảo đảm được cho thực tế đó vận động một cách tương đối tối ưu nhất. Có nghĩa xã hội không phải bị hi sinh quá nhiều bởi những phương thức vô bổ, xã hội không thể bị lạm dụng hay lợi dụng hoặc nhân danh những điều gì chỉ hoàn toàn sai trái là nhờ bởi nền tảng của nguyên lý dân chủ. Những xã hội độc tài chuyên đoán thì hoàn toàn đi ngược lại những điều đó.
Trong các xã hội độc tài chuyên đoán, thật tế quyền hành xã hội hoàn toàn không nằm trong dân mà chỉ nằm trong thiểu số phe nhóm hay thiểu số bè phái lợi ích nào đó. Đó là nguyên tắc xã hội sai mặc dầu thực tế nó có thể có lợi cho các thiểu số đó, tức nó chỉ “đúng” cho thiểu số mà hoàn toàn sai đối với đa số hay đối với toàn xã hội.
Mỹ dù trải qua những cuộc khủng hoảng tạm thời hoặc giai đoạn thế nào, xã hội đó vẫn luôn là xã hội tự do về bản chất, nền kinh tế đó là nền kinh tế tự do về bản chất. Có nghĩa nguyên lý đúng đó sẽ luôn luôn được thích nghi, được khắc phục và làm cho thực tiển cũng sẽ đáp ứng được theo đó.
Tức ở Mỹ là chế độ người dân bầu các dân biểu, nghị sĩ, tổng thống một cách tự do, không qua bất kỳ tầng lớp trung gian dàn dựng hay quyết định nào, đó chính là nguyên lý xã hội dân sự và dân chủ thật sự. Các đảng của Mỹ dầu đảng nào cũng chỉ công cụ bầu cử, không phải công cụ quyền hành hay công cụ ý thức hệ cưỡng bách hoặc giả tạo nào cả. Nói chung nó không phải những công cụ chuyên đoán, nên mọi sự bất đồng ý kiến dù có lý dù không có lý cũng không phải đó là sự phân hóa hay sự chia rẽ do bản chất nào cả. Đó chỉ là sự chưa thống nhất về những sự kiện, những hiện tượng nhất thời nào đó. Dĩ nhiên có thể vẫn có những tư ý không đúng mức nào đó của những người được dân bầu, nhưng như thế nó sẽ trở thành một kinh nghiệm cho những lần bầu cử khác, và cuối cùng người dân vẫn là chủ mà không phải những đảng phái hay những tập đoàn nào mới thật sự là chủ.
Đấy sự khác nhau giữa các chế độ xã hội chuyên đoán và các chế độ xã hội tự do dân chủ đích thực là như thế. Và cũng có thể nói sự khác nhau giữa nguyên lý khách quan và thực tiển nhất thời với những phức tạp đi kèm của nó cũng chỉ là thế. Những con người biết đi theo những nguyên lý đúng, đó là những con người có ý thức, nhận thức khôn ngoan cũng như có mục đích xã hội sâu xa và đúng nghĩa. Những con người đi đi theo những thực tế cạn hẹp, sai trái, phản lại nguyên lý đúng, khách quan, đó là những con người thiển cận, hẹp hòi, giả trá, chỉ lợi dụng xã hội và nhân danh xã hội mà thực chất không bao giờ vì mục đích con người, mục đích khách quan hay mục đích xã hội. Bởi chỉ cái nguyên tắc, và cũng chỉ cái nguyên lý đúng mới vượt qua được thực tế mà không thể bị chìm ngập hay khống chế bởi những thực tế xấu xa hay giả tạo.
ĐẠI NGÀN
(13/10/12)
Các bạn ơi, đừng lý luận gì nữa. Chủ quyền của VN đã rơi vào tay của cộng sản Tàu rồi. Dùng tay người bản xứ xiết chặt hơn nữa sự kiểm soát của nó và đưa người VN vào quyền cai trị trực tiếp của Trung cộng là công việc mà Trung cộng đang im lặng ráo riết thực hiện. Hạn kỳ đã định của nó là 2020. Sáu năm nữa, nhưng có ai cấm nó thực hiện điều này sớm hơn?
Đảng cộng sản của những tên bán nước giờ chỉ còn là tay sai, những con chó của tên thợ săn Trung cộng, không hơn, không kém. Mọi người VN chúng ta đã mất nước rồi! Có chưởi, có nguyền rủa đám bán nước cũng như không vì chúng nó không còn có thể làm gì khác hơn là im lặng thi hành lệnh của Trung cộng. Làm khác là chúng phải chết dưới bàn tay Trung cộng.
Sự thật là như thế, đừng chưởi, đừng nguyền rủa suông. Cũng đừng lý luận viễn vông, lý thuyết cách mạng dân chủ gì nữa. Hiện giờ chỉ có cứu nước. Giải pháp nào thực tế nhất, hữu hiệu trên thực tế để cứu mình, cứu nước, hãy đi thẳng vào vấn đề. Phải hành động. Phải chiến đấu chống xâm lăng để sống còn.
Dẹp bỏ xong bộ máy cai trị cộng sản, kêu gọi quốc tế vào Việt Nam thành lập một chế độ dân chủ thực sự là điều mà người Việt Nam ta ở miền nam trước đây ai nấy đều cũng đã biết. Đồng bào miền bắc đã mong mỏi điều này bao năm đằng đằng đang khi chiến tranh giữa hai miền còn đang tiếp diễn.
Miền nam sụp đổ, sự thật về cộng sản phơi bày, nhờ Internet, thông tin dù có bị cộng sản bưng bít, nhưng sau cùng cũng đã đến với càng lúc càng nhiều đồng bào hơn. Đồng bào miền bắc càng nóng lòng mong mỏi được sống trong thế giới tự do hơn. Hành động, phản ứng của giới trẻ Việt Nam đang nói rõ điều này. Sự căm hận chế độ cộng sản đang dâng tràn càng lúc càng cao hơn. Đừng thuyết lý về chế độ dân chủ nữa, đã nhàm lắm rồi. Hãy hành động cứu nước. Hãy chống xâm lăng. Chống xâm lăng mới là mục tiêu chính hiện nay của toàn dân ta.
Chống xâm lăng là chống bộ máy Trung cộng đang dùng cai trị mình, chế độ cộng sản, nhà nước cộng sản này. Trước hết, toàn dân mình tận lực chống nó, trong nước, ngoài nước. Kêu gọi quốc tế chống nó, ai có thể giúp mình là bạn mình. Ai đứng về phía giặc đàn áp dân ta, đàn áp người ái quốc của dân ta đều là giặc. Phải dẹp bỏ chế độ cộng sản để ra khỏi nanh vuốt của bọn cướp nước Trung cộng trước đã.
Các bạn ơi, đồng bào ơi, hãy cùng nhau cứu nước để cứu chính mình, cứu đạo của mình. Ngay cả những người trong hàng ngủ cộng sản đã thức tỉnh, hãy cùng nhau đứng đậy vì vận mệnh chung.
Người cùng một giòng máu, ngoại trừ cộng sản nòi, cộng sản rặc ròng, có giận hờn nhau, có bất bình nhau, không ai nỡ giết nhau, nhưng Trung cộng thì không thế! Lần lượt dân ta đều là nạn nhân của nó. Với Trung cộng, đảng viên cộng sản có phần của đảng viên cộng sản; dân chúng, đồng bào, có phần của dân chúng, đồng bào.
Người Việt Nam ta phải nhớ, khi đất nước này nằm hoàn toàn dưới sự cai trị của Trung cộng, giai cấp cai trị là bọn Trung cộng và một số, chỉ một số dân bản địa, là những tay sai ngoan ngoãn mà chúng đã huấn luyện thuần thục phần hồn. Bọn này mặt Việt hay mặt Tàu đều có chung đặc điểm: Thi hành đường lối cai trị ác ôn, sắt máu của Trung cộng với dân ta như chúng đang làm với người Tây Tạng, Tân Cương.
Công dân hạng nhất sẽ là những tên thương buôn Tàu gốc đảng viên cộng sản Tàu hạng gộc. Kế đến mới là dân Tàu từ lục địa đã di dân vào Việt Nam. Sau hết mới là công dân loại ba, quãng đại quần chúng Việt Nam; tất cả đều là những lao công, nô lệ cho Trung cộng!
Chúng sẽ vo tròn bóp méo dân ta theo ý chúng. Dân ta phải là những người mà chúng gọi thì phải dạ, bảo là phải vâng, không nghe là chết với chúng. Dù vậy, chưa chắc đã được yên với bọn Tàu cộng sản.
Cả nước đừng chần chờ gì nữa, hãy kêu gọi nhau đứng hết dậy. Ai trong đảng cộng sản hãy kêu gọi người trong đảng cộng sản. Ai trong quân đội hãy kêu gọi người trong quân đội. Cả nước hãy thức tỉnh nhau, hãy giúp thức tỉnh người trong quân đội; bộ đội, lính tráng, chiến sĩ là con cái của mọi gia đình Việt Nam ta.
Khi cả nước một lòng, Không một kẻ thù nào có thể động được đến chúng ta. Không ai có thể nô lệ được dân ta.
Cả nước phải cùng nhau dẹp bỏ chế độ cộng sản. Kêu gọi quốc tế vào Việt Nam. Sớm một ngày, tốt một ngày. Để chúng bén rễ, nghìn năm người Việt Nam ôm hận!
DâM thiển nghĩ, VN ta không đáng lo ngại sẽ rơi tỏm
vô tay thằng Tàu đâu.
Một sự tình cờ của tình thế, mà thằng Pháp đã vô VN
từ những năm 1880, rồi thằng Nhựt, lại thăng Pháp,
nay đến chú Sam…
Không! thằng Tàu không ngoạm được VN ta đâu, mà
chính nội bộ thằng Tàu đang, và sẽ xâu xé nhau…cho
đến khi Tàu chỉ còn lại vùng Nam Hoa ( như Nga) là
chúng ta OK.
VN mà sa vô tay Tàu, thì chú Sam mất cái …bàn đạp
tại Á Châu. Sam không nhường Tàu đâu.
Xin quân sư Dâm phải hết sức cẩn thận …
Hoa KỲ với ky thuật hiện đại bây giờ , HỌ KHÔNG CẦN MỘT BÀN ĐẠP ĐỊA DƯ NHƯ DÂM TÍNH NỮA …( lối chơi chiến lược “không điểm tựa” )
Nếu Hoa KỲ thu lợi lớn được từ Hán , thì An Nam nằm trong Hán , Hoa KỲ vẫn có lợi…
Việc nước không thể hớ hênh Ỷ lại….
( Vẫn đồng Ý với Dâm là Hoa KỲ “bề ngoài ” đang có thiện chí giúp Việt Nam phòng thủ đối Hán …)
Please be careful
Việt Nam hiện nay không thể trộng cậy vào riêng ai hết mà chỉ trông cậy vào lực của chính mình và lực mà mình ảnh hưởng thế giới, Tranh thủ cho được lương tâm thế giới. European Union, LHQ trong đó phải có Hoa Kỳ.
Kinh nghiệm của miền nam Việt Nam 38 năm về trước của chúng ta là kinh nghiệm cho Do Thái bây giờ. Người Do Thái đang kêu gọi dân tộc họ phải tận lực vào nổ lực của chính họ và nổ lực chinh phục cảm tình của thế giớ. Họ cần thế giới đứng về phía họ, hiện nay, họ không dựa riêng vào một ai.
Chúng ta đã có kinh nghiệm của chính chúng ta 38 năm về trước, lại càng cảnh giác hơn với thái độ rất thực tế của 16 triệu người Do Thái hiện nay.
Có thương bà con thân tộc còn sót lại trong nước, có thương đất nước, đồng bào, Hãy xiết chặt vòng, tay. Việc lớn, việc nhỏ, làm được điều gì tốt điều ấy.
Một người làm không được, nhiều người làm phải được. Công việc chính hiện nay là hãy thức tỉnh đồng bào trong nước, Thức tỉnh họ trong cách hữu hiệu nhất, nhanh chóng nhất. Quốc tế vận, người ở ngoài nước làm được, nhưng chỉ là yếu tố phụ. Yếu tố chính chính là hơn tám mươi triệu dân trong nước. Người dân trong nước đứng hết dậy thì chế độ bán nước tay sai cho Tàu phải đổ sụp không cứu vãn.
Thức tỉnh người dân trong nước, vài mươi bloggers làm hết sức, chẳng mấy người nghe, không mấy người buồn xem internet. Nhưng đồng bào các tôn giáo, mấy mươi triệu người cùng lúc lên tiếng, trong vài ba tuần lễ, vài ba tháng là cả nước sẽ đứng hết dậy.
Chỉ cả nước đứng hết dậy thì chế độ bán nước này mới sụp đổ. Không dùng cahcs này, chờ đảng phái, chờ đến thiên thu!
Người Việt Nam có thể chịu khổ, nhưng làm sao chịu nổi sĩ nhục với toàn thế giới khi hàng chục triệu người Việt Nam nữa sẽ léch thếch ra khỏi Việt Nam như những người ăn mày tình thương của thế giới chỉ với đôi dép, hai bàn tay không và chiếc giỏ đệm, hay chiếc giỏ nylon đựng vài ba bộ quần áo như những thuyền nhân Việt Nam ba mươi tám năm về trước?
Có ai là người Việt Nam có đủ can đảm nhìn lại cảnh này tái diễn với hàng nhiều triệu người Việt Nam nữa để tất cả cùng nhục chung trước toàn thế giới?
Bà con của anh, bà con của chị, của tôi, của mọi người chịu không nổi bọn Trung cộng sẽ phải trốn chạy cho khỏi bàn tay của quân cướp nước khốn nạn và lũ bán nước tận cùng vô sĩ, thảm canh năm xưa người ta còn ân cần, tội nghiệp, giờ đây lòng trấc ẩn đã cạn, mọi người đã quá mệt mỏi. Còn chỉ là sự sĩ nhục sâu xa!
. Đất nước anh sao anh không biết giữ? Nó đâu có chiếm đất nước anh trong một năm, một tháng, một ngày? Tiến trình cướp nước diễn ra trong nhiều năm, trong hai, ba mươi năm, 1990 – 2020, trong hơn hai mươi năm ấy, người của đất nước anh làm gì, trong nước ngoài nước?
Bạn ơi, trả lời giùm tôi đi, trả lời dùm tôi đi? Cảm ơn các bạn nhiều lắm, nhiều lắm lắm!
Ủng Hộ Lời Kêu Gọi