WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Con trai Đại tướng khiến cộng đồng xúc động

Phát biểu ngắn gọn của con trai đại tướng Võ Nguyên Giáp trong lễ tang chiều nay đã khiến nhiều người xúc động. Lời phát biểu của ông nhanh chóng được chia sẻ rộng rãi và nhận được nhiều bình luận là “khiêm nhường”, sâu sắc”, hơn nhiều bài điếu văn dài dòng.

Võ Điện Biên là trưởng nam của đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ông đã thay mặt gia đình phát biểu như sau:

Con trai trưởng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Võ Điện Biên đọc lời cảm ơn tại lễ truy điệu (Nguồn: VTV)

Con trai trưởng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Võ Điện Biên đọc lời cảm ơn tại lễ truy điệu (Nguồn: VTV)

“Kính thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và quân đội,

Kính thưa đồng bào và chiến sĩ cả nước,

Kính thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước Lào và Camphuchia,

Kính thưa các bạn bè quốc tế và kiều bào ở nước ngoài,

Trước hết, tôi xin thay mặt gia đình tỏ lòng biết ơn sâu sắc, cảm ơn lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội, cùng đồng bào và chiến sĩ cả nước đã tạo mọi điều kiện để thực hiện tâm nguyện cuối cùng của ba chúng tôi là trở về với quê hương.

Chúng tôi hiểu rõ hơn ai hết rằng mọi lời ca ngợi với Đại tướng là lời ca ngợi đối với Bác Hồ, với các thế hệ lãnh đạo của Đảng, với tất cả đồng bào và chiến sĩ đã hy sinh và đóng góp bằng tâm trí và máu xương trong 2 cuộc kháng chiến vừa qua. Đấy là lời ca ngợi đối với tất cả những người con ưu tú của đất Việt đã ngã xuống để bảo vệ và gìn giữ mảnh đất này. Để tỏ lòng biết ơn, không có lời nào có thể diễn đạt hết được tấm lòng của gia đình.

Tuổi thọ của Đại tướng đến những năm vừa qua, sức khỏe của Đại tướng và tuổi thọ của Đại tướng đến những ngày qua là nhờ tấm lòng của tất cả mọi người, hàng trăm, hàng triệu người dân Việt Nam, từ các thế hệ đã qua 2 cuộc chiến tranh khốc liệt nhất của dân tộc, đến thế hệ thanh niên, thiếu nhi chưa bao giờ biết đến tiếng bom.

Xin phép được tỏ lời cảm ơn riêng đến quân đội bệnh viên quân y 108, tập thể A11 và tất cả những y bác sĩ, nhân viên đã chăm sóc Đại tướng tới giây phút cuối cùng.

Trong giây phút này xin phép được ngẩng đầu tạ ơn tiên tổ của đất nước Việt Nam, tạ ơn anh linh của anh hùng liệt sĩ từ hàng nghìn năm nay đã ngã xuống vì mảnh đất này và luôn luôn đồng hành với Đại tướng cho tới giờ phút cuối cùng.

Đại tướng cả đời đã vì nước vì dân và lúc mất đi chắc chắn tinh thần của Đại tướng sẽ hòa vào tinh thần của hàng chục triệu người dân đất Việt, biến thành sức mạnh vì một nước Việt Nam hùng cường và thịnh vượng.

Xin cảm ơn!

Tags:

42 Phản hồi cho “Con trai Đại tướng khiến cộng đồng xúc động”

  1. quang phan says:

    Nướng hết cả thanh niên, phải vét đến cả thiếu niên tung ra mặt trận, quân sử thế giới ghi nhận chỉ có “thiên tài quân sự” Võ nguyên Giáp . Việt nam ơi, dân tộc ơi , đáng “hãnh diện nhe !

    Hổng biết trong đám đồ đệ tung hô “thiên tài quân sự ” họ Võ có kẻ nào có thân nhân, họ hàng chết trôi sông lạc chợ trong chiến trường Miền Nam không ta ?

    Mùa Hè Đỏ Lửa- Phan Nhật Nam: “…lính Bắc nhận được chân dung đích thực của mình, biết rõ hành động phi lý khi rời bỏ quê hương từ một chốn mịt mùng để dấn thân vào cuộc chiến tuyệt vọng. Tuổi 15, 16, 17 rất dễ bị kích thích nhưng cũng mau mắn ngã lòng – Số tuổi trung trực, nhạy cảm và thơ ngây. Lính Bắc ở mặt trận này bị phá vỡ toàn diện hệ thống tinh thần vì chiến trường lộ mặt: Hàng ngày dân chúng vượt qua “bãi pháo” qua Xa Trạch, Tầu Ô… vượt nỗi chết để chạy về phía lính Cộng Hoà… Tất cả thực tế nầy như cánh tay nghiêng ly nước lã đầy. Lính Bắc vỡ mặt, thấy mình kẹt trong chiến trường phi nghĩa, vô nhân đạo”.

    Dấu Binh Lửa – Phan Nhật Nam: “…Khi xác chết của các anh nằm lêu bêu vất vưởng suốt một vùng từ An Phú Đông lên đến Thạnh Lộc qua Tân Thới Hiệp, những xác chết trần truồng, co quắp, tênh hênh, chương sình thối tha đầy dòi bọ bên gốc dừa, sau liếp cửa, trong đụn rơm… Các anh chết ở đâu nhiều quá, lũ chó hoang tha hồ thỏa thuê với những phần đùi còn tím máu, chiếc đầu bị cấu xé dành giựt, từng tảng tóc xanh kéo lê lết trên khắp một vùng. Các anh đã chết trên một địa danh thật mỉa mai: An Phú Đông…”.

    Theo tài liệu đúc kết từ Đại Hội 4 của CSVN năm 1976, ít nhất là 4.000.000 thanh niên miền Bắc đã chết trên chiến trường – gồm cả số người chết trên đường xâm nhập từ Bắc vào Nam.

    *** Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, một nhà cách mạng cs lão thành, trong bài “Thắp Chung Nén Nhang Cho Tấm Thảm Kịch Quá Khứ” đã viết:“Ai phải chịu trách nhiệm đối với những con số ghê rợn thế này:1.1 triệu liệt sĩ; 559.200 thương bệnh binh; hơn 300,000 người mất tích; ( Báo Tổ Quốc số 29 )

    Lê Duẫn – Bí thư thứ nhất đảng CSVN-: “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc.” .

  2. BUILAN says:

    CHA NAÒ CON NẤY !

    “Đến mục gia đình lên đáp từ, người con trưởng cụ Độ là anh Thắng, sau khi kể những tình cảm về người bố, và sau khi cám ơn tất cả các cụ, các ông, bà, chú, bác, các anh chị … đến tham dự tang lễ, lời cuối của bài đáp từ là câu: “Tôi thay mặt gia đình xin phép không tiếp nhận lời điếu của vị đại diện Văn phòng Quốc hội” (Chưa bao giờ lại có chuyện như vậy, tang gia khước từ lời điếu của chủ lễ !!??).

    Như một kho thuốc nổ được châm ngòi, cả hội trường vỗ tay ran lên tán đồng. Tiếng hoan hô lẫn tiếng vỗ tay nổi lên càng to, kéo dài không ngờ, như hội bắn pháo hoa. Các đợt liên tiếp cao hơn, to hơn, dài hơn, càng âm vang cộng hưởng hết cỡ trong vòm nhà hội trường tang lễ. Có cảm tưởng như nóc hội trường sắp bật tung. Nhiều tiếng hét đến lạc giọng, nghe không rõ. Loáng thoáng những từ hoan hô! phản đối! ngu dốt!, bất nhân!… lẫn trong những tràng vỗ tay rền vang như sấm động. ” (Tiếng vỗ tay trong một đám tang)

    _ Giá như anh VĐB và chi VHP ( từ Mỹ về tho tang cha) biết từ chới cái chuyện quái tan- quớc tán !!! Thì bọn AC ÔN CÔN ĐỒ CÔNG PHỸ đâu còn lợi dụng LÀM NHỤC “cha mình” lần cuối cùng !!!! “VN sớm hạ cờ tang để đón thủ tướng TQ ”

    “Xác chết chưa chôn
    Tập bôn hạ cờ ”
    Đón chào quan thái thú !!!!!!!???????

    Bọn Công Sản PHI NHÂN- VÔ ĐẠO tán tận lương tâm !!
    Bè lũ SAI NHA – VIỆT GIAN BÁN NƯỚC không cần che giấu !
    QĐNN làm gì cho đất nước???? ! Hay chỉ là CÔNG CỤ TAY SAI ????

  3. THAO LE says:

    Lời dẫn nhập của Đàn Đhim Việt lớn hơn nội dung và rẻ hơn lời cảm tạ của con Tướng Giáp

  4. Phương Mỹ says:

    Cuộc gặp ấn tượng của tướng Giáp và McNamara

    “Vị tướng dù có công lao lớn đến đâu cũng chỉ là giọt nước trong biển cả. Các ngài gọi tôi là vị tướng thần thoại, nhưng tôi tự nghĩ tôi bình đẳng với những người lính của mình”, Đại tướng Võ Nguyên Giáp trả lời câu hỏi của tướng lĩnh Mỹ.

    Năm 2012, Nhà xuất bản Thời đại phát hành cuốn sách Ở với người – Ở với đời. Tác phẩm đặc biệt này đã tập hợp những bài viết.của các tướng lĩnh, nhà báo, nhà sử học… về đại tướng Võ Nguyên Giáp. Báo Tri thức trích đăng bài viết “Cuộc gặp gỡ đầy ấn tượng” của nhà sử học Dương Trung Quốc.

    10h30 ngày 9/11/1995, tại nhà khách Bộ Quốc phòng (phố Phạm Ngũ Lão, Hà Nội), Đại tướng Võ Nguyên Giáp và ông Robert McNamara (cựu Bộ trưởng quốc phòng Mỹ) gặp nhau.

    Đối với giới báo chí thì đây là một cơ hội lịch sử, do vậy phải mất gần 10 phút hai cựu Bộ trưởng quốc phòng của cuộc chiến năm xưa mới qua khỏi vòng vây cuồng nhiệt của những máy ảnh, máy quay phim, micro… và những câu phỏng vấn tưởng không bao giờ dứt của giới báo chí quốc tế và Việt Nam.

    Phút gặp mặt đầu tiên, hai ông đứng trao đổi với nhau về việc tập thể dục buổi sáng. Một người đã 85 tuổi còn một người sắp bước vào tuổi 80 (ông McNamara sinh năm 1919) nhưng cả hai đều tỏ ra nhanh nhẹn và minh mẫn.

    Ông McNamara mở đầu cuộc trao đổi bằng lời bày tỏ về ý định của Đoàn tiền trạm Hội đồng đối ngoại New York mà ông dẫn đầu sang Việt nam để chuẩn bị cho một cuộc hội thảo về chiến tranh Việt Nam dự kiến sẽ tổ chức tại Mỹ vào mùa thu năm tới, hy vọng tướng Giáp sẽ nhận lời mời tham dự.

    Cựu Bộ trưởng quốc phòng Mỹ cũng nhấn mạnh rằng với một cuộc chiến tranh đã làm hơn ba triệu người Việt Nam và gần 6 vạn người Mỹ bị chết thì việc rút ra những bài học lịch sử, đặc biệt là bài học về những cơ hội bị bỏ lỡ để tránh xảy ra chiến tranh là rất có ý nghĩa không chỉ cho hai nước xưa đã từng tham chiến nay đang hướng tới những quan hệ tốt đẹp mà còn là những bài học bổ ích cho một thế giới đang đầy rẫy các biến cố và xung đột.

    Ông cũng kể lại rằng ngay sau khi thôi giữ chức Bộ trưởng bộ quốc phòng (3/1968), ông đã trở thành Chủ tịch Ngân hàng thế giới (World Bank Group of Institutions) và giữ cương vị đó 13 năm liên tục cho đến khi nghỉ hưu (6/1981).

    Cũng trên cương vị này, năm 1978, Ngân hàng Thế giới đã cho Việt Nam vay một khoản tín dụng 60 triệu USD cho các dự án về thủy lợi. Giờ đây mới có dịp sang Việt Nam, ông vừa gặp các quan chức của Ngân hàng Thế giới và được viết Việt Nam là một quốc gia đã sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính được đầu tư từ bên ngoài, đó là những dấu hiệu khẳng định tính tự chủ, khả năng vươn lên và phát triển của Việt Nam.

    Bước vào chủ đề chính, vị cựu Bộ trưởng quốc phòng Mỹ xin hỏi Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Thưa ngài, cho đến bây giờ, tôi vẫn không rõ những gì đã xảy ra trong ngày 4/8/1964?” (Đó là một ngày trước khi Tổng thống Mỹ Johnson mở màn cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc và trực tiếp đổ quân Mỹ can thiệp và mở rộng chiến tranh Việt Nam. Và hành động này được giải thích bằng việc trả đũa cho sự kiện đã diễn ra trong ngày 4/8/1964 mà theo báo cáo của phía Mỹ thì chiến hạm Maddox đã bị hải quân Việt Nam tiến công ở vùng biển quốc tế).

    30 năm sau sự kiện đó, McNamara mới trực tiếp nhận được một câu trả lời chính xác. Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói: “Ngày 2/8/1964, tàu Mỹ xâm phạm hải phận Việt Nam ở khu vự đảo Hòn Mê. Một đơn vị hải quân địa phương của chúng tôi đã đánh đuổi. Còn ngày 4/8/1964, không có một hoạt động quân sự nào từ phía Việt Nam được tiến hành trên khu vực này”. Các vị khách Mỹ nghe rất chăm chú.

    Đại tướng nói tiếp: “Nói điều này có thể là công việc nội bộ của Mỹ, nhưng theo tôi biết thì trước những ngày này, ở Mỹ người ta đã soạn thảo những văn bản để chuẩn bị cho việc mở rộng chiến tranh ở Việt Nam rồi”.

    Về vấn đề có những cơ hội nào có thể vãn hồi hòa bình ở Việt Nam mà đã bị cả hai bên bỏ qua, Đại tướng nói rằng trong khi kiên quyết chiến đấu chống xâm lược, Việt Nam cũng rất mong muốn nội dung được đề cập tới trong những bài diễn văn của tổng thống Mỹ ở Baltimore về công thức Manila – Antinio… Nhưng Việt Nam cũng nhận thấy rằng mỗi lần người đứng đầu nước Mỹ nói đến những sáng kiến hòa bình trên sức ép quân sự của Mỹ. Có thể nói rằng phía Việt Nam đã không để lỡ một cơ hội nào vì dân tộc Việt Nam là một dân tộc yêu hòa bình hơn ai hết và chiến tranh sẽ mang lại đau khổ trước hết cho người Việt Nam.

    Đại tướng cũng kể cho các vị khách Mỹ một câu chuyện cách nay ngót 50 năm, khi ông Paul Mus, một học giả được chính phủ Pháp nhờ chuyển một giải pháp hòa bình cho chính phủ kháng chiến Việt Nam. Trong đó có một điều khoản đòi hỏi quân đội Việt Nam phải hạ vũ khí. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hỏi lại Paul Mus rằng nếu như người Đức gửi một tối hậu thư như vậy thì thái độ của những người kháng chiến Pháp sẽ như thế nào.

    Đại tướng cho rằng quan điểm mà ông McNamara viết cuốn sách Nhìn lại tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam cho rằng một trong những nguyên nhân Mỹ thua ở Việt Nam là do không hiểu về dân tộc Việt Nam, và nhất là không hiểu về chủ nghĩa yêu nước của người Việt Nam là hoàn toàn đúng.

Phản hồi