WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tướng Giáp -Tự hào và tủi hận

Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh Google

Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh Google

Hà Nội lên cơn sốt tang lễ ông Đại tướng già Võ nguyên Giáp từ hơn một tuần qua, ông mất ngày 4-10-2013, thọ hơn trăm tuổi. Các trang mạng trong nước đăng hình ảnh mấy trăm người xếp hàng dài rồng rắn trước tư dinh ông tướng để được vào viếng xác. Nhiều người ôm chân dung ông, bộc lộ nỗi niềm thương tiếc một nhà quân sự lão thành. Trên lộ trình dài hơn 40 km từ nhà tang lễ Quốc gia tới sân bay Nội Bài, người dân xếp thành hàng đông nghẹt hai bên đường để tiễn ông. Nhiều bài, nhiều video clip quay lại khúc phim tiễn đưa ông tướng đại thọ của nhân dân thủ đô.

Kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời – năm 1969, lại có thêm một lễ viếng với một biển người lớn như thế”

Các trang mạng nói có một biển người hàng chục ngàn đứng dọc suốt năm chục cây số tiễn đưa ông Đại tướng. Con số mười ngàn người này theo tôi biết thì chưa được bằng một phần trăm (1%) tổng số nhân mạng mà ông đã xử dụng để thí quân trong các trận đánh biển người đẫm máu suốt ba mươi năm từ 1946 cho tới 1975.

Từ hơn một tuần qua, các trang mạng, báo chí trong nước tràn ngập những bản tin, những dòng chữ lớn về đủ mọi khía cạnh qua cái chết của ông Đại tướng đại thọ: Cử hành lễ viếng đại tướng Võ nguyên Giáp, Người nước ngoài ngưỡng mộ tướng Giáp, Bước chân tướng Giáp còn vấn vương mùa thu dân tộc, Tiêu binh diễn tập tiễn đưa đại tướng lúc nửa đêm, Hai chuyến bay số hiệu đặc biệt tiễn đưa đại tướng, Người dân rơi nước mắt khi viếng đại tướng, Báo chí quốc tế xúc động trước dòng người 50km tiễn đưa đại tướng, Hàng chục ngàn người dân Hà nội tiễn biệt đại tướng về với quê mẹ Quảng bình .. vân vân và vân vân…

Coi trong khúc phim ngắn ngủi tôi thấy hai bên đường một hàng dài đen nghịt người tiễn đưa, trong số này người hiếu kỳ đi xem cũng có, người hâm mộ, thương tiếc thật tình cũng có. Nhiều người khóc lóc thảm thương, cò mồi cũng có, đảng viên chịu ơn mưa móc cũng có…

Đảng và nhà nước khai thác tối đa xác chết của ông Tướng già đến mức điên loạn, y như việc khai thác thi hài của Bác từ năm 1969 cho tới tận bây giờ.

Có thật là nhân dân thủ đô Hà nội rơi lệ thương tiếc ông tướng già này không? Ông đã sống trên 100 tuổi trong một biệt thự rộng thênh thang, tột đỉnh vinh quang phú quí, danh tiếng lẫy lừng , con cháu ông đều là những nhà giầu phú gia địch quốc. Cuộc đời ông hình như không có ngày gian khổ nào tại đất nước mà đa số người dân còn bần hàn thiếu thốn. Thật vậy, ông ăn trên ngồi chốc từ đầu chí cuối. Điều đáng thắc mắc là tại sao người dân không thương xót cho chính cái thân phận hẩm hiu đói rách của mình lại đi thương người hạnh phủc, sung sướng nhất trong thiên hạ như ông Đại tướng? Ông đâu có cần ai thương?

Ông đã từng giữ những chức vụ lớn hàng đầu về quân sự tại miền Bắc: Tổng tư lệnh quân đội nhân dân từ thời kháng chiến, rồi Bộ trưởng quốc phòng, Bí thư quân ủy trung ương, người đứng đầu cơ quan đại diện của đảng trong quân đội. Về chính trị có thời ông làm phó thủ tướng, ông giữ trọng trách về quân sự hơn là chính trị. Các trang web cũng đăng đoàn lãnh đạo đảng và nhà nước viếng thăm đại tướng tại nhà tang lễ, chính phủ sẽ làm lễ quốc táng long trọng cho ông và chôn tại quê nhà miền Trung đất cầy lên sỏi đá.

Có ý kiến cho rằng người ta cố nhào nặn một biểu tượng để đáp ứng nhu cầu tìm thần tượng trong xã hội quá nhiễu nhương tại VN hiện nay. Có thể lắm, nay đứng trước sự phá sản niềm tin của người dân, của giới trẻ vào lý tưởng Cộng sản nên họ cũng phải ráng tạo ra những huyền thoại và thần tượng. Cộng sản sống nhờ huyền thoại, họ hy vọng lôi kéo được nhiều người trở lại cái ảo ảnh của hào quang Mác Lê xa xưa để tiếp tục lừa gạt mọi người như họ đã từng làm trong quá khứ.

Nhưng thực tế lại rất phũ phàng, ngày nay thanh niên thiếu nữ nhất là tại Hà Nội đang sống thác loạn, trụy lạc, đua đòi, luân lý đảo điên, thật khó mà quay ngược bánh xe lịch sử, khó mà đưa con người trở lại cái lý tưởng mọi rợ, bán khai đã bị loại trừ ra khỏi trào lưu tiến hóa của nền văn minh nhân loại. Lý tưởng Cộng sản đã bị chìm vào quên lãng, đã thực sự bị coi là biểu tượng của phản văn minh, phản tiến bộ. Dù có khai thác triệt để xác chết của ông cựu Tư lệnh, người ta cũng không thể nào cứu vãn được sự sụp đổ, tan rã của đức tin vô sản tại thiên niên kỷ mới này.

Đảng cũng tránh dùng những khẩu hiệu, ngôn từ thời chiến như đánh đuổi đế quốc, thực dân xâm lược giành độc lập. Có thể nó đã quá xa xưa, nhưng có lẽ vì nó không còn thích hợp với hoàn cảnh đất nước hiện nay nhất là khi phải sống nhờ lòng nhân đạo của kẻ cựu thù, sống nhờ sự bố thí và cơm thừa canh cặn của họ.

Binh nghiệp của ông đại tướng bắt đầu từ mùa thu năm ấy cách đây đã gần 70 năm, nó đã được xây dựng trên núi xương sông máu của hàng triệu sinh linh vô tội.

Ngày 15-8-1945 quân Nhật đầu hàng đồng minh, Việt Minh cướp chính quyền, ngày 2-9-1945 Hồ chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập. VM tiêu diệt các đảng phái quốc gia không Cộng sản. Võ nguyên Giáp được Tổng bộ Việt Minh giao nhiệm vụ thủ tiêu, bắn giết, tấn công các đảng phái, thành phần quốc gia không CS, có vào khoảng vài chục ngàn người đã bị mạng vong trong cơn binh biến đẫm máu này.

Thế chiến thứ hai vừa chấm dứt, De Gaulle vội vã đưa quân đi tái chiếm thuộc địa cũ Đông Dương mà họ còn nhiều quyền lợi nhưng dư luận Pháp không thuận lợi. Không khí chính trị bất lợi, bị chống đối, người dân cho là cuộc chiến bẩn thỉu (sale guerre) hoặc ô nhục (guerre honteuse). Sau thế chiến, nước Pháp kiệt quệ tan nát vì bị Đức quốc xã chiếm đóng vét sạch, họ không đủ phương tiện tổ chức quân đội. Ngày 11- 9-1945 Pháp đưa 300 lính theo chân quân Anh giải giới quân Nhật, họ đổ bộ tại Tân sơn Nhất, rồi đưa thêm nhiều quân dần dần chiếm lại miền Nam .

Sau khi đã thỏa thuận với Việt Minh, ngày 18-3-1946 Pháp đưa 15,000 quân từ trong Nam ra Bắc, đổ bộ vào Hải phòng, lên Hà Nội để thay thế 200,000 quân Tầu Quốc dân đảng. Việt Minh đành phải để Pháp ra Bắc vì nhờ đó quân Tầu mới chịu về nước, giữa hai cái xấu, họ chọn cái nào bớt tệ hơn.

Việt Minh chỉ điểm giúp thực dân tiêu diệt các đảng phái Quốc gia để trừ hậu họa và rồi ngày 19-12-1946 Võ nguyên Giáp ra lệnh tấn công quân Pháp tại Hà nội mở đầu cho cuộc chiến tranh dài nhất của thế kỷ.

Đáng lẽ cuộc chiến tái chiếm Đông Dương của Pháp không thể thực hiện được vì bị chống đối từ trong nước, chính phủ phải lén lút dấu giếm người dân, tại Đông dương bị Mỹ và chính phủ Trung Hoa dân quốc ghét cay ghét đắng, họ chỉ muốn tống cổ Pháp ra khỏi nơi đây. Nhưng rồi Pháp lại được Mỹ ủng hộ vì lý do Việt Minh theo Cộng sản, Mỹ căm ghét chế độ thực dân nhưng cũng phải cắn răng giúp Pháp để ngăn ngừa CS tràn xuống Đông nam Á.

Quân Pháp tiến chiếm Hà Nội và các tỉnh miền Bắc, Việt Minh rút vào chiến khu, Pháp không đủ lực lượng nên chỉ giữ được các thành phố. Cuối năm 1949,Trung Cộng chiếm toàn cõi Hoa Lục, năm 1950 VM được họ huấn luyện, cung cấp vũ khí, thành lập năm sư đoàn chính qui và các đơn vị địa phương quân, cuộc chiến sang một khúc quành quan trọng. Mỹ bắt đầu giúp Pháp khiến cuộc chiến đã được quốc tế hóa, Việt Minh đã biến đất nước thành bãi chiến trường cho Đệ tam quốc tế và Thế giới tự do.

Năm 1950 lần đầu tiên Võ nguyên Giáp đánh thắng một trận lớn, trận Cao Bắc Lạng (16/9/1950-7/10/1950) làm rung động cả nước Pháp, không ngờ VM lớn mạnh như thế. Pháp mất 7,000 quân và rất nhiều vũ khí mà Việt Minh có thể trang bị đầy đủ năm trung đoàn.

Cuối 1950 tướng De Lattre được cử sang Đông Dương, ông vừa giữ chức Cao ủy và Tư lệnh quân đội Pháp. Võ nguyên Giáp nay đã có nhiều sư đoàn trong tay mở nhiều trận đánh biển người nhưng bị thiệt hại nặng, De Lattre phản công dữ dội, ông ta đánh bại Võ nguyên Giáp mấy trận liên tiếp, riêng trận Vĩnh Yên tháng 1-1951có 6,000 Việt Minh bị giết. Cuộc chiến ngày càng kéo dài, chính phủ Pháp chán nản muốn bỏ Đông dương, Mỹ giúp Pháp ngày càng nhiều, sang năm 1954 họ chịu 78% chiến phí nhưng cũng không cân bằng với viện trợ của Trung cộng và Đệ tam quốc tế.

Việt Minh ngày càng mạnh, Pháp ngày càng yếu, trận Điện biên phủ kết thúc ngày 7-5-1954, quân Pháp thảm bại, gần mười ngàn người bị bắt làm tù binh, trận đánh làm rung động cả thế giới, một nước nông nghiệp lạc hậu đánh thắng một nước văn minh. Võ nguyên Giáp được thế giới biết đến, người ta nghĩ ông là một thiên tài tay không dựng nghiệp, nhưng sau đó hai năm, người Pháp công bố sự thật về trận đánh và nhất là cuối thập niên 70, Trung cộng cũng tiết lộ nhiều bí mật cho thấy họ đã viện trợ, giúp đỡ, chỉ đạo VM rất nhiều. Khoảng hơn 2,000 quân Pháp bị thiệt mạng trong trận này, VM tổn thất ít nhất cũng gấp 4 lần Pháp.

Tám năm khói lửa 1946-1954 được VM ca ngợi là cuộc chiến thần thánh giành độc lập, cái gía mà họ phải trả là xương máu của khoảng 300,000 quân sĩ. Việt nam là nước thuộc địa duy nhất trên thế giới giành độc lập bằng núi xương sông máu.

Năm 1954 đất nước chia đôi, Võ nguyên Giáp được nghỉ ngơi mấy năm khi CSVN lo thực hiện chính sách cải cách ruộng đất theo chỉ thị của quan thầy Nga -Tầu để đấu tố, bắn giết, chôn sống khoảng 150,000 địa chủ. Sau khi thất bại trong việc hiệp thương thống nhất hai miền, Đảng quyết định đánh chiếm miền Nam bằng vũ lực, miền Bắc nghèo đói không thể sống thiếu vựa lúa miền Nam, tướng Giáp lại có việc làm. Ông theo chiến lược của Mao dùng chiến tranh du kích, lây nông thôn bao vây thành thị, TT Kennedy giúp VNCH bình định miền nam bằng trực thăng và thiết vận xa.

Sau đảo chính 1-11-1963, lợi dụng tình hình miền Nam xáo trộn tướng Giáp thừa cơ nước đục thả câu, tăng cường xâm nhập, miền Nam ngày càng bị ung thối. Năm 1965 đánh dấu một khúc quành quan trọng, được Nga sô, Trung cộng giúp đỡ, Bắc Việt công khai đưa quân chính qui xâm nhập để sớm chiếm được miền Nam, khi ấy Hoa kỳ cũng đem đại binh vào cứu nguy VNCH khỏi bị sụp đổ. Một lần nữa tướng Giáp được Đảng giao nhiệm vụ biến đất nước thành bãi chiến trường cho Cộng sản quốc tế và Thế giới tự do. Lần này sự đụng độ lớn hơn trước hàng trăm lần, đất nước cũng bị tàn phá mạnh hằng trăm lần nhiều hơn trước.

Việt Minh không thể đánh thắng Mỹ như đã thắng Pháp tại Cao Bắc Lạng 1950 và Điện Biên Phủ 1954 vì hỏa lực của Mỹ mạnh gấp trăm lần Pháp, tướng Giáp không dám đánh trực diện vì sẽ bị không quân và pháo binh địch tiêu diệt ngay. Ông lệnh cho cán binh cố gắng giết được nhiều lính Mỹ để thúc đẩy phong trào phản chiến dù phải trả giá cao, thường là lấy 15 mạng cán binh đổi lấy một mạng Mỹ, kiên trì đẩy mạnh kháng chiến chống Mỹ, nói nôm na là chiến lược “cố đấm ăn xôi” giành thắng lợi. Nói chung tướng Giáp lấy quân sự để phục vụ mục đích chính trị.

Trong những năm dầu sôi lửa bỏng 1965, 1966, 1967 khoảng mấy trăm ngàn cán binh CS phải hy sinh để đợi ngày tổng tấn công giải phóng toàn bộ miền Nam. Người Mỹ tưởng tình hình đã yên chuẩn bị rút quân từ từ về nước nhưng trong khi quân dân miền Nam đang ăn Tết Mậu Thân 1968 vui vẻ thì đạn bay súng nổ khắp nơi, tướng Giáp đánh một canh bạc vô cùng táo bạo nhưng cũng thật tiểu nhân và bỉ ổi. Tổng cộng hơn 80,000 cán binh được đưa vào trận tổng công kích mấy chục tỉnh, thành tại miền Nam . Mặc dù có yếu tố bất ngờ nhưng Cộng quân vẫn bị thảm bại, khoảng 70% cán binh bị giết, tổn thất gấp mười lần VNCH và Mỹ. Họ đại bại về quân sự nhưng lại đại thắng về chính trị, phong trào phản chiến được thúc đẩy lên cao, miền Nam thắng một trận lớn, nhưng thua cuộc chiến.

Năm 1968, nữ ký giả Ý Fallaci phỏng vấn Võ nguyên Giáp, ông ta nói đã bị thiệt hại nửa triệu quân tại miền nam VN. Bài phỏng vấn đã được đăng trên báo chí Sài Gòn cũng như trên thế giới và đã khiến nhiều người hãi hùng trước câu trả lời lạnh lùng gớm ghiếc của ông. Tướng Giáp được Tây phương biết tới nhiều qua những trận đánh biển người thí quân ghê rợn, thời gian này giới chức quân sự, ký giả Mỹ cũng viết về tướng Giáp. Người ta nhắc tới ông tướng không phải để ca ngợi thiên tài của ông nhưng vì ông là nhân vật quan trọng của cuộc chiến và nhất là vì những chiến thuật chiến lược đẫm máu kinh hoàng của ông.

Tướng Giáp vẫn là vị Tư lệnh muôn năm của Quân đội nhân dân anh hùng, trận Hạ Lào 1971 CS Bắc Việt thắng VNCH nhưng bị tổn thất rất nặng hằng chục ngàn quân, gấp ba lần đối phương. Năm 1968 hàng trăm ngàn thanh niên miền Bắc bị tử trận, họ phải đợi mấy năm sau khi những cậu bé 15, 16 tuổi đã được 18 tuổi có thể vác súng lên đường vào Nam. Tháng 3-1972, Tướng Giáp đánh một canh bạc lớn và táo bạo hơn trận Mâu thân rất nhiều, lợi dụng khi Mỹ đã rút gần hết, ông ta đưa 10 sư đoàn chính qui cùng với xe tăng đại bác, phòng không tổng tấn công tại ba vùng chiến thuật VNCH.

Lần này tướng Giáp bỏ chiến tranh du kích đánh theo chiến tranh qui ước, công khai vì đã được Nga Tầu viện trợ tối đa. Bộ binh và xe tăng của CSBV đã làm mồi cho B-52 và không quân, pháo binh VNCH. Tổng cộng gần 100,000 cán binh bị giết, 700 xe tăng bị phá hủy sau nửa năm chiến tranh tàn khốc, cuộc tổng công kích thất bại không đạt thế mạnh tại bàn Hội nghị Paris.

Chiến lược “cố đấm ăn xôi” của ông Đại tướng đã đạt kết quả tốt mặc dù phải hy sinh hơn một triệu cán binh. Cuối cùng người Mỹ bị dân trong nước chống đối dữ dội phải rút bỏ Đông Dương, cắt viện trợ VNCH. BV thắng lớn trận đánh cuối cùng năm 1975, bất ngờ y như người đi câu chỉ tưởng được con cá chép nhưng lại câu được con cá voi.

CSBV đưa quân đi làm nghĩa vụ quốc tế tại xứ Chùa tháp từ cuối thập niên 70, và rồi bị đàn anh Trung Quốc đem mấy trăm ngàn quân đập cho một trận nên thân tại biên giới Việt-Hoa. Trong toàn bộ hai cuộc chiến này BV mất khoảng 80,000 quân. Cuối thập niên 80, chiến tranh Đông dương lần thứ ba thực sự chấm dứt.

Tại miền Bắc nhiều người khóc thương và ca ngợi ông Đại tướng, họ nói ông là nhà thiên tài quân sự, được xếp trong số những danh tướng hàng đầu trên thế giới, họ nói người ngoại quốc thán phục ông.

Một giáo sư Mỹ, mới đây đã nhận xét:

“Tướng Giáp, tất nhiên, là một nhân vật quan trọng trong lịch sử quân sự và chính trị Việt Nam và thực sự là một nhân vật lịch sử quan trọng của thế giới”.

Có thể đúng, Hitler, Staline, Mao Trạch Đông…đã là những nhân vật lịch sử quan trọng của thế giới nhưng vấn đề đặt ra là họ đã đóng góp được gỉ cho nhân loại hay chỉ đi tàn phá, gây hoang tàn đổ nát khắp nơi trên thế giới?

Theo tôi biết tướng Giáp được nhiều người Tây phương nhắc tới vì ông đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến tranh dài nhất thế kỷ, tên tuổi ông là biểu tưởng của những trận đánh biển người máu chẩy thịt rơi, núi xương sống máu. Người ta nhắc tới ông như một nhân vật ghê rợn của lịch sử giống như nhắc tới Hitler, Himmler, Staline, Béria, Mao Trạch Đông, Lâm Bưu… không hơn không kém.

Nhiều người Việt hãnh diện vì ông, đó là quyền của họ nhưng tôi thì chẳng cảm thấy tự hào, hãnh diện tí nào, trái lại tôi thấy xấu hổ quá. Các nước trên thế giới không phải đổ máu thê thảm giành độc lập như VN ta. Các nước Đông nam Á thu hồi độc lập chẳng phải gây chiến tranh gian khổ ngày nào, nhất là Thái Lan, họ hưởng thái bình thịnh trị từ đầu chí cuối.
Tôi tự hỏi tại sao các nhà lãnh đạo nước người ta khôn ngoan sáng suốt như thế mà các nhà lãnh đạo miền Bắc nước ta lại tối dạ, u mê, đần độn đến thế? Họ chỉ biết gieo rắc thang thương đau khổ cho người dân Việt và đã đưa đất nước vào cảnh lạc hậu, bán khai, giật lùi hằng mấy chục năm đằng đẳng.

Tại sao chúng ta lại không có được những nhân vật lịch sử đáng kính như Minh Trị Thiên Hoàng, Gandhi, Park Chung-hee, Aung San Suu Kyi, Mandela … những người đã bỏ bao công lao đóng góp, xây dựng cho quê hương của họ và đã được cả thế giới vô cùng ngưỡng mộ.

Cuối cùng tôi chỉ thẩy tủi nhục và xấu hổ
© Trọng Đạt

© Đàn Chim Việt

Tags:

78 Phản hồi cho “Tướng Giáp -Tự hào và tủi hận”

  1. Huong Nguyen says:

    Trước hết, tôi có lời cám ơn về bài viết của ông, về thái độ và lập trường của ông nhân dịp CSVN làm lễ quốc tang cho ông Võ Nguyen Giáp. Tối rất đồng ý với lời phát biểu : “… Có thật là nhân dân thủ đô Hà nội rơi lệ thương tiếc ông tướng già này không? Ông đã sống trên 100 tuổi trong một biệt thự rộng thênh thang, tột đỉnh vinh quang phú quí, danh tiếng lẫy lừng , con cháu ông đều là những nhà giầu phú gia địch quốc. Cuộc đời ông hình như không có ngày gian khổ nào tại đất nước mà đa số người dân còn bần hàn thiếu thốn. Thật vậy, ông ăn trên ngồi chốc từ đầu chí cuối. Điều đáng thắc mắc là tại sao người dân không thương xót cho chính cái thân phận hẩm hiu đói rách của mình lại đi thương người hạnh phủc, sung sướng nhất trong thiên hạ như ông Đại tướng? Ông đâu có cần ai thương?… “
    Tại sao 1 số người dân Việt-Nam khóc lóc cho ông VNG – 1 người và gia đình được sống, ăn trên ngồi chốc trong 1 cái xã hội nghèo khổ như thế – mà không biết xót thương và có thái độ cho chính thân phận của mình?

    Tuy nhiên bài viết vẫn để lại 1 lổ hổng, 1 nghi vấn cho tôi là vai trò và công lao của ông VNG trong 4 cuộc chiến (kháng Pháp, kháng Mỹ , Campuchia và chiến tranh biên giới 1979) vừa qua.
    Viết như ông là dành hết công lao cho VNG. Trong 1 chế độ lãnh đạo tập thể như CS, những quyết định quanh trọng như chiến thuật phải được thông qua bộ chính trị, nhất là đối với những người như Lê Duẫn, Lê Đức Thọ, những người nỗi tiếng là độc đoán và đầy quyền uy trong guồng máy lãnh đạo của CSVN.

    Thật ra áp dụng tiêu thổ kháng chiến, chiến thuật biển người không phải là 1 sáng kiến của CSVN và nhất là của VNG mà chỉ là 1 sự học lại từ kinh nghiệm của những bậc đàn anh. Người ta vẫn còn nhớ chiến thuật chiến tranh tiêu thổ của Stalin khi ông cho tàn phá tất cả trên đường rút lui để dụ quân Hitler đi vào sâu trong nội điạ Nga Sô trước khi phản công vào mùa đông… Stalin đã thắng trên hoang tàn…
    Mao Trạch Đông và Vạn Lý Trường Chinh là 1 thần tượng của “Trường Chinh” Việt Nam. Gần nhất và nỗi tiếng nhất là chiến thuật biển người của Trung Cộng tại cuộc chiến Triều Tiên mà dù thất bại cũng vẫn là những bài học qúi giá cho 1 học sinh rất giỏi nghệ thuật “copy không giới hạn” của CSVN…

    Như thế, uy tín của VNG với chính nội bộ của đảng CSVN đã như thế nào để sau khi hoàn thành sứ mạng(?), ông đã bị hạ bệ 1 cách nhục nhả – không phải chỉ từ những đồng chí ngang hàng với mình như Lê Duẫn, Lê Đức Thọ mà còn từ những đàn em của mình như ĐỗMười, Lê Đức Anh và ngay cả từ hàng con cháu của mình như Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết….

    Một sự thất sũng và hạ bệ như thế có thể vì những nguyên nhân như sau?:
    1. Những sai lầm trong chiến thuật của VNG mà theo “truyền thống” nội bộ của CS, Bộ Chính Trị CSVN không muốn vạch áo cho người xem?
    2. Nếu không, phải chăng đây là 1 sự “vắt chanh bỏ vỏ”, nhất là khi hào quang của VNG quá sáng chói để có thể làm lu mờ vị trí lãnh đạo của những người kế nhiệm?

    VNG là 1 trung thần của chế độ. Ngay cả sau khi chính sách cải cách ruộng đất ở miền Bắc thất bại, ông còn thay mặt cả Hồ Chí Minh để nhận lỗi lầm? Bây giờ thì ông đã đi rồi. 1 sự đánh bóng về 1 huyền thoại và đưa ông lên bàn thờ như HCM là 1 thủ thuật dù “giả man” nhưng vẫn hiệu nghiệm cho những ai còn nhe dạ. Chỉ tội cho 1 số lượng không nhỏ người dân là tiếp tục u mê cho đến bao giờ?

  2. Tác giả trả lời bác Binh Bét says:

    Trước hết t/g xin cám ơn bác đã bỏ thì giờ đọc bài của tôi và đóng góp ý cho bài viết của tôi
    Tôi xin trả lời bác theo thứ tự

    -Như tôi đã nói trong bài người ta ca tụng Tướng Giáp , đưa tướng Giáp lên mây xanh là quyền của họ, tôi không có ý kiến, tôi chỉ nêu ý kiến riêng của tôi thôi. Bùi Diễm hay nhiều người thường khoe đã từng là học trò cũ của VN Giáp tại trường trung học Thăng Long Hà nội thập niên 30, 40 là chuyện của họ, họ thấy sang bắt quàng làm họ cho vui ấy mà.

    -Tôi có sống dưới thời thực dân trước 1954, hồi đó tôi 14, 15 tuổi, gia đình tôi có sống với Việt Minh khỏang hơn nửa năm (1954, 55) sau đó di cư vào nam lánh nạn Cộng sản, chúng tôi và hàng triệu người di cư khác thấy thực dân laị dễ chịu hơn CS.

    -Tôi có học trường quân sự đào tạo sĩ quan một năm tại miền nam VN trước 1975, có nhiều người bạn học 4 năm tại trường võ bị Đà lạt, tôi và những người sĩ quan VIỆT NAM CỘNG HÒA khác có học về chiến thuật chiến lược nhưng người ta không dậy chúng tôi chiến lược biển người đánh đổi chiến thắng bằng máu, lý do: chúng tôi quí trọng sinh mạng con người theo tinh thần nhân bản, chúng tôi khác người Cộng sản ở chỗ đó. Các sĩ quan VNCH từ thiếu úy lên đại tướng, ông nào cầm quân để chết nhiều lính sẽ bị mất chức ngay . Còn chiến thuật biển người mà tướng Giáp học được của cố vấn Tầu là chuyện khác.

    -Bác nói là chế độ thực dân tàn ác, nhưng sau hiệp định Genève 54, một triệu người đã bỏ đất nước vào nam vì sao: Vì họ thấy chế độ Cộng sản do Việt minh đem đến còn tác ác gấp 10 lần thực dân, hồi ấy thời hạn di cư chỉ có 300 ngày, nếu thời hạn di cư là 2, 3 năm thì tôi nghĩ người miền Bắc sẽ di cư vào nam gần hết, không ai chịu sống với CS cả. Bác nói phải đánh Pháp dành độc lập, những giành độc lập xong còn ác hơn thực dân thế thì dành độc lập làm cái gì? dành độc lập mà người dân bỏ đi thì giành làm gì?
    Cũng giống như tại Hồng Kông người dân vẫn thích sống dưới sự cai trị của thực dân Anh hơn là sống với Cộng sản Tầu

    -Bác nói phài dành độc lập nhưng tại sao năm 1945 Việt Minh phải giết hại những đảng phái đối lập không CS, bác có học sử không? Người ta có nói thật cho bác biết không? Chúng tôi may mắn sống trong thế giới tự do được thông tin đầy đủ không bị bưng bít như những người sống dưới chế độ độc tài, chúng tôi tin các tài liệu phía VNCH và của Tây phương Pháp, Mỹ nhưng không tin tài liệu phía CS, đa số tuyên truyền bịa đặt.
    -Bác nói con đường giành độc lập duy nhất là phải đổ máu bằng quân sự nhưng đó chỉ là lối biện luận giả mù sa mưa, mập mờ đánh lận con đen thưa bác! Chính người Pháp đã nhìn nhận năm 1945, 46 họ rất yếu, người dân chống đối việc chính phủ đưa quân chiếm lại Đông dương, Mỹ và Tưởng giới Thạch rất ghét thực dân chỉ muốn tống cổ thực dân Pháp ra khổi Đông dương (xem trong Agonie de l’indochine, chương II).. thế thì đâu có cần chiến tranh mới đuổi được Pháp, nếu Hồ chí Minh không theo CS thì Mỹ đã tống cổ Pháp ra khỏi Đông dương từ 1945, lý do Pháp cần viện trợ tái thiết của Mỹ, rất sợ Mỹ
    -Bác nói đuổi Mỹ để thống nhất đất nước nhưng tại sao lại có nhiều triệu người bỏ nước ra đi, nếu nhà nước đồng ý cho ra đi và nếu Mỹ đồng ý nhận thì tôi nghĩ cả nước sẽ đi theo Đế quốc chứ không theo Đảng bác ạ, bác nói đuổi Mỹ nhưng sao lại nhận đô la của Mỹ, sao Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ VN lại phải sang Mỹ xin sỏ đế quốc chút dollars, trên thế giới ai cũng đều biết cả? đuổi đế quốc nhưng vẫn sống nhờ đế quốc .

    -Bác thử nhìn lại xem, đổ máu vài triệu người, đất nước lụn bại, bị Thái Lan, Mã lai, Nam dương khinh bỉ…vì quá nghèo đói lạc hậu, thế thì có giống ai không?
    Xin cám ơn

  3. Phan Huy says:

    Hành Trình Lên Thiên Đàng…

    Một ngày u ám mùa thu
    Có bầy Cộng phỉ theo thù phản dân
    Cướp công kháng chiến toàn dân
    Manh tâm hiến cả giang san Nga Tàu.
    Hồ gian hăng hái đi đầu
    Nối đuôi Duẫn ác, theo sau Giáp hèn
    Đồng, Chinh đánh trống thổi kèn
    Dẫn đường dân tộc tiến lên đại đồng…

    Đi hoài chỉ thấy mênh mông
    Ruộng nương máu thắm, cánh đồng xương phơi
    Ở ngoài xa tít chân trời
    Thiên đường Cộng sản gọi mời thế nhân
    Kìa bầy tiên nữ tung tăng
    Kìa thánh Các Mác, kìa thần Lê nin
    Kìa á thánh Sit ta lin
    Kìa Mao bồ tát ngự trên niết bàn.
    Đẹp thay vô sản địa đàng 
    Cả đoàn phấn khởi ca vang đất trời:
    “Đảng ta vô địch trên đời
    Chủ nghĩa Cộng sản tuyệt vời trần gian.”

    Nhưng khi bước đã lại gần
    Toàn quân sửng sốt, toàn dân kinh hoàng
    Nào đâu có phải thiên đàng
    Mà rằng địa ngục trần gian mới là
    Nào đâu có phải tiên nga
    Mà là người vượn đói đà trơ xương
    Nào đâu thần,thánh, phật vương
    Mà là ác quỷ vô thường, dạ xoa.
    Quay lui nào thấy quê nhà
    Nửa đà dâng hiến, nửa ra chư hầu
    Một bầy bìm bịp diều hâu
    Kêu la giành giật trên đầu người dân
    Hung hăng cái đảng bạo tàn
    Đuổi nhà, cướp đất, vơ vàng, vét đô
    Núi đồi chất đống xương khô
    Chiến tranh, chết chóc, cơ đồ tan hoang…

    Ôi còn đâu nữa giang san!
    Duyên lầm tướng cướp, muôn ngàn khổ đau.

    http://fdfvn.wordpress.com

  4. quang phan says:

    “…tôi chỉ thẩy tủi nhục và xấu hổ ” Tác giả Trọng Đạt

    Khi có ai hỏi tôi từ quốc gia nào đến thì tôi trả lời rằng là người tỵ nạn hoạ cộng sản từ Việt Nam Cộng Hoà tới, không muốn họ tưởng lầm là tôi từ cái xứ mà trước đây có đám đội nón cối, đi dép Bình Trị Thiên đần độn đã bị hoả lực của quân đội Mỹ bắn rụng như sung – kiểu cao bồi bắn hạ mọi da đỏ trên màn truyền hình , và rồi sau mỗi trân đánh, phải nhờ tới các xe hủ lô tới để ủi xuống hố kiểu như ủi đống rác to đùng xuống hố rác vậy.

  5. LaoTon says:

    Bai viet hay!

  6. Binh Bét says:

    Tôi xin đóng góp ý kiến về bài viết của bác Đạt :
    Kính trọng Tướng Võ Nguyên Giáp hay không dĩ nhiên là tùy ý nghĩ của mỗi người. Bác chê nhưng cũng có người khác khen.
    Tôi ngạc nhiên khi nghe ông cựu đại sứ Bùi Diễm của chế độ Sài Gòn lại cũng ngợi khen Tướng Giáp. Có lẽ ông đang mơ về những ngày học sử với giáo sư Giáp tại Hà Nội trước khi ông di cư hay muốn theo xu hướng chung của thời đại là mọi người khen thì ông cũng nên vuốt đuôi để chứng tỏ ông cũng là dân tiến bộ ?

    Điểm quan trọng tôi muốn nói với bác là về mặt chiến thuật và chiến lược mà Tướng Giáp đã dùng để đánh thắng Pháp và Mỹ.
    Có lẽ bác chưa bao giờ sống dưới thời thực dân Pháp và cũng có thể chưa kinh qua trường lớp quân sự nào để có thể phê bình như bác đã lạm bàn. Tôi xin lỗi phải nói ngay từ đầu và rõ ràng như vậy. Tại sao tôi có thể nói như vậy ?

    Phải sống trong những thập niên 20, 30 của thế kỷ trước khi bị người Pháp chèn ép, khinh khi thì mới thấy cái nhục vong quốc. Ngoại nhân nhưng lại đè đầu, đè cổ mình ngay tại đất nước mình thì theo bác không nên theo con đường bạo lực để lật đổ nó thì phải làm gì. Bác lại cho rằng không theo gương các nước khác giành độc lập theo con đường không đổ máu ? Có lẽ bác muốn dân tộc VN theo gương Ghandi bên Ấn-Độ chăng ? Bác lại lầm to nếu có ý nghĩ như vậy vì đế quốc Anh không tàn bạo như người Pháp tại VN. Cả ba nước Đông Dương đều đứng lên tranh đấu giành độc lập chứ không chỉ riêng VN. Phong trào Cần Vương cũng như vô số những cuộc tranh đấu bằng vũ lực tiếp theo sau đó (chưa có nhuốm màu CS) đã củng cố thêm cho lý luận vừa nói của tôi.
    Ngoài ra nếu bác biết quân sử thì nên nhớ thêm trường hợp của Algérie. Đã thua tận mạng tại ĐD nhưng Pháp vẫn tìm hết cách để duy trì chế độ thực dân tại Algérie, còn có phần tàn bạo hơn vì học được kinh nghiệm tại ĐD. Và nếu rành sử liệu VN thì bác sẽ nhìn thấy dễ dàng là từ khi Pháp bắn phá Đà Nẵng và chiếm đất Nam Kỳ cho đến khi rút chạy khỏi VN sau trận Điện Biên Phủ, có bao giờ họ không dùng vũ lực để đạt được mục đích của họ không ? Theo bác thì phải làm thế nào để chống lại bạo lực ? Lạy lụt họ để xin chuộc lại đất như những vua triều Nguyễn đã làm chăng ? Bác có thể chọn con đường này nhưng tôi và đại đa số người dân VN chắc chắn sẽ không làm như vậy.

    Nói tóm lại, không có con đường nào khác ngoài việc sử dụng bạo lực để đánh đuổi người Pháp khỏi VN. Đó là lý do tại sao, CS hay không CS, mọi người sẵn sàng lấy thân mình tràn ngập phòng tuyến địch tại Điện Biên, và dẫu cho hàng hàng lớp lớp bị thiêu cháy bởi bom na-pan.

    Vấn đề thứ nhì là chiến thuật biển người. Bác cho là sai thế nhưng bác có chiến thuật hay chiến lược nào hay hơn không, xin vui lòng kể cho mọi người biết với nhé.

    Đầu tiên phải biết là theo Clausewitz (các nhà quân sự Việt Minh và sau này là QĐND ảnh hưởng nhiều bởi lý thuyết cổ điển này) thì chiến thắng là tối thượng và phải đánh đổi bằng máu. Trong kháng chiến chống Pháp, quân VM chỉ có tầm vong vạt nhọn và sau này là mấy khẩu súng mút-cà-tông thì nếu không dùng biển người thì chắc chắn không làm sao đánh đuổi được Tây. Sang thời Mỹ can thiệp thì khỏi nói thêm về hỏa lực của họ rồi. Thế địch tăng gấp nhiều lần, người lính bộ binh CS chỉ có AK và B-40 thì nếu không dùng nhân mạng để đánh đổi thì phải dùng phương cách nào để đối đầu ? Tôi đoán bác không có kinh qua trường lớp quân sự vì phương cách biện luận của bác, không đưa ra phương cách giải quyết nào khi phê bình thế trận của người khác là vậy.

    Kết luận là thí quân, hao binh, tổn tướng nhưng đạt được chiến thắng và đó chính là mục đích tối thượng của một cuộc chiến tranh. Đuổi Mỹ để thống nhất đất nước theo tầm nhìn của người CS. Đúng hay không thì tôi không có ý kiến thêm vì đây là mặt chính trị chứ không còn là chiến thuật nữa.

    • quang phan says:

      Sau khi Lênin cướp chính quyền tại Nga, nhà cách mạng Phan Bội Châu đã nghĩ tới việc kết giao với người Nga để tìm thêm sự yểm trợ cho lực lượng đấu tranh Việt Nam. Trong Phan Bội Châu Niên Biểu, Phan Bội Châu khen Lênin có tài về chiến lược đấu tranh cách mạng nên có ý muốn gửi một số du học sinh nhờ Liên Xô giúp đỡ cho việc huấn luyện, nhưng khi thấy người Nga đòi hỏi rằng những du học sinh trước khi vào học phải quyết tâm thừa nhận những điều kiện như dưới đây, Phan Bội Châu đã trở về Quảng Châu không gặp gỡ người Nga nữa :

      1– Tín ngưỡng chủ nghĩa Cộng Sản.

      2– Học thành rồi, về nước tất phải gánh lấy những việc tuyên truyền chủ nghĩa Lao Nông.

      3– Học thành rồi, về trong nước mình phải ra sức làm những sự nghiệp cách mệnh.

    • Nguyễn Văn An Hòa says:

      Trích: “Phải sống trong những thập niên 20, 30 của thế kỷ trước khi bị người Pháp chèn ép, khinh khi thì mới thấy cái nhục vong quốc…”

      Đâu cần phải thế, đối với người có suy nghĩ và có tầm nhìn! Không lẽ bác Binh Bét cũng đã sống qua thời đó????Nếu vậy bây giờ bác cũng đã ngoài 90! chúc mừng bác sống Zai như Võ nướng quân!
      Lịch sử của các nước chung quanh và trên thế giới, đã chứng minh không cần phải nướng quân mà vẫn giải phóng dân tộc, đất nước thóat ách thực dân Pháp có lẽ bác già quá nên không nhớ được những sự kiện đó chăng?).
      Cái chiến thắng của người cs Việt nam, qua sự hy sinh của hàng triệu thanh niên ưu tú của đất nước, đã dẫn đến tình trạng mất nước hiện nay, chắc hẳn bác đã thấy?
      Rất mong bác suy nghĩ lại!

    • Lên Đời says:

      Ông BB này viết chính xác và chững chạc qúa, nó chứng tỏ ông có nghiền ngẫm suy tư về lịch sử, tất cả thái độ bầy đàn, nhắm mắt bôi nhọ toàn bộ vấn đề công trạng của Đ/T Võ cho nền độc lập của VN that là xuẩn động, mù quáng, thiển cận. Không có gì khác hơn hành động tự bôi lọ vào mặt mình. Khen chê, phân tách phải rành rọt, chuyện gì nó ra chuyện đó. Không có tờ báo nào dù ngoại quốc hay nội địa chê trách Đ/T tham nhũng, lạm quyền cả mà tất cả đều nói Võ Đ/T đã thực hiện vai trò Tổng Tư Lệnh quân đội một cách đáng khâm phục và xuất xắc, mà những nhận định này từ những đối thủ lớn nhất của thế giới. Như vậy là đầy đủ rồi,
      Tại sao lại cứ phải phê bình theo đuôi bọn bại tướng ngoại quốc? Chúng nói Võ Đ/T thí quân là chỉ để che đậy cái thất bại nhục nhã của chúng mà thôi. Phải nói là quân Việt đã vượt qua được nỗi sợ hãi của cái chết để đạt chiến thắng, thì phải nói là dân, quân Việt Nam anh hùng chứ. Nếu quân nhân các cấp, dân chúng mà hèn nhát, run sợ trước hoả lực áp đảo của kẻ thù mà trốn hết, thì Võ Đ/T có tài cách mấy cũng đừng hòng đạt được những chiến tích lẫy lừng như vậy, hoăc dân Việt chạy theo tây hết như Phạm ngọc Chi, Phan Khắc Từ, Hoàng Quỳnh thì Đ/T Võ cũng bó tay. Đúng không???
      Mong bạn BB tiếp tục đóng góp tiếng nói đại diện cho sự that và công bằng, ngay thẳng.
      Xin nghiêng mình kính tang Võ Đại Tướng 4 câu :
      Cúi đầu nghiêm, kính bác Võ Nguyên
      Giáp, Ta, vạn kỷ danh thơm lưu truyền
      Năm Châu, Bốn Biển ghi ơn
      Võ Nguyên Thần Giáp, cứu đời lê dân (*)
      Cám ơn.
      (*) Chiến công của Võ Đ/T và thuôc quyền đã là cảm hứng giây chuyền cho các cuộc cách mạng trên thế giới. Đó là sự nhận định của các sử gia lớn, tướng lãnh phương tây.
      * Lê dân : Dân bị dưới ách Nô Lệ

    • phaman51 says:

      Cựu Đại sứ VNCH nói về Tướng Giáp
      Cựu Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Hoa Kỳ ông Bùi Diễm nêu quan điểm đánh giá con người và công trạng của Tướng Giáp, người vừa được Chính quyền và Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức Quốc tang.
      Ông Bùi Diễm, người từng là học trò của Tướng Giáp thuở thiếu thời, tin rằng tướng Giáp là một danh tướng với tên tuổi gắn với chiến tích Điện Biên Phủ, mặc dù chủ trương và chiến lược chiến tranh nhân dân của Tướng Giáp trong các cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã gây ra nhiều tổn thất về nhân mạng cho binh lính.
      Ông Diễm đặt câu hỏi liệu việc chiến thắng và giành độc lập bằng mọi giá theo các nhà lãnh đạo cộng sản Bắc Việt đã có thể chỉ là một con đường, trong khi nhiều quốc gia cựu thuộc địa khác, đã có nhiều lựa chọn và phương cách giành độc lập ít đổ máu và cứu được nhiều nhân mạng hơn.
      ‘Cái danh người Việt?’
      Nhân dịp này, ông Diễm cũng nêu quan điểm cho rằng sở dĩ cuộc chiến tranh Việt Nam khốc liệt và kéo dài là do miền Bắc đã luôn luôn chủ trương sử dụng bạo lực để giải quyết việc thống nhất lãnh thổ.
      Được hỏi liệu người Việt Nam, bỏ qua các tranh cãi, có nên ‘tự hào’ hay không về Tướng Giáp, cựu Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Hoa Kỳ nói:
      “Cái đó, đứng về phương diện người Việt Nam có một người được nổi danh như vậy, dĩ nhiên người Việt Nam cũng thấy đó là một cái gọi là cái danh cho người Việt Nam
      “Thế nhưng còn vấn đề về vai trò của ông ấy trong lịch sử Việt Nam và tất cả những cái chiến thắng của ông ấy, cái đó như thế nào… còn là vấn đề của lịch sử kéo dài,” ông nói với BBC từ Hoa Kỳ hôm 13/10/2013.
      Qua quan điểm trên, cho ta thấy rõ ông Bùi Diễm, ngoài
      khen ra cũng có chê tướng Giáp nữa.

      • Binh Bét says:

        Bác Bùi Diễm cũng giống như cái ông Trọng Đạt ở trên kia thôi. Chưa có lúc nào đứng trước làn tên, mũi đạn để cảm nhận thế nào là cái chết của đồng chí hay chiến hữu của mình; nhưng lại dám phê bình về chiến thuật và chiến lược hay dỡ rồi cũng không đưa ra được cái gì hay hơn. Nếu hiểu thấu đáo về quân sự thì đã thấy ngay là Clausewitz đã viết rằng chiến tranh phải đánh đổi bằng máu và chiến thắng là tuyệt đối. Đây là một nguyên tắc bất di bất dịch, chiến tranh thì phải thắng và chiến thắng luôn luôn phải trả giá bằng máu.
        Chê bai chiến thuật biển người nhưng không đưa ra được phương cách tác chiến nào hay hơn, nhất là làm sao để không bị thiệt hại nhiều về nhân mạng trong tác chiến. Rồi lại lan man sang chiến tranh Triều Tiên để ló ra khiếm khuyết thêm về kiến thức quân sử.
        Ai nói chiến thuật biển người của chí nguyện quân Trung quốc là sai ? Không ai nói như vậy cả mà thực tế là rất đúng. Quân đội Liên-hiệp-quốc mà quân Mỹ là nồng cốt đang thắng thế thì bị bất ngờ đưa đến tình trạng bất phân thắng bại và cuối cùng phải ký hòa ước tại Bàn-Môn-Điếm. Nếu hiểu được tại sao quân đội LHQ đã tấn công lên gần đến biên giới Trung quốc – Bắc Triều Tiên thì tại sao phải ký lệnh ngừng chiến tại vĩ tuyến 38 sâu trở về phía nam thì mới thấy được thế nào là chiến thuật biển người. Không có chiến thuật nào có thể thay thế được khi đối phương vũ trang quá hiện đại và dồi dào cả.
        Mọi người đang tập tành làm tướng lãnh trên ghế sa-lông, nơi không có tiếng súng mà cũng không có quân.

      • noileo says:

        “Nếu hiểu được tại sao quân đội LHQ đã tấn công lên gần đến biên giới Trung quốc – Bắc Triều Tiên thì tại sao phải ký lệnh ngừng chiến tại vĩ tuyến 38 sâu trở về phía nam thì mới thấy được thế nào là chiến thuật biển người”.

        Tướng Mac Arthur, tư lệnh chiến trường Đại hàn & Korea & Triều tiên đã đề nghị, yêu cầu đuọc mang quân vượt qua sông Áp lục đánh thẳng vào Trung quốc, nhưng đã bị chính quyền Mỹ từ chối.

        Những nhà lãnh đạo dân sự & chính trị đã có những tính toán sao đó, nên không những đã không cho Mac Arthur vượt sông Áp lục, không những đã không duy trì quân lực tại sông Áp lục, tại ngay mức chiến thắng ở biên giới Hàn & Tàu, đẻ xây dụng nước Đại hàn dân chủ tự do ngay từ biên giới Hàn & Tàu trở xuống, mà còn bắt Mac Arthur phải lui về vĩ tuyến 38, nhường lại lãnh thổ Hàn quốc ở phía bắc vĩ tuyến 38 cho Trung quốc dụng nên nước “Triều tiên”, Bắc hàn cộng sản .

        [Điều này khiến người ta nhớ lại cuộc chiến tranh thế giới thứ 2, khi quân đồng minh đổ bộ lên Âu châu, đánh đuổi quân Đức quốc xã, giải phóng Châu Âu, các tướng lãnh & binh đoàn Mỹ tốc chiến, tiến về phía Đông, đã sẵn sàng giải phóng Berlin, thì lại đuọc lệnh dừng quân, chậm lại, để cho quân Nga cộng vào Berlin trước.

        Sau đó thì người ta hiểu là ngay từ hội nghị Yalta trước đó , cuộc phân chia Đông & tây Đức đã đuọc ấn định, do đó quân Mỹ, mặc dù những chiến thắng, sẵn sàng tiến vào Berlin, nhưng phải theo lệnh các nhà lãnh đạo dân sự & chính trị ở Washington, không được vượt qua vùng đẩt dự trù sẽ là "Đông Đức"]

        Tất nhiên các vị chỉ huy quân sự phải tuân lệnh các nhà lãnh đạo chính trị & dân sự.

        Nhưng nói về khía cạnh quân sự thuần túy [chính là bác Binh Bét này cũng chỉ muốn nói về khía cạnh thuần túy quân sự thôi, phải không?], thì Tướng Mac Arthur, là tư lệnh chiến trường, là người, ít nhất về mặt quân sự, nắm vũng tình hình chiến sự, nắm vững tình hình mạnh/yếu, thua/đuọc giữa quân Liên Hiệp quốc và quân Trung quốc,

        một khi mà tướng Mac Arthur tỏ đã tỏ ra sẵn sàng đánh vào Trung quốc như thế, thì, điều này cho thấy cái gọi là “chiến thuật biển người” của Trung quốc chẳng là cái gì đối với hỏa lực của quân lực Mỹ.

        Nên nhớ trước đó, trước khi quân Liên Hiệp quốc tiến vào Đại Hàn thì quân trung quốc và quân bắc hàn cộng sản đã tràn ngập Nam hàn. Khi quân Liên Hiệp quốc vào Đại Hàn, đã phản công, đánh đuổi cộng sản khiến quân cộng sản Bắc hàn & quân Trung quốc “biển người” chạy dài, bỏ cả lãnh thổ bắc hàn, bỏ cả “thủ đô Bình Nhưỡng” chạy tuốt về tàu ở bên kia sông Áp lục.

    • tranle52 says:

      Pháp bắt đầu xâm lăng Algeria vào năm 1830, sau đó họ đưa ồ ạt người tới
      định cư, vào năm 1892, đã có hơn 2 triệu người Ý, Tây ban nha và đa số
      người Pháp trên tổng số hơn 4 triệu người Algeria ở phía bắc ( phía bắc đất
      đai màu mỡ, đa số định cư tại đây ), và sát nhập hoàn toàn vào nước Pháp,
      thành lập chính quyền địa phương, có 27 ghế đại biểu trong quốc hội Pháp.
      Algeria đất rộng ( diện tích trên 900.000 m2 ) lại gần lục địa Âu châu và nhất
      là người Pháp sinh sống ở đây rất đông. Đó là lý đó chính mà Pháp muốn
      kéo dài sự cai trị trên đất nước Algeria. Qua trên ta thấy hoàn cảnh chính
      trị, xã hội cũng như địa dư Algeria khác xa với Việt Nam.

      • Binh Bét says:

        Hoàn cảnh địa thế hay dân sinh có thể có nhiều điểm khác nhau nhưng giấc mơ độc lập vẫn không khác gì nhau. Dân Tây tại An-giê-ri hay dân Tây tại ĐD dĩ nhiên không muốn rời bỏ những vườn nho, những đồn điền cao su béo bở tại các thuộc địa, giống hệt nhau thôi.
        Người Pháp đàn áp dữ dội hơn vì có được kinh nghiệm thất bại từ Đông Dương. Chỉ nhờ TT de Gaule nhìn thấy được sự thật là người dân An-giê-ri sẵn sàng đổ máu để giành độc lập nên mới quyết định trả lại độc lập thôi. Hai thí dụ tại VN và An-giê-ri cho thấy một cách rõ ràng là với thực dân Pháp, không thể chờ đợi họ ban phát cho độc lập, tự do.
        Do đó nói rằng không cần tranh đấu vũ trang thì VN vẫn được độc lập là một biện luận ấu trỉ. Cũng giống như nói rằng tất cả các cuộc nổi dậy giành độc lập trong suốt 4000 năm lịch sử của VN là vô ích vậy. Lối biện luận này đã coi thường những tranh đấu vũ lực của tiền nhân cũng như bao nhiêu thế hệ người Việt đã hy sinh trong công cuộc chống ngoại xâm. Chính TT Ngô Đình Diệm của miền Nam phải đuổi thì người Pháp mới chịu rời bỏ VN.
        Ngoài ra cũng nên nhớ là trong cả hai cuộc chiến tranh chống Pháp và đánh Mỹ không phải ai cũng là đảng viên của đảng CS. Mọi người dân đồng lòng hy sinh cho độc lập của đất nước mà thôi.

  7. Martin says:

    Võ Nướng Quận

    “Thằng khỏe sợ thằng gan, thằng gan sợ thằng lì, thằng lì sợ thằng thí mạng liều”.

    tướng Giáp với chiến thuật “Võ Nướng Quận” thì đến cái bên bắn mãi cũng phải sợ buông súng đầu hàng trước. VNCH là một quốc gia nhân bản và dân chủ nên mới bị việt cộng đánh “chơi bẩn” cứ núp sau dân mà đánh. Việt cộng thua càng nhiều càng cay cú nên chỉ cần thắng một lần thôi là hắn trả thù đến ba đời VNCH.

    Tàu đô hộ Vietnam 1000 năm, Pháp đô hộ Vietnam 100 năm, vậy Tàu và Pháp có chính nghĩa không ?
    Việt cộng mới độ hộ Vietnam chừng 1954-2013 = -59 năm, còn thiếu 41 năm nữa mới đủ 100 năm.

    Đường đường là một vị tướng mà lại chấp nhận chức danh là ” cầm quần chị em” thì tôi thấy rất đáng nghi ngờ tài năng của ông “Uy vũ bất năng khuất” của một vị tướng ở đâu? Báo chí phương tây “bốc thơm” tướng Giáp thì cũng chỉ là những bài phúng điếu “ăn theo”. Ai cũng biết đội bóng Đức luôn được ví như cỗ xe tăng, thế nhưng lâu lâu xe tăng cũng bị xe bò nó lật “Chó ngáp phải ruồi”. Thế là xúm nhau vào khen vô tội vạ “Lời khen đâu mất tiền mua”. Vả lại văn hóa tây phương khen là một phép lịch sự, động viên…
    Chỉ khi liên quan đến quyền lợi người ta sẽ cân nhắc kỹ hơn. Cái nhân và cái quả mới là quan trọng, người Vietnam hộm nay đi làm mướn cho cả thế giới mới là cái đáng để suy ngẫm.

    “Ngủu tầm ngưu, Mã tầm mã” Tướng Giáp theo chủ nghĩa cộng sản ách ông cũng hiểu cái chủ nghĩa “man rợ”. Ông “Chơi dao nên chảy máu vì dao” Cuối đời ông bị đàn em chơi xỏ. Có những người về già khi ra đi nét mặt rất thanh thản, nhưng nhìn khuân mât tướng Giáp không được “thanh thản” hình như các chiến binh của ông vẫn còn vất vưởng rung ” Chuông gọi hồn ai”.

  8. Văn viết Hiền says:

    Cuối cùng tôi chỉ thẩy tủi nhục và xấu hổ
    © Trọng Đạt

    Đồng ý! Tôi cũng vậy.
    Bọn cộng sản Bắc Việt vừa ngu xuẩn vừa tàn ác,man rợ.
    Chúng coi mạng người như cỏ rác!
    Một lũ người không còn nhân tính: Hình người dạ thú!

  9. nguenha says:

    Thật sự nếu sắp hang Hitler như Mao trạch Đông,HCM thì kể “cũng ” tội cho Ông> Hitler chỉ là nhân vật theo chủ nghĩa” Dân tộc cực đoan.”Hitler thương yêu chính Đồng bào của mình.
    CS không có “Đồng bào” mà chỉ có “Đồng chí”! Đó là sự that! Trước khi Đồng minh xử các tội phạm Đức quốc Xả, (Jugement à Nurembrerg),đả cho người đi về quê quán của từng tội phạm để điều tra,Người dân Đức tại các nơi đó đều trả lời họ là “những người yêu nước!” Ngược lại, CS không yêu nước, mà bán nước.!

  10. Người góp ý says:

    Nhân dân trong nước khổ vì nạn tham nhũng không thuốc chữa , xã hội ,giáo dục xuống cấp…từ TBT,CT nước cũng như Quốc hội, Thủ tướng cũng bó tay ,nhân dịp Giáp chết nhân dân được dịp “tự sướng” qua báo đài giống như khi Bác chết năm 1969.Tác giả cũng đừng buồn VN giờ đây là thế đấy ,nói chi cho nhiều cũng vậy thôi !

Leave a Reply to tranle52