WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Ông Giáp của Việt Nam được đánh giá lại

Vietnam’s Giap Reappraised

Tác giả: Mark Moyar
Wall Street Journal
09-10-2013
Người dịch: Nguyễn Quốc Khải

Hình: Đại Tướng Võ Nguyên Giáp (1970).

Hình: Đại Tướng Võ Nguyên Giáp (1970).

Ông Võ Nguyên Giáp, từ trần vào tuần vừa qua ở tuổi 102, ðược nhớ tới ở Ðông cũng như Tây như một vị tướng lỗi lạc nhất của chiến tranh Việt Nam. Sơ lược tiểu sử của những người chết trong báo chí Tây phương ðã quảng bá vị tướng nổi tiếng giống như huyền thoại này như một người ðã hoạch ðịnh sự thất bại của Pháp và Hoa Kỳ bằng cách lãnh ðạo “một ðoàn quân du kích ô hợp ðến thắng lợi” trong cuộc chiến tranh Ðông Dương lần thứ nhất (1946-54) và chiến tranh Ðông Dương thứ hai (1960-75). Trong khi Ông Giáp quả thực ðã chứng tỏ tài nãng ðáng kể của một vị tướng, những thành tích thực sự của ông ít gây ấn tượng sâu sắc hơn là những kết luận từ những công bố gần ðây.

Ðúng là trong chiến tranh Ðông Dương thứ nhất, Ô. Giáp ðã biến một ðoàn quân nhỏ bé trang bị nhẹ thành một quân lực quy ước kỷ luật. Chiến công này ðáng lẽ chấm dứt những viện dẫn sau này về từ “ô hợp”. Ông xuất chúng về tiếp vận, một công tác bị ðánh giá thấp nhưng thiết yếu của chiến tranh. Tuy nhiên vào những nãm ðầu tiên của Chiến Tranh Ðông Dương thứ nhất, trong ðó quân Cộng Sản Việt Minh của ông ðánh Pháp và ðồng minh Việt Nam của Pháp, quân ðội của Ô. Giáp ðã chịu nhiều thất bại về quân sự do quyết ðịnh kém cỏi của ông.

Lực lượng Việt Minh ðã không ðạt ðược tiến bộ nào ðáng kể cho ðến khi nhận ðược hỗ trợ lớn lao của Trung Quốc sau khi nội chiến Trung Quốc chấm dứt vào nãm 1949. Vào nãm 1950, Trung Cộng cấp phát cho Việt Minh 14,000 súng trường, 1,700 súng máy và súng trường không giật, và 300 súng phóng tên lửa chống xe tãng bazooka. Trong vòng bốn nãm sau, viện trợ của Trung Quốc cho Việt Minh tãng 10 lần, lên tới 4,000 tấn mỗi tháng. Bắc Kinh cũng cung cấp 281 cố vấn quân sự, gồm cả Ô. Trần Cảnh (Chen Geng), một trong những tướng lãnh giỏi nhất của Mao. Vì hồ sơ thành tích của Ông Giáp yếu, Tướng Trần Cảnh nắm vai trò hoạch ðịnh chiến lược cho Việt Minh, một ðiều làm cho Ông Giáp sẽ mất tiếng tãm ðối với những biến cố tiếp theo nếu ðược nhiều người biết ðến.

Trong trận chiến Ðiện Biên Phủ vào 1954, Việt Minh ðược trợ lực bởi nhiều binh sĩ tiếp vận Trung Quốc và xe vận tải. Nếu không có những thứ này, Việt Minh ðã không thắng thế. Như người ta ðã thấy, vào thời ðiểm này quân ðội Việt Minh rất tồi tệ hơn là thế giới bên ngoài tưởng. Ông Giáp sau này tâm sự với nhà ngoại giao Hung Janos Radvanyi rằng Ðiện Biên Phủ “là một nỗ lực liều mạng cuối cùng của quân ðội Việt Minh.” Những nãm chiến ðấu trong rừng “ðã làm cho tinh thần của những ðơn vị chiến ðấu xuống rất thấp,” và quân ðội “sắp rơi vào tình trạng hoàn toàn kiệt lực.”

Hình: Ðại Tướng Võ Nguyên Giáp (1994).Ảnh Tiền Phong

Hình: Ðại Tướng Võ Nguyên Giáp (1994).Ảnh Tiền Phong

May mắn cho Việt Minh, Hoa Kỳ từ chối yểm trợ không lực tại Ðiện Biên Phủ theo yêu cầu của Pháp, một phần không nhỏ vì ước tính phóng ðại về lực lượng Việt Minh. Tuy nhiên, Việt Minh ðã chịu một sự tổn thất to lớn với 22,900 binh sĩ chết và bị thương tại Ðiện Biên Phủ, gần một nửa tổng số quân lực, trước khi ðè bẹp quân phòng thủ với quân số ít hơn vào thời ðiểm sau cùng.

Vai trò của Ô. Giáp trong Chiến Tranh Ðông Dương thứ hai nhỏ hơn một cách ðáng kể. Khi Hoa Kỳ tham dự vào cuộc chiến trên bộ vào 1965, Ô. Lê Duẩn và những viên chức cao cấp của Ðảng Cộng Sản Việt Nam ðã ðẩy Ô. Giáp ra rìa. Họ tố cáo Ô. Giáp thiên về chủ thuyết Xô Viết hơn là chủ thuyết Mao. Khi Ô. Lê Duẩn và vị tướng ông ưa chuộng Nguyễn Chí Thanh ðòi tãng cường nhanh chóng cuộc chiến ðấu quân sự vào nãm 1965, Ô. Giáp phản ðối nhưng không ai nghe.

Như Ô. Giáp ðã cảnh cáo, Hoa Kỳ ðã phản ứng ðối với sự tãng cường chiến tranh này bằng sự can thiệp lớn lao trên bộ. Sự kiện này ðã cứu Nam Việt Nam và liên tiếp tạo ra nhiều thất bại cho Bắc Việt. Trong hai nãm kế tiếp, mức tổn thương của Bắc Việt gia tãng gấp bội, Ô. Giáp khuyên cáo trở lại chiến tranh du kích. Một lần nữa ðề nghị của ông không ðược ðể ý ðến.

Ô. Giáp chỉ ðóng góp một vài tiếng nói về cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968. Ông lấy lại một ít ảnh hưởng vào ðầu thập niên 1970, chia sẻ quyền hành với những tướng khác. Vì thế, ông chịu một phần trách nhiệm về sự thất bại của cuộc tấn công Lễ Phục Sinh 1972, theo ðó bộ binh của Nam Việt Nam và không lực Hoa Kỳ tiêu diệt 14 sư ðoàn của quân Bắc Việt. Ô. Giáp tham dự nhiều vào việc hoạch ðịnh cuộc tấn công sau cùng vào nãm 1975, nhưng việc thi hành dành cho Tướng Vãn Tiến Dũng. Sự thành công của cuộc tấn công lật ðổ chính quyền Saigon này không chủ yếu do kế hoạch của Ô. Giáp, mà là vì Hoa Kỳ chấm dứt hỗ trợ miền Nam Việt Nam khiến cho phòng tuyến phía ðông không giữ vững ðược.

Một sự thiếu sót trong những bài tán dương Tướng Giáp gần ðây là sự liên hệ của Ô. Giáp với tội ác chiến tranh. Ðiều này ðặc biệt rõ rệt bởi những sơ lược tiểu sử của Tướng William Westmoreland, ðối tác Hoa Kỳ của Ô. Giáp, có ðề cập ðến luận ðiệu tội ác chiến tranh.

Những trường hợp rõ rệt nhất về tội ác của Ô. Giáp xẩy ra vào nãm 1946 khi Ô. Giáp ðã chỉ huy những cuộc ám sát hàng trãm nhà lãnh ðạo chính trị của Việt Nam Quốc Dân Ðảng và những tổ chức quốc gia khác. Ô. Giáp không bao giờ hối hận về những vụ giết người này mà còn viết về sự thật như sau: “Việc thanh toán những kẻ phản ðộng của Việt Nam Quốc Dân Ðảng ðược ban thưởng với sự thành công và chúng ta có thể giải phóng ðược những vùng ðã rơi vào tay chúng.”

Không có gì khó khãn ðể biết tại sao những người Cộng Sản Việt Nam muốn phóng ðại giá trị của Ô. Giáp và giảm thiểu những thất bại của ông. Nhưng những người Mỹ cũng làm như vậy là một ðiều gây ngạc nhiên và phiền hà. Việc lãng mạng hóa kẻ thù của thời chiến tranh xem ra không quan trọng ðối với những người Mỹ chưa bao giờ nghe thấy những tiếng súng bắn ra trong tức giận, nhưng những người ðánh nhau ở tiền tuyến có quyền cảm thấy oán giận ðối với hành vi như vậy. Họ xứng ðáng ðược ðối xử tốt hơn.

© Đàn Chim Việt (Bản tiếng Việt)

———————————————–
Chú thích: Ô. Mark Moyar là tác giả của cuốn sách “Triumph Forsaken: The Vietnam War, 1964-1965.”

Tags:

73 Phản hồi cho “Ông Giáp của Việt Nam được đánh giá lại”

  1. Tự Do cho Việt Nam says:

    Việt Nam toàn dân đang lâm nguy. Chỉ lịch sử, sự thật mới giải cứu được người Việt Nam, nước Việt Nam.

    Việt Nam, toàn dân hãy vùng lên cứu nước!

    Cộng sản đã bán nước cho Trung cộng, bán từ rất lâu, hai mươi ba năm về trước, 1990! Nay là lúc chỉ còn thi hành những gì cộng sản đã ký kết! Đất nước lâm nguy! Người Việt Nam khắp nước lâm nguy! Người Việt Nam ở nước ngoài cũng vĩnh viễn thành người vong quốc! Cứu nước, hay xuôi tay mất nước? Mọi người Việt Nam khắp nơi trong nước, ngoài nước tất cả đều đang trăn trở từng ngày, từng đêm với vận mạng chung của đất nước, con người Việt Nam…

    Đám tang ông Vỏ Nguyên Giáp với một số lượng dân chúng đông đảo chưa từng có, dư luận cũng sôi nổi bình luận từ mọi hướng chưa từng có ở Việt Nam đối với đám tang của một người vừa ra đi. Mọi việc về tang ma ông Giáp rồi cũng qua đi. Cờ quốc tang treo lên được một ngày phải vội vả tháo xuống để chào mừng quốc khách. Quốc khách, Lý Quốc Cường, thủ tướng Trung cộng đến trao thêm nhiều lệnh, nhiều chỉ thị để cộng sản Hà Nội thi hành. Lệnh quốc khách đưa ra bao nhiêu, Hà Nội hoan hỷ ký hết bấy nhiêu. Ký kết xong, quốc khách về. Sự kiểm soát của Trung cộng đặt lên người nước Việt càng xiết chặt về chi tiếttăng thêm nhiều hơn nữa; sự xiết chặt có tên Hợp Tác Toàn Diện! Đến tiền tệ Việt Nam cũng chuẩn bị sát nhập vào tiền mẫu quốc Trung cộng.

    Lý Quốc Cường đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của một thủ tướng với chính quyền trung ương Bắc Kinh và đảng cộng sản Trung cộng. Ngụy quyền Hà Nội khoan khoái đã làm tròn nhiệm vụ cấp trên ở Bắc Kinh giao phó. Hai bên, ngụy quyền Hà Nội đại diện khu tự trị Việt Nam và chính quyền trung ương Bắc Kinh, đều hài lòng. Người dân nước Việt vừa ngẩn ngơ, vừa phẩn nộ, vừa hoang mang.

    1- Sự lệ thuộc của Việt Nam vào Trung cộng hiện nay đã đến mức độ nào?

    2- Sự xiết chặt quyền kiểm soát của Trung cộng đã lên đến hết mức độ của nó hay chưa?

    3- Người Việt Nam có hy vọng gì vùng vẫy ra khỏi sự cai trị ác ôn nổi tiếng khắp thế giới của Trung cộng?

    4- Người nước Việt phải làm gì trong giờ phút lâm tử này của toàn thể quốc dân?

    5- Người nước Việt ba miền nam, trung, bắc, mọi thành phần xã hội hai bên chiến tuyến, một bên là nhà nước cộng sản và đảng cộng sản, bên kia là dân chúng đồng bào…cả hai phía đang nghĩ gì về số phận của nước Việt Nam và của mình?

    Sự bưng bít thông tin của cộng sản Hà Nội đã làm cho người dân Việt Nam chúng ta hiện nay chúng ta có quá ít thông tin. Cũng may, nhờ sự can đảm của một số bloggers,những người nhiệt thành yêu nước, đồng bào Hà Nội biết được một số thông tin ở Hà Nội và một vài khu vực khác, nơi có xãy ra những vấn đề thật nóng, cướp đất đồng bào Văn Giang, đàn áp đồng bào Công Giáo Mỹ Yên, hay đàn áp người yêu nước Việt Nam có thái độ chống Trung cộng, chống nhà cầm quyền cộng sản bán nước ở Huế, ở Sài Gòn, ở Long An…

    Tin tức về đồng bào miền trung, miền nam chỉ có khi có sự đàn áp sôi động của nhà cầm quyền cộng sản, đại diện khu tự trị Việt Nam cho nhà nước trung ương Trung cộng. Ngoài ra, đồng bào ở đâu biết đấy. Đồng bào miền nam không biết được điều gì xãy ra cho đồng bào miền bắc, miền trung.

    Ngược lại đồng bào miền trung, không biết được điều gì đang xãy ra cho đồng bào miền bắc, miền nam! Lối vào Internet của đồng bào trong nước bị kiểm soát với hết khả năng của nhà nước cộng sản bán nước.

    Nhà cầm quyền Trung Cộng ở Bắc Kinh đã thành công trong việc điều khiển ngụy quyền Hà Nội bưng bít thông tin đối với đồng bào Việt Nam cả nước. Số lượng những trang blogs lẻ loi của Việt Nam hoạt động dưới sự kềm kẹp chặt chẽ của cộng sản Hà Nội hiện tại đã không thể cung ứng đủ nhu cầu thông tin toàn diện vô cùng cần thiết cho sự sinh tồn của Việt Nam vào thời điểm này.

    Số phận của nước Việt Nam hiện như cơ thể một người bệnh có thể đang ở vào giờ lâm tử. Nguyên nhân lâm tử của Việt Nam giờ này ai cũng đã biết. Muốn ra khỏi ách nô lệ Trung cộng trước hết chúng ta cần biết đồng bào Việt Nam khắp nơi trong nước đang nghĩ gì vào giờ này? Đồng bào miền bắc, đồng bào miền trung, đồng bào miền nam, đồng bào trên khắp sáu mươi bốn tỉnh. Người bệnh thập tử nhất sinh chỉ có thể sống sót khi còn ý chí chống bệnh. Ý chí không còn nữa thì mọi sự cứu chửa về thể chất chỉ là kéo dài giây phút hấp hối sau cùng!

    Những kẻ cầm đầu chế độ cộng sản đã đầu hàng giặc xâm lăng Trung cộng từ hai mươi ba năm về trước, 1990, những kẻ đương thời đang tiếp tay cho giặc thôn tính người nước Việt và chủ quyền của nước Việt Nam. Đầu hàng, dâng đất nước, con người của đất nước cho giặc là những tên cầm đầu cộng sản. Người nước Việt Nam chúng ta trước giờ xuôi tay đầu hàng giặc xâm lăng Trung cộng phải chiến đấu đến giờ phút sau cùng. Ai cũng biết chết trong tay Trung cộng là cái chết đầy thống khổ!

    Giờ phút trọng đại này, khắp nước ai cũng phải góp một bàn tay nếu còn biết mình là người nước Việt. Việc lớn, việc nhỏ ai làm được gì hãy góp một bàn tay. Người Việt Nam ta hiện đang rất cần thông tin. Cần nhận được thông tin và cần chia sẻ thông tin, những thông tin trung thực.

    Đồng bào, ai ở đâu, địa phương nào – không cần nêu tên thật, không cần ghi địa phương chính xác, chỉ cho biết những thông tin mà mình ghi nhận được ở tỉnh nào là đủ – có khả năng cầm viết, hãy viết, hãy phản ảnh trung thực tình hình về “sức khỏe” của dân tộc Việt Nam ta cả nước; sự nhận thức của đồng bào, từng thành phần, về tình trạng lâm nguy của Việt Nam. Sự nhận thức và ý chí chiến đấu để sống còn của người nước Việt Nam ta.

    Người Việt Nam khắp nơi trong nước đang nghĩ gì về tiền đồ đất nước sắp bị diệt vong của người nước Việt? Các câu trả lời hãy dùng các trang mạng yêu nước hiện có của người Việt yêu nước chúng ta trên Internet, trong nước, ngoài nước. Ngay trong giai đoạn này, rất mong đồng bào khắp nơi hãy hưởng ứng mạnh mẽ những nổ lực cứu quốc chung qua các câu hỏi sau đây:

    - Lãnh đạo cộng sản nghĩ gì về tình trạng của Việt Nam hiện nay?

    - Đảng viên cao cấp cộng sản cấp ủy viên trung ương, cấp bộ trưởng, nghĩ gì?

    - Đảng viên trung cấp?

    - Đảng viên cấp hạ tầng địa phương?

    - Tướng lãnh quân đội nghĩ gì?

    - Sĩ quan quân đội cấp trung, cấp nhỏ nghĩ gì?

    - Bộ đội Việt Nam nghĩ gì?

    - Sĩ quan công an nghĩ gì?

    - Công an thừa hành, thừa sai nghĩ gì?

    - Những phần tử lưu manh côn đồ hợp tác với công an cộng sản nghĩ gì?

    Đồng bào Việt Nam, đồng bào miền bắc, miền trung, miền nam, đồng bào quanh nơi mình ở nghĩ gì về tình hình lâm nguy của đất nước hiện tại?

    - Đồng bào có thân nhân là đảng viên cộng sản đang làm việc cho chế độ cộng sản nghĩ gì về tình trạng mất nước của Việt Nam hiện nay?

    - Đồng bào có thân nhân không phải là đảng viên cộng sản, đang làm việc cho chế độ cộng sản nghĩ gì về tình trạng của nước Việt Nam trong giờ phút hiện tại?

    - Đồng bào có ai nghĩ người Việt Nam không cần hợp sức cùng nhau cứu nước? Ước lượng có khoảng bao nhiêu phần trăm người có ý tưởng này

    - Đồng bào có ai nghĩ là người Việt Nam cần phải hợp sức cùng nhau có hành động chống giặc xâm lăng Trung cộng đang chiếm đoạt chủ quyền của nước Việt Nam? Ước lượng khoảng bao nhiêu phần trăm người có ý tưởng này?

    - Đồng bào các tôn giáo có ai nghĩ đến việc các tôn giáo phải hợp sức cùng nhau kêu gọi đồng bào cả nước, kể cả quân đội, bộ đội hãy cùng nhau vùng dậy trước là cứu nước, cứu đồng bào đồng thời cũng để cứu đạo của mình, cứu các giáo hội địa phương, giáo hội trung ương của đạo mình, cũng như để cứu chính mình và gia đình của mình? Ước lượng khoảng bao nhiêu phần trăm đồng bào có ý tưởng này.

    *Câu trả lời không cần dài, không cần phải văn chương, bóng bảy; đồng bào, anh chị em chỉ cần nói sự thực mình ghi nhận được từ môi trường chung quanh địa phương mình cư ngụ.

    *Mong đồng bào, anh chị em yêu nước khắp nơi hãy góp sức chuyển các câu hỏi này đến cho đồng bào Việt Nam toàn quốc.

    Lời nhắc quan trọng: Người trả lời các câu hỏi Đừng nói mình ở ấp nào, xã nào, huyện nào, mà chỉ cần cho biết tỉnh nào là đủ. Thấy sao nói vậy. Rất mong sự hưởng ứng mạnh mẽ của đồng bào khắp nơi trong nước.

    Việt Nam Vùng Dậy

  2. Phan Gia Tam says:

    Có lẽ nên đổi lại tựa bài viết: “Ông Giáp của Việt Nam nên được đánh giá lại” thì đúng hơn.

  3. ÔgcVc says:

    “Ông Giáp của Việt Nam …Được Đánh Giá Lại

    “Vietnam’s Giap Reappraised”

    Tội nghiệp quá! Xin quý vị bớt đần độn. Và từ nay, vui lòng “respect” những con người Việt Nam đang trốn tránh VC…

    “Giáp của Việt Nam” = “Adolf Hitler của Germany”

    “Vietnam’s Giap” = “Germany’s Adolf Hitler”

  4. Trúc Bạch says:

    Như mọi người đều thấy rằng, đã có ba “luồng” khen “thiên tài” Võ Nguyên Giáp :

    1/ Bọn CS và đám bưng bô “viết theo đơn đặt hàng” cùng đám ngoại quốc gà mờ, khen Giáp theo kiểu “Lãng mạng hóa kẻ thù” .

    2/ Đám Tây thực dân phần vì …ngu, phần vì bị Mỹ chơi xỏ lá, nên thua đau, thua đớn tại ĐBP…đã phải mở hết ga để bốc Võ Nguyên Giáp lên hàng “Danh Tướng” ..chỉ với một mục đích duy nhất là được(mang tiếng) bại dưới tay một “Napoléon Đỏ”, thay vì bị đời cười chê là đã thua nhục nhã dưới một tay mơ như “Võ Đại… Nướng Quân” (Tái Nướng của Võ đại tướng có một không hai trong lịch sử chiến tranh thế giới).

    3/ Những người nghiên cứu rất kỹ về Võ Nguyên Giáp, hiểu quá nhiều về Võ Nguyên Giáp…nhưng vì “lịch sự” đã phải “khen” Giáp theo kiểu….”Khen nhau như thế thì bằng mười chửi cha nhau” như (đại đễ) lời khen Giáp của tướng Oét Mo Lân :

    “Ông ấy là một đối thủ đáng nể sợ, ông ta sẵn sàng hy sinh không thương tiếc mạng sống của quân sĩ dưới tay để đạt được chiến thắng …Nhưng một đối thủ đáng sợ (như thế) không phải là một thiên tài cầm quân….”

    Cái đám dư lợn viên và cháu ngoan bác ….Ráp chắc là không dám đọc bài báo này của Wall Street Journal .

    Cám ơn dịch giả Nguyễn Quốc Khải .

  5. Nguyễn Trọng Dân says:

    Trích từ bài chủ

    “Một sự thiếu sót trong những bài tán dương Tướng Giáp gần ðây là sự liên hệ của Ô. Giáp với tội ác chiến tranh. Ðiều này ðặc biệt rõ rệt bởi những sơ lược tiểu sử của Tướng William Westmoreland, ðối tác Hoa Kỳ của Ô. Giáp, có ðề cập ðến luận ðiệu tội ác chiến tranh.

    Những trường hợp rõ rệt nhất về tội ác của Ô. Giáp xẩy ra vào nãm 1946 khi Ô. Giáp ðã chỉ huy những cuộc ám sát hàng trãm nhà lãnh ðạo chính trị của Việt Nam Quốc Dân Ðảng và những tổ chức quốc gia khác. Ô. Giáp không bao giờ hối hận về những vụ giết người này mà còn viết về sự thật như sau: “Việc thanh toán những kẻ phản ðộng của Việt Nam Quốc Dân Ðảng ðược ban thưởng với sự thành công và chúng ta có thể giải phóng ðược những vùng ðã rơi vào tay chúng.”

    Mẹ Đốp , chị giáo Hà đâu , đọc rồi thông báo cho con biết Tội ác của Giáp bắt đầu từ từ bị xì ra chút chút rồi đó…

  6. Nguyễn Trọng Dân says:

    Thế giới năm châu ca ngợi Giáp đâu có nghĩa Giáp thoát cái tội làm tay sai cho Hán quốc, làm đồng lõa cho Đấu Tố, làm Ủy Viên TW Đảng đã ký công hàm Bán Nước Phạm Văn Đồng , làm đồ tể cho Thãm sát Mậu Thân , etc..

    Khi chủ nghĩa xụp đổ trên nước ta rồi , ta sẽ không ngờ TỘI ÁC CỦA GIÁP GHÊ ĐẾN NHƯ VẬY !

    Cũng đâu có ai ngờ chế độ mà Giáp gầy dựng đưa đến thãm cảnh 2 triệu thuyền nhân chết chóc , bị hãm hiếp tại biển Đông ?

  7. Bắc kỳ di cư says:

    Sent: 14 octobre 2013 00:46
    To: bauxitevn@gmail.com
    Subject: Nhìn lại chiến thắng năm 75 của phe CS trong cuộc nội chiến Nam/Bắc

    Trong một phỏng vấn của RFI GS NHC có nhắc đến đề nghị đánh Ban Mê Thuột lúc 75 của tướng VNG với lời lẽ như sau : (trích: Rồi đến quãng đường mà chúng ta gọi là « đánh Mỹ », đại tướng cũng vẫn làm tổng tư lệnh. Mặc dù nhiều trường hợp có lẽ có quyết định của những người đóng vai trò quan trọng hơn trong đảng, nhưng thực ra vẫn hỏi ý kiến đại tướng. Ví dụ như đánh ở Ban Mê Thuột chẳng hạn, thì đó chính là quan điểm của đại tướng : không đánh ở Kontum. Nếu mà đánh ở Kontum thì chắc là thua, nhưng mà đánh ở Ban Mê Thuột nên đã thắng).
    Xin lưu ý là quân chiến đấu Mỹ đã rút ra khỏi miền Nam từ 73 , vậy tại sao không gọi cho đúng tên là “cuộc nội chiến” mà lại vẫn tiếp tục gọi là “đánh Mỹ”. Vào Nam để đánh giết anh em cùng một nhà thì không biết vẻ vang ở chỗ nào để mà đem ra kể lể. Để chứng minh sự chiến thắng năm 75 của CS miền Bắc là do “may mắn ngáp phải ruồi”, xin trình bầy một số sự kiện chủ chốt liên quan đến sự thất bại của miền Nam, phỏng theo tác phẩm Le Roman de Saigon xuất bản năm 2010 bởi GS Raymond Reding. Có thể nói đây là một quyển sách khá khách quan vì được viết bởi một công dân Bỉ là một nước không có dính dáng gì với chiến tranh ở VN (trước đây sách về chiến tranh Đông Dương mà tôi được đọc hồi còn học trung học thường được viết bởi tác giả người Pháp hay Mỹ như Lucien Bodard, Jean Lacouture , Bernard Fall, Olivier Todd hay David Halberstam v.v..).
    Ngày 09 tháng 08 1974 TT Nixon bị buộc phải từ chức vì dính líu vào vụ Watergate (tức vụ nghe trộm đảng Dân chủ). Ngày 15 tháng 08 1974, Quốc hội Mỹ ra tuyên bố ngưng hoàn toàn các cuộc oanh tạc ở VN và sau đó ngày 07 tháng 11 1974 cho ra nghị quyết (décret) “War Powers Act” cấm tổng thống Mỹ sử dụng quân đội trong các cuộc tranh chấp kéo dài quá sáu mươi ngày mà không có sự cho phép của Quốc hội. Lợi dụng các yếu tố nêu trên bất lợi cho VNCH , khoảng giữa tháng 12 /1974 CSBV đã đánh chiếm hai tỉnh lỵ nhỏ ở phía Đông-Bắc Saigon để đo quyết tâm bảo vệ miền Nam của Mỹ. Lúc đó kinh tế Mỹ đang gập nhiều khó khăn như có năm triệu người thất nghiệp với lạm phát phi mã. Lại thêm về đối ngoại đồng minh Do Thái ở Trung đông cần hai tỷ Mỹ Kim để bổ sung vũ khí bị hao tổn sau cuộc chiến lúc tháng 9 năm 1973 với quân khối Ả Rập .v.v . Cho nên TT G.Ford, người tạm thời thay thế TT Nixon trong khi chờ đợi bầu cử mới, đã chần trừ không quyết định thay vì phản ứng cho B52 dội bom để “dằn mặt” CSBV.
    Được thể ngày 06 tháng 01 1975 CSBV lấn tới đánh chiếm tỉnh lỵ Phước Bình thuộc tỉnh Phước Long. Thay vì tìm cách lấy lại và cho công khai công bố hai mươi bẩy bức thư cam kết của TT Nixon, để đòi Mỹ can thiệp thì TTThiệu đã không làm gì mà chỉ cho để tang trong ba ngày ở miền Nam để phản đối. Trước sự thúc dục của TT Ngoại giao Henry Kissinger là phải tôn trọng những ký kết của TT Nixon, Quốc hội Mỹ cử một phái đoàn sang VN xem sét tình hình. Nhưng không may là trong lúc quốc hội Mỹ đang bàn về việc có nên tăng cường sự trợ giúp thêm về quân sự cho miền Nam hay không thì tổ chức quốc tế Amnesty International lên tiếng tố cáo là tại nhà tù Côn Đảo, có tới hơn phân nửa những người tù chính trị bị bắt giam mà không có xét sử gì hết. Các nghị sỹ Mỹ giựa vào đây rồi suy rộng ra là tất cả các nhà tù ở miền Nam đều như vậy cả, để chống đối nói là một chính thể như vậy không xứng đáng để nước Mỹ giúp cho tồn tại.
    Lại thêm CIA báo cáo là tình hình chưa có gì là cấp bách vì với quân số một triệu ba trăm ngàn cộng với việc lúc quân Mỹ rút đi đã để lại cho miền Nam nhiều vũ khí tối tân như các máy bay phản lực, các loại xe thiết giáp hạng nặng v.v.. thì còn lâu quân CSBV mới hạ nổi. Thành phía Mỹ tiếp tục không có phản ứng gì. Trên giấy tờ thì tình trạng quân đội miền Nam là như vậy nhưng trong thực tế thì do tham nhũng nên bị tình trạng “lính ma” nhiều tức chỉ có tên trên giấy tờ để cấp trên khai để lấy bỏ túi tiền lương Mỹ trả cho lính. Tham nhũng đến mức trong công binh xưởng của Hải quân cũng như không quân v.v.. , ăn cắp không chừa một thứ gì để đem ra bán trợ đen. Đến cái kìm cái búa cũng không còn. Hoặc như thiết giáp không có xăng đi hành quân vì sỹ quan ăn cắp mang ra bán trợ đen v.v.. Vào thời đó đang sống ở Canada tôi được đọc thường xuyên chuyện báo Mỹ tố cáo các vụ tham nhũng, làm dân Mỹ bất bình vì nghĩ tiền thuế của họ đóng để đem sang giúp đang bị phung phí nên chống đối rất mãnh liệt.
    Theo ước tính thì quân số thực sự các đơn vị có khả năng tác chiến của miền Nam chỉ vào khoảng năm trăm ngàn người, phải trải mỏng để giữ một trận tuyến dọc vùng duyên hải dài từ Huế đến đồng bằng sông Cửu Long cộng thêm các tỉnh Ban Me Thuot,Kontum và Pleiku là vùng Cao nguyên với đường xá quanh co đồi núi hiểm trở rất thuận lợi cho các cuộc phục kích của Cộng quân. Do đó có thể nói là không an toàn thành tiếp tế chính cho ba nơi này thường là chỉ trông cậy vào đường hàng không. Đâu cần phải là chiến lược gia lỗi lạc mới nhìn thấy được điểm yếu nêu trên của VNCH. Quân số của bộ đội xâm nhập miền Bắc cộng với địa phương quân của CS miền Nam được ước lượng là khoảng hai trăm chín mươi tám ngàn cả thẩy. Theo tình báo Mỹ thì với Hỏa lực Không quân của Mỹ để lại cho miền Nam năm 73 lúc rút quân thì không có gì để phải lo lắng. Kết quả là QH Mỹ bác đề nghị viện trợ thêm ba trăm triệu đô la Mỹ cho miền Nam của TT G. Ford.
    Lập tức sau đó ngày mùng mười tháng ba năm 75 tướng CS VTDũng điều động ba sư đoàn gồm 320,316 là hai sư đoàn đã từng tham dự đánh ĐBP, và sư đoàn 10 đem bao vây Ban Me Thuột là một thành phố với khoảng năm ngàn dân. Sư đoàn 23 bộ binh là chủ lực quân của VNCH tại đây, được thêm sáu liên đoàn Biệt động quân làm hổ trợ. Tướng Phạm Văn Phú người từng tham gia trận ĐBP và bị CSBV bắt làm tù binh, điều khiển cuộc kháng cự từ bộ chỉ huy của ông đóng ở Pleiku. Sau hai giờ pháo kích hai mươi lăm ngàn cộng quân với sự yểm trợ của Thiết giáp dùng biển người tràn vào thành phố BMT, chỉ được giữ bởi một ngàn hai trăm quân của VNCH. Tướng Phú ra lệnh cho trực thăng vận quân lên tiếp viện nhưng năm trong số bẩy chiếc trực thăng loại lớn Chinook để làm vận tải bị trục trặc không dùng được (có lẽ vì không được bảo trì).
    Thay vì để tướng Phú là người nắm rõ tình hình quyết định là phải làm gì và cần gì thì Nguyễn Văn Thiệu xía vào, lấy lý do Mỹ không viện trợ thêm thành phải thu hẹp vòng tuyến, để ra lệnh cho tướng Phú phải sửa soạn rút quân bỏ Kontum và Pleiku. (Đúng là thằng ngu đang bị hỏa hoạn thay vì lo chữa lửa trước để khỏi bị cháy lan sang chỗ khác thì nó cho lệnh bỏ chạy không cứu gì hết). Nghe đâu là cũng biết là BMT là một vị trí quân trọng nên có ra lệnh cho Tướng Phú phải lấy lại trước để làm nút chặn cho việc rút lui. Tướng Phú có phản kháng nói là không cho thêm phương tiện thì không làm được. Rút cuộc do hiểu lầm nhau thế nào không biết , phía VNCH đã rút mà không lấy lại BMT trước. Có lẽ do tưởng là tìm được cách khác để rút mà không cần lấy lại BMT. Đó là rút bằng đường đất hẻo lánh ở phía sâu trong rừng thay vì đi đường chính có trải nhựa xe tăng với camion không sợ bị lún lúc trời mưa nhưng ngược lại có thể là đã bị địa phương quân của CS chặn ở phía dưới.
    Sau Hiệp định Paris 73, có lẽ vì lý do nhân đạo, cho lính được gần gia đình, phía VNCH cho phép gia đình binh sĩ lập trại gia binh ngay xung quanh căn cứ đóng quân, như vậy tránh được việc khỏi bị tốn tiền đi đi về về để thăm nhà, mỗi khi được nghỉ phép. Do đó khi rút quân thì xe tăng nào cũng bị lính chất đầy vợ con , lại thêm dân chạy theo nữa làm phòng tuyến bị kéo dài hàng cây số không kiểm soát được, sỹ quan mất liên lạc với lính, thêm yếu tố bất ngờ rút nhanh cũng mất. CS có thì giờ tập trung quân để pháo kích rồi tấn công v.v.. thế là tan hàng mạnh ai nấy chạy. Đáng lẽ phải chiếm lại BMT trước để chặn chủ lực quân chính qui Bắc Việt ở phía trên. Sau đó dùng xe tăng đi bằng đường chính có trải nhựa đường cho xe có thể chạy nhanh được, để cùng với máy bay oanh kích từ trên không mở đường máu phá vòng vây. Quân chặn đường của CS chỉ là địa phương quân nên không có xe tăng như quân chính qui từ miền Bắc vào, thành không thể cản được lực lượng như nêu trên của VNCH. Rất tiếc là đã không làm như vậy nên đã để tan hàng bao đơn vị chiến đấu cũng như để mất nhiều vũ khí loại nặng như xe tăng và máy bay .
    Lỗi nêu trên gây bất mãn trong quân đội miền Nam, sợ đảo chánh NVT ra lệnh rút sư đoàn Dù và Thủy Quân Lục Chiến về Saigon để bảo vệ ông ta, đồng thời cũng ra lệnh cho tướng Ngô Quang Trưởng bỏ Huế rút về thủ ở Danang. Tướng NQT phản kháng nói rút những đơn vị thiện chiến nhất, và rút liên tục mà không đối đầu như vậy sau kontum, Pleiku chỉ có thể làm mất tinh thần binh sĩ nhưng Thiệu không nghe. Ngày 24 tháng ba 75 tướng Trưởng cho lệnh bắt đầu rút khỏi Huế. Ông rút bộ chỉ huy vùng một chiến thuật của ông về Danang trước. Đến nơi ông thấy thành phố với dân số bình thường khoảng sáu ngàn đã tăng gấp đôi do dân tỵ nạn chạy đến, đã bắt đầu hỗn loạn. Không có đủ lính để duy trì trật tự trong thành phố, ông quyết định điều động quân qua ngả khác ở phía nam để rút lui. Trong khi ông đang lên kế hoạch thì ngày 27 tháng ba 75, CS bắt đầu pháo kích vào Danang.
    Vì sợ máy bay chiến đấu có thể rơi vào tay CS như ở Kontum, Pleiku.. TT. Thiệu ra lệnh di tản trước các máy bay, phải đem hết các loại máy bay trực thăng cũng như phản lực cơ ở phi trường Danang về cất ở Saigon. Thế là quân đội tự tan hàng, mạnh ai nấy chay,. Mặc dầu là một tướng rất giỏi nhưng tướng Trưởng cũng không làm gì được để cứu vãn tình thế. Ngày 30 tháng ba 75 cộng quân tiến vào làm chủ Danang. NVThiệu đã không bàn gì với đồng minh khi cho ra kế hoạch rút lui với tầm vóc rộng lớn có ảnh hưởng chiến lượng như nêu trên. Tòa đại sứ Mỹ hoàn toàn không được thông báo gì về chuyện này nên đại sứ Graham Martin sau khi công vụ ở Mỹ đã không về liền Saigon mà ở nán lại thêm để nhân tiện đi chữa răng luôn. Đến khi hai vùng chiến thuật của VNCH bị mất liên tiếp trong vòng chưa đầy một tháng, phía Mỹ mới ngã ngửa ra và vội vã cử một phái đoàn do tướng Weyand, Erich von Marbod là thứ trưởng quốc phòng dẫn đầu một nhóm gồm nhiều sỹ quan cao cấp trong đó có cả tướng Langley là một cố vấn về tham mưu của C.I.A, sang VN nhận định tình hình xem có thể làm gì được để cứu vớt.
    Đại sứ Mỹ G.Martin đã vào nói với ông Thiệu là với bất cứ giá nào phải giữ cho bằng được Xuân Lộc , Không được rút lui nữa như vậy họ mới có thể chứng minh với QH và dư luận Mỹ là quân đội miền Nam chưa hoàn toàn tan rã. Lần này rút kinh nghiệm , gia đình binh sĩ được di tản trước trong khi các đơn vị Nhẩy Dù được đem lên tăng cường cho sư đoàn 18 bộ binh đóng ở Xuân Lộc. Nhờ vậy lính yên tâm chiến đấu đã đánh cho bộ đội CSBV tơi tả. Đại sứ Mỹ hy vọng trở lại nhưng không được lâu vì không lâu sau bị vụ tên trung úy phi công CS nằm vùng Nguyễn Thành Trung cất cánh từ phi trường Biên Hòa thay vì đi oanh tạc quân địch thì bay về thả bom dinh Độc Lập. Thế là bên Mỹ người ta nghĩ quân đội miền Nam bị CS trà trộn sâu rộng, bây giờ không còn phân biệt được ai là bạn ai là thù nữa. Có cho thêm súng đạn thì cũng vô ích, sẽ rơi vào tay CS thôi.
    Thế là Mỹ quyết định bỏ miền Nam mặc dầu ngoại trưởng Kissinger đã cố gắng hết sức để thuyết phục,đặt ra cả vấn đề “lương tâm” với QH và TT G.Ford nếu bỏ một đồng minh đã gắn bó với Hoa kỳ trong vòng hơn mười năm trời. Được lệnh tổ chức di tản nhưng đại sứ Martin đã khất lần không chịu thi hành liền. Ông ở lại cho đến phút cuối và trước khi lên máy bay còn buồn rầu nói (rút kiểu này) không phải là thứ mà ông vẫn từng quan niệm về danh dự của Hợp Chủng Quốc. Mỹ bỏ thì Pháp nhẩy vào tìm cách gỡ gạc. Đầu tháng tư 75 TT Pháp V.G.d’Estaing ra lệnh cho thủ tướng của ông là Jacques Chirac liên lạc điều đình sự ra đi của ông Thiệu , nói là đại sứ Pháp Philippe Richer ở Hanoi đã gập PVĐ ngày 22 tháng ba 75 và phía CSBV đồng ý giải pháp chính trị tránh đổ máu, sẵn sàng điều đình nếu để Duong Văn Minh thay thế. Sau khi ông Thiệu ra đi thì các tướng VNCH trong bộ tổng tham mưu cũng mạnh ai nấy chạy. Các chiến sĩ ở Xuân Lộc bị bỏ rơi, không còn được điểu động nữa thành tan hàng.
    Có thể nói là sự thất thủ của miền Nam là do NVT đã sử sự như một thằng con nít vô ý thức . Có lẽ nghĩ miền Nam làm một địa điểm chiến lược quan trọng, Mỹ không bao giờ dám để mất nên đã ra lệnh bỏ hai vùng chiến thuật để cho Mỹ sợ nhằm bắt chẹt mặc cả. Đã không biết là cái gọi là Mỹ không phải là một chủ thể đồng nhất vì trong đó ngoài Tổng Thống còn có Quốc Hội cũng như có dư luận dân . Muốn người ta giúp thì trước hết phải chứng minh mình có khả năng nên xứng đáng , đằng này không phải vậy thành phải trách mình trước. Do đó khi vừa qua tướng Westmoreland cựu tư lệnh quân Mỹ lên tiếng xin lỗi miền Nam thì phải hiểu là do lòng tự trọng của người ta để không vì thế mà đổ hoàn toàn trách nhiệm cho người Mỹ. Cuộc phiên lưu để đem lại tự do dân chủ cho miền Nam tốn của nước Mỹ hơn hai trăm tỷ Mỹ Kim về tài chính cộng thêm năm mươi tám ngàn người lính bị hy sinh. Giúp như vậy còn muốn gì nữa. Nếu Mỹ đánh kiểu diệt trừ tận gốc (extermination) như TC khi năm 79 vào Cao Bằng, Lạng Sơn v.v.. thì chỉ cần mấy ngày là có thể san miền Bắc thành bình địa. Một nước văn minh như Hoa kỳ không thể hành động như Trung Cộng vì thế phải nói là miền Bắc nước ta còn được may mắn.
    Khi oanh tạc miền Bắc Mỹ chỉ muốn “ném để dọa”, cảnh cáo để không vào phá miền Nam nữa cho nên cũng đã chỉ nhắm bắn phá các cơ sở Kinh tế thực ra chỉ là những tòa nhà rỗng vì KT CS đâu có cái gì. Vì thế mà người bị chết trong các cuộc oanh tạc của Mỹ ở miền Bắc còn ít hơn số chết trong các vụ đặt chất nổ cũng như các vụ pháo kích bằng hỏa tiễn 122 ly bắn bừa bãi hàng đêm vào các tỉnh ở miền Nam. Tướng Westmoreland dùng chiến thuật gọi là “Lùng và diệt” ở VN. Vấn đề là CS nằm trong dân như cá với nước, rất khó phân biệt. Để tách CS ra khỏi dân tướng Moshe Dayan của Do thái có nói là muốn thắng CS, trước hết phải cho dân nếm mùi CS trước. Năm 64 khi CS đánh chiếm được mấy tỉnh ở miền Nam do đám tướng lãnh làm đảo chánh lo giành quyền nên đánh lẫn nhau thay vì lo triều chính, đáng lẽ Mỹ cứ để như vậy một thời gian cho dân nếm mùi CS cũng như cho đám tướng lãnh cầm quyền biết lo sợ, rồi sau đó mới giúp huấn luyện tăng quân cho miền Nam để đánh lấy lại các vùng bị mất. Dĩ nhiên với sự yểm trợ của không quân Mỹ xuất phát từ căn cứ bên Thái Lan. Như vậy ít tốn kém hơn về tài chánh cũng như về nhân mạng vì không có quân Mỹ đóng ở VN. CSBV cũng sẽ không có cớ để tuyên truyền lôi cuốn dân. Rất tiếc là đã không làm như vậy.
    Khi xưa Napoléon bị thua ờ Nga do bị mùa đông quá khắc nghiệt lính Pháp chịu không thấu nên người ta đùa nói Hoàng đế Nã Phá Luân bị ông tướng Nga tên là “Mùa đông” đánh bại. Trong trận ĐBP, Pháp bị thua vì khinh thường đánh giá sai lầm tiềm lực của dân tộc VN. Họ nghĩ là phải có trực thăng mới đem được đại bác lên các đồi núi xung quanh căn cứ để bắn xuống. Họ không ngờ người mình lại có thể chuyên chở toàn bằng xe đạp với sức kéo bằng người mà đem lên được nên họ mới bị thua. Do đó có lẽ nên đặt tên cho ông tướng thắng trận ĐBP là “Nhân dân VN”. Tôi nghĩ ông Giáp cũng sẽ không phủ nhận điều này như tuyên bố của ông trên báo L’Humanité của đảng CS Pháp cho thấy (trích: Le facteur humain a été décisif. C’est pourquoi lorsqu’un conseiller américain du service de renseignements m’a demandé qui était le plus grand général sous mes ordres, je lui ai répondu qu’il s’agissait du peuple vietnamien. «J’ai apporté une contribution bien modeste, lui ai-je dit. C’est le peuple qui s’est battu»….C’est le peuple qui fait la victoire..).
    Tướng thiên tài khốn nạn dù có giỏi đến mấy nhưng nếu đụng hỏa lực của Mỹ thì cũng như lấy trứng trọi đá. Nhào vào để quyết ăn thua đủ thì cũng như tự sát. Người khôn không ai làm vậy vì nếu gập phải một lũ như “Quỷ Tầu” thì chỉ có tiêu. Có lẽ vì biết vậy nên ngày nay bị TC khiêu khích đến mấy CSVN cũng vẫn ngậm miệng câm như hến. Khi xưa , lính Anh đã bỏ chạy trước những người Ấn bất bạo động tay không tiến về phía họ. Người Mỹ cũng vậy thôi. Trước lũ hủi CSBV muốn thí mạng cùi, là nước văn minh họ chọn bỏ đi cho nên đừng vì vậy mà “gáy” nói phét ta đây thắng Mỹ. Tương tự , dư luận thường đứng về phe người yếu cho nên khi Mỹ là một nước lớn đi đánh một nước bé yếu hơn thì không có gì lạ khi báo trí Tây phương tâng bốc phía CSBV hơn lên một chút. Chỉ có ngây thơ mới tưởng bở ta đây vĩ đại. Nếu có vĩ đại là do ở sự hy sinh vĩ đại của nhân dân VN chứ không phải ở sự vĩ đại của Võ Nguyên Giáp: Đừng lầm.

  8. nvtncs says:

    ” Trầm Luân says:
    18/10/2013 at 08:54

    Bụt nhà không thiêng. Phải để cho một nhà văn, nhà báo ngoại quốc nói thì hiệu quả hơn.”

    Đó là nỗi nhục của người VN. Cũng dễ hiểu thôi.
    Tại vì, nói chung chung, người VN, nhất là người bắc 75, nói dối nhiều hơn người Mỹ, người Pháp.
    Ở Mỹ, Pháp, nhà báo nói dối sẽ bị dân chúng, giới báo chí, chính phủ của dân, lập tức khiển trách, sửa sai, nên có muốn nói dối cũng không được.
    Đó là đặc điểm của một xã hội văn minh, một giới báo chí tư do.

  9. Lại Mạnh Cường says:

    Thưa tác giả và bà con,

    Thần tượng hóa là điều bình thường trong thế gian này, nhưng đừng thái quá biến thành trò cười cho thiên hạ.

    Về ông tướng Giáp có những lời ong tiếng ve khi ông mất (thực ra trước khi ông quá cố cũng đã có nhiều rồi và đến từ mọi phía), bởi vì có những điều phải nó là cực kỳ LỐ BỊCH xảy ra quanh đó. Tôi xin đơn cử một vài ví dụ rõ nét nhất nơi đây

    1/
    Trước nhất nói về đảng và nhà nước CSVN đã tung hết công xuất của cái loa tuyên truyền về ông Giáp không ngớt. Cái gì có dính đến ông Giáp cũng trở thành huyền thoại, đến không còn tin nổi đó là thật hay chăng ? thật được bao nhiêu ?
    Chưa dừng lại ở đó, họ còn dựng điều đặt chuyện, thêu gấm dệt hoa về ông Giáp, khiến cho người ta thấy chướng tai gai mắt quá thể.

    Trong khi đó ai ai cũng rõ, lúc ông Giáp còn sống, đã cúc cung phục vụ và bảo vệ đảng và nhà nước CS, nhưng đám cầm đầu vẫn tìm mọi cách hạ ông xuống bùn đen mà chưa hài lòng.

    Chưa hết, khi tuyên bố quốc tang, nhưng chưa kịp đáo hạn thì tình cờ có thủ tường Tàu cộng tới, thế là ở Hà Nội vội vội vàng vàng ra lệnh chấm dứt, hạ cờ tang !

    Đấy là nghịch lý của đảng và nhà nước CS lúc này. CS muốn nhân chuyện ông Giáp qua đời để thổi phồng đánh bóng chế độ, hơn là thật lòng làm lễ tang trọng thể vinh danh ông Giáp.

    2/
    Đáng tiếc là dân có những người bị quáng gà, tin vào những gì CS tuyên truyền bịp bợm để có lợi cho chúng. Trong số đó không thiếu những dissidents như blogger Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Trọng Tạo, Phạm Quế Dương …
    Cũng nói luôn có kẻ lợi dụng lúc dissident Bùi Minh Quốc đi vắng nhà và ở nơi bị mất điện vì mưa bão, đã đội tên ông viết bài với câu chữ có cánh ca tụng ông Giáp.

    Rồi có những thành phần công dân còn quá trẻ để biết về ông Giáp cho tường tận, nhưng cũng khóc than không kém ai, khiến cho người ta liên tưởng đến hội chứng điên loạn ở các nước CS xưa nay.

    Lại mang thêm một đội tuyển bóng đá trẻ ra tận ngoài Hà Nội xin được viếng tang, dù đã khuya và trễ giờ. Nhìn các tuyển thủ trẻ qúi gối trước tư gia ông Giáp làm tôi thương và tội nghiệp cho các em ấy quá. Họ đã buộc các em phải mang băng tang và thực hiện một phút mặc niệm trước một trận đấu quốc tế chưa đủ sao ?
    Rồi cái anh ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng cũng được triệu đến, cho đủ mặt bá quan văn võ cả nước. Hạnh kiểm của anh này khỏi chê rồi phải kô ạ.

    3/
    Nói tóm gọn lại, có cái chi KHÔNG ỔN trong lúc quốc tang như thế. Nó như một gánh hát tạp kỹ đã hết thời, nhưng lại cố khua chiêng gióng trống ầm ĩ, khiến người ta thấy bạc giả tùm lum ở trong, nên ngứa miệng bình phẩm. Dĩ nhiên chuyện gì tới phải tới, sẵn bực mình người ta phang luôn ông tướng già.

    Cũng công bình mà nói, giả như đảng và nhà nước CS không xua bầy văn nô ra trận ồ ạt lần này, thì có lẽ người ta cũng cố mà quên đi những điểm yếu của tướng Giáp, bởi là con người ai mà chả có yếu điểm hay đôi khi có phút yếu lòng chứ. Vả chăng cái đạo lý “nghĩa tử là nghĩa tận” ai ai cũng thấm nhuần ít nhiều.

    Nhưng không đảng và nhà nước CS đi quá đà, ca tụng ông Giáp thành thánh thành thần, để qua đó ca tụng ông Hồ. Họ luôn luôn nhắc cho mọi người nhớ kỹ, ông Giáp là học trò cưng của ông Hồ ! Ở đây phải hiểu ông Hồ là cha già của CSVN, là người đẻ ra cái nhà nước hiện tại. Cái đảng và nhà nước CS này nham nhở ra sao khỏi nói thêm nữa lúc này.

    Kết, CÂY NGAY KHÔNG SỢ CHẾT ĐỨNG !
    Ông Giáp nếu quả thực là thánh là thần thì cứ để thời gian thử thách, chứ vội vàng mà chi.
    Mới phong thánh cho ông, rồi lại nhanh chóng quên ngay, theo kiểu khốn nạn “đưa người cửa trước, rước người cửa sau”. Đó đâu có phải là đạo lý của người CS chân chính phải không ạ.
    Đáng tiếc trong lúc lời qua tiếng lại, kiểu “trâu bò húc nhau”, ông Giáp ở giữa hứng nhiều tai ương.
    Cuộc đời của ông quả thực có nhiều tai nạn bất ngờ, cho đến khi về già và cả lúc đã chết nữa.
    Tự nhiên tôi thấy thương cho ông quá. Đúng là đa thọ đa nhục và chết kiểu này dễ gì siêu thoát được.

    ====

    Ghi chú:
    Bộ loa rè tuyên truyền của CSVN vẫn còn tiếp tục chạy hết công xuất về vụ việc nói trên như bài báo lề phải dưới đây.
    Hình ảnh Tướng Giàp “đủ lớn” rồi, đâu cần phải đánh bóng tô son thêm nữa. Thực ra mục đích là để đánh bóng đảng và chế độ CS đó thôi. Bởi thế người ta mới chĩa mũi dùi vào công kích tối đa.
    Tội nghiệp tướng Giáp cứ thế bị ném cà chua trứng thối, bởi những việc làm vô ý thức của đám gọi là fan tướng Giáp như thế này đây.
    Để hiểu thấu đáo và xử dụng quyền tự do, nhất là tự do tư tưởng và ngôn luận, không dễ đâu. Tự do hành động, như tự do tôn thờ thần tượng, cũng phải trong giới hạn nào đó. Đừng vượt ra ngoài khuôn khổ qui định, sẽ trở thành ba sạo, làm trò cười cho thiên hạ và bị đàm tiếu hết lời. Lúc đó đúng là “lợi bất cập hại” như trường hợp này đây. Như thế này thì linh hồn ông Giáp làm sao mà yên ổn dưới ba thước đất !

    ====

    VN Express Thứ sáu, 18/10/2013 15:56 GMT+7
    ‘Tướng Giáp là cha đẻ ngành khoa học vũ trụ Việt Nam’

    Theo Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu, thời kỳ Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm lãnh đạo chuyên trách, ngành khoa học Việt Nam bước vào giai đoạn hoàng kim và đánh dấu sự ra đời của ngành khoa học công nghệ vũ trụ.

    Dưới đây là bài viết của Giáo sư, Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu về thời gian ông được công tác cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp:

  10. Trầm Luân says:

    Bụt nhà không thiêng. Phải để cho một nhà văn, nhà báo ngoại quốc nói thì hiệu quả hơn.

    Thật ra dù yêu hay ghét thì cũng nên có chút tìm hiểu về “thần tượng” của mình. Một người không hề được huấn luyện gì về quân sự, vọt một cái lên đến “đại tướng”. Đưa người này ra cầm quân, với chỉ thị “quyết thắng” của Đảng và “cứu cánh biện minh cho phương tiện” của chủ nghĩa, thì mạng dân mạng lính đâu phải là vấn đề. Trận Điện Biên, nướng vài chục ngàn sinh linh, gặp cơ may là Mỹ từ chối ủng hộ Pháp, lại thêm dân tình bên Pháp ngán mứa viễn chinh, từ đó nảy sinh một nhà quân sự “lẫy lừng”. Còn sau 1954, ông trở về vai trò thuần túy của một đảng viên Cộng Sản, làm bất cứ việc gì mà ĐẢNG giao phó. Đồng chí X của ông cũng vậy, chỉ tuân thủ làm việc mà ĐẢNG giao phó, không từ chối gì bao giờ.

    Còn việc có người coi ông là “khai quốc công thần” hoặc “thần tượng” thì đành chịu thôi. Đa số họ được sinh ra và lớn lên trong sự tuyên truyền và bưng bít. Người bắc Triều Tiên khóc mấy ông vua họ Kim thì không có gì đáng trách. Tội nghiệp cho họ quá.

    Tiên sinh Nguyễn Du có viết “Chữ tài liền với chữ tai một vần”. Thiên Tài hay Thiên Tai Quân Sự?

    • Lão Ngoan Đồng says:

      1/
      Thiên hạ ối ra những danh nhân đức cao trọng vọng thiệt sự.

      Chẳng hạn nước Pháp có Charles De Gaule, nước Anh có Winston Churchill, nước Mỹ có tổng thống Roseveld trong thời Đệ Nhị thế chiến. Thề mà người ta có tôn là thánh là thần đâu. Vẫn trang trọng không thua kém ai, nhưng dứt khoát không to son trét phấn thần tượng của mình. Bởi theo thời gian son phấn rã rời, lộ ra bộ mặt thật cực kỳ nham nhở.

      Nhưng kô ở các nước độc tài, nhất là CS ở nơi nơi, đều tôn sùng lãnh tụ như thánh sống. Họ đã quá khích đến mù quáng khiến mọi thứ trở thành LỐ BỊCH.
      Từ đó trở thành cái đích ngắm cho những lời đàm tiếu, từ trong dân gian cho đến bên ngoài, nhất là từ phía kẻ địch.

      2/
      Thơ Bút Tre đã châm chọc ông tướng Giáp ngay từ khi ông còn sống, chứ không phải đến từ lúc ông đã chết. Thị dụ nhé

      Hoan hô đại tướng Võ Nguyên
      Giáp ta thắng trận Điện Biên trở về

      Rõ ràng câu chữ “Giáp ta” tỏ ý ra sao rồi phải không ạ. Nói rõ là chủ ý nhằm bình dân hình tượng ông tướng, hơn là tôn sùng ông thành thánh thành thần ở đây.

      Đây là một thể thơ Bút Tre thường gặp, mang tính khôi hài đen. Thí dụ như

      Anh đi công tác Plờ-Lây
      Cu dài dằng dặc biết ngày nào ra !

      hay :
      Hôm nay mồng chín tháng ba
      Chị em phụ nữ ra sân đánh cầu
      lông bay phần phật trên đầu các ông

      Lão Ngoan Đồng
      Tổ sư Y Trị :-)

Phản hồi