WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Ông Giáp của Việt Nam được đánh giá lại

Vietnam’s Giap Reappraised

Tác giả: Mark Moyar
Wall Street Journal
09-10-2013
Người dịch: Nguyễn Quốc Khải

Hình: Đại Tướng Võ Nguyên Giáp (1970).

Hình: Đại Tướng Võ Nguyên Giáp (1970).

Ông Võ Nguyên Giáp, từ trần vào tuần vừa qua ở tuổi 102, ðược nhớ tới ở Ðông cũng như Tây như một vị tướng lỗi lạc nhất của chiến tranh Việt Nam. Sơ lược tiểu sử của những người chết trong báo chí Tây phương ðã quảng bá vị tướng nổi tiếng giống như huyền thoại này như một người ðã hoạch ðịnh sự thất bại của Pháp và Hoa Kỳ bằng cách lãnh ðạo “một ðoàn quân du kích ô hợp ðến thắng lợi” trong cuộc chiến tranh Ðông Dương lần thứ nhất (1946-54) và chiến tranh Ðông Dương thứ hai (1960-75). Trong khi Ông Giáp quả thực ðã chứng tỏ tài nãng ðáng kể của một vị tướng, những thành tích thực sự của ông ít gây ấn tượng sâu sắc hơn là những kết luận từ những công bố gần ðây.

Ðúng là trong chiến tranh Ðông Dương thứ nhất, Ô. Giáp ðã biến một ðoàn quân nhỏ bé trang bị nhẹ thành một quân lực quy ước kỷ luật. Chiến công này ðáng lẽ chấm dứt những viện dẫn sau này về từ “ô hợp”. Ông xuất chúng về tiếp vận, một công tác bị ðánh giá thấp nhưng thiết yếu của chiến tranh. Tuy nhiên vào những nãm ðầu tiên của Chiến Tranh Ðông Dương thứ nhất, trong ðó quân Cộng Sản Việt Minh của ông ðánh Pháp và ðồng minh Việt Nam của Pháp, quân ðội của Ô. Giáp ðã chịu nhiều thất bại về quân sự do quyết ðịnh kém cỏi của ông.

Lực lượng Việt Minh ðã không ðạt ðược tiến bộ nào ðáng kể cho ðến khi nhận ðược hỗ trợ lớn lao của Trung Quốc sau khi nội chiến Trung Quốc chấm dứt vào nãm 1949. Vào nãm 1950, Trung Cộng cấp phát cho Việt Minh 14,000 súng trường, 1,700 súng máy và súng trường không giật, và 300 súng phóng tên lửa chống xe tãng bazooka. Trong vòng bốn nãm sau, viện trợ của Trung Quốc cho Việt Minh tãng 10 lần, lên tới 4,000 tấn mỗi tháng. Bắc Kinh cũng cung cấp 281 cố vấn quân sự, gồm cả Ô. Trần Cảnh (Chen Geng), một trong những tướng lãnh giỏi nhất của Mao. Vì hồ sơ thành tích của Ông Giáp yếu, Tướng Trần Cảnh nắm vai trò hoạch ðịnh chiến lược cho Việt Minh, một ðiều làm cho Ông Giáp sẽ mất tiếng tãm ðối với những biến cố tiếp theo nếu ðược nhiều người biết ðến.

Trong trận chiến Ðiện Biên Phủ vào 1954, Việt Minh ðược trợ lực bởi nhiều binh sĩ tiếp vận Trung Quốc và xe vận tải. Nếu không có những thứ này, Việt Minh ðã không thắng thế. Như người ta ðã thấy, vào thời ðiểm này quân ðội Việt Minh rất tồi tệ hơn là thế giới bên ngoài tưởng. Ông Giáp sau này tâm sự với nhà ngoại giao Hung Janos Radvanyi rằng Ðiện Biên Phủ “là một nỗ lực liều mạng cuối cùng của quân ðội Việt Minh.” Những nãm chiến ðấu trong rừng “ðã làm cho tinh thần của những ðơn vị chiến ðấu xuống rất thấp,” và quân ðội “sắp rơi vào tình trạng hoàn toàn kiệt lực.”

Hình: Ðại Tướng Võ Nguyên Giáp (1994).Ảnh Tiền Phong

Hình: Ðại Tướng Võ Nguyên Giáp (1994).Ảnh Tiền Phong

May mắn cho Việt Minh, Hoa Kỳ từ chối yểm trợ không lực tại Ðiện Biên Phủ theo yêu cầu của Pháp, một phần không nhỏ vì ước tính phóng ðại về lực lượng Việt Minh. Tuy nhiên, Việt Minh ðã chịu một sự tổn thất to lớn với 22,900 binh sĩ chết và bị thương tại Ðiện Biên Phủ, gần một nửa tổng số quân lực, trước khi ðè bẹp quân phòng thủ với quân số ít hơn vào thời ðiểm sau cùng.

Vai trò của Ô. Giáp trong Chiến Tranh Ðông Dương thứ hai nhỏ hơn một cách ðáng kể. Khi Hoa Kỳ tham dự vào cuộc chiến trên bộ vào 1965, Ô. Lê Duẩn và những viên chức cao cấp của Ðảng Cộng Sản Việt Nam ðã ðẩy Ô. Giáp ra rìa. Họ tố cáo Ô. Giáp thiên về chủ thuyết Xô Viết hơn là chủ thuyết Mao. Khi Ô. Lê Duẩn và vị tướng ông ưa chuộng Nguyễn Chí Thanh ðòi tãng cường nhanh chóng cuộc chiến ðấu quân sự vào nãm 1965, Ô. Giáp phản ðối nhưng không ai nghe.

Như Ô. Giáp ðã cảnh cáo, Hoa Kỳ ðã phản ứng ðối với sự tãng cường chiến tranh này bằng sự can thiệp lớn lao trên bộ. Sự kiện này ðã cứu Nam Việt Nam và liên tiếp tạo ra nhiều thất bại cho Bắc Việt. Trong hai nãm kế tiếp, mức tổn thương của Bắc Việt gia tãng gấp bội, Ô. Giáp khuyên cáo trở lại chiến tranh du kích. Một lần nữa ðề nghị của ông không ðược ðể ý ðến.

Ô. Giáp chỉ ðóng góp một vài tiếng nói về cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968. Ông lấy lại một ít ảnh hưởng vào ðầu thập niên 1970, chia sẻ quyền hành với những tướng khác. Vì thế, ông chịu một phần trách nhiệm về sự thất bại của cuộc tấn công Lễ Phục Sinh 1972, theo ðó bộ binh của Nam Việt Nam và không lực Hoa Kỳ tiêu diệt 14 sư ðoàn của quân Bắc Việt. Ô. Giáp tham dự nhiều vào việc hoạch ðịnh cuộc tấn công sau cùng vào nãm 1975, nhưng việc thi hành dành cho Tướng Vãn Tiến Dũng. Sự thành công của cuộc tấn công lật ðổ chính quyền Saigon này không chủ yếu do kế hoạch của Ô. Giáp, mà là vì Hoa Kỳ chấm dứt hỗ trợ miền Nam Việt Nam khiến cho phòng tuyến phía ðông không giữ vững ðược.

Một sự thiếu sót trong những bài tán dương Tướng Giáp gần ðây là sự liên hệ của Ô. Giáp với tội ác chiến tranh. Ðiều này ðặc biệt rõ rệt bởi những sơ lược tiểu sử của Tướng William Westmoreland, ðối tác Hoa Kỳ của Ô. Giáp, có ðề cập ðến luận ðiệu tội ác chiến tranh.

Những trường hợp rõ rệt nhất về tội ác của Ô. Giáp xẩy ra vào nãm 1946 khi Ô. Giáp ðã chỉ huy những cuộc ám sát hàng trãm nhà lãnh ðạo chính trị của Việt Nam Quốc Dân Ðảng và những tổ chức quốc gia khác. Ô. Giáp không bao giờ hối hận về những vụ giết người này mà còn viết về sự thật như sau: “Việc thanh toán những kẻ phản ðộng của Việt Nam Quốc Dân Ðảng ðược ban thưởng với sự thành công và chúng ta có thể giải phóng ðược những vùng ðã rơi vào tay chúng.”

Không có gì khó khãn ðể biết tại sao những người Cộng Sản Việt Nam muốn phóng ðại giá trị của Ô. Giáp và giảm thiểu những thất bại của ông. Nhưng những người Mỹ cũng làm như vậy là một ðiều gây ngạc nhiên và phiền hà. Việc lãng mạng hóa kẻ thù của thời chiến tranh xem ra không quan trọng ðối với những người Mỹ chưa bao giờ nghe thấy những tiếng súng bắn ra trong tức giận, nhưng những người ðánh nhau ở tiền tuyến có quyền cảm thấy oán giận ðối với hành vi như vậy. Họ xứng ðáng ðược ðối xử tốt hơn.

© Đàn Chim Việt (Bản tiếng Việt)

———————————————–
Chú thích: Ô. Mark Moyar là tác giả của cuốn sách “Triumph Forsaken: The Vietnam War, 1964-1965.”

Tags:

73 Phản hồi cho “Ông Giáp của Việt Nam được đánh giá lại”

  1. Trần Hoàng says:

    …Sau khi được tin Minh Khai bị bắt và bị Pháp hành quyết tại miền Nam, Giáp lúc đó với bí danh Dương Hoài Nam cùng Phạm Văn Đồng vượt biên giới quaTrung quốc ngày 3-5-1940 để gặp Hồ Chí Minh, rồi gia nhập đảng cộng sản cũng trong năm đó .
    Có điều đắc biệt, là sau sự kiện Xô Việt-Nghệ Tĩnh xảy ra vào tháng 10 năm 1930, Giáp lại bị bắt
    và bị giam tại Nhà lao Thừa phủ (Huế), cùng với người yêu Nguyễn Thị Quang Thái, các thầy giáo Đặng Thái Mai và Lê Viết Lượng cùng chung số phận, Nhưng đến cuối năm 1931, nhờ sự can thiệp của Hội Cứu Tế Đỏ của Pháp, vì thế họ Võ được trả tự do nhưng lại bị Công sứ Pháp tại Huế cấm không cho cư ngụ tại Huế, Giáp phải ra Hà Nội xin theo học Albert Sarraut. Có thể nói, đây là thời gian ô nhục mà Võ Nguyên Giáp bị một số người quốc gia miệt thị khinh rẻ vì tội phản bội của y, lúc bấy giờ phấn lớn đều biết, Giáp nhờ có trung gian môi giới vận động, ngoài ra còn có sự cam kết nhận làm chỉ điểm cho Pháp, hết lòng trung thành với mẫu quốc Pháp, nhờ đó Giáp mới được nhận làm con nuôi cho Marty, tên chánh mật thám Pháp tại Bắc Kỳ, Xin nhắc lại, chỉ nhắc đến tên Marty cũng đũ làm nhiều nhà đấu tranh chống Pháp phải giựt mình kinh sợ. Cũng nhờ được làm con nuôi của Marty, Giáp mới được nhập học trường Albert Sarrault, một trường chỉ dành cho lũ Tây con và con cái của bọn quan lại Nam triều. Đổi lại, cũng vì phương vị con nuôi của Giáp đã có biết bao chiến sĩ quốc gia ái quốc và tổ chức chống thực dân Pháp bị Gíáp hại .
    Trên đây, không chỉ là sự tố cáo của một số cá nhân, các tổ chức chống Pháp, mà ngay cả hàng
    ngũ CSVN, trong đó có 3 tướng VC Lê Đức Anh, Lê Khả Phiêu, Đoàn Khuê, những nhân vật quyền lực nhất năm 1996, thêm vào đó còn có Trần Quỳnh từng là Phó Thủ tướng VC từ năm 1976 đến 1984 cùng công khai tố cáo, nói toạc ra rằng, Võ Nguyên Giáp, trước làm con nuôi của tên trùm mật thám Pháp Marty,ngoài ra còn nói rõ Giáp là một tên gian manh, cướp công lao và tiếm quyền của Phùng Chí Kiên trong việc thành lập bộ đội ”cụ Hồ”. Dịp nầy Võ Nguyên Giáp lại còn bị tố cáo, là người không đạo đức, vì đã gian dâm với vợ nhà văn Đào Vũ khi bà nầy dạy piano tại tư gia của Giáp.
    Được biết, đây không phải lần đầu mà bọn cán bộ Việt Minh cộng sản làm điểm chỉ cho Pháp, phản bội chính nghĩa quốc gia gây ra, mà trước đây, lúc mà ông Nguyễn Thái Học, lãnh tụ Việt Nam Quốc Dân Đảng còn bôn ba tổ chức đảng và lực lượng tấn công đánh đuổi Pháp, thì bọn cán bộ cộng sản cũng đã bắt đầu giở trò Việt gian, chúng theo dõi, chỉ điểm các hoạt động của VNQDĐ rồi báo cho Pháp biết để tấn công tiêu diệt…
    Phùng Ngọc Sa.

  2. vk mỹ says:

    Đại tướng Võ Nguyên Giáp và cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara, những người từng chỉ huy hai bên chiến tuyến, gặp mặt trực tiếp hai lần sau khi Việt-Mỹ bình thường hóa quan hệ.

    Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bắt tay Tướng Giáp trong cuộc gặp mặt năm 1995 ở Hà Nội. Ảnh: AFP
    Ngày 9/11/1995, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và cựu bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara có cuộc gặp gỡ đầu tiên, tại nhà khách Bộ Quốc phòng ở Hà Nội. McNamara là bộ trưởng Quốc phòng Mỹ từ năm 1961-1968, được coi là “kiến trúc sư trưởng” của chiến tranh Việt Nam.
    Với vai trò hoạch định các chính sách quân sự chủ chốt, ông này là tác giả của Hàng rào điện tử McNamara tại vùng phi quân sự giữa hai miền nam và bắc của Việt Nam.
    Sau chiến tranh, McNamara lần đầu đến thủ đô Hà Nội năm 1995 để mời các quan chức và học giả Việt Nam tham gia một hội thảo dành cho những nhà hoạch định chính sách hàng đầu trong cuộc chiến mà Mỹ gọi là “chiến tranh Việt Nam”. Hội đồng Quan hệ Quốc tế, có trụ sở tại New York, Mỹ, đơn vị tổ chức sự kiện này, cho rằng đây là cơ hội tốt để chia sẻ các tài liệu lưu trữ và sửa chữa những ghi chép lịch sử.
    “Tôi đã nghe kể về ông từ lâu”, AP dẫn lời Tướng Giáp, lúc đó 85 tuổi, mặc bộ quân phục màu xanh ô liu để chào đón McNamara. Cựu Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ cười và đáp lại bằng một câu tương tự.
    Họ nói chuyện trong hơn một giờ đồng hồ. McNamara, 79 tuổi, thỉnh thoảng đổ người về phía trước, nhấn ngón tay để nhấn mạnh khi ông nói về những bài học lịch sử.
    Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đặt ngay một câu hỏi chắc chắn đã làm ông băn khoăn suốt 30 năm.
    “Đến ngày hôm nay, tôi vẫn không biết điều gì đã xảy ra vào ngày 2/8 và ngày 4/8/1964, tại Vịnh Bắc Bộ. Tôi nghĩ chúng ta đã có hai đánh giá sai lầm nghiêm trọng… Liệu sự kiện mà chúng tôi gọi là cuộc tấn công thứ hai vào ngày 4/8/1964, nó có xảy ra không?”, ông nói với Tướng Giáp.
    “Vào ngày 4/8, hoàn toàn chẳng có gì xảy ra cả”, Tướng Giáp đáp.
    Ngày 2/8/1964, quân dân miền Bắc đã xua đuổi tàu USS Maddox của Mỹ khi nó tiến vào gần bờ biển miền Bắc Việt Nam. Ngày 4/8/1964, các quân nhân trên tàu Mỹ cho rằng họ đã bị bắn ngư lôi trên vùng biển quốc tế.
    Sự kiện ngày 4/8/1964 là cái cớ để Mỹ lần đầu đánh bom rải thảm miền Bắc và dấn sâu vào cuộc chiến tranh. Đây là điều gây nhiều tranh cãi. Nhiều nhà sử học Mỹ từ lâu tin rằng chính quyền của Tổng thống Lyndon Johnson khi đó đã bịa đặt về cuộc tấn công để giành được sự ủng hộ của Quốc hội đối với việc mở rộng cuộc chiến.
    Tình báo Mỹ làm gì với sự kiện vịnh Bắc Bộ
    Trong cuộc gặp giữa hai cựu lãnh đạo quân sự Mỹ-Việt, các phóng viên nhanh chóng bị đưa ra khỏi phòng, nhưng McNamara sau đó đã dẫn lại lời ông Võ Nguyên Giáp. Tướng Giáp tin rằng tàu do thám của Mỹ đã vẽ ra một cuộc tấn công để Tổng thống Johnson có cớ đẩy mạnh sự can dự của Mỹ.
    Tuy nhiên McNamara khi đó không đồng tình với quan điểm của ông Giáp. Tướng Mỹ cho rằng chính phủ Mỹ lúc ấy thực sự tin là đã có một cuộc tấn công xảy ra.
    Nhưng trong bộ phim tài liệu năm 2008 mang tên “The Fog of War” (Màn sương Chiến tranh), McNamara thừa nhận vụ tấn công hôm 4/8 chưa bao giờ xảy ra. Phim kể rằng ngày 4/8/1964, tàu khu trục Maddox báo cáo “họ bị những quả ngư lôi tấn công, nhưng tất cả đều phóng trượt và radar siêu âm cũng phát hiện được những quả ngư lôi”.
    Vụ việc được báo cáo tới McNamara và tiếp theo là Tổng thống Johnson, dẫn đến việt thông qua Nghị quyết vịnh Bắc Bộ, cho phép chính quyền Mỹ “dùng mọi biện pháp có thể” để trả đũa. Chính quyền Johnson dựa vào nghị quyết này, bảy tháng sau đó đưa quân đội Mỹ vào miền nam Việt Nam. Nhưng sau đó, người ta xác định rằng “thời tiết xấu đã tác động đến radar” và những người phụ trách đã quá hăm hở, đưa ra nhiều báo cáo sai lạc.
    “Đó là một sự nhầm lẫn. Và những sự kiện sau đó cho thấy nhận định rằng chúng ta bị tấn công là sai lầm. Điều đó đã không xảy ra”, McNamara nói trong phim.
    Với tư cách bộ trưởng Quốc phòng Mỹ dưới thời Tổng thống Kennedy và Johnson, McNamara là một trong những người đề xuất hàng đầu về việc Mỹ ủng hộ chính quyền miền Nam Việt Nam chống miền Bắc. Tuy nhiên, ông rời nhiệm sở với quan điểm rằng cuộc chiến là một sự thất bại.
    Theo New York Times, trong hồi ký xuất bản năm 1995 mang tên “In Retrospect: The Tragedy and Lessons of Vietnam” (tạm dịch: “Nhìn lại quá khứ: Bi kịch và bài học Việt Nam”), McNamara viết: “Chúng ta đã sai, sai lầm khủng khiếp. Chúng ta nợ những thế hệ tương lai một lời giải thích”.
    Sau khi trò chuyện Tướng Giáp năm 1995, vị cựu bộ trưởng mô tả cuộc gặp là một sự kiện đặc biệt, và ông bất ngờ vì không gặp phải thái độ thù địch.

    Hai vị cựu lãnh đạo quân sự gặp lại nhau năm 1997. Ảnh: AP
    Hai năm sau, vào ngày 23/6/1997, tại nhà khách Chính phủ ở Hà Nội, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và McNamara có cuộc gặp gỡ thứ hai và cũng là cuối cùng, trong khuôn khổ của Hội thảo Việt – Mỹ. Cuộc họp có sự tham gia của nhiều học giả và cựu quan chức Mỹ, tập trung thảo luận về “Sự kiện Vịnh Bắc Bộ” (tháng 8/1964), Trận Pleiku (6/2/1965), cuộc tổng tiến công Mậu Thân 1968, nguyên nhân Mỹ thua…
    Ông McNamara qua đời tại nhà ở Washington vào sáng 6/7/2009, ở tuổi 93.
    Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần hôm 4/10 tại Viện Quân y 108, hưởng thọ 103 tuổi. Truyền thông thế giới ca ngợi ông là một trong những nhà chỉ huy quân sự tài ba nhất thế kỷ 20, với những chiến thắng trước phát xít Nhật, thực dân Pháp và siêu cường quân sự Mỹ.

    • Tien Ngu says:

      Tội nghiệp,

      Anh cò coi bộ rành Mỹ hơn cả…Mỹ.

      Dân Mỹ bình thường đã lịch sự, dân ngoại giao chúng nó càng lịch sự hơn…

      Ngay cả dân bán khai ở rừng rậm, chuỗng cời quanh năm, Mỹ vẫn bắt tay, khen rối rít. Thậm chí còn làm bạn, chung sống trong một túp lều lý tưỡng…vài ba tháng.

      Mắc na ma ra bắt tay, khen ngợi Võ nguyên Giáp tới tấp, cò mồi VC mừng…rơn, có cái để…khoe.

      Cũng như Bush con đón tiếp Phan văn Khải, dắt tay ra sân cho Khai coi…biểu tình. Thủ tướng Pháp chào đón thủ tướng Việt Cộng. Thủ tướng của Pháp không…cười, nhưng dân Pháp thì cười muốn…té ghế.

      Cò mồi VC thì vẫn…khoe tỉnh rụi.

      Thời xưa, đánh nhau bằng tay chân, không học nhưng vũ dủng, thân kinh bách chiến thì lên tướng hoặc may không có ai….cười.
      Nhưng thời hiện đại, đùng một cái từ đơ dèm cà cuống như Võ nguyên Giáp và Kim jong Un, nhãy cái rột lên đại tướng. Thiên hạ vì lịch sự, hay vì sợ bị khũng bố, họ không dám cười hay dị nghị gì thôi…

  3. Hồ Bác Cụ says:

    So sánh 2 đám quốc tang Võ Nguyên Giáp với Nelson Mandela thì thấy ngay sự khác biệt!!! Một bên là cả thế giới ngưỡng mộ, ngay cả kẻ thù của Mandela cũng phải nghiêng mình. Còn đám ma của VNG, kẻ ngu dốt bị đầu độc do bã CSVN thì nhiều, mà người thù ghét cũng không ít!!!! Tại sao???? Mandela không đòi hỏi quốc tang, lại được toàn thể nhân dân Nam Phi đồng lòng. Đám ma của VNG phải có một nhóm nào đó năn nỉ, yêu cầu, mới có được quốc tang. Chưa hết, đám ma của Mandela dó các nguyên thủ các nước tham dự, còn của VNG thì chả có ông bà nào đi đưa. Nhục nhã cho một “Đại Tướng cầm quần tài ba hơn cả Napoleon” quá thể!!!! Tại sao????

  4. Hi x Pham says:

    Ngai tuong nay theo Tau Cong giet dan Viet, hai dat Viet dua cac ngai Tau Cong thong tri dan Viet,
    dat Viet chet phai co xieng co xich len mo len ma day nhe. Dung quen de lam guong cho nhung ke
    cong Tau cong nuoi duong Tau cong hai nuoc hai dan.

  5. Trần Hoàng says:

    Tướng Võ Nguyên Giáp

    …Ngày 3 tháng 5 năm 1940, Võ Nguyên Giáp với bí danh Dương Hoài Nam cùng với Phạm Văn Đồng vượt biên giới sang Trung Quốc để gặp Hồ Chí Minh và gia nhập Đảng Cộng Sản Đông Dương cùng thời gian đó; Giáp bắt đầu hoạt động trong tổ chức Việt Nam Độc Lập Đồng Minh, (tức Việt Minh=VM), một tổ chức chống thực dân và quân phiệt Nhật. Sau đó ông có ý định theo học trường Hoàng Phố tại Thành Đô, nhưng HCM buộc Giáp phải cấp tốc trở về nước, mở các lớp huấn luỵện quân sự cho Viêt Minh tại Cao Bằng.
    Ngày 22 tháng 12 năm 1944, Hồ Chí Minh chỉ thị cho Giáp thành lập đội Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng Quân gồm 34 ngươi với vũ khí thô sơ, song dựa vào yếu tố bất ngờ, đến 25-12-1944, trung đội nầy đã tấn công chiếm hai đồn Phai Khắt và Nà Ngần do một số lính dõng trú đóng và tịch thu thêm được một số vũ khí cho đội Tuyên Truyền.
    Nói chung, cho đến giớ phút đó, Võ Nguyên Giáp chưa từng qua một trường lớp quân sự căn bản nào và mãi đến về sau, nhờ một số lính Lê Dương gốc Đức thuộc Binh Đoàn lính Lê Dương Pháp đào ngũ qua giúp Việt Minh, lúc đó VM mới tổ chức khóa huấn luyện các lớp sĩ quan cho quân đội. Riêng phần họ Võ đã có Ernst Frey, Thượng sĩ Lê Dương, thầy dạy riêng về quân sự cho Giáp.
    Theo tác giả Pierre Sergent trong quyển sách “Un étrange Monsieur Frey” và quyển khác được dịch ra tiếng Việt có tựa đề “Những Tiến Sĩ Đức Trong Việt Minh” cho biết. Ernst Frey cấp bực Thượng sĩ (Adjudant) vốn gốc cộng sản Áo thuộc Binh Đoàn Lê Dương (Légion Etrangère), mà HCM đặt cho tên Việt là Nguyễn Dân, mang cấp Đại tá trong bộ đội VM, người thầy quân sự của tướng Võ Nguyên Giáp, người từng đào tạo các sĩ quan đầu tiên cho bộ đội VM; từng là chỉ huy trưởng Quân Khu 9;, Ủy viên Dự Khuyết Bộ Chính Trị đảng CSVN và cuối cùng là Phụ tá Tướng Nguyễn Sơn, Tư Lệnh Liên Khu IV- Do đó Ernst Frey rất thân với tướng Nguyễn Sơn.
    Một số tác giả viết trong tự điển Wikipedia khi viết về Giáp thường xu nịnh bốc thối, nói láo, Giáp là một tướng giỏi, chuyên áp dụng nghệ thuật lấy ít đánh nhiều, lấy yếu chế mạnh. Trái lại, theo Ernst Frey cũng như tướng Nguyễn Sơn do quen biết nhiều, họ coi thường Giáp, vì Giáp không những điều binh dỡ mà còn cái tội nướng quân một cách tàn nhẫn và man rợ, vì vậy họ thường nói đùa; họ nói, tướng Giáp chỉ biết đánh giặc trên bảng, nguyên văn tiếng Pháp, Giáp, il fait la guerre sur le tableau. Những tiếng bấc tiếng chì của Ernst và tướng Nguyễn Sơn cuối cùng cũng đến tai Giáp khiến Ernst Frey bị đì và hết được tín nhiệm, đồng thời do Giáp liên tục tâu hót và báo cáo về thái độ nghênh ngang coi thường đảng của tướng Nguyễn Sơn; cuối cùng thì Hồ Chí Minh nghe lời xúi dục của Giáp nên đã trả Nguyễn Sơn về lại với Giải Phóng Nhân Dân của Mao Trạch Đông.
    Được biết, khi chiến tranh Đông Dương lần thứ nhứt chấm dứt do đòi hỏi của Pháp, và Ulbricht, lãnh tụ đảng cộng sản Đông Đức, buộc các đội lính Lê Dương phục vụ trong quân đội CSVN phải được trả về lại đơn vị gốc, tức Quân đội Pháp. May cho Ernst Frey, nhờ đước tướng Nguyễn Sơn giúp phương tiện nên y mới đào ngũ trở về Áo và cuối cùng vào đạo Thiên Chúa cùng phụ giúp họ đạo tại nhà thờ Hirshstetten…

    Phùng Ngọc Sa.

  6. MĂNG MỌC THẲNG says:

    TP – Tài năng và đức độ của cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong công việc, đời sống được nhiều người ngưỡng mộ đã trở thành tấm gương để những tài năng khoa học trẻ, nhà quản lý trẻ trong nhiều lĩnh vực không ngừng phấn đấu để góp phần xây dựng đất nước.
    Đặt lợi ích nhân dân lên trên
    Bác sĩ Trần Xuân Bách, công tác tại khoa Cấp cứu kiêm Bí thư Chi đoàn Lâm sàng I (Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương) là một trong những gương mặt tài năng trẻ khoa học công nghệ Việt Nam 2012. Anh Bách giữ vai trò chủ nhiệm, đồng tác giả của nhiều công trình nghiên cứu khoa học quan trọng. Anh Bách chia sẻ như hàng triệu người Việt, tình cảm dành cho cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp sâu đậm và thiêng liêng.
    “Từ con người của vị Đại tướng nhân dân, tôi học được nhiều điều sâu sắc và đang cố gắng thực hiện hằng ngày. Đó là sống hết mình, vì lợi ích của nhân dân. Mỗi người cố gắng làm tốt nhất mức công việc mình so với mọi ngày cũng là cách để thể hiện tình cảm đối với Đại tướng”, anh Bách nói.
    Sau lễ tang tiễn biệt Đại tướng, anh Bách lên kế hoạch cùng đồng nghiệp thành lập nhóm hoạt động thiện nguyện hướng tới đồng bào nghèo, dân tộc thiểu số… Chính lòng yêu nước, tự tôn dân tộc và yêu thương đồng bào cộng hưởng với khát khao cống hiến của tuổi trẻ đã khiến các bạn trẻ xích lại gần nhau hơn.
    Nhìn lại phong trào tình nguyện, thế hệ trẻ ngày nay, anh Bách cho rằng để có thể hiệu triệu, vận động được nhiều người tham gia đòi hỏi người thủ lĩnh cần nỗ lực hơn nữa trong công việc và xây dựng lòng tin trong các thành viên.
    Để có thêm nhiều những Điện Biên Phủ mới trong ngành y, anh Bách cho rằng không thể hô hào suông. Bác sĩ Bách đề xuất: “Muốn có được những kết quả tốt đòi hỏi đội ngũ thống nhất, có chung nguyện vọng thiện nguyện vì cộng đồng. Ngành y cần tập trung đầu tư khoa học chuyên sâu, có tính đóng góp cho tri thức nhân loại, như đã từng có phương pháp phẫu thuật gan mật của bác sĩ Tôn Thất Tùng”.
    Noi tinh thần “dĩ công vi thượng”
    Được xem là một trong những chuyên gia giải thưởng vì cộng đồng, Thân Văn Tự, sinh năm 1983 hiện công tác tại Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa học Công nghệ (Sở KHCN Hà Tĩnh), nơi không có ngân sách dành cho các công trình hoạt động vì cộng đồng. Anh Tự đã tìm tài trợ cho nhiều dự án, công trình cống hiến vì cộng đồng và đạt nhiều giải thưởng trong và ngoài nước về lĩnh vực này.
    Tham gia những công trình hoạt động vì cộng đồng, anh Tự noi gương cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp tinh thần “dĩ công vi thượng”, sống trọn đời vì dân. “Tôi học được tinh thần tự học, trách nhiệm với công việc và đặt lợi ích của nhân dân lên trên và nguyện nỗ lực vì điều đó.
    Anh Tự đang học tiếp sau đại học, tham gia các chương trình, dự án giúp người dân thoát nghèo hướng tới phát triển bền vững với cương vị là chuyên gia tư vấn.
    Nhìn vào những gì người trẻ thể hiện trong sự kiện ra đi của Đại tướng, thế hệ cha anh tự hào, tin tưởng vào lý tưởng dân tộc, yêu nước của lớp trẻ. Bất cứ thời điểm nào, khi Tổ quốc cần, lớp trẻ vẫn sẵn sàng đóng góp, hy sinh vì Tổ quốc
    Hiện nay, anh Tự đang là chủ nhiệm đề tài dự án xây dựng kinh tế hộ gia đình khu tái định cư tại huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh). Trong đó có các mô hình chăn nuôi gà, trồng nấm phù hợp với diện tích đất nhỏ của hộ gia đình trong khu tái định cư; Tham gia tư vấn xây dựng ứng dụng năng lượng mặt trời vào việc sản xuất, chế biến nước mắm tại xã Cẩm Nhường, Cẩm Xuyên… Những ứng dụng này sẽ góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm từ đó thúc đẩy nghề làm mắm ở địa phương phát triển hơn, giúp dân thoát nghèo.
    Tạo cho mình nếp sống kỷ luật
    Tài năng trẻ Lê Xuân Thu, sinh năm 1993 (Ninh Bình) có những sáng tạo hữu ích gắn với nghề nông như: Máy cắt đa năng, máy cẩu mini, máy bốc xếp hàng mini… đạt nhiều giải cao trong các cuộc thi trong nước và quốc tế. Hiện nay, Thu đang học tiếng Nhật chuẩn bị du học tại Nhật Bản. “Tôi luôn dành cho cố Đại tướng sự tôn trọng, ngưỡng mộ về tài năng quân sự và đức độ trong cuộc sống”, Thu chia sẻ.
    Nhà sáng chế trẻ vì bà con nông dân này cho hay, ấn tượng và xem cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp là tấm gương về kỷ luật được thể hiện ngay trong việc ăn uống, rèn luyện sức khỏe đúng giờ và thường xuyên. Khi lâm bệnh, Đại tướng đã gương mẫu, tuân thủ y lệnh của cán bộ y bác sĩ. Thu nói: “Tôi xem nhiều tấm ảnh chụp khi Đại tướng đi bộ, ngồi thiền hay bơi lội. Học người, tôi cố gắng tạo cho mình nếp sống kỷ luật, giờ giấc và tinh thần tự học nhiều hơn”.

    • saovang says:

      Học sinh trong nước đếch biết tên cầm quần chị em Võ nguyên Giáp là tên cha căng chú kiết gì sất !

      Đại tướng Võ Nguyên Giáp ‘vắng mặt’ trong sách giáo khoa – 21/10/2013 –

      Đại tướng không được nhắc trong SGK

      Tìm hiểu của Thanh Niên Online cho thấy, cụ thể, ở SGK Lịch sử lớp 9, phần sử Việt Nam có 21 bài, trong đó có bài: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954) ở trang 119, có nêu diễn biến chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, nhưng không câu từ nào nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

      Tương tự, trong SGK Lịch sử lớp 12, bài 20 với cũng nội dung trên, dù nêu chi tiết hơn về diễn biến trận đánh Điện Biên Phủ, nhưng cũng không một lần nhắc tên nhân vật lịch sử: Võ Nguyên Giáp.

      “Ở cấp tiểu học, phần sử trong sách Lịch sử và Địa lý 5, từ bài 1 đến bài 6 là những bài học về nhân vật lịch sử như: Trương Định, Nguyễn Trường Tộ, Hồ Chí Minh, Phan Bội Châu… Nhưng chưa có bài nào nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp”, bà Nguyễn Thị Hào, giáo viên Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (Q.4, TP.HCM) cho biết.

      Bà Nguyễn Ái Hằng – nguyên Tổ trưởng bộ môn Sử, Trường THPT Trần Phú (Q.Tân Phú, TP.HCM), cho biết: “Trong SGK lịch sử ở cấp 3, những bài chính đều không nhắc tới Đại tướng. Ở những bài phần tham khảo, đọc thêm có thể hiện một số nhân vật lịch sử, nhưng cũng không có thông tin nào xoay quanh Đại tướng Võ Nguyên Giáp”.

    • UncleFox says:

      Người nào đã xem qua hai bức ảnh trong bài”Điều Rất May Của Bên Bại Cuộc” của Tưởng Năng Tiến rồi mà vẫn còn đề cao Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp và ĐCSVN thì những người ấy đúng là vô địch chó má !

  7. bùi lễ says:

    Khi đám việt cộng chấp thuận chia hai Vietnam ở Geneve thì vấn đề đã nói lên tất cã.
    Nếu là đành độc lập cho VN thì chẳng có lý do gì sau khi thắng Pháp ở Điện Biên Phủ
    lại chia hai đất nước. Why ?

    Thực tế, việt cộng trên bề mặc là đánh pháp để dàng độc lập cho VN nhưng ngầm là đánh Pháp
    để cho Tàu có tiếng nói ở Geneve với thế giới (qua Bắc Hàn là chính và Đông Dương là phụ) .

    Tất cã kế hoạch đánh Điện Biên đều do Tàu điều hành. Tổng chỉ huy là bác Mao của bọn việt cộng .

    Pháp thua đã là sự that,
    Vietnam chia hai đã là sự that
    Tàu chỉ huy đã là sự that
    Bọn big mouth việt cộng nói dzóc đã là sự that
    Bọn Vietcong là tay sai đã là sự that
    Xương máu nhân dân Vietnam mang lợi ích cho Tàu đã là sự thật

    • saovang says:

      Cần phải xem :

      Câc sử gia Nga, Mỹ phê bình : Võ nguyên Giáp đại bại :

      *** Về chiến trận Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972 , trong cuốn sách “Liên Xô-Trung Quốc và Việt Nam, vấn đề chưa được biết” của tác giả người Nga, Ruslan Kobachenko – nhà giáo kiêm nhà nghiên cứu lịch sử Châu Á từng giảng dạy tại đại học Minsk-Nga, ông cũng là đảng viên đảng cộng sản Liên Xô – viết: “Về cơ bản chiến dịch tổng tấn công mùa hè năm 1972 của quân đội ông Giáp thất bại hoàn toàn mà không đem lại lợi ích nào cụ thể. Cái được lớn nhất chỉ là kinh nghiệm cho cuộc chiến sau này…” .

      ***Về trận Tổng Tiến Công, Tổng Nổi Dậy – Mậu Thân 1968 Mậu Thân 1968 , trong bài “Tái Thẩm Đinh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa “- Tiến Sĩ Lewis Sorley – tác giả của những tác phẩm về chiến tranh Việt Nam vô cùng giá trị như A Better War, Vietnam Chronicles: the Abrams Tapes – viết :

      Phần lớn viện trợ quân cụ của Mỹ cho VNCH vào những năm này là các vũ khí cổ lỗ, phế thải của Thế Chiến thứ Nhì, bao gồm các súng trường M-1 nặng nề và khó xoay sở (đối với người Việt). Trong lúc đó địch quân được quan thầy Nga Xô và Trung Cộng cung cấp cho vũ khí càng lúc càng tối tân.

      Vào đầu năm 1968 một số súng M-16 đã được cung cấp cho lính Nhảy Dù và các đơn vị ưu tú của quân đội miền Nam Việt Nam nhưng đa số các thành phần quân đội khác vẫn còn yếu thế hơn đối phương về mặt vũ khí. Trung tướng Đồng Văn Khuyên : “Trong trận công kích Tết Mậu Thân 1968 những tràng liên thanh dòn dã của AK-47 vang dội tại Sài Gòn và một vài thành phố khác dường như chế diễu những tiếng súng đơn độc, yếu ớt của khẩu Garand và các súng trường của quân bạn.”

      Mặc dù vậy, các lực lượng miền Nam đã chiến đấu đáng nể phục trong việc đẩy lui trận Tổng Công Kích của Việt Cộng. Tạp chí Time đã viết: “Trước sự ngạc nhiên của người Mỹ và sự khiếp vía của Cộng Sản, Quân lực VNCH đã chống trả thật can đảm và mãnh liệt, vượt xa sự tiên đoán của mọi người ” .

      • vk mỹ says:

        Đại tướng Võ Nguyên Giáp trả lời câu hỏi của tướng Mỹ Manamara:

        “Vị tướng dù có công lao lớn đến đâu cũng chỉ là giọt nước trong biển cả. Các ngài gọi tôi là vị tướng thần thoại, nhưng tôi tự nghĩ tôi bình đẳng với những người lính của mình”,

  8. tranle52 says:

    Paris 27 July 1984.
    To: French Prisoner Of War Association for the time of Dien Bien Phu battlefield,1954.

    French officials, researchers from France, who want to reassess about the merit of Mr. Vo Nguyen Giap in France – Indochina war, should try to find out who designed and conducted this war. You need to have materials, document, pictures and information related to Bien Bien Phu battlefield on the side of Ha Noi – the North VietNam communism regime.
    Supply sources for the Vietnamese communism party all came from China, Mao Tsetung. Military equipment, ammunition and weapons which supported Dien Bien Phu battlefield came from China.. Behind the field operating staff officers of Vo Nguyen Giap in Dien Bien Phu was an operating staff officers of Communism of China. There was a group of Chinese generals in this operating staff, but the the highest official who were the boss of this group was Vi Quoc Thanh, a Chinese general. This group of Chinese generals were the very true opponents of the local France government in VietNam by the time of the war.
    The piece of information related to the truth about Dien Bien Phu battlefield was in the book named: “Dai Thang Mua Xuan”, translated from Vietnmese tittle: “The Great Victory in the Spring of 1975” written by Van Tien Dung; Dung was the general commander of North Vietnam Communism in this operation.
    The Great Victory in the Spring of 1975 was a book that overly exalted the victory of North VN over the South,RVN. This book was published in 1976, and Ha Noi recalled most of the books one year after that.
    Best wishes to you.
    ————————————————————————————————————————

    Paris 27/ 7/ 1984.
    Nơi đến: Hiệp hội tù binh Pháp trong trận Điện Biên Phủ,1954.

    Các viên chức chính phủ và các nhà khảo cứu Pháp, những người muốn tái thẩm định công lao của ông Giáp trong cuộc chiến Đông dương nên cố gắng tìm ra ai hoạch định và chỉ huy cuộc chiến này, quí vì cần có những tài liệu, hình ảnh và tin tức liên hệ tới trận DBP bên phía Hà nội – CS bắc việt.
    Những nguồn tiếp tế cho đảng CSVN tất cả từ TQ, Mao trạch Đông. Trang bị quân sự, đạn dược, vũ khí cung cấp cho trận DBP đến từ TQ, phía sau các sĩ quan tham mưu hành quân của Võ nguyên Giáp là một nhóm các sĩ quan thấm mưu hành quân của CS TQ. Có một nhóm tướng lãnh trong ban tham mưu hành quân này, nhưng viên chức cao cấp nhất, trưởng nhóm này là Vi quốc Thanh, một viên tướng của TQ. Nhóm tướng lãnh TQ nầy đích thực là đối thủ của chính quyền Pháp tại VN lúc chiến tranh.
    Một phần thông tin liên hệ tới sự thật về trận DBP là quyển sách có tên:” Đại thắng mùa Xuân 1975 ” viết bởi Văn tiến Dũng; Dũng là viên tướng CS Bắc việt trong trận đánh này.
    Đại thắng mùa xuân 1975 là một quyển sách quá tâng bốc chiến thắng của Bắc VN đối với phía Nam VN. Quyển sách này được xuất bản năm 1976, và Hà nội thâu hồi tất cả lại một năm sau đó.
    Chúc quí vị những điều tốt đẹp nhất.

    • vietha says:

      Đảng CSVN công khai công nhận việc TQ cung cấp vũ khí và cử 2 tướng sang giúp VN tại Điện Biên Phủ. Tuy nhiên nếu theo ý tham mưu của cấc tướng TQ là đánh theo cách “biển người” thì chúng ta sẽ bị tắm máu và thất bại là cái chắc. Đại tướng Giáp đã thay đổi cách đánh này bằng cách “đánh chắc, tiến chắc” và đã thành công. Cái vĩ đại của tướng Giáp là ở chỗ đó và được thế giới kể cả cấc tướng Pháp, Mỹ công nhận và ca ngợi.

      1/ Cách đánh Biển người của tướng TQ Diệp Kiếm Anh: Dùng 1 trung đoàn cảm tử quân đánh nhanh, thọc sâu và tân trung tâm ĐBP. Tiếp đó đại quân sẽ ào ạt tiến lên dưới sự yểm trợ của pháo binh. Kế hoạch sẽ đánh xong trong vòng từ 5 đên 7 ngày.( Phao binh của ta thì để lộ thiên trên mặt đất.

      2/ Kế dánh chắc, tiến chắc của ĐT Giáp là; Đào hầm váo lòng núi, dưa đại pháo vào đó, chỉ để hở miêng hầm nhỏ đủ cho nòng pháo bắn mà thôi. Đại quân đào giao thông hào ngầm sâu dưới đất, vào đến tận bong ke của địch, đắt hàng tấn thuốc nổ đánh sập hầm địch và xung phong tại vị trí chỉ ngay sát nách đồn địch mà thôi. Kèm theo kế bao bây, dùng trọng phao tấn công. Địch thương vong, đói rét không thể tiếp tế được vì pháo phòng không của ta tiêu diệt các máy bay tiếp tế. Với phương pháp nạy kéo dài 56 ngày đêm. Đại quân Pháp phải đầu hang. Bắt sống tương Pháp chỉ huy Đờ Cát…/./.

      Đấu Pháo: Người Pháp nổi tiếng giỏi dùng pháo binh. Chỉ huy pháo là Đại tá cụt tay giỏi nổi tiêng trong đại chiến thế giới II. Trước đó viên tá này đã từng huyênh hoang tuyên bố chỉ cần Việt Minh nổ pháo là trong nháy mắt Pháp sẽ phản pháo và dập tắt ngay lập tức hỏa lục nay. Hắn còn từ chối phái đoàn chính phủ Pháp đinh cấp thêm pháo nữa. Hắn nói chỉ cần vậy là quá đủ .

      Kết quả là chỉ trong vòng 1- 2 ngày đầu VN nổ pháo, toàn bộ đại pháo của Pháp đã tan tành. Ngày thứ 3, viên đại tá chỉ huy pháo binh pháp đã tự kết liễu mình bằng một quả lựu đạn, báo hiệu án tử hình dành cho Cái Đại Cứ Điểm ĐBP

      Trong chiến dịch này, Mỹ cho máy bay vận tải tiếp tế cho Pháp nhưng bị pháo binh VN bắn rung nhiều máy bay trong đó có một chiếc máy bay 2 thân của Mỹ. Vậy Mỹ đã bị rơi máy bay bởi Cao Xạ VN từ bấy giời. Đó cũng là điềm báo hiệu cho mấy chục năm sau, năm 1972 với trân Điện Biên Phủ Trên không 12 ngày đêm trên bầu trời Hà Nội./.

      • Nguyễn Trọng Dân says:

        Việt Nam Cộng Hòa
        Tự Do_ Dân Chủ _ Công LÝ
        ***********************************

        @ vẹm ta , vem MỸ , vẹm vietha , vẹm bách hóa tổng hợp , etc…

        Chỉ na` bốc phét ba xạo !

        Hãy quay đầu về Bắc Kinh hỏi xem bao nhiêu lính Hán Cộng tử thương ở Điện Biên Phủ?

      • Hồ Minh says:

        “Ðò lên Thạch Hãn xin chèo nhẹ
        Ðáy sông còn đó bạn tôi nằm…”
        Sau trận đánh Cổ Thành Quảng trị, tôi là một người lính miền Nam được đọc hai câu thơ trên của một chiến binh Bắc Việt, mà lòng không khỏi bùi ngùi. Nhưng liệu cái chết của hàng triệu những người lính vô danh như trên có làm cho những người tướng lãnh cầm quân của họ, một phút nào nghĩ lại không?
        -“Non! Pas du tout!” Ðó là câu trả lời lạnh lùng của Võ Nguyên Giáp cho báo chí quốc tế khi người ta hỏi viên tướng này là ông có hối tiếc gì về chuyện 4 triệu người Việt chết vì chủ nghĩa Cộng Sản hay không? Bắc Việt ghi nhận một đơn vị điển hình, trong trận đánh ở Cổ Thành Quảng Trị, Trung đoàn 27 -B5 với hơn 1,500 quân cố thủ trong Cổ Thành đã bị thương vong gần như toàn bộ tại trận địa, chỉ còn chưa đến 1 tiểu đội thoát ra ngoài vào đêm 15.9.1972. Ông Tổng Tư Lệnh “Quân Ðội Nhân Dân” Võ Nguyên Giáp đã chủ trương thí mười người lính dưới tay để giết được một quân thù.
        Những ngày tù trên vùng đất Hoàng Liên Sơn Bắc Việt tôi đã có dịp chứng kiến nhiều gia đình, bàn thờ và gian nhà treo đỏ cả bằng liệt sĩ, có gia đình hy sinh đến năm mười người con, xa là trận Ðiện Biên, gần là “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước!” Cả nhà không có nổi một con trâu, trong bếp chỉ có mấy chén sành bể hay cái ca nhôm uống nước đã hoen rỉ của Trung Quốc, kỷ niệm một thời viện trợ của đàn anh.
        Không phải bây giờ mà đúng ra thì Võ Nguyên Giáp thật sự đã chết từ tháng 2-1980, hay nói một cách khác “vai trò của ông Giáp trên thực tế đã kết thúc từ lâu rồi,” khi ông thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng và chỉ còn là Phó Thủ tướng phụ trách Khoa học – Kỹ thuật. Sau đó ba năm, ông được phân công kiêm nhiệm thêm vai trò Chủ tịch “Ủy ban Quốc gia Dân số và sinh đẻ có kế hoạch,” mà dân chúng đã đàm tiếu đặt thành vè: “Ngày xưa Ðại Tướng cầm quân” hay “ngày xưa Ðại tướng công đồn…”
        “Giai nhân tự cổ như danh tướng, bất hứa nhân gian kiến bạc đầu,” nhưng “danh trướng” Võ Nguyên Giáp lại có tội sống lâu, vì nghe nói ông thường ở xa trận địa.
        Ông sống thêm 23 năm nữa, nhưng như cổ nhân đã nói: “Ða thọ, đa nhục!” Từ lúc nghỉ hưu năm 1991, có nguồn tin từ các tay trong bộ chính trị nói rằng ông Võ Nguyên Giáp là “con nuôi của mật thám Tây,” cùng với Trần Văn Trà âm mưu đảo chánh, mục đích để loại uy tín ông. Tuy bị thất sủng, ông cố gắng đưa ra một số lời bình luận về tình hình đất nước như vụ PMU18, và không dưới 3 lần, ông đã viết thư yêu cầu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, anh chàng khiêng cáng cứu thương ở Kiên Giang, khi ông đã là Ðại Tướng Bộ Trưởng Quốc Phòng, dừng dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên, vì lý do an ninh quốc gia và vấn đề môi trường nhưng không ai thèm đếm xỉa đến ý kiến của ông.
        Trong những ngày bị Lê Ðức Thọ và Lê Duẩn lấn lướt, cho đến lúc qua đời, dù là công thần của chế độ, anh hùng ngoài mặt trận, ông cũng đã cam chịu như cảnh nhà văn “chết nhát” là Nguyễn Tuân: “Tôi còn sống được đến ngày hôm nay là nhờ biết sợ…”
        Võ Nguyên Giáp đã được ca ngợi và xếp ngang hàng với các danh tướng như Wellington, Ulysses S. Grant, Douglas MacArthur và cả Alexandre Ðại Ðế, hay là một “Napoleon Ðỏ”. Ông nổi tiếng nhờ chiến thắng trận Ðiện Biên Phủ đưa đến việc Pháp rút khỏi Ðông Dương và các phe lâm chiến ngồi vào bàn hội nghị Geneva.
        Nhưng ông ở trong thế Việt Nam hoàn toàn lệ thuộc vào Trung Cộng. Trận Ðiện Biên Phủ do bom đạn và đường lối chủ trương của Ðảng và Chính phủ Trung Cộng và máu xương của người Việt Nam. Kể từ sau năm 1950 do nối thông biên giới với Trung Quốc, lại được sự viện trợ quân sự to lớn của Trung Quốc và Liên Xô, Ðiện Biên Phủ được quyết định bởi đảng Cộng Sản Trung Quốc. Lã Quý Ba, Bí thư Tỉnh ủy, Chính ủy trong Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc, Trần Canh, Phó tư lệnh Quân khu Tây Nam kiêm Tư lệnh Quân khu Vân Nam, Vi Quốc Thanh, Chính ủy Binh đoàn số 10 kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Quân quản thành phố Phúc Châu, và các thành viên đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc lần lượt sang Việt Nam, Mai Gia Sinh làm Phó đoàn phụ trách Tham Mưu Trưởng, Ðặng Dật Phàm là Phó đoàn phụ trách Chủ nhiệm Chính trị. Kỷ niệm chiến thắng Ðiện Biên Phủ bao giờ Trung Cộng cũng làm to, khoe công của cố vấn và vũ khí Tàu tham chiến.
        Không có Ðiện Biên Phủ thì sau khi Thế Chiến 2 chấm dứt, các nước đô hộ cũng đã phải trả độc lập cho các nước bị trị vì đó là xu thế chính trị thời đại, mà không phải tốn hao xương máu của nhân dân.
        Từ năm 1954 trở đi, khi tiến hành “giải phóng miền Nam”, Ðảng Cộng Sản Việt Nam không chỉ bị chi phối bởi Liên Xô mà còn chịu nhiều tác động từ Ðảng Cộng sản Trung Quốc và nhằm phục vụ mục tiêu đưa cả thế giới cùng tiến lên Chủ nghĩa Cộng sản, như tuyên bố của ông Lê Duẩn, Tổng Bí thư Ðảng Cộng sản Việt Nam: “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước xã hội chủ nghĩa và cả nhân loại”, và trường kỳ kháng chiến chỉ vì chủ trương đánh cho Trung Cộng: “Tại sao chúng tôi dám trường kỳ kháng chiến? Chủ yếu là vì chúng tôi phụ thuộc vào công việc của Mao Chủ tịch… Chúng tôi có thể tiếp tục chiến đấu, đó là vì Mao Chủ tịch đã nói rằng 700 triệu người Trung Quốc đang ủng hộ nhân dân Việt Nam một cách vững chắc!”
        Nhà xuất bản Sự Thật của Ðảng CSVN, có đăng nguyên văn nội dung lãnh đạo Ðảng Cộng sản Việt Nam trả lời ông Ðặng Tiểu Bình hồi năm 1966, như sau: “Sự nhiệt tình của một nước XHCN, với một nước XHCN khác là xuất phát từ tinh thần quốc tế vô sản. Chúng tôi không bao giờ nghĩ nhiệt tâm là có hại. Nếu các đồng chí nhiệt tâm giúp đỡ thì chúng tôi có thể đỡ hy sinh 2-3 triệu người… Miền Nam chúng tôi sẽ chống Mỹ đến cùng và chúng tôi vẫn giữ vững tinh thần quốc tế vô sản”. Theo tài liệu của Trung Cộng, từ tháng 6-1965 đến tháng 8-1973 họ đã đưa đưa sang Việt Nam tổng cộng 320,000 “quân tình nguyện” bao gồm phòng không, thợ máy, thông tin…(*)
        Vậy thì người “Lính Cụ Hồ” dù có được tô điểm với danh xưng giải phóng, dân tộc, tự do thì chẳng qua cũng chỉ là người lính đánh thuê mà thôi, và Võ Nguyên Giáp đã tận tình nướng quân “mục đích biện minh cho phương tiện,” để đạt mục tiêu của hai đảng đàn anh. Con người như vậy đâu phải là một người yêu nước thương dân! Võ Nguyên Giáp thắng được quân đội Mỹ trong cuộc chiến tranh năm 1975 là do việc sẵn sàng bất chấp tổn thất thương vong nặng nề. Về phía cộng sản, các trận đánh gần như không có thương binh, vì ở xa chiến trường và họ không có phương tiện hay không có chủ trương chuyển thương binh sau trận đánh, một số chờ chết và số lớn được “kẻ thù” săn sóc và bị bắt trở thành tù binh.
        Người từng chỉ huy quân đội Mỹ ở Việt Nam, Tướng Westmoreland, đã nói về con số thương vong quá lớn trong các trận đánh dưới quyền Võ Nguyên Giáp: “Thái độ coi nhẹ mạng sống con người như vậy có thể khiến một người trở nên một đối thủ đáng sợ nhưng không thể làm ông trở thành thiên tài quân sự được.” Theo nhà bình luận Cecil B. Currey, trong một cuốn sách viết về Tướng Giáp:
        “Võ Nguyên Giáp tách rời cảm xúc với những người cấp dưới cho nên chỉ xem mạng sống của họ như những con cờ để mà sử dụng không hối tiếc!”
        Nhắc đến Việt Nam, thế giới nhớ đến tên Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp, đó cũng là sự hãnh diện của tập đoàn CSVN, nhưng liệu hai cái tên này, sau bảy thập niên “Ngẫm từ dấy việc binh đao/Ðống xương Vô Ðịnh đã cao bằng đầu,” đã đem lại những gì no ấm, độc lập, tự do, hạnh phúc cho con người Việt Nam hôm nay chưa. Ðất nước đã hy sinh 4 triệu thanh niên ưu tú để ngày nay tồn tại một băng đảng trị vì, một xã hội phân hóa, băng hoại, phá sản và một tương lai đất nước mù mịt.
        Hoàng Phủ Ngọc Tường lúc về già đã viết những câu thơ:
        “Những chiều Bến Ngự giăng mưa
        Chừng như ai đó mơ hồ gọi tôi
        Tôi ra mở cửa đón người
        Chỉ nghe tiếng gió thổi ngoài hành lang”.
        “Ai đó” phải chăng là những linh hồn oan khuất Mậu Thân. Còn “danh tướng” họ Võ, vào những ngày cuối đời, ông có nghe thấy gì không?
        Xin ông yên nghỉ, nhưng liệu những quốc gia láng giềng của chúng ta đã bỏ xa Việt Nam hằng nghìn dặm, đất nước họ có cần tới một cái tên như Võ Nguyên Giáp không?
        (*) Theo phía Trung Quốc, tổng số viện trợ quân sự không hoàn lại của Trung Quốc cho Việt Nam gồm: 2,160 triệu khẩu súng cá nhân; 37,500 khẩu pháo; 12.9 tỷ viên đạn; 180 máy bay, 145 tàu; 1,500 xe tăng, thiết giáp; 16,330 xe tải; 16 vạn tấn lương thực quân đội; 22 vạn tấn nhiên liệu (Mân Lực, 10 năm Chiến tranh Trung – Việt, Nhà Xuất bản Ðại học Tứ Xuyên, 2-1994, Bản dịch của Tổng cục II, trang 129).
        -Tại Singapore, Ðặng Tiểu Bình nói với Lý Quang Diệu, trị giá hàng hóa mà Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam đánh Mỹ lên tới hơn $10 tỉ, cao hơn chi phí cho chiến tranh Triều Tiên (Ezra F. Vogel, Deng Xiaoping and the Transformation of China, trang 271-272).
        Huy Phương.

      • DâM TiêN says:

        Bà nó, Thầy Dâm nghe du kích VetHa bi bô mà lủng lẳng cả Q.

        Về phía Mỹ; sau khi tha chết cho Tàu tại Korea (Tàu ắt hiểu)
        Mỹ tìm cách ” đuổi” Pháp đi, cho Tàu tới, nhằm trắc nghiệm
        Tàu, hòa hay chiến; nhưng hòa là thượng sách, để Mỹ rảnh
        tay lột da cu Liên Sô. ( VH lấy giáy bút ghi chưa?).

        Về phía Tàu, phải thắng tại ĐBP làm cái ‘ cửa khấu” cái lý
        do, sẽ sang nắm cổ đàn em Cộng phỉ an nam.( hiều chưa?)

        Như vậy là anh cu Giáp nướng hàng vạn quân, lót đường
        làm thảm đỏ mời Tàu sang sol do mi ị đái nơi nước ta.

        Giáp không biết nhục chư hầu diệt chủng hả,Giáp ? (Thầy)

Leave a Reply to saovang