WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Ông Giáp của Việt Nam được đánh giá lại

Vietnam’s Giap Reappraised

Tác giả: Mark Moyar
Wall Street Journal
09-10-2013
Người dịch: Nguyễn Quốc Khải

Hình: Đại Tướng Võ Nguyên Giáp (1970).

Hình: Đại Tướng Võ Nguyên Giáp (1970).

Ông Võ Nguyên Giáp, từ trần vào tuần vừa qua ở tuổi 102, ðược nhớ tới ở Ðông cũng như Tây như một vị tướng lỗi lạc nhất của chiến tranh Việt Nam. Sơ lược tiểu sử của những người chết trong báo chí Tây phương ðã quảng bá vị tướng nổi tiếng giống như huyền thoại này như một người ðã hoạch ðịnh sự thất bại của Pháp và Hoa Kỳ bằng cách lãnh ðạo “một ðoàn quân du kích ô hợp ðến thắng lợi” trong cuộc chiến tranh Ðông Dương lần thứ nhất (1946-54) và chiến tranh Ðông Dương thứ hai (1960-75). Trong khi Ông Giáp quả thực ðã chứng tỏ tài nãng ðáng kể của một vị tướng, những thành tích thực sự của ông ít gây ấn tượng sâu sắc hơn là những kết luận từ những công bố gần ðây.

Ðúng là trong chiến tranh Ðông Dương thứ nhất, Ô. Giáp ðã biến một ðoàn quân nhỏ bé trang bị nhẹ thành một quân lực quy ước kỷ luật. Chiến công này ðáng lẽ chấm dứt những viện dẫn sau này về từ “ô hợp”. Ông xuất chúng về tiếp vận, một công tác bị ðánh giá thấp nhưng thiết yếu của chiến tranh. Tuy nhiên vào những nãm ðầu tiên của Chiến Tranh Ðông Dương thứ nhất, trong ðó quân Cộng Sản Việt Minh của ông ðánh Pháp và ðồng minh Việt Nam của Pháp, quân ðội của Ô. Giáp ðã chịu nhiều thất bại về quân sự do quyết ðịnh kém cỏi của ông.

Lực lượng Việt Minh ðã không ðạt ðược tiến bộ nào ðáng kể cho ðến khi nhận ðược hỗ trợ lớn lao của Trung Quốc sau khi nội chiến Trung Quốc chấm dứt vào nãm 1949. Vào nãm 1950, Trung Cộng cấp phát cho Việt Minh 14,000 súng trường, 1,700 súng máy và súng trường không giật, và 300 súng phóng tên lửa chống xe tãng bazooka. Trong vòng bốn nãm sau, viện trợ của Trung Quốc cho Việt Minh tãng 10 lần, lên tới 4,000 tấn mỗi tháng. Bắc Kinh cũng cung cấp 281 cố vấn quân sự, gồm cả Ô. Trần Cảnh (Chen Geng), một trong những tướng lãnh giỏi nhất của Mao. Vì hồ sơ thành tích của Ông Giáp yếu, Tướng Trần Cảnh nắm vai trò hoạch ðịnh chiến lược cho Việt Minh, một ðiều làm cho Ông Giáp sẽ mất tiếng tãm ðối với những biến cố tiếp theo nếu ðược nhiều người biết ðến.

Trong trận chiến Ðiện Biên Phủ vào 1954, Việt Minh ðược trợ lực bởi nhiều binh sĩ tiếp vận Trung Quốc và xe vận tải. Nếu không có những thứ này, Việt Minh ðã không thắng thế. Như người ta ðã thấy, vào thời ðiểm này quân ðội Việt Minh rất tồi tệ hơn là thế giới bên ngoài tưởng. Ông Giáp sau này tâm sự với nhà ngoại giao Hung Janos Radvanyi rằng Ðiện Biên Phủ “là một nỗ lực liều mạng cuối cùng của quân ðội Việt Minh.” Những nãm chiến ðấu trong rừng “ðã làm cho tinh thần của những ðơn vị chiến ðấu xuống rất thấp,” và quân ðội “sắp rơi vào tình trạng hoàn toàn kiệt lực.”

Hình: Ðại Tướng Võ Nguyên Giáp (1994).Ảnh Tiền Phong

Hình: Ðại Tướng Võ Nguyên Giáp (1994).Ảnh Tiền Phong

May mắn cho Việt Minh, Hoa Kỳ từ chối yểm trợ không lực tại Ðiện Biên Phủ theo yêu cầu của Pháp, một phần không nhỏ vì ước tính phóng ðại về lực lượng Việt Minh. Tuy nhiên, Việt Minh ðã chịu một sự tổn thất to lớn với 22,900 binh sĩ chết và bị thương tại Ðiện Biên Phủ, gần một nửa tổng số quân lực, trước khi ðè bẹp quân phòng thủ với quân số ít hơn vào thời ðiểm sau cùng.

Vai trò của Ô. Giáp trong Chiến Tranh Ðông Dương thứ hai nhỏ hơn một cách ðáng kể. Khi Hoa Kỳ tham dự vào cuộc chiến trên bộ vào 1965, Ô. Lê Duẩn và những viên chức cao cấp của Ðảng Cộng Sản Việt Nam ðã ðẩy Ô. Giáp ra rìa. Họ tố cáo Ô. Giáp thiên về chủ thuyết Xô Viết hơn là chủ thuyết Mao. Khi Ô. Lê Duẩn và vị tướng ông ưa chuộng Nguyễn Chí Thanh ðòi tãng cường nhanh chóng cuộc chiến ðấu quân sự vào nãm 1965, Ô. Giáp phản ðối nhưng không ai nghe.

Như Ô. Giáp ðã cảnh cáo, Hoa Kỳ ðã phản ứng ðối với sự tãng cường chiến tranh này bằng sự can thiệp lớn lao trên bộ. Sự kiện này ðã cứu Nam Việt Nam và liên tiếp tạo ra nhiều thất bại cho Bắc Việt. Trong hai nãm kế tiếp, mức tổn thương của Bắc Việt gia tãng gấp bội, Ô. Giáp khuyên cáo trở lại chiến tranh du kích. Một lần nữa ðề nghị của ông không ðược ðể ý ðến.

Ô. Giáp chỉ ðóng góp một vài tiếng nói về cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968. Ông lấy lại một ít ảnh hưởng vào ðầu thập niên 1970, chia sẻ quyền hành với những tướng khác. Vì thế, ông chịu một phần trách nhiệm về sự thất bại của cuộc tấn công Lễ Phục Sinh 1972, theo ðó bộ binh của Nam Việt Nam và không lực Hoa Kỳ tiêu diệt 14 sư ðoàn của quân Bắc Việt. Ô. Giáp tham dự nhiều vào việc hoạch ðịnh cuộc tấn công sau cùng vào nãm 1975, nhưng việc thi hành dành cho Tướng Vãn Tiến Dũng. Sự thành công của cuộc tấn công lật ðổ chính quyền Saigon này không chủ yếu do kế hoạch của Ô. Giáp, mà là vì Hoa Kỳ chấm dứt hỗ trợ miền Nam Việt Nam khiến cho phòng tuyến phía ðông không giữ vững ðược.

Một sự thiếu sót trong những bài tán dương Tướng Giáp gần ðây là sự liên hệ của Ô. Giáp với tội ác chiến tranh. Ðiều này ðặc biệt rõ rệt bởi những sơ lược tiểu sử của Tướng William Westmoreland, ðối tác Hoa Kỳ của Ô. Giáp, có ðề cập ðến luận ðiệu tội ác chiến tranh.

Những trường hợp rõ rệt nhất về tội ác của Ô. Giáp xẩy ra vào nãm 1946 khi Ô. Giáp ðã chỉ huy những cuộc ám sát hàng trãm nhà lãnh ðạo chính trị của Việt Nam Quốc Dân Ðảng và những tổ chức quốc gia khác. Ô. Giáp không bao giờ hối hận về những vụ giết người này mà còn viết về sự thật như sau: “Việc thanh toán những kẻ phản ðộng của Việt Nam Quốc Dân Ðảng ðược ban thưởng với sự thành công và chúng ta có thể giải phóng ðược những vùng ðã rơi vào tay chúng.”

Không có gì khó khãn ðể biết tại sao những người Cộng Sản Việt Nam muốn phóng ðại giá trị của Ô. Giáp và giảm thiểu những thất bại của ông. Nhưng những người Mỹ cũng làm như vậy là một ðiều gây ngạc nhiên và phiền hà. Việc lãng mạng hóa kẻ thù của thời chiến tranh xem ra không quan trọng ðối với những người Mỹ chưa bao giờ nghe thấy những tiếng súng bắn ra trong tức giận, nhưng những người ðánh nhau ở tiền tuyến có quyền cảm thấy oán giận ðối với hành vi như vậy. Họ xứng ðáng ðược ðối xử tốt hơn.

© Đàn Chim Việt (Bản tiếng Việt)

———————————————–
Chú thích: Ô. Mark Moyar là tác giả của cuốn sách “Triumph Forsaken: The Vietnam War, 1964-1965.”

Tags:

73 Phản hồi cho “Ông Giáp của Việt Nam được đánh giá lại”

  1. MĂNG MỌC THẲNG says:

    NHÂN LOẠI NGƯỠNG MỘ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP
    Đại tướng Võ Nguyên Giáp – vị anh hùng huyền thoại của dân tộc Việt Nam không chỉ được người dân trong nước yêu kính, ngưỡng mộ mà còn được cả thế giới khâm phục. Điều này đã được thể hiện rất rõ qua những dòng chảy thông tin tràn ngập mà báo chí quốc tế trang trọng đăng tải trong những ngày qua. Một loạt tờ báo hàng đầu thế giới như AP, AFP, Reuters, Washington Post, Blomberg, BBC…. đều liên tục có các bài viết ca ngợi vị Đại tướng vĩ đại của dân tộc Việt Nam đồng thời bày tỏ sự sửng sốt, choáng ngợp trước tình cảm của người dân dành cho ông.
    Trong lá thư đề ngày 10/10 được gửi tới Đại sứ quán Việt Nam ở Washington, Bí thư Thứ nhất Đảng Công nhân Thế giới Mỹ (Workers World Party) – ông Larry Holmes viết: “Đảng Công nhân Thế giới Mỹ gửi lời chia buồn sâu sắc đến Nhân dân Việt Nam, Đảng Cộng sản và Chính phủ Việt Nam trước sự ra đi của Đồng chí Võ Nguyên Giáp – một vị Đại tướng vĩ đại và là một nhà lãnh đạo cộng sản mẫu mực”.
    Bức thư còn viết: “Vai trò của Đại tướng trong việc phát triển một cuộc chiến tranh nhân dân đã đóng vai trò mang tính quyết định trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc Việt Nam và truyền đi cảm hứng để các nước, các dân tộc khác đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, giành độc lập tự do trên khắp thế giới. Với những người được giáo dục chính trị trong giai đoạn chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam như chúng tôi, chúng tôi luôn coi Đại tướng Võ Nguyên Giáp là vị anh hùng của mình. Mỗi chiến thắng của quân đội Việt Nam, mỗi dấu hiệu thể hiện sự không lùi bước của Việt Nam trước chủ nghĩa đế quốc Mỹ và mỗi thất bại của Lầu Năm Góc, chúng tôi đều biết, đó cũng là chiến thắng của giai cấp công nhân Mỹ chống lại kẻ thù chung”.
    Bức thư của ông Larry Holmes kết thúc bằng lời bày tỏ, “trong cuộc đầu tranh giai cấp đang ngày một lên cao ở nước Mỹ, ước mơ của chúng tôi là tầng lớp lao động và bị áp bức sẽ tìm được những người lãnh đạo có phẩm chất và sự cương quyết như ông. Đại tướng Võ Nguyên Giáp muôn năm!”.
    Tờ Euronews hôm qua (12/10) cũng đưa tin về lễ Quốc tang dành cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tờ báo này bình luận, cuộc đời và sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ chạm đến cảm xúc của mọi người dân Việt Nam mà cả rất nhiều người dân trên thế giới. Một người Italia có tên là Giovanni Polo ngay sau khi nghe tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần đã bay thẳng đến Hà Nội để hòa vào dòng người Việt Nam vô tận tiễn biệt vị Đại tướng của Nhân dân.
    Một cựu chiến binh 75 tuổi cho biết: “Tôi cũng như toàn bộ người dân trên đất nước, chúng tôi đều khóc thương Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ông không chỉ là một vị Chỉ huy mà còn là một Người Anh Lớn của chúng tôi”. Những ngày qua, hàng triệu triệu người dân đã đến bày tỏ lòng thành kính đối với Đại tướng Võ Nguyên Giáp và tiếc thương trước sự ra đi của ông.
    Trong khi đó, tờ Voice of America đưa tin, toàn dân Việt Nam đang để tang một trong những vị anh hùng vĩ đại và nổi tiếng nhất.

  2. vk mỹ says:

    Đại tướng Võ Nguyên Giáp trả lời câu hỏi của tướng Mỹ Mânmara:

    “Vị tướng dù có công lao lớn đến đâu cũng chỉ là giọt nước trong biển cả. Các ngài gọi tôi là vị tướng thần thoại, nhưng tôi tự nghĩ tôi bình đẳng với những người lính của mình”,

  3. Nguyễn Trọng Dân says:

    Những đứa nhỏ dưới 15 tuổi phải cầm súng đi lính cho thiên tài Võ Nguyên Giáp & đồng bọn

    Tội ác này của Cộng Sản cần phải đem ra tòa án quốc tế xét xử

  4. DâM TiêN says:

    Một sự hy sinh nhân đạo cao vời của Việt Nam Cộng Hòa, ngày 30 tháng Tư năm xưa…

    Quân lực VNCH từng áp đảo đối phương, giữ vững chiến trường,bỗng nhận lệnh di tản từ
    chính hai ông Vua bên mình. Ông Vua A cho bỏ rơi hai vùng chiến thuật, bỏ luôn tuyến
    chót Xuân Lộc, là gần xong cuộc. Ông Vua B mở cửa Dinh đón mời giặc vô làm hòa, làm
    hòa trong nước mắt. Và nước mất vô tay Rợ Hồ.

    Nếu cuộc chiến còn kéo dài, máu xương hai bên tiếp tục tuôn trào như ông Giáp từng lên gân :
    dù phải hy sinh hai, ba triệu sinh linh cũng mặc, điềm nhiên..,.thì còn gì là giống dòng dân tôc…

    DâM tôi cùng anh em giữ kháng tuyến, môt ngọn đồi xanh kia, trong ngày 15.4.75. Đợt xung
    phong của một đại đội trinh sát tinh nhuệ thuộc E.95B bị đốn ngã, chỉ còn bốn bộ đội tù binh.
    (DâM nghe đối phương báo cáo ,tưởng lấm bên Dâm là một B ( trung đội), nên họ hố to !)

    Nhưng trọn ngày, thêm bốn đợt xung phong tiếp, đều bị tan hàng… Đấy là các em lính chừng
    15, 16 tuổi mà Cộng phỉ Miền Bắc “thu vét” lần chót! Các em như chưa từng là lính, súng
    cầm tay, hàng ngang loạng choạng bước lên, tay kia đưa mía, chuối, khoai lượm được quanh
    vùng, mải mê chữa cơn đói bụng hơn là nhắm bắn… Chúng tôi giữ phần đất Miền Nam mình,
    không thể làm gì khác hơn là phải…tự vệ… Và cả một trung đoàn em bé 15, 16 tuổi rã tan…

    Nếu chinh chiến chưa tàn, thì dân số xã hội xã hội chủ nghẽ Miền Bắc đã ra sao, cà ? này hỡi
    vong linh chú Giáp bác Hố ơi !Thân xác VN là con trâu con bò cho đám CS NghệTĩnh hay sao…

  5. BUILAN says:

    Trông người mà nghiệm ra ta
    Tướng quân CAI ĐẺ – “con ma vú dài”
    Cần chi bơm bốc dai daì
    Cần chi xây những TƯỢNG ĐÀI -NGU TRUNG !!!

    Mơì bà con BẮN VÀO LINK
    Sẽ nhìn ra số phân CON CHI CHI – NGU TRUNG vú dài

    http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/tu-lieu/thang-tram-cua-7-dai-quan-pho-ta-kim-jong-un-2921407.html

Leave a Reply to MĂNG MỌC THẲNG