WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Chết để làm gì?

Hồi ký Lê Ngọc Danh

tuong dai 1 (550x402)Chết để làm gì ? Ai nói câu đó ? Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam.  Ai nghe được ? Trung úy tùy viên Lê Ngọc Danh. Ghi nhận ở đâu ? Trong tác phẩm Nguyễn Khoa Nam của gia tộc Nguyễn Khoa. Người nói như vậy có phải đang hoảng loạn tâm thần hay không ? Không hề. Lúc đó tướng quân Nguyễn Khoa Nam hết sức sáng suốt, bình tĩnh và dũng cảm. Nhắc lại Chết để làm gì như vậy có phải là sỉ nhục một danh tướng VNCH không ? Tầm bậy. Lê ngọc Danh viết lại với tấm lòng tôn kính ông thầy. Dòng họ Nguyễn Khoa in trong sách với niềm hãnh diện chia xẻ với toàn quân. Tôi viết lại nguyên văn vì chợt bắt được linh hồn của chữ nghĩa. Các bạn chê bai là chưa tỏ ngọn ngành. Nhưng cũng nhờ những phê phán loạng quạng tôi có dịp giảng giải nguồn cơn. Thực vậy, các bạn thắc mắc loạn ngôn nhưng tôi phải cảm ơn, chính vì các bạn mà tôi viết lại đầu đuôi câu chuyện này.

Di ngôn tự vấn

Từ nhiều năm trước, tôi đọc hồi ký Lê Ngọc Danh, chợt đến những đoạn nghe đối thoại của thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, tôi lặng người. Tôi suy tư về tư duy của con người đã nói lên những lời bất hủ đó. Khi tùy viên báo tin tướng Minh đầu hàng. Ông nói: Qua biết rồi. Khi báo cáo các sĩ quan thân cận di tản. Ông nói: Đi làm gì. Khi được thương binh yêu cầu: Thiếu tướng đừng bỏ tụi em. Ông nói: Không! Qua không bỏ tụi em. Khi báo cáo phó tướng tự tử. Ông nói: Chết để làm gì. Những lời ông nói lúc đó không phải dành cho thủ hạ. Không phải dành cho chúng ta. Tướng Nguyễn Khoa Nam nói cho chính ông. Ông tự hỏi và tự đi tìm câu trả lời. Bây giờ 38 năm sau, xin các bạn cùng tôi tìm hiểu. Tôi phải viết lại câu chuyện từ đầu như sau.

Những lời cuối cho miền Nam

Lịch sử ghi rằng. 1954 Geneve chia đôi đất nước. Đất nước trở thành 2 miền Nam Bắc. Trải qua 21 năm đấu tranh chính trị rồi chiến tranh thực sự. Tháng 4 năm 1975 Bắc quân tràn ngập các quân khu 1,2 và 3. Quân khu 4 của tướng Nguyễn Khoa Nam với 3 sư đoàn, 18 tiểu khu và 200 ngàn quân vẫn còn yên tĩnh. Tổng thống và thủ tướng cùng bàn giao và ra đi. Đại tướng tổng tham mưu trưởng cũng ra đi. Trung tướng quyền tổng tham mưu trưởng điện thoại cho tướng Nam yêu cầu chuẩn bị đón chính phủ và bộ tổng tham mưu tái phối trí về miền Tây. Tướng Nam điện thoại cho tư lệnh sư đoàn 9 đưa trung đoàn Long An chuẩn bị lên đường. Liền sau đó lệnh hủy bỏ. Vị tổng thống dân sự chưa nhậm chức được 1 tuần đã chuẩn bị bàn giao cho vị đại tướng cuối cùng.

Chiều 29 tháng 4- 1975 thiếu tướng Phạm văn Phú quê Hà Đông, 47 tuổi uống thuốc độc tự tử tại nhà, tự nhận trách nhiệm làm mất vùng 2. Chở vào nhà thương Grall cấp cứu. Ông qua đời sáng 30 tháng 4, trước khi có lệnh đầu hàng. Trưa 30 tháng 4 đại tướng Dương văn Minh ra lệnh buông súng trên radio Sài gòn. Tại Cần thơ, trung úy Lê ngọc Danh bước vào phòng tư lệnh quân đoàn 4 báo cáo chưa hết lời, tướng Nguyễn Khoa Nam ngồi coi giấy tờ, ngước lên nói: Qua biết rồi. Trung tá cảnh sát Nguyễn văn Long sinh trưởng tại Huế, 56 tuổi, nghe tin radio đã tự sát bằng súng lục tại công viên giữa thành phố Sài Gòn. Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ, quê Sơn Tây, 42 tuổi, bình tĩnh ngồi ăn 3 bát cơm với các sĩ quan rồi rút vào phòng tự tử bằng súng tại bộ tư lệnh Lai Khê.

Từ căn cứ Đồng Tâm nghe tin đầu hàng, chuẩn tướng Trần văn Hai, quê Gò Công, 50 tuổi, tư lệnh sư đoàn 7, điện thoại qua Mỹ Tho từ giã tướng Huỳnh văn Lạc tư lệnh sư đoàn 9 bộ binh. Sau đó ông Hai uống thuốc độc tự tử. Trở lại Cần Thơ, tùy viên lại vào phòng tư lệnh báo cáo các sĩ quan quân đoàn bắt đầu di tản. Tư lệnh Nguyễn Khoa Nam vẫn ngồi ở bàn giấy, nhìn lên nói. Đi để làm gì. Ông tự hỏi nhưng đã tự tìm thấy câu trả lời. Ông quay sang chỉ thị cho tùy viên chuẩn bị xe. Lúc đó là chiều 30 tháng 4. Sài Gòn đang náo loạn. Những chiếc trực thăng cuối cùng của Hoa Kỳ đã rời tòa đại sứ từ sáng sớm.  Bến Bạch Đằng vắng lặng vì toàn thể hạm đội VNCH đã ra khơi đêm qua. Đoàn tầu quân vận của chúng tôi đi sau hải quân nhưng chưa ra khỏi cửa sông đã nghe lệnh đầu hàng. Trong khi đó, tại miền Tây, tướng Nam, tưởng chừng một ngày như mọi ngày, đi thăm thương binh tại quân y viện Phan thanh Giản giữa 1 thị xã Cần thơ vắng lặng. Thương binh ngóc đầu nói với vị tư lệnh: Thiếu tướng đừng bỏ tụi em. Tư lệnh nói: Không, Qua không bỏ tụi em.  Bước ra cửa bệnh viện, tùy viên thấy tư lệnh chùi nước mắt. Trở về tư dinh, tư lệnh vẫn mặc quân phục thắp hương lễ Phật.

nknHai lần phái đoàn cộng sản vào gặp tư lệnh rồi lại đi ra. Tối 30 tháng 4 tùy viên Lê ngọc Danh qua nhà tướng tư lệnh phó Lê văn Hưng. Nghe tiếng súng nổ. Chuẩn tướng Lê văn Hưng quê Gia Định, 42 tuổi, đã vào phòng riêng tự sát. Trở về báo cáo. Vị tư lệnh quân đoàn nói.  Chết để làm gì.  Ông nói với tùy viên, nhưng thực sự là tự hỏi mình. Tùy viên kể lại, ông vẫn mặc quân phục nằm suốt đêm 30 tháng 4. Đèn vẫn sáng trên bàn thờ Phật . Buổi sáng sớm 1 tháng 5-1975 ở Cần thơ, thành phố vẫn vắng lặng. Ba thầy trò đứng nhìn xuống đường. Tư lệnh đứng giữa, hai tùy viên 2 bên. Tư lệnh chợt bật khóc. Hai anh trung úy trẻ tuổi cũng khóc theo. Giọt nước mắt của những chiến sĩ khóc cho cả 1 đạo quân. Dường như có máu trong nước mắt đàn ông. Quay vào tư lệnh bình tĩnh giao 2 va ly cho 2 anh sỹ quan. Các anh vừa ra khỏi phòng,  ông lấy súng bắn vào đầu tự tử.  Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, sinh quán Thừa Thiên, năm đó 48 tuổi. Tiếng chuông thỉnh Phật lần cuối dường như vẫn còn vang vọng trong không gian với khói hương nghi ngút. Tướng Nguyễn Khoa Nam đã sống 1 ngày 30 tháng 4 dài nhất của đời lính.

Ông đã tự tìm thấy các câu trả lời. Đi để làm gì. Ông không đi. Chết để làm gì. Ông biết ông chết để làm gì. Rất sáng suốt và bình tĩnh. Ông chọn cái chết. Ông là mặt trời chói lọi của tháng 4 năm 1975.

Chết để làm gì. Đó chính là di ngôn tự vấn.

Suy luận cổ Kim

Sau cùng tướng Nguyễn Khoa Nam đã để lại di ngôn bằng 1 câu hỏi. Ông đưa ra 1 bài toán và ông đưa ra lời giải đáp.

Ngày xưa ở trong Nam năm 1867 tại Cần thơ, cụ Phan thanh Giản không giữ được 3 tỉnh miền Tây cũng đã tự tử. Ngài cũng biết chết để làm gì.  Ngoài Bắc, Nguyễn Tri Phương 1873 rồi đến  Hoàng Diệu 1882 cũng không giữ được thành Hà Nội nên đã tự tử. Các ngài đã biết là chết để làm gì.

Con người ta thường hỏi là chết rồi sẽ đi đâu. Không ai hỏi là chết để làm gì. Chỉ có những người tự quyết định tính mạng của mình mới có thể đặt câu hỏi chết để làm gì.

Trong đoạn cuối của chiến tranh Việt Nam, người chiến binh thường không có cơ hội lựa chọn.  Cộng sản ào đến biển người hô lớn. Hàng sống, chống chết. Sự lựa chọn không có suy nghĩ. Giơ tay lên sống, không giơ tay lên bị bắn. Đại tá Hồ ngọc Cẩn là công giáo nên không tự sát. Ông không giơ tay đầu hàng nên bị xử bắn sau khi  bị hành hạ suốt 4 tháng dài. Ông không đầu hàng có nghĩa là đã chọn con đường chết.  Ông tự sát trong phiên tòa cộng sản. Ông tự sát bằng những viên đạn thù xử bắn. Trên bảng vinh danh anh hùng tuẫn tiết, chúng tôi ghi nhận 7 người chiến sĩ. Sự lựa chọn không trong tầm tay anh chị em xây dựng dự án. Toàn thể hải ngoại đã công nhận trong 38 năm qua. Có tên tuổi, hình ảnh, có tiểu sử và chiến tích. Có nhân chứng cho tới giờ phút cuối cùng. Sau cùng tất cả đều là lính Việt Nam Cộng Hòa. Khi nhập ngũ họ đều là lính. Cấp bậc chỉ là hình thức trong binh đoàn. Họ đã sống như người lính và tuẫn tiết như những người lính có trách nhiệm. Bây giờ nói đến chuyện trả lời câu hỏi Đi để làm gì. Trong anh em chúng ta dù ở lại hay ra đi, nếu có cơ hội lựa chọn lấy quyết định cũng là 1 thái độ mà phê phán suốt cả cuộc đời chưa hết chuyện. Bây giờ ở hải ngoại này dường như ai cũng đã ra đi. Kẻ trước người sau. Tất cả đều phải trả lời cho tướng Nam câu hỏi.  Đi để làm gì? Nếu ngày xưa 30 tháng 4-1975 ông Nam đưa ra câu hỏi:  Chết để làm ? thì ngày 2 tháng 1-1961 khi Kennedy lên làm tổng thống, ông cũng đã có câu trả lời cho vấn nạn sống để làm gì. Đừng hỏi đất nước này đã làm gì cho anh, hãy tự hỏi anh đã làm gì cho đất nước. Câu nói đó của Kennedy đã được khắc trên bia đá tại nhiều nơi trên nước Mỹ.  Cũng theo danh ngôn này, người ta đã dùng để tu thân suốt cả cuộc đời. Xin đừng đòi hỏi người khác phải làm cái này, cái nọ; hãy tự hỏi mình xem đã làm được gì cho bản thân, cho gia đình, cho cộng đồng, cho đất nước tạm dung và cho quê hương bỏ lại. Lịch sử luôn luôn ở bên những người hành động. Lịch sử không có chỗ cho các bạn ngồi phê phán. Có ý kiến hay, xin bạn đứng lên làm lịch sử.

Bài diễn văn lịch sử

Nhân nói đến chuyện khắc các di ngôn trên bia đá, xin kể các bạn câu chuyện dành cho phần kết. Năm 1863, trận chiến kinh hoàng nhất của chiến tranh Nam Bắc Hoa Kỳ xảy ra tại vùng Gettysburg thuộc Pennsylvania giữa binh đoàn Potomac Liên bang Union và binh đoàn Bắc VA của phe Liên hiệp Confederate.  Đây là trận quyết định với chiến thắng về phe liên bang. Chiến trường đẫm máu với 51,000 thương vong, trong số này có 7,500 binh sĩ cả hai bên chết vì gươm giáo còn để xác tại chỗ. Trải qua nhiều ngày, các xác chết 2 bên đã bốc mùi nên dân ở thị xã nhỏ bé Gettysburg có vài ngàn người phải ngày đêm lo chôn cất. Một nghĩa trang 17 mẫu được thành lập.  Ban tổ chức làm lễ tưởng niệm vào ngày 19 tháng 11 năm 1893. Diễn giả chính là 1 nhân vật danh tiếng từng là thượng nghị sĩ, thống đốc và viện trưởng Harvard. Khách mời có tổng thống Lincoln dự trù sẽ nói vài lời trước khi chấm dứt.

Sau khi ông diễn giả chính nói chuyện 2 giờ đồng hồ, tổng thống Lincoln đọc bài phụ diễn chưa đến 3 phút gồm có 272 chữ trong 10 câu. Bắt đầu bằng câu:

81 năm trước, ông cha ta đã tạo dựng trên lục địa này 1 quốc gia mới, thai nghén trong tự do.

Câu cuối cùng là: Một chính quyền của dân, do dân và vì dân sẽ không thể tàn lụi trên trái đất này.

15 ngàn người gồm các thống đốc và chính khách có mặt. Tất cả đã sững sờ nghe trực tiếp bài diễn văn bất hủ. Đây là những lời nói khuôn vàng thước ngọc và trở thành bài diễn văn nổi tiếng kim cổ trên toàn cầu. Đặc biệt bài diễn văn này tuyệt đối không đề cập đến chiến thắng hay chiến bại. Không nói đến bạn hay thù. Tổng thống nói: Những người nằm xuống ở đây đều đã chết cho tổ quốc.

Người ta khắc bài diễn văn trên đá tại các thư viện, tại các trường đại học và tại nhà mồ của ông Lincoln ở Springfield, Illinois.

Đó là lý do chúng tôi muốn có cơ hội khắc trên bia đá những lời của tướng Nguyễn Khoa Nam. Những lời nói ngắn ngủi của ông phản ảnh triết lý sống và chết của con người. Ra đi hay ở lại. Câu hỏi của cả nhân loại trên con đường tìm đất sống, tìm tự do. Con đường mưu cầu hạnh phúc. Sống để làm gì, và chết để làm gì.

Lời Chúa và lời Phật nói ra cũng phải có người chiêm nghiệm và giải thích. Phải viết thành Kinh Thánh hay Kinh Phật để truyền bá và học hỏi.

Đi hay ở. Tại sao. Đi để làm gì.

Sống hay chết. Sống để làm gì và chết để làm gì.

Tôi không biết rằng có thuyết phục được ban tượng đài khắc lời của tướng Nguyễn Khoa Nam thành câu chuyện Anh Việt ở phía sau bức tường hay không. Nhưng câu chuyện và lời nói của ông đã khắc sâu trong tim tôi. Mãi mãi, chẳng bao giờ ai lấy ra được. Đi để làm gì, tôi đã có câu trả lời bằng nửa cuộc đời. Chết để làm gì . Tôi chưa biết.

© Giao Chỉ San Jose

© Đàn Chim Việt

 

 

16 Phản hồi cho “Chết để làm gì?”

  1. 1) Kính dâng đến những bậc tiền nhân dựng và giữ nước.
    2) Xin nghiêng mình tưởng nhớ những chiến sĩ hy sinh vì tổ quốc.
    3) Xin chia sẻ những khổ đau, tủi nhục và hờn căm cùng tuổi trẻ Việt Nam.
    4) Xin trăn trở cùng dân tôi!!!

    Tại sao?

    Tại sao ta lại sợ
    Lũ dốt nát gian manh
    Tại sao lại nịnh bợ
    Bọn cộng sản vô thần?

    Tại sao ta làm ngơ?
    Trước bất công bạo ngược
    Công an giết trẻ thơ
    Dân oan đầy cả nước!

    Tại sao ta thờ ơ?
    Đề chúng bắt Việt Khang
    Phương Uyên, Đỗ Thị Minh Hạnh
    Tạ Phong Tần,,, ,,, Im rơ !!!

    Tại sao ta làm thinh
    Cho chúng đổi lịch sử
    Từ một tên tội đồ
    Thành anh hùng dân tộc?

    Tại sao ta lại để
    Chúng bán Hoàng – Trường Sa
    Ải Nam Quan, Bản Giốc
    Cho kẻ thù năm xưa!

    Tại sao ta chấp nhận
    Thân phận kẻ tôi đoài
    Cam lòng mang số phận
    Sống tủi hờn “xin – cho”?

    Có bao giờ bạn hỏi
    Tại sao ta như thế
    Rồi đành cam tôi mọi
    Cho đến đời cháu con?

    “Cũng bởi thằng dân ngu quá lợn
    Cho nên bọn chúng dễ làm quan”

    Chúng nó có hơn ta?
    Hay chỉ toàn một lũ
    Ngu si và dốt nát
    Nhưng cực kỳ gian ác!

    Việt Nam sẽ ra sao
    Khi tất cả dân mình
    Cúi đầu theo lệnh đảng
    Tôn thờ Hồ Chí Minh?

    Ta có thấy hổ thẹn?
    Làm con cháu Nhị Trưng
    Ôi tiếng trống Mê Linh
    Giòng Hát Giang còn đó!

    Là hậu duệ Ngô Quyền
    Một ngàn năm nô lệ
    Còn văng vẳng bên tai
    Hận thù trong tủi nhục!

    Là cháu con Lê Lợi
    Người anh hùng áo vải
    Đã nằm gai nếm mật
    Giành độc lập giang san!

    Là con cháu Thánh Trần
    Toàn dân ta đoàn kết
    Chính Hội Nghị Diên Hồng
    Vàng son trang sử Việt!
    Và Quang Trung Nguyễn Huệ
    Rền vang tiếng Đống Đa
    Làm sao ta quên được
    Mùa xuân nào vẻ vang!
    Kìa Tướng Nguyễn Khoa Nam
    Trước khi Người tự sát
    Thăm viếng thương bệnh binh
    Với cõi lòng tan nát!
    “Nhất Tướng công thành vạn cốt khô”
    Đây Tướng Lê Văn Hưng
    Người anh hùng bất tử
    Sử sách còn ghi danh:
    “An Lộc ghi chiến sử”
    Dũng tướng Trần Văn Hai
    Làm sao ta không nhớ
    Biệt Động Quân thuở nào
    Dưới màu cờ Việt Nam!
    Tướng Phú và Tướng Vỷ
    Gương tuẩn tiết sáng ngời
    Đại tá Hồ Ngọc Cẩn
    Chết theo thành Vị Thanh!
    Bao chiến sỉ vô danh
    Hy sinh vì tổ quốc
    Dân Nam ơi sao đành?
    Để nhà tan nước mất!!!
    Dậy mà đi, đi thôi!
    T.Phạm
    http://sangcongpha1.wordpress.com/

  2. Hoàng Lan says:

    Ngày 29, 30/4/1975, trong khi các cấp chỉ huy cao cấp trong QLVNCH có người trốn chạy, bỏ rơi anh em chiến sĩ để mong an toàn cho bản thân, có người ở lại lập công, tâng công với giặc thì có người anh dũng chiến đấu đến viên đạn cuối cùng rồi thân xác đi vào đất hoặc bị bắt, bị hành hạ hoặc có người biết không thể đánh chặn giặc được thì tự sát để thà chết vinh hơn sống nhục, giữ tròn khí tiết người làm tướng, bảo vệ danh dự của người lính VNCH. Nguyễn Khoa Nam là vị tướng thà chết vinh hơn sống nhục, người biết giữ gìn khí tiết. Cái chết của ông là một sự tuẫn tiết như Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu giữ thành Hà Nội, như Phan Thanh Giản giữ thành Vĩnh Long năm xưa hay xa hơn Võ Tánh, Ngô Tùng Châu giữ thành Quy Nhơn và vô vàn gương anh hùng trong lịch sử VN. Cái chết của Nguyễn Khoa Nam là một tiếng thơm trong lịch sử, là gương sáng để người Quốc gia noi theo mà rèn luyện nhân cách.

  3. Haile says:

    “Chết để làm gì ?” Thiếu-tướng NGUYỄN-KHOA-NAM tự vấn mình, để có còn cách nào khác, xử tri bản thân êm đẹp, xứng đáng hơn cái chết của một Vị Tướng Tư-Lệnh có trách-nhiệm bảo Quốc an dân
    Trước cảnh Nước bi bức-tử sắp mất, Dân lâm nguy. Không có ! Ông đã chộn cái chết. Để nói lên khi-thế hào-hùng của Dân-tộc. Tinh-thần anh-dũng và bất-khuất của Quân-Lực-Việt-Nam Cọng-Hoà vì “TỔQUỐC – DANHDỰ – TRÁCHNHIỆM” Ông cũng có nghỉ đến đi ! Nhưng Ông cũng đã tự hỏi :

    “Đi để làm gì ?” Ông thấy và biết rất rỏ. Nhưng Thiếu-Tướng NGUYỄN-KHOA-NAM không chon bỏ ra đi như Đại-Tá Giao-chỉ và những người khác.

  4. Bich Dang says:

    Lão Ngoạm Đồng

    Bác Giao Chỉ nói như thế có gì sai quấy mà lão bài đặt vạch lá tìm sâu , cho có vẻ ta đây . Chán lão quá

  5. VôVịChânNhân says:

    Sống, để làm gì? Sống, là để chết!
    Chết, để làm gì? Chết, là để sống!
    Sống và chết, sẽ không baogiờ hết!
    Cứ luânhồi sanh, tử, mãi khôn cùng…

    Tạohóa điênkhùng,
    Hưkhông trống rỗng!!!

  6. LÃO MÓC says:

    Ông Vũ Văn Lộc ngụy biện
    “Anh chị em Lam Sơn muốn tôi cùng khắc trên bia đá những lời đáng ghi lại. Tôi chọn đoạn sau đây:
    “Trưa 30 tháng 4 75, tướng Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng tại Sàigòn.
    Những lời nói sau cùng của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam tại Cần Thơ.
    Chiều 30 tháng 4-1975, tư lệnh thăm quân y viện, một thương binh nói: “xin thiếu tướng đừng bỏ tụi em”. Ông Nam: “Không qua không bỏ tụi em.” Trở về dinh, sĩ quan tùy viên báo cáo các sĩ quan đã bỏ đi rồi. Ông Nam nói: Đi để làm gì? Tối ngày 30-4-1975, sĩ quan tùy viên báo cáo: “Thưa Tướng Hưng đã chết rồi”. Ông Nam: “Chết để làm gì? Sáng 1 tháng 5-1975, tướng Nam tự tử”.
    Đây là những lời mà ông VVL loan báo sẽ sẽ khắc trên bia tưởng niệm. Các ông Nguyễn Hữu Luyện, Kiêm Ái và cá nhân tôi, Lão Móc, cho rằng đây là những lời nhục mạ, chứ không phải vinh danh TT Nguyễn Khoa Nam. Nay, ông VVL viết bài “Chết để làm gì?” lại khoác cho những lời nói của cố Thiếu Tướng NKN (mà ông Lộc bảo là trích trong hồi ký của sĩ quan tuỳ viên Lê Ngọc Danh) là “di ngôn” mang vẻ triết lý này nọ để ngụy biện cho việc làm không “trong sáng” của ông ta. Xin được hỏi khi những hàng chữ rõ ràng nhục mạ cái chết của cố TT Nguyễn Khoa Nam được khắc trên bia tưởng niệm như trên, thì sao gọi là bia tưởng niệm. Hơn nữa, người lên tiếng về việc làm “tráo trở” này của ông VVL là ông Nguyễn Hữu Luyện (NHL), người tù kiệt xuất, theo một bài viết của ký giả Phan Lạc Phúc. Cũng nên biết ông NHL là Phó Giám Đốc Viện Bảo tàng VietMusuem ở San José mà ông VVL là Giám Đốc.

  7. quandannambo says:

    hồ chí minh
    bị
    đám đàn em hành hạ
    *
    bằng cách
    moi óc móc ruột ướp xác
    đem bêu
    cho thiên hạ xem chơi
    *
    mấy tướng VNCH
    củng bị
    đám “tà lọt” nhủng nhiểu

    tra tấn
    *
    nay
    thì đem ra
    lấy giấy nhám chà mặt
    *
    mai
    lại lôi ra
    quét sơn tô màu
    *
    mốt đổi trò chơi
    lấy “xi ra” đánh bóng
    như
    đánh giày
    *
    thiệt là khổ
    chết rồi
    mà chẳng được yên thân
    *
    nổi bất hạnh
    chẳng kém hồ chí minh
    *
    cái đám
    thượng đội hạ đạp
    thật đáng sợ *

  8. Lão Ngoan Đồng says:

    [trích]
    Đi hay ở. Tại sao. Đi để làm gì.
    Sống hay chết. Sống để làm gì và chết để làm gì.

    Tôi không biết rằng có thuyết phục được ban tượng đài khắc lời của tướng Nguyễn Khoa Nam thành câu chuyện Anh Việt ở phía sau bức tường hay không. Nhưng câu chuyện và lời nói của ông đã khắc sâu trong tim tôi. Mãi mãi, chẳng bao giờ ai lấy ra được. Đi để làm gì, tôi đã có câu trả lời bằng nửa cuộc đời. Chết để làm gì . Tôi chưa biết.
    [hết trích]

    Niên trưởng Giao chỉ ơi,

    Cái gương quốc tang tướng Giáp còn sờ sờ trước mắt, niên trưởng không rút ra được một tí nào kinh nghiệm “chiến đấu” sao nhỉ !?
    Ca tụng quá đáng thành ra LỐ BỊCH dẫn đến PHẢN CẢM tưng bừng hoa lá nơi nơi. Kẻ khen cũng nhiều, kẻ chê cũng lắm. Không thiếu gì người đẩy ngôn từ lấn qua biên hạn cho phép !

    Chẳng lẽ thấy đối phương ca cải lương quá xoá, phe ta cũng cần lên dây thiều vừa chửi chúng vừa lôi bài bản cũ ra ca phe ta chăng ?
    Cứ cái kiểu chiến tranh tâm lý ở sông Bến Hải trước 1975, mỗi phe chõ loa mạnh nhất và vặn hết công xuất ra đua tài chửi nhau ! Rồi xây cột cờ phải cao hơn phía đối phương.

    Tướng Nguyễn Khoa Nam đã mồ yên mả đẹp, có vị thế đứng vững chắc trong lòng người. Những tưởng như thế là đủ đáp ứng đúng tâm nguyện của người quá cố và lòng người yêu mến ổng. Xin đừng lôi ổng ra, đặng tô son trét phấn, sức dầu thơm, ban phép thánh … với mưu đồ riêng tư nữa.
    Vả chăng, lúc này không phải là lúc mần chuyện này niên trưởng ạ. Thiếu gì cách nêu cao chính nghĩa của người quốc gia yêu nước chân chính. Làm ăn lẻ tẻ vụn vặt như ri e rằng “lợi bất cập hại” !

    Đôi lời chân tình, nếu cho là mạo phạm, xin đành tạ tội cùng niên trưởng.

    Lão Ngoan Đồng

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      Cũng trích từ Lão Ngoan Đồng : ” THIẾU GÌ CÁCH nêu cao chính nghĩa của người quốc gia yêu nước chân chính”

      Kính xin Lão Ngoan Đồng trình bày thêm rõ ràng chi tiết những cách nào khác để nêu cao chính nghĩa cho mọi người tham khảo.

      Cheer!

    • Hoàng Lan says:

      Cảm nhận đầu tiên sau khi đọc xong những câu viết của Lão Ngoan Đồng là ông này ” thọc gậy bánh xe”.
      Hành động can trường, không sợ chết của Nguyễn Khoa Nam là hành động đáng khâm phục, ngưỡng mộ như ta đã khâm phục, ngưỡng mộ Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu hay Võ Tánh, Ngô Tùng Châu, hành động này là thà chết vinh hơn sống nhục như Trần Bình Trọng thét lớn vào mặt tướng giặc: ” ta thà làm quỹ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”.
      Ông Giao Chỉ viết bài này là nêu gương tốt cho người Việt ngày nay để hình thành và trau dồi nhân cách làm người. Hoan hô Giao Chỉ.

  9. Quan Nguyen says:

    Toi rat cam dong vi bai viet nay.
    Xin cam on tac gia.

  10. Lão Ngoan Đồng says:

    Thưa tác giả và bà con,

    Đọc song bài trên, tôi lẩn thẩn suy nghĩ, cái ông niên trưởng Giao Chỉ giờ lại bày trò mới. Vâng ổng bày đặt nêu lên mấy câu hỏi ra vẻ chứa đựng một trời siêu hình học ở trỏng ! Nào là, đi làm gì ? sống làm gì ? chết làm gì ?

    Nói thiệt nhe, những câu hỏi này tôi cho là lẩn thẩn, bởi con nít thường hay hỏi vặn như rứa với người lớn, như cha mẹ ông bà thày cô chẳng hạn. Cứ hỏi riết tới khiến người lớn bí lù, bèn tức giẩn mắng rằng: Con nít biết gì ! Chỉ hỏi vớ hỏi vẩn ! Hay thô bạo hơn, phát vào đít một cái rõ đau mà rằng: Hỏi đéo gì mà hỏi lắm thế !
    Ở phương Tây làm thế là không được đâu nhé, bậc trưởng thượng phải kiên nhẫn giải thích từ A đến Z, nhất là cực kỳ khéo léo và tế nhị trước những câu hỏi hóc búa, nói rõ là hiểm hóc. Chẳng hạn đứa bé tí tuổi đầu hỏi khơi khơi, con sinh ra từ đâu ? Hổng lẽ cứ nói dối quanh, từ nách từ rốn …

    Tôi còn nhớ một chuyện vui là năm cuối đại học, chúng tôi đã trưởng thành nhiều rồi, thỉnh thoảng tụ họp tại nhà nhau bù khú, ăn nhậu rồi bàn đủ thứ truyện trên giời dưới biển. Có anh bạn đạo Kitô dòng, rất thuần thànhvà thuộc nhóm Thanh Sinh Công, chăm đi cấm phòng, thường hay làm đau đầu lâu anh em bằng câu hỏi lớn: NGƯỜI TA SỐNG ĐÊ LÀM GÌ !?
    Cả bọn đang vui đùa tếu táo, bỗng im lặng và cúi đầu suy tư lung lắm, khiến mất hứng. Có lần tôi nửa đùa nửa thật, trả lời khá tiếu lâm, làm anh bạn đỏ mặt, còn cả bọn còn lại cười ầm lên:
    - Nếu từ nay cậu còn hỏi anh em câu này thêm lần nữa, tớ sẽ hét to lên rằng: để ăn, ngủ, đụ và i a hỏi … Hài lòng chưa !

    Trở lại chuyện của niên trưởng Giao Chỉ nhé. Trong bối cảnh câu truyện ông kể, thuộc về lãnh vực trách nhiệm của người chỉ huy lớn. Đứng trước tình thế vô cùng tuyệt vọng, mà theo ta có thể gọi theo cụm từ đánh Domino là “triệt buộc” ! Cụ thể đối phương CS đã hạ quyết định sau cùng: Hàng sống chống chết !

    Viên tư lệnh phải động não suy nghĩ cho kỹ, bởi phải cân nhắc hết sức thận trọng. Bởi chẳng những có liên quan đến mạng sống của ông, gia đình ông, các thuộc hạ dưới quyền, rộng hơn dân chúng vùng ông cai quản, mà cả vận nước nữa. Chẳng hạn chống lại trong tình thế tuyệt vọng phỏng có ích chi ? Thật sự là đã tới giờ 25 của VNCH chưa ? Ra đi như thế nào mới vẹn toàn ? Tự xử như một số các đồng đội ? Đào thoát lập chiến khu chống lại ? Lưu vong ra nước ngoài chờ cơ hội phục hận? etc etc etc

    Trong số các tướng tư lệnh vùng, ông thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam xem ra là người có nhiều thì giờ để suy nghĩ và hành động nhất. Chính vì thế mà ông lâm vào tình thế khó xử, như ông Giao Chỉ thuật lại qua tác phẩm của người trung úy tùy viên tướng Khoa Nam.

    Ông thuộc một dòng họ lớn, danh giá có tiếng ở cố đô Huế. Nếu tự xử phải làm sao chết cho đẹp, xứng danh với các bậc tiền bối của mình, nhất là ông là người mộ đạo Phật như tả trong bài viết.
    Lấn cấn ở chỗ, ông chết song phận mình, nhưng còn thương binh nằm đầy bệnh viện nơi ông đến thăm thì sao ? Ông đã hứa gì với họ ?

    [trích]
    Thương binh ngóc đầu nói với vị tư lệnh: Thiếu tướng đừng bỏ tụi em. Tư lệnh nói: Không, Qua không bỏ tụi em. Bước ra cửa bệnh viện, tùy viên thấy tư lệnh chùi nước mắt. Trở về tư dinh, tư lệnh vẫn mặc quân phục thắp hương lễ Phật.
    [hết trích]

    Cuối cùng ông tìm được cho mình một giải pháp, cho đến nay không ai có thể trách móc ông, ngược lại người ta thương cảm và tôn vinh ông. Ông không được (bị) nâng lên hàng á thánh, nhưng luôn được trân trọng và mến thương bởi thuộc hạ, đồng đội, những người đồng cảm với ông từ mọi phía.

    Kết, một cái chết thật đẹp của một quân nhân, một vị tướng khi ở bước đường cùng.

    Lão Ngoan Đồng
    Tổ sư Y Trị :-)

    • Phen Kụ Kường says:

      Thôi, được rồi kụ Kường à, kụ châm, thọc, chọt tôn giáo; thi thoảng kụ đội HPNPhan/Tường, ĐXuân lên đầu…Lạc đề, riết chẳng ra cái thể thống gì cả.

      (Hôm bữa, có bạn đọc nào đó cãi lộn thuốc tím với kụ; kụ cũng ra chiêu…cả vú lấp miệng em đó nhá!)

Leave a Reply to Nguyễn Trọng Dân