WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Khói

Tác giả Đoàn Bảo Châu và "Khói". Ảnh Thethaovanhoa

Tác giả Đoàn Bảo Châu và “Khói”. Ảnh Thethaovanhoa

Nếu đã quên tình yêu có thể dẫn ta tới những câu chuyện ngây thơ mức nào, nên đọc “Khói” của Đoàn Bảo Châu để nhớ lại.

“Khói” là câu chuyện tình yêu mà ngoài đó chẳng gì tồn tại. Đâu đó trong cuốn sách, người ta tìm thấy không gian bờ hồ Hà Nội, thấy những nhân vật mà tình yêu giữ họ lại một chỗ bất kể dòng đời.

“Khói” làm người đọc tơ tưởng tới các ca khúc lãng mạn rất tiêu biểu cho thời học sinh, sinh viên, vừa bay bổng vô tư trên sân trường, vừa tươi trẻ, vừa vô thức, vừa khó nắm bắt nhưng lại như choáng ngợp, như thể ước vọng tình yêu trong trẻo có sức định đoạt cho cả tương lai.

Tới đây thì “Khói” rất đặc trưng cho văn học đại chúng của Việt Nam nhiều chục năm trở lại đây: thiếu những thử thách trái ngang, tình yêu dễ trở nên tầm thường, nhạt vị… Mối tình đẹp của cặp đôi lý tưởng hội tụ mọi chỉ số dễ thương bỗng gặp cản trở vô lý, những oan sai xô đẩy người trong cuộc – những tình tiết không mấy bất ngờ vẫn thường gặp trong những cuốn truyện lãng mạn ưa thích của lứa tuổi học trò, không xa bao chuyện tích từ Đông sang Tây, về hoàng tử tài ba và công chúa yêu kiều, về ác quỷ cản ngăn hạnh phúc lứa đôi.

Thế nhưng…

Ngôn ngữ trong sáng, mạch lạc, cô đọng được sử dụng điêu luyện trong tiểu thuyết đầu tay của Đoàn Bảo Châu – một dịch giả và nhiếp ảnh gia, đã lôi kéo người đọc, từ cách sử dụng chữ nghĩa, bố cục câu chuyện khiến những người khó tính nhất cũng khó dời bỏ trang sách.

Người đọc dễ bị cuốn theo câu chuyện tình yêu lung linh của nhân vật chính để bị tác giả cho nếm thử những cuộc tình bên lề, để tự đi tìm câu trả lời cho định nghĩa tình yêu.

Sau khi bị “nhử” vào mê hồn trận của tình, tiền, thiện, ác và cả các chi tiết nhỏ vặt dễ gặp trên đời, tác giả dẫn dụ người đọc đi chệch lối mòn thường thấy về tình dục mà không từ bỏ cách viết cuốn hút của những câu chuyện giật gân. Bất ngờ tiếp theo là, khi đã cùng người đọc vào con đường mới, tác giả vẫn cho tình yêu được độc quyền diễn giải theo lối thông thường. Đây ắt hẳn là một cách viết về tình yêu, tình dục chưa từng gặp ở Việt Nam, một gợi ý về không gian tự do mà chỉ có tình yêu được quyền lý giải, thỏa mãn những ai còn tin vào sự xuất hiện của những mối tình bão táp, của sự đam mê không dễ có manh mối bắt đầu “hợp lý”, mà chỉ có cái đẹp của tình yêu mới được quyền hoạch định.

Phần kết của “Khói” có thể là nơi tác giả khuyến dụ về một giải pháp lấy thăng bằng làm “chuẩn” sau khi đã vẽ nên những bức thăng trầm, bay bổng của tình yêu.

Đâu đó trong những trang cuối của cuốn tiểu thuyết, người ta dễ bắt lỗi hoặc có cảm giác tác giả “bí từ” nên lạm dụng một số cụm từ lặp lại trong vài đoạn văn ngắn, nhưng đó có thể chỉ là điểm đáng lưu ý trong biên chỉnh, hoặc nên lưu ý với tác giả nếu anh đã lỡ tạo cảm giác bối rối trong diễn đạt. Cũng như vậy với một số nhỏ lỗi chính tả không nên có của 550 trang chữ.

Một chi tiết nữa có thể ảnh hưởng cảm nhận „Khói” là cách trình bày đồ họa cho cuốn tiểu thuyết. Có nhất thiết phải vẽ bức tranh cặp đôi hôn nhau trên biển khi câu chuyện đang mô tả chi tiết đó? Việc lặp lại giây phút ly kì đó trên bức họa dễ làm ý nghĩa của sự việc bị xếp vào hàng “news”, hơn là bồi bổ cho những bất ngờ sau đó.

Dĩ nhiên về tổng thể, “Khói” là cuốn sách mà những ai thích nó có thể vui mừng bởi sự góp mặt mới mẻ cho làng văn học Việt Nam. Nhưng sự mới mẻ đó không mang lại an ủi cho những ai mong mỏi một đột phá trong văn học phục vụ xã hội hoặc nói về các vấn đề xã hội đang rất bức xúc tại Việt Nam. Không thể trông chờ vào “Khói” nhiều hơn là những trang viết về tình yêu mà đâu đó đã được gặp. Cũng không có trong “Khói” bất cứ dính líu gì với lịch sử cận đại Việt Nam, như thể tác giả khước từ mọi sự động chạm tới đề tài xã hội, trong khi các câu chuyện diễn ra trong không gian có vẻ như rất gần gũi với tác giả. Cũng không có các phân tích tâm lý con người, xã hội phức tạp, vì câu chuyện kể về tình yêu như những phóng sự chồng chéo đã chiếm trọn văn lượng của tiểu thuyết. Bởi lẽ đó mà nếu được dịch sang tiếng nước ngoài thì văn của “Khói” chắc sẽ được xếp cùng bệ với các loại chuyện romance dễ đọc, dẫu đôi khi khiến người đa cảm ứa nước mắt về những tình tiết cảm động như xem Titanic, thì câu chuyện của những nhân vật trong „Khói” vẫn không vượt quá khuôn khổ của các mối tình lãng mạn. Mà chỉ có các mối tình lãng mạn mới được tác giả ưu tiên.

Dĩ nhiên không thể bắt nhà văn gánh vác trọng trách mà anh không hoặc chưa muốn đảm nhận. Đoàn Bảo Châu cảm nhận tình yêu và với anh, nếu chưa giải đáp được về tình yêu thì đừng hòng đi tìm các giải đáp cho những đề tài to tát khác? Hoặc giả tình yêu là tất cả nhưng cũng là hư vô khó nắm bắt như khói mây thì con người sẽ mãi bị giam trong không gian hư vô đó mà đích cuối là gì không ai biết?

Văn của”Khói” là sự chia sẻ. Tác giả không giấu ý muốn sẻ chia cảm xúc qua cuốn tiểu thuyết anh viết suốt 6 năm. Và nếu ai thích thú với các “phóng sự tình yêu” sẽ không thấy phí hoài khi dốc tâm đọc “Khói”.

© Đàn Chim Việt

1 Phản hồi cho “Khói”

  1. hayan says:

    Chưa đọc và có lẻ phần lớn trên diễn đàn này chưa ai đọc ,Nhưng quãng cáo cuốn tiểu thuyét tình của một nhà văn cs như vậy cũng rất tình. Văn chương quãng cáo ,bóc thơm nghe như…làm nhớ lại một thủa học tròi chiếu tướng “cô Bắc kỳ nho nhỏ/Tóc đờ-mi gạc -xông…” đén nổi thầy kêu đọc bài mà không nghe,thầy la một tiếng ,quýnh quáng :quên hết…”anh cúi đầu then thùng ngồi xuống/em nheo mắt cười cợt “đáng đời chưa?”"
    Chuyện tình kiểu này thì VNCH có cả “núi”. Nó còn lồng trong bối cảnh xã hôi,trong chiến tranh.Và ngày nay các văn sĩ trẻ vẫn viết chuyện tình yêu muôn thủa cộng thêm chuyên lăn lộn trên giương được gơi tả tỷ mỷ,và cũng chẳng e dè gi viêt thẳng những điêu cấm kỵ,những bộ phận đàn ông đàn bà trải trên trang giấy…
    Cho nên chuyên tình này,theo như quãng cáo ,là chuyên tình đẹp ,có oan trái mà không có chút nào “lập trương đỏ “hết
    thì “rằng hay thì thật là hay” nhưng lại là chuyện thường quá là thường…
    …chĩ có cs mói cho là mới vì chuyện không có tính đãng !
    Mà Ong văn sĩ này thai nghén cũng lâu dử .Những 6 năm ….
    Chu cha,nếu hay thì gởi dự tuyển giãi Nobel …
    (h)

Phản hồi