WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Công đoàn Đoàn Kết Ba Lan và Lech Walesa – Bài học cho phong trào đấu tranh dân chủ Việt Nam

Lech Walesa

Giữa lúc chiến tranh đang diễn ra khốc liệt và tàn phá khắp nơi thì vào ngày 29 tháng 9 năm 1943, một cậu bé mang tên Lech Walesa chào đời trong một ngôi làng nhỏ Popowo thuộc khu vực Dobzryn ở phía Bắc. Tổ tiên của Lech Walesa đã đến Dobzryn lập nghiệp từ đầu thế kỷ 19 khi Ba lan bị xóa tên trên bản đồ thế giới. Tên “Walesa” có nghĩa là “người phiêu bạc”. Từ nhỏ, ông cố và ông nội của Lech đã lưu lạc và sống tại Paris nhiều năm. Cả hai đều thích đánh bài và chỉ trở về quê quán khi đã cháy túi. Ông nội của Lech có hai người con trai tham gia kháng chiến chống Nga với Tướng Pilsudksi. Một trong hai người này bị bắt và bị đày đi biệt tích ở Siberia. Người kia thì chết trận gần Popowo. Boleslaw là bố của Lech lúc đó chỉ mới 12 tuổi.Sau khi ông nội mất, bố của Lech hưởng được một vài mẫu đất. Mẹ của Lech, Feliksa xuất thân từ một gia đình có học thức. Gia đình bên ngoại của Lech không chấp nhận cuộc hôn nhân với Boleslaw vì có cha ông đánh bạc đến mất hết tài sản.

Boleslaw và Feliksa có chung 4 đứa con. Chị cả của Lech là Izabela sinh năm 1934. Kế tiếp là Edward năm 1937 và Stanislaw năm 1939 khi chiến tranh bùng nổ. Boleslaw có một người em trai cũng mang tên Stanislaw. Như tất cả những gia đình khác, cả hai phải tòng quân chống ngoại xâm và bị quân Đức bắt nhưng được thả về làng. Không bao lâu thì người em của Boleslaw bị bắt làm lao công xây cầu và đào cống cho lính Đức. Vào năm 1943, Stanislaw chạy trốn vào rừng và lính Đức tới bắt Boleslaw trong lúc Feliksa đang mang thai. Lech Walesa ra đời trong lúc bố bị bắt đi làm lao công cho quân đội Đức. Điều kiện làm việc thật là tệ hại. Boleslaw bệnh nặng nhưng không có thuốc men. Chỗ ngủ không có lò sưởi trong mùa đông khắc nghiệt. Boleslaw bị viêm phổi và được thả về Popowo sau khi chiến tranh kết thúc năm 1945. Lần đầu tiên Boleslaw gặp mặt con thì Lech đã 18 tháng. Biết mình không còn sống được bao lâu, Boleslawrán chờ tới khi Stanislaw trở về làng và trong lúc nằm trên giường chờ chết, Boleslaw bắt Stanislaw hứa nhận trách nhiệm chăm sóc cho Feliksa và 4 đứa con thơ rồi tắt thở.[3]

Một năm sau, Stanislaw giữ đúng lời hứa và kết hôn với Feliksa. Trong thời gian đầu, Lech và 3 anh chị không chấp nhận Stanislaw vừa là chú và cha ghẻ của mình. Lech cũng cảm thấy mẹ mình không mấy hạnh phúc với cuộc hôn nhân chấp nối này nhưng Stanislaw đã làm tròn bổn phận xây cất một căn nhà đá, nhận lãnh nhiều công việc cực nhọc và cố gắng đối xử công bằng với tất cả 7 đứa con chung và riêng.

Lech lớn lên trong hoàn cảnh khó khăn và thiếu thốn. Stanislaw phải nhận làm nhiều công việc và trồng trọt thêm rau quả mà vẫn thiếu ăn. Gia đình có khi cả tháng không có bánh mì để ăn. Mỗi buổi trưa sau khi tan học, Lech phải bỏ ra 2 tiếng đồng hồ để chẻ rơm nuôi gia súc. Lech bắt đầu đi học lúc 7 tuổi. Tuy không phải là một học sinh giỏi nhưng rất xuất sắc với môn thể thao. Trong tháng 7 năm 1956 khi Lech được 12 tuổi thì một biến cố diễn ra tại thành phố Poznan gây chấn động trên toàn quốc. Một số công nhân biểu tình phản đối chế độ bao cấp khi nhà cầm quyền trả lương quá ít nhưng lại định giá thực phẩm và tất cả mọi thứ cần thiết trong đời sống quá cao. Sau 2 ngày giằng co, công an nổ súng vào đoàn người biểu tình bắn chết hàng chục người và gây thương tích đến hàng trăm. Tổng Bí thư Bierut bị cất chức và Gomulka lên thay thế. Tuy không đạt được mục đích nhưng đoàn người biểu tình nhận thức được rằng nếu họ đứng lên đấu tranh thi sẽ gây được chú ý và có thể lật đổ cả ghế tổng bí thư – ngai vàng của triều đại cộng sản.

Lech học xong trung học vào năm 1958 khi mới 14 tuổi. Sau đó ghi danh học nghề thợ điện và sửa máy móc với trường huấn nghệ. Tới năm 1961 thì Lech tốt nghiệp và làm việc cho một hợp tác xã tại Popowo. Không lâu sau thì Lech nhập ngũ thi hành nghĩa vụ quân sự làm việc trong ngành truyền tin và điện tín. Sau 2 năm, Lech giải ngũ và trở về Popowo sống với gia đình và hành nghề thợ điện.

Cuộc sống bình lặng trong ngôi làng nhỏ làm Lech cảm thấy cuộc đời thiếu vắng ý nghĩa. Vừa lúc chia tay cô bạn gái và trong giây phút thất tình tuyệt vọng Lech quyết định rời bỏ quê hương lên tàu hỏa đi thật xa về hướng Bắc. Tàu ngừng lại tại Gdansk và Lech bước xuống định tạm dừng chân để uống một ly bia. Nào ngờ gặp lại người bạn cũ ở trường huấn nghệ đang làm việc cho hãng đóng tàu Lenin. Người bạn đề nghị Lech đến đó xin việc. Sáng hôm sau ngày 30/5/1967, Lech đến hãng điền đơn và vài ngày sau được nhận làm thợ điện của hãng đóng tàu Lenin nơi mà sau này Lech đã lãnh đạo cuộc biểu tình dẫn đến sự ra đời của Công đoàn Đoàn kết làm sụp đổ chế độ cộng sản ở Ba lan và Âu châu.

Một thời gian sau khi ổn định việc làm, Lech làm quen với một cô gái làm việc trong tiệm bán hoa tên là Mirka Danuta Golos. Họ thành hôn vào ngày 8/11/1969 khi cô dâu mới tròn 19 tuổi và chú rể 23. Một năm sau thì đứa con đầu lòng ra đời.[4]

Công đoàn Đoàn kết (CĐĐK)

Trong lúc Lech đang bận bịu với niềm vui và hạnh phúc gia đình thì một biến cố quan trọng diễn ra tại thủ đô Warsaw. Adam Mickiewicz -một nhà thơ yêu nước trong thế kỷ 19 đã soạn vở kịch mang tên “Đêm cuối năm của Tổ tiên” (the Forefather’s Eve) nói lên tinh thần bất khuất chống ngoại xâm Nga xô trong giai đoạn lịch sử mà Ba lan đã biến mất trên bản đồ thế giới. Nhà cầm quyền lo ngại là quan thầy ở Moscow sẽ không hài lòng nên ra lệnh cấm không cho vở kịch được trình diễn tại Nhà hát Quốc gia. Tức giận trước thái độ khiếp nhược này, hàng ngàn sinh viên xuống đường biểu tình phản đối. Hơn 2000 sinh viên bị bắt giam và bị đuổi học. Sau đó không lâu, Tổng Bí thư Gomulka lại quyết định tăng giá thực phẩm chỉ một vài tuần trước Mùa Lễ Giáng sinh. Quyết định này gây ra nhiều phẫn nộ và hơn 1000 công nhân của hãng đóng tàu Lenin biểu tình diễn hành tới văn phòng ủy ban nhân dân địa phương. Trong lúc giằng co và xô sát với nhau thì một tên công an nổ súng bắn một người biểu tình. Thế là đoàn người biểu tình nổi giậm xúm lại đánh hắn cho tới chết. Đoàn công nhân quay trở lại hãng tàu tụ họp tiếp tục đình công. Lech được bầu vào ủy ban điều hợp cuộc đình công. Hôm sau, nhà cầm quyền ra lệnh cho quân đội và xe tăng tiến vào cổng số 2 của hãng tàu nổ súng bắn chết 4 công nhân và giải tán cuộc đình công.

Lech bị công an bắt và thẩm vấn hết mấy ngày. Không chỉ ở hãng tàu Lenin mà còn có nhiều cuộc biểu tình và đình công ở nhiều nơi khác. Nhà cầm quyền công bố là có tổng cộng 45 người tử vong và hàng ngàn người bị thương. Như cuộc biểu tình ở Poznan trước đây, Tổng Bí thư Gomulka bị cách chức và Edward Gierek lên thay thế.

Sau đó không lâu, Lech phải có một sự chọn lựa định mệnh. Bố mẹ quyết định di dân sang Hoa kỳ và muốn Lech và vợ con cùng đi theo. Lech từ chối và nói với mẹ rằng “Con sẽ không bao giờ rời bỏ quê hương. Chúng ta phải cố gắng xây dựng và thay đổi đất nước”. Lech không bao giờ gặp lại mẹ vì bà tử nạn trong một tai nạn xe cộ ở Nữu Ước năm 1975.[5]

Công nhân ở hãng tàu Lenin cũng như ở các hãng xưởng khác có công đoàn đại diện. Nhưng những công đoàn này đều nhận chỉ đạo từ nhà nước và người nắm chức chủ tịch lại là một đảng viên cộng sản cao cấp. Có một thời gian Lech được chọn làm giám sát viên cho công đoàn này nhưng không bao lâu Lech nhận ra tổ chức này chỉ biết nghe lời đảng và không có quan tâm gì đến những khó khăn của người lao động. Sau những nỗ lực đòi hỏi công đoàn tách ra khỏi sự kiểm soát của đảng cộng sản, Lech bị đuổi việc vào năm 1976. Cũng trong năm này có nhiều cuộc đình công và nhiều công nhân bị bắt giam và truy tố. Một nhóm người trí thức đứng ra thành lập Ủy ban Bảo vệ Người Lao động để biện hộ miễn phí cho công nhân đang bị cầm tù và giúp đỡ tài chánh cho gia đình của họ. Các vị lãnh đạo tinh thần Công giáo cũng lên tiếng yêu cầu nhà cầm quyền đối xử đàng hoàng với những người lao động đang bị giam giữ.

Sau khi bị hãng tàu sa thải, Lech làm thợ sửa xecho một công ty khác ở Stogi cách Gdansk khoảng 50 cây số. Tại đây Lech gặp và làm quen với Andrzel Gwiazda một kỹ sư điện và người đã sáng lập Nghiệp đoàn Tự do (Free Trades Union). Lech lập tức nhập vào nhóm của họ, in ấn và phân phối tờ báo “Công nhân miền Duyên hải” (the Coastal Workers) kêu gọi mọi người hỗ trợ và gia nhập tổ chức này. Trong nhóm này cũng có Anna Walentynowicz một nữ công nhân lái xe cần cẩu của hãng tàu Lenin và người đóng vai trò lịch sử trong sự ra đời của Công đoàn Đoàn kết.

Thượng Đế ban cho Ba lan một phép lạ kỳ diệu trong tháng 10, 1978 khi Hồng Y Karol Wojtyla Tổng Giám Mục Krakow được bầu chọn làm Giáo Hoàng. Niềm vui tràn ngập cả nước và khi John Paul IIvề nước trong tháng 6 năm 1979 thì gần 1 triệu con chiên tham dự Thánh Lễ tại quảng trường Đại Thắng Warsaw. Đức Giáo Hoàng xác nhận quyền làm người là bất khả xâm phạm,[6] điều mà chế độ cộng sản đã tước đoạt từ chính thân nhân, gia đình và bạn bè của họ. Trong 9 ngày viếng thăm của Đức Giáo Hoàng, bộ máy cai trị và công an dường như ngừng lại cho người dân Ba lan cơ hội tìm lại niềm tin.

Lenin đã từng nói là các cuộc cách mạng thành công khi sự bất mãn của quần chúng diễn ra cùng lúc với sự mất tự tin của giai cấp cai trị. Chỉ cần ngòi thuốc nổ là tất cả sẽ trở thành bão lửa. Ngọn lửa tại Gdansk bùng nổ khi Anna Walentynowicz bị đuổi việc vào ngày 9/8/1980 vì bà đã đốt nến tưởng niệm đồng nghiệp bị bắn chết trong cuộc đình công năm 1970. Anna là một phụ nữ ngoài 50 và đã làm việc cho hãng tàu trên 30 năm. Một nhóm người thuộc Nghiệp đoàn Tự do len lỏi và rải truyền đơn vận động công nhân phản đối việc Anna bị sa thải. Giám đốc hãng tàu hứa là sẽ thương lượng với công nhân. Trong lúc công nhân còn đang do dự thì Lech Walesa, người thợ điện của hãng tàu Lenin bị đuổi việc 4 năm về trước đã leo rào kêu gọi mọi người chớ tin vào lời của giám đốc mà hãy đình công hỗ trợ cho Anna. Đám công nhân lập tức hưởng ứng. Lech được chọn làm điều hợp viên của cuộc đình công. Lúc đầu, Lech đặt ra 5 điều kiện: nhận lại Anna, không trả thù những người tham gia đình công, xây cất đài tưởng niệm các công nhân bị bắn chết trong cuộc đình công năm 1970, tăng lương và tiền phụ cấp gia đình. Nhiều cuộc đình công khác cũng diễn ra trong vùng Baltic.

Sau một vài ngày giằng co, ban giám đốc hãng tàu đồng ý nhượng bộ và chấp thuận hầu hết các điều kiện do Lech đặt ra. Một số công nhân cảm thấy thỏa mãn và muốn kết thúc. Nhưng đại diện của công nhân ở hãng xưởng lân cận tới cầu cứu và yêu cầu công nhân hãng tàu tiếp tục đình công để hỗ trợ cho họ. Theo nhận xét của Lech, Công đoàn Đoàn kết được sinh ra vào đúng thời khắc này khi công nhân quyết định đình công không chỉ vì quyền lợi của chính bản thân họ mà cho tất cả người lao động. Ủy ban đình công soạn ra một văn bản mới với 21 điều kiện gồm có quyền thành lập công đoàn độc lập, tự do báo chí, tự do ngôn luận và tín ngưỡng và yêu cầu nhà cầm quyền trả tự do cho tất cả tù nhân chính trị và tù nhân lương tâm. Những điều kiện này vượt qua quyền hành thương lượng của ban giám đốc. Ngày 23/8/1980, Phó Thủ tướng Mieczyslaw Jagielski đích thân xuống hãng tàu để thương lượng. Biết mình không đủ khả năng đối phó với một đối thủ mưu mô và quỷ quyệt, Lech nhờ đến sự giúp đỡ và cố vấn của các thành phần trí thức trong Ủy ban Bảo vệ Người Lao động.

Lúc đầu Jagielski bác hết mọi điều kiện. Sau đó mới từ từ nhượng bộ nhưng nhất quyết không chấp nhận công đoàn độc lập trong một chế độ toàn trị. Sau nhiều ngày tranh cãi, nhà cầm quyền đồng ý cho phép thành lập công đoàn sinh hoạt độc lập và không nhận chỉ đạo từ nhà nước nhưng phải công nhận vai trò lãnh đạo quốc gia của Đảng Cộng sản (tương tự như điều 4 hiến pháp của CHXHCNVN). Cuộc đình công chấm dứt và ngày 30/8/1980 được in đậm trong trang sử Ba lan. Sau mỗi cuộc đình công lớn là ghế tổng bị thư bị lung lay. Lần này cũng không ngoại lệ. Edward Gierek bị hạ bệ và Stanislaw lên thay thế.

Công nhân hãng tàu Lenin trở lại làm việc nhưng cuộc đời của Lech hoàn toàn đổi mới. Các tổ chức nghiệp đoàn khắp nơi trên toàn quốc tới tìm gặp Lech để nhờ cố vấn. Ngày 17/9/1980, đại biểu của 35 tổ chức nghiệp đoàn trên toàn quốc họp mặt và chính thức thành lập Liên hiệp Công đoàn Độc lập – Công đoàn Đoàn kết (Solidarnosc) và bầu Lech Walesa làm chủ tịch. Trước đó, các nhà trí thức đã cố vấn là nên thành lập một cơ cấu có tầm mức vĩ mô và trên toàn quốc để nhà cầm quyền khó có thể cho ngườitrà trộn và lũng đoạn. Ngày 10/11/1980, tòa án tối cao Ba lan đồng ý đăng ký Công đoàn Đoàn kết là một tổ chức hợp pháp.[7] Ngày càng có nhiều tổ chức nghiệp đoàn ghi danh tham gia và số lượng thành viên của Công đoàn Đoàn kết có lúc lên tới 10 triệu người (hơn 1/4 dân số Ba lan).

Trước sự lớn mạnh của Công đoàn Đoàn kết, giới lãnh đạo Liên xô vô cùng lo ngại là họ sẽ phải đối đầu với những diễn biến tương tư như vậy tại các quốc gia khác trong khối cộng sản và sự hiện hữu của một tổ chức dân sự độc lập là một việc không thể nào chấp nhận được trong một chế độ toàn trị. Bộ Chính Trị Ba lan bị triệu tập về Moscow và khiển trách. Tướng Garuzelski lên thay thế Kania làm Tổng Bí thư kiêm Bộ Trưởng Quốc Phòng và ban hành tình trạng thiết quân luật vào ngày 17/12/1981. 600 lãnh tụ Công đoàn Đoàn kết gồm có Lech Walesa bị bắt giữ. Tổng cộng có hơn 10000 người bị giam cầm và Công đoàn Đoàn kết bị giải thể.

Thê giới phản ứng mạnh mẽ trước tình trạng thiết quân luật và đàn áp công nhân. Hoa kỳ và phương Tây siết chặt lệnh cấm vận.Công đoàn Đoàn kết tiếp tục hoạt động trong vòng bí mật, in ấn và phân phối báo chí và thực hiện các chương trình phát thanh. Nhiều cuộc đình công biểu tình tiếp tục diễn ra và hàng chục người bị bắn chết. Trước tình hình kinh tế suy sụp, Lech Walesa được trả tự do vào ngày 12/11/1982 và tình trạng thiết quân luật chấm dứt trong tháng 7 năm 1983. Lech Walesa được chọn để nhận giải Nobel Hòa Bình trong tháng 10 năm 1983 nhưng quyết định không đi Na uy nhận giải vì biết rằng một khi nhà cầm quyền cho xuất cảnh thì sẽ không có ngày về lại Ba lan. Vợ Lech, Danuta đại diện cho Lech để nhận giải thưởng quốc tế này.

Tình hình kinh tế và xã hội ngày càng tồi tệ. Trong nước thì người dân vô cùng oán hận vì nhà cầm quyền đã tuyên chiến với chính đồng bào của họ. Ngoài nước thì quốc tế cô lập và cấm vận. Một luồng gió mới từ hướng Đông xuất hiện khi Mikhail Gorbachev trở thành Tổng Bí Thư Liên xô năm 1985 và áp dụng chính sách cởi mở (glasnost) và đổi mới (perestroika). Công đoàn Đoàn kết kêu gọi nhà cầm quyền hãy ngồi xuống đối thoại để hợp tác tìm giải pháp cho đất nước. Trước sự bế tắc toàn diện và đến khi bức tường Bá linh sụp đổ, nhà cầm quyền buộc phải lùi bước và tiến hành hội nghị bàn tròn kêu gọi Công đoàn Đoàn kết hợp tác và tái thiết đất nước. Hiến pháp được thay đổi để thành lập lưỡng viện quốc hội. Thượng viện có 100 ghế được bầu cử tự do. Hạ viện có 460 ghế và đảng cộng sản được giữ 2/3 tức 299 ghế. Trong cuộc bầu cử diễn ra vào ngày 4/6/1989, ứng cử viên của Công đoàn Đoàn kết thắng hết 161 ghế tại hạ viện và 99/100 ghế tại thượng viện. Đảng Cộng sản thất bại hoàn toàn và Ba lan bước qua một trang sử mới.

Pages: 1 2 3

2 Phản hồi cho “Công đoàn Đoàn Kết Ba Lan và Lech Walesa – Bài học cho phong trào đấu tranh dân chủ Việt Nam”

  1. Mõ Làng says:

    nguenha đánh giá: “Sự chiến đấu của Bà con trong nước chỉ trông cậy vào Người Việt Hải ngoại, xem đó là gạch nối với Thế giới bên ngoài,cũng như sự yểm trợ về tài lực.”
    Ô hô, Người Việt tị nạn ở hải ngoại ra sức chống đất nước và nhân dân Việt Nam để “yểm trợ “bà con dân chủ ở trong nước” bằng cách, chống Cộng thì ít mà chửi nhau và chống nhau là chủ yếu. Mấy ông bà già chống hăng say nhất thì nay chống gậy đi không nổi, lấy đâu ra sức lực mà chống Công.
    “Lạy thánh A la lạy chúa tôi
    Chống Cộng bao năm quá đuối rồi
    Sức kiệt lực tàn đành chống gậy.
    Nay còn chỉ mỗi cái mồm thôi.”
    Trích “TÂM SỰ CỜ VÀNG” của XichlôViệt

    Còn cái gọi là “phong trào dân chủ” trong nước năm 2013 thì sao? Sau đây là cái mà nguenha cho rằng “các nhà Dân chủ trong nước chiến đấu cam go hơn,dũng cảm hơn…!”:

    MỘT NĂM “DÂN CHỦ” BUỒN

    http://molang0205.blogspot.cz/2013/12/mot-nam-dan-chu-buon.html

    Năm 2013 vốn được rào trước đón sau với cái tên gọi mỹ miều – năm của “dân chủ và nhân quyền”. Mặc dù được tung hô như vậy nhưng “dân chủ và nhân quyền” không thấy đâu chỉ thấy làng “dân chủ”năm qua nổi đình nổi đám với những vụ “xì căng đan” nóng hơn Showbiz. Và giờ đây khi năm sắp hết, tết sắp đến, chúng ta cùng điểm lại những sự kiển nổi bật trong năm vừa qua.

    Đầu tiên phải kể đến màn khai pháo đầu năm của “chị” Tiến sỹ Hán Nôm Xuân Diện khi tố “hoa hậu” Bùi Hằng là “kẻ vô ơn” và ngay lập tức “người Phụ nữ của năm 2011” nã pháo: sẽ chứng minh chị Tiến sỹ Hán Nôm đạo mạo kia mới “chính là kẻ vô ơn và láo xược mà ai cũng thấy như thế nào” ? Thế là từ đây “thiên hạ” chia đôi, một bên là các phe phái theo nàng Xuân Diện còn một bên là vây cánh của “hoa hậu” Bùi Hằng. Một cuộc chiến “kinh thiên động địa”, “trời long đất lở” đã diễn ra và chưa có dấu hiệu dừng lại.

    Sự kiện tiếp theo là việc nhà “dân chủ” Nguyễn Phương Anh cho ra mắt series truyện hài – kinh dị gồm 3 bài viết “Mặt thật Việt Tân”. Trong bộ truyện này, ngoài việc lật tung hết các chiêu trò đốt người, kiếm tiền, anh này còn công khai một số lượng không nhỏ đội hình Việt Tân trong nước, tiêu biểu Ủy viên Trung ương Việt Tân Lê Quốc Quân, gạo cội Việt Tân Nguyễn Thanh Giang, nhóm luật sư Việt Tân (Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Trần Vũ Hải, Lê Trần Luật,Nguyễn Bắc Truyển, Lê Nguyên Sang,…), cò mồi Việt Tân Nguyễn Khắc Toàn, cánh tay nối dài của Việt Tân Đỗ Nam Hải và một số người khác được Việt Tân phát triển, lôi kéo từ tổ chức khác như Phạm Văn Chính, Vi Đức Hồi (là người của Thông luận nhưng bị Việt Tân lôi kéo), Nguyễn Hùng Anh, Nguyễn Tiến Nam, Toản sinh viên, Ngô Quỳnh (em chồng của Lê Thị Công Nhân), …, chưa kể đến hàng loạt “dự bị viên” đang ở trong tù! Với đội ngũ đông đảo này, có thể thấy phần lớn những nhà đấu tranh “dân chủ” có chút tiếng tăm trong nước đều bị Việt Tân xài sạch. Đây được xem như quả bom làm nổ tung bộ mặt thật của các nhà đấu tranh “dân chủ” quốc nội, thực chất đều là thành viên tổ chức khủng bố Việt Tân. Vậy mới thấy các nhà “dân chủ” của chúng ta đấu tranh vì “dân” thì ít mà vì thích làm “chủ” thì nhiều.

    Xếp hạng 3 trong top 10 sự kiện năm nay này là việc nhóm No-U(hay còn được biết đến là đội quân biểu tình viên khu Bờ Hồ) đã thanh trừng nội bộ, đấu đá, triệt hạ lẫn nhau dẫn đến chia tách già – trẻ thành 2 nhóm No-U FC và Hoàng Sa FC. Đây được xem là nguyên nhân cơ bản dẫn đến đội quân biểu tình viên khu Bờ Hồ tổn hại lực lượng nghiêm trọng, không thể phục hồi được bất cứ cuộc diễu hành nào, chính vì vậy nên giờ đây dù là dã ngoại hay hội họp, nhóm này cũng chỉ lèo tèo vài thành viên, thảm cảnh nhìn đến thê lương, tội nghiệp.

    Đoạt vị trí thứ 4 là sự kiện hàng loạt nhà “đấu tranh dân chủ” bị bắt, xử lý vì các tội phạm hình sự “đáng nguyền rủa” như Lê Quốc Quân phạm tội trốn thuế (không chỉ trốn thuế Nhà nước, anh này còn biển thủ khối tài sản không lồ nhờ tháng ngày hành nghề dân chủ với nhiều nhà/đất giá tiền tỉ), Trương Văn Tam bị bắt, khởi tố về tội cưỡng đoạt tài sản, Nguyễn Văn Dũng aduku thủ lĩnh Hoàng Sa FC bị bắt vì tội giao cấu với trẻ vị thành niên kèm theo đó là rất nhiều “xì căng đan” về tình dục, lối sống, tư cách đạo đức của những nhà “dân chủ”. Mà gần đây nhất là việc anh Lã Dũng vào khách sạn “họp chi bộ” với cô Trang rồi bị bố cô ấy bắt được đánh cho te tua. Việc này đã làm tổn hại nghiêm trọng đến hình ảnh phong trào dân chủ trong nước, khiến ai nhìn vào cũng ngao ngán vì sự xuống cấp và tệ hại của những người “yêu nước” này.

    Vị trí thứ 5 thuộc về sự kiện cô Đoan Trang cho ra đời nhóm “Tuyên bố 258” cũng các màn “đu tường” nhằm đưa Tuyên bố 258 đến các ĐSQ, tổ chức nhân quyền quốc tế. Những tưởng đây sẽ là luồng sinh khí thổi vào “thị trường dân chủ” vốn đang ảm đạm và èo uột nhưng rất tiếc, sự kiện này đã thất bại thảm hại vì không thể phủ nhận được ưu điểm/vai trò của Điều 258 BLHS với lợi ích kinh tế, xã hội, chính trị. Tội nghiệp thay, nhóm này không chỉ bị dư luận lên án mà còn bị chính thành viên của mình “phát giác”, dẫn đến đã phải thay hình đổi dạng, từ bỏ mục tiêu ban đầu, quay sang đấu tranh theo phương thức “hổ lốn”, ù xọe như hàng trăm các nhóm khác. Một sự thất bại quá đau đớn cho thế lực đã bỏ ngân lượng không nhỏ để các nhà “dân chủ” đi du hí, làm công tác ngoại vận.

    Đứng thứ 6 là thất bại của làng “dân chủ” trong việc ngăn cản Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng Nhân Quyền Liên Hợp Quốc (UNHRC), biết bao Tuyên bố, Kiến nghị, biết bao bản tố cáo, danh sách tù nhân lương tâm, làm nhân chứng nọ kia …đều đổ sông đổ bể hết khi Việt Nam trở thành thành viên với số phiếu cao nhất, gần như tuyệt đối, một tỷ lệ ủng hộ hiếm có được ví như “cú tát trời giáng” với lực lượng “dân chủ” cả nội lẫn ngoại!

    Dù rất cố gắng nhưng nhơn sỹ Nguyễn Quang A chỉ có thể đứng thứ 7 với sự kiện công khai tấn công Bùi Hằng đấu tranh, biểu tình “vô văn hóa”, họ Lã cũng phụ họa theo thầy khi lên án Thúy Nga, Bùi Hằng như kiểu “Giặc Khăn vàng” đã làm bùng nổ cuộc chiến giữa “dân chủ bình dân” và “dân chủ trí thức” đồng thời cũng châm ngòi cho cuộc tẩy chay,chửi bới nhóm nhân sỹ trí thức chưa từng có trong lịch sử “vài năm” của làng “dân chủ” , việc này khác hẳn với sự tôn vinh, chào đón hân hoan những vị này như những năm 2011, 2012. Có lẽ nào trong làng “dân chủ”, “trí thức” đã hết thời ?

    Bon chen ở bậc 8 là Phong trào chống phá bản dự thảo Hiến pháp sửa đổi 1992 của các nhà “nhân sĩ trí thức”. Mặc dù đã nỗ lực (gần) hết mình nhưng phong trào này cuối cùng vẫn thảm bại. Với hàng chục bản ký tên tập thể do đủ thể loại nhóm khởi xướng, với đủ chiêu trò hạ bệ, tấn công vào Đảng, các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước hiện nay, nhưng bản Hiến pháp sửa đổi thông qua với số phiếu gần như tuyệt đối (chỉ có ông Dương Trung Quốc và một vị đại biểu nữa là không biểu quyết) gây ra một cơn lên đồng “điên dại” của các nhà “dân chủ” Việt.

    Xếp thứ 9 là sự kiện làng “dân chủ” rầm rộ cho ra đời các hoạt động “chào mừng ngày Nhân quyền Quốc tế”. Quảng cáo nghe có vẻ hot nhưng thực tế thì cũng chỉ là thùng rỗng kêu to. Giống như sự ra đời của “Mạng lưới Blogger Việt Nam”, những phong trào này đã thất bại ngay từ khi ra mắt. Không chấp nhận sự thật về một năm thất bại thảm hại, làng “dân chủ” đã tung ra đủ chiêu trò bằng việc khoe khoang quy mô các cuộc ăn nhậu, đầu tư áo, phương tiện… Không chỉ vậy, nhà “dân chủ” Việt Tân Nguyễn Văn Đài còn chấp nhận “hy sinh”, đổi giới tính để chính thức bao thầu Hội Phụ nữ Nhân quyền, mở đường cho Hội Anh em dân chủ xâm nhập vào nữ giới và mở đường cho ái nữ Lê Thị Công Nhân quay trở lại hành nghề sau nhiều năm trốn tránh dư luận về những tố cáo cả về tư cách, tiền bạc lẫn tình ái từ chính người yêu cũ của chồng.

    Sự kiện cuối cùng của năm có lẽ là cú tát đau đớn nhất vào mặt làng “dân chủ” khi trước Giáng sinh mấy ngày, Lê Thăng Long – thủ lĩnh sáng lập “Phong trào Con đường Việt Nam” đã xin gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự kiện này đã làm phá sản dự án “thế kỷ” của các bạn “dân chủ” khi bầu chọn anh này phát động phong trào bỏ đảng, đoàn, hội. Đồng thời phê phán những người “đồng hành dân chủ” với anh ta lâu nay là “một kiểu cực đoan kiểu mới”. Sự kiện đang gây bão lớn trên mạng xã hội, dự đoán sức gió lên tới hàng trăm cmt/phút, báo hiệu kết thúc một năm đầy chán nản, thất vọng cho làng “dân chủ” Việt.

    Cuối cùng tác giả xin trích ý từ bài viết của bác Nguyễn Biên Cương đánh giá về phong trào “dân chủ” năm 2013: “Lực lượng dân chủ không thu hút được người có trình độ, nhân cách, rặt toàn “chuyển hóa” từ những người mang máu “tội phạm hình sự”, số được xem là nhân sỹ trí thức không có năng lực, không có đóng góp sản phẩm trí tuệ cho xã hội nhưng bất mãn, muốn kiếm danh bằng con đường chính trị. Số trẻ phần lớn bỏ học hay học hành không tới nơi tới chốn, lười lao động, thích làm anh hùng bàn phím, suốt ngày chăm chăm xem các tổ chức Việt tân, Họp mặt dân chủ… tổ chức khóa học, huấn luyện kỹ năng làm cách mạng lật đổ qua Internet, xã hội dân sự ở các nước loanh quanh như Thái Lan hay Philippine để mong sẽ có ngày chụp giựt “thành quả”. Lực lượng nòng cốt là kẻ sa đọa nhân cách, lối sống như Bùi Hằng, Xuân Diện đòi dẫn dắt dân khiếu kiện, giáo dân xuống đường…Cả thành phần dân chủ đã, đang xây dựng từ những kẻ lưu manh thì lấy đâu thực lực và chính nghĩa ? Những người ngộ nhận dân chủ từ xã hội phương Tây đang dần dần tỉnh ngộ và vỡ mộng về cái gọi là “phong trào dân chủ”

    TẠM KẾT

    Khép lại một năm “dân chủ” buồn, Blogger Mẹ Nấm Gấu sau thất bại tổ chức biểu dương lực lượng đòi trả tự do cho tội nhân trốn thuế Lê Quốc Quân ngày 2/10 đã nhắn gửi một thành viên khác trong nhóm Tuyên bố 258 là Gió Lang Thang một câu thơ đậm mùi bất lực “Nội lực không có, ngoại lực tùy theo hướng gió. Chúng ta sống thua con chó” (Hiện câu này đã bị Gió Lang thang xóa).
    Kết cục đó liệu có khiến họ nhìn sự thấy sự thê thảm khi đi ngược lợi ích của dân tộc?

    Ban Admin TỔ QUỐC LINH THIÊNG

  2. nguenha says:

    “Công đoàn Đoàn kết Ba-lan” đúng là gương soi cho các lực lượng đấu trang với CS. Nhưng Dân tộc Ba Lan có những cái mà dân tộc VN không có : đa số rất ngoan đạo Thiên chúa. Cuộc tranh đấu của họ
    được Thế giới ủng hộ ,cụ thể Đức giáo hoàng. Dân trí cao. Đó là những điểm mà VN không có. Vì thế các nhà Dân chủ trong nước chiến đấu cam go hơn,dũng cảm hơn…! Sự chiến đấu của Bà con trong nước chỉ trông cậy vào Người Việt Hải ngoại,xem đó là gạch nối với Thế giới bên ngoài,cũng như sự
    yểm trợ về tài lực. Tuy nhiên ,sự “nối vòng tay lớn” nầy cần nâng lên một bực. Chẳng hạn,trong lúc các nhà tranh đấu của chúng ta đang bị CS đày đọa ở quê nhà,thì con cháu của những tên CS ác ôn nầy lại “nhởn nhơ’ ở nước ngoài với nhản hiệu ” du học”,người Việt phải có thái độ với bọn chúng. Thái độ
    đó như thế nào ??Hảy điểm mặt chỉ tên con cháu VC sang đây không học,chỉ ăn chơi,chuyển tiền lậu,
    …kết hôn giả để ở lại. Hảy chỉa mủi (focus) vào những tên ác ôn nhất. Đây là việc làm mà các Đảng phái đấu tranh cần phải đặt thành vấn đề.Làm được như vậy,chúng ta mới đóng góp thực sự cho Phong trào tranh đấu ở trong nước. Bà con còn nhớ,khi vụ Cồn dầu (Dà nẳng) nổi lên, tên Nguyễn báThanh ,lúc đó là Bí thư đả gọi 2 đức con của hắn đang du học ở Mỷ về. Rất mong thay !

Leave a Reply to Mõ Làng