Jonathan London: Viet Nam hay Vietnam?
Đã từ lâu các học giả nuớc ngoài có tranh luận về một vấn đề: chữ ‘Việt Nam’ khi viết bằng tiếng Anh nên là ‘Viet Nam’ hay ‘Vietnam’?
Các học giả, chuyên gia về Việt Nam có nhiều quan điểm khác nhau. Cá nhân mình, khi viết bằng tiếng Anh, tôi thích viết ‘Viet Nam’ vì nhiều lý do. Bằng tiếng Anh, tên chính thức của Việt Nam là Viet Nam. Vì thế, trong những tư liệu tiếng Anh, Liên Hợp Quốc hình như luôn luôn viết Viêt Nam ‘Viet Nam’. Trong khi đó, Ngân hàng Thể giới, cũng là một tổ chức lớn, và cũng có quan hệ với hệ thống LHQ thì sử dụng Vietnam. Nhiều khi tôi viết một bài báo cho môt tờ báo tiếng Anh, dù tôi gửi bản có chữ Viêt Nam khi đọc báo lại thấy nó ‘bi kiểm duyệt’ sang Vietnam.
Trong ‘thể giới nói tiếng Anh’, Một số ’luật’ về ngôn ngữ (xin lỗi tôi không chuyên về lĩnh vực này) có nói, khi viết đến tên của một nơi (chẳng hạn một tỉnh, thành phố) thì nên viết theo cách viết bằng tiếng Anh phổ thông như ‘Hanoi’ hay ‘Haiphong’ chứ không phải là Ha Noi hay Hai Phong (không bỏ dấu trong tiếng Anh). NHƯNG, đối với những nơi chưa có nhiều người biết đến, chẳng hạn Quảng Bình thì nên viết Quang Binh hơn chứ, không có chuyện viết ra Quangbinh.
Mặt khác, Việt Nam là một trường hợp đặc biệt ở Đông Á vì Quốc ngữ Việt Nam có sử dụng những chữ của tây. Lấy ví dụ, Hoa ngữ chẳng hạn. Khi nơi (địa lý) nào ở hoa lực được viết ra bằng tiếng Anh thì luôn luôn là một từ, dù là Shanghai (Thương Hải) hay Sichuan (Tứ Xuyên). Chỉ có một số trường hơp ít ỏi như chính Hông Kông (nơi tôi đang ngồi) có viết bằng hai chữ (Hong Kong).
Nói đến đây, tôi nhớ ra một chuyện rất bực mình đã xảy ra năm ngoái, khi tôi viết một bài về vấn đề ‘Tự chủ trong bệnh viện công của Việt Nam’ trong tạp chí Khoa học xã hội và Y tế (Social Science and Medicine), là tạp chí hàng đầu trên thể giới trong lĩnh vực Y tế Công cộng. Vậy, tạp chí này yêu cầu tôi viết Việt Nam thành ‘Vietnam.’
Nhưng, đau đầu lớn hơn nữa là về quá trình viết và soạn bài. Ở đây có hai nguyên nhân. Một là việc tạp chí yêu cầu bài của tôi phải không quá 8,000 chữ (vì trước bài đã có trên 12,000 chữ nên đã phải nỗ lực nhiều đề giảm bớt nó..khó lắm rồi!).
Hài là việc bài tôi là về Việt Nam. Về cở bản, vấn đề là như sau: Chán nhất là dù họ đã yêu cầu viết Vietnam tôi đã phải viết hai chữ cho mọi tên của những nơi như Tam Kỳ (Tam Ky) hay Cẩm Phả (Cam Pha)…. không được phép viết như ‘bọn’ học giả Trung Quốc viết Jiuzhaigou (Cửu Trại Câu), mà chỉ đuợc một từ mà thôi. Trong bài của tôi, vì đã so sánh khoảng 14 địa phương khác nhau nên tôi đã phải viết tên của những nơi này nhiều và đã phải ‘trả’ một giá rất cao. ‘Thấy mất công chưa?? Nhưng vẫn chọn viết Da Nang vì tôi đã sống ở Quảng Nam một năm và không bắt mình viết Danang.
Lý do tôi đề cập vấn đề này vì hiện nay tôi đang hoàn thành một cuốn sách về Việt Nam có nhiều tác giả (tôi đóng vai trò biên tập, và cũng có viết hai chương), và chính tranh cãi này đã nổi lên hôm qua khi đã có một ‘phái’ quyết liệt phản đối việc viết (bằng tiếng Anh ‘Viet Nam’). ‘Phái Vietnam’ này cho rằng, nên dùng cách phổ thông nhất và có lý luân rằng, khi xem từ điển thì đa số có ‘Vietnam’ trước ‘Viet Nam’ và thậm chí khẳng định ‘Viet Nam’ là một ‘phương án ít ưa hơn.’ Còn có người khác cho rằng họ thích viết Việt Nam hơn vì khi viết Viet Nam và sau đó viết Vietnamese họ thấy lạ. Chia buồn!
Có những người, như một ông bạn thân đã nghiên cứu về Việt Nam nhiều năm luôn luôn viết Vietnam. Theo ông này, khi xem từ điển thì gần như là luôn luôn là Vietnam. Và ông này cho rằng, luôn luôn phải theo từ điển. Tôi chưa đầu hàng!! Xin lỗi Ông!! Những từ điển cũng có lúc sai lệch chứ!! Bạn đã bao giờ viết Southsudan hay Southkorea hay Southdakota?? Không bao giờ có những chuyện đó!! Hơn nữa, cũng có nhiều lý do lịch sử chính trị vì sao Việt Nam nên được viết ra bằng tiếng Anh là Viet Nam. Việt Nam có nghĩa là Nam Viet. Là những người xa xưa, ngày xưa đã không muốn thành Tàu. Nói như thế có đúng không, có mất dậy không ạ, có láo không ạ?
Chính vì thế, dù có nhiều khi tôi vẫn bị bắt buộc phải chấp nhận ‘Vietnam’ thay vì “Viet Nam,” và đến lúc mà tôi được nghe những lời lý luận có tính thuyết phục… tôi sẽ giữ vị trí ở phái Viet Nam. Nếu được, ta nên gọi mọi nước đúng tên của nó chứ! Nhưng cũng có vấn để ở đó. Tôi sẽ rất ngại viết Trung Quốc Zhongguo hay thậm chí Zhong Guo bằng tiếng Anh chính vì tôi từ chối chấp nhận giả định là quốc gia đó là trung tâm của thể giới. Trong trường hợp này, tôi ưa China hơn, dù đang nói hay viết bằng tiếng Việt hay tiếng Anh!
Việt Nam /Việtnam/Việt-Nam/Vietnam/VN đều đọc là Việt Nam chớ có đọc khác đâu Người Mỹ Vietnam,vietnamese.Pháp nói Vietnam.vietnamien thì ai cũng biết là nói nước Viêt nam ,người Việt nam…cả thôi..
Anh Mỹ thắc mắc cũng đúng ,nhưng vn chưa coa hàn lâm viện qui định viết thế nào mới đúng,ví dụ như trên ,có người trước 75 đề nghị các danh tù đôi thay vì có gạch ngang nối ở giữa ,thì nay bỏ đi ,viết nối với nhau như thắcmắc .hànlamviện.quiđịnh,vídụ,đènghị……Việtnam…nhưng cũng chĩ là đè nghị…
Và anh London muốn viết sao cũng được,miễn đừng chế chử mới hoặc cách viết mới là ok salem “dồi” !
(tn)
Jonathan quan trọng hóa vấn đề!
Khi nào chú tự xuất bản lấy những gì chú viết thì chú muốn viết rời, viết liền gì cũng được, còn phải viết theo yêu cầu để kiếm tiền thì hãy để người ta biên tập theo THÔNG LỆ hay ý muốn của họ. Viet Nam hay Vietnam đều được hiêủ là nước Việt Nam. Trừ khi do viết khác đi mà gây sự nhầm lẫn cho độc giả thì mới cần giải quyết cho xong.
Đối với người Việt (ở hải ngoại), không cần thiết phải chửi VC về v/đ này, vì trước 1975, báo chí phương Tây vẫn dùng chữ Việt Nam dưới cả hai dạng Viet Nam và Vietnam mà VNCH có “bắt” bọn Tây phải viết theo tiêu chuẩn nào đâu.
Tuy vậy, để dung hoà tôi đề nghị là khi dùng chữ VN với nghiã là quốc gia (state) thì viết là Viet-Nam(không dấu mũ, không dấu nặng gây bất tiện cho người nước ngoài) để thoả mãn cho hai trường phái (đơn âm hay đa âm) tùy theo cách đọc, hoặc ngắt quãng hoặc đọc liền đều …OK.
Để giải quyết chữ VN với nghiã là người Việt hay tiếng Việt, đề nghị để nguyên chữ Vietnamese. Có người không hài lòng, nhưng theo tôi đã có tiền lệ trong tiếng Anh khi viết nước Pháp là France nhưng khi nói đến người Pháp hay tiêng Pháp thì biến đổi hẳn thành French. Đã sao?
Tôi đồng tình với ý kiến trên đây của bạn vb. là Việt Nam = Vietnam = Viet-Nam. (đều là Việt Nam cả)
Cám ơn ông Jonathan London đã quan tâm đến quê hương Việt Nam của chúng tôi. Chúc Ông sức khoẻ và thành công về mọi mặt.
Xin lỗi, tôi copied thiếu mất một đoạn nên xin gửi lại.
Đơn giản! Nếu bạn viết tên họ một người, bạn viết dính liền thành một chữ hay phải viết rời từng chữ đúng như tên họ của người đó; huống chi Việt Nam là tên nước của một quốc gia? Viết giản lược hay ngắn lại là một thói quen để tiết kiệm thời giờ và giấy mực là nên nhưng có những cái không nên, nhất là tên riêng. Cái tật quen viết sửa tên riêng cho tiện nên thay đổi, nó chỉ có thể viết nháp nhưng không thể viết trên văn bản vì nó không phản ánh đúng với ngôn ngữ tên riêng của quốc gia đó
Còn nếu nói viết theo tự điển thì tự điển gì? Tại sao viết tiếng Việt mà không dùng từ điển Việt? Và tự điển Việt có viết “Vietnam”? Có bạn nào thấy bất cứ người Việt nào viết tiếng Việt mà viết “Vietnam”chưa?
Ông Jonathan London là người ngoại quốc, ông học tiếng Việt và viết tiếng Việt theo người Việt và ngôn ngữ Việt nên ông viết “Việt Nam”. Nhưng nếu ông viết bằng tiếng Anh thì ông viết theo tự điển Anh, nghĩa là “Vietnam”. Người ngoại quốc họ muốn dịch và viết ra sao bằng ngôn ngữ họ là chuyện của họ, nhưng nếu viết tiếng Việt thì phải viết là “Việt Nam”.
DâM TiêN tôi cũng tỏ lòng kính trọng và quý mến anh Jonathan London đã có tình người
với Việt Nam chúng tôi, riêng về nền văn hóa.
Tôi đồng ý với anh J. Londoin và anh LQ Trình : tên nước VN phải viết riêng VIET NAM
Nhưng vì mấy anh nước ngoài đã quen viết liền như ” Vietnam,” thì ta phải chịu khó
thuyết phục họ sửa lại. Bằng không, ta có giải pháp trung dung :
Tên nước là proper noun thì phải viết rõ ràng là VIỆT NAM , hay VIỆT-NAM.
Nhưng khi cần Adjective về VN, thì ta có thể gom lại, như Vietnamien, Vietnamese.
Tóm lại ,proper noun về nước VN thì viết VIỆT NAM hay VIỆT-NAM;
Điều gì có tính cách VN, adjective, thì viết : Vietnamien , Vietnamese, ( Nay Kính)
Việt Nam là đúng và Vietnam là SAI!!! Việt Nam là nước Việt ở phương Nam Jonathan cần phải giải thích cho bọn trí ngủ Mẽo hiểu chữ Nam có nghĩa là phương Nam, huớng Nam (South) hơn là tranh luận đúng sai.
“Quốc hiệu Việt Nam “- Montréal 10/2007 – Quản Hùng
Ngay từ khi mới lên ngội, vua Gia Long đã cử sứ thần sang Trung Hoa xin nhà Thanh phong vương và xin đổi quốc hiệu là Nam Việt với lý lẽ rằng Nam là Annam, Việt là Việt Thường. Nhà Thanh từ chối vì cho rằng Nam Việt là tên nước của Triệu Đà ngày trước, bao gồm cả vùng Lưỡng QuảngTrung Quốc. Thanh triều cho đổi chữ Việt ra trước thành tên Việt Nam .
Tháng giêng năm 1804, nhà Thanh sai sứ thần là Tế Bồ Sâm, Án sát sứ Quảng Tây sang Thăng Long tuyên phong Gia Long làm Việt Nam QUỐC VƯƠNG. Vua Gia Long chính thức đặt quốc hiệu là Việt Nam.
Về ý nghĩa từ Việt Nam, nhiều giả thuyết cho rằng từ Việt Nam kiến tạo bởi hai yếu tố: chủng tộc và địa lý (người Việt ở phương Nam ). Có nhiều tác gỉả cho rằng Nguyễn Trãi trong Dư Địa Chí và sách Vân Đài Loại Ngữ có nói đến quốc hiệu Việt Nam từ trước đời Gia Long. Tác phẩm Dư Địa Chí có nói đến chữ “ Việt Nam ở mục số 2 và số 13. Vân Đài Loại ngữ, quyển thứ 3 là khu vũ loại có nhắc đến chữ Việt Nam. Nhưng theo Trần Gia Phụng thì đây không phải là quốc hiệu nước ta vì cả hai tác phẩm của Lê Quý Đôn và Nguyễn Trãi đều căn cứ vào bộ sử cũ như Toàn thư, Annam chí lược, Việt sử tiêu án, Cương Mục hoàn toàn không có nói đến quốc hiệu Việt Nam . Nguyễn Trãi và Lê Quý Đôn dùng chữ Việt Nam theo nghĩa nước Việt hoặc người Việt ở phương Nam, chứ không phải một nước có tên là Việt Nam . Tuy nhiên, tên gọi Việt Nam có thể đã xuất hiện sớm hơn. Ngay từ thế kỷ 14 đã có một bộ sách nhan đề Việt Nam thế chí ( nay không còn ) do Hàn Lâm viện học sĩ Hồ Tông Tốc biên soạn. Trong tác phẩm của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) ngay trang mở đầu tập Trình Tiên sinh quốc ngữ đã có câu “ Việt Nam khởi tổ xây nền “Người ta cũng tìm thấy hai chữ Việt Nam trên những tấm bia khắc từ thế kỷ 16-17 như bia chùa Bảo Lâm(1558) ở Hải Dương, bia chùa Cam Lộ(1590) ở Hà Tây, bia chùa Phúc Thánh (1664) ở Bắc Ninh… Đặc biệt bia Thủy Môn Đình (1670) ở biên giới Lạng Sơn có câu đầu: “ Việt Nam hầu thiệt, trấn bắc ải quan” ( đây là cửa ngõ yết hầu Việt Nam và là tiền đồn trấn giữ phương Bắc)… Hiểu theo nghĩa Việt Nam quốc hay Người Việt phương Nam.? ai có lý ?
Sau đây là Chiếu tuyên cáo đặt quốc hiệu mới của Vua Gia Long do Phan Huy Ích soạn:
Xuống chiếu cho thần dân thiên hạ đều biết. Trẫm nghĩ: Xưa nay các bậc Đế Vương dựng nước,ắt có đặt quốc hiệu để tỏ rõ sự đổi mới. Hoặc nhân tên đất lúc mới khởi lên, hoặc dùng chữ nghĩa tốt đẹp. Xét trong sách cũ đã có chứng cớ rõ ràng.Nước ta sao Dự, sao Chẩn, cõi Việt hùng cường. từ trước đã có Văn Lang, Vạn Xuân nhưng còn quê kệch. Đến đời Đinh Tiên Hoàng, gọi là Đại Cồ Việt, nhưng người Trung Quốc vẫn gọi là Giao Chỉ. Từ đời nhà Lý về sau quen dùng tên An Nam do nhà Tống phong cho ngày trước đặt làm hiệu nước. Do vậy vận hội dù có đổi thay nhưng trải bao dời vẫn giữ theo tên cũ, thực là trái với nghiã chân 1inh dựng nước . Trẫm nối theo nghiệp cũ, gầy dựng cơ đồ, bờ cõi đất đai rộng nhiều hơn trước. Xem qua sổ sách, tuần xét núi sông, nên đặt tên tốt để truyền lâu dài.
Ban đổi tên nước là Việt Nam
Đã tư sang Trung Quốc biết rõ
Từ nay trở đi, cõi Viêm bang bền vững, tên hiệu tốt đẹp gọi truyền.
Hễ ở trong bờ cõi đều hưởng phúc thanh minh.
Vui thay.
Nghĩa xuân thu nhất thống đã truyền khắp bốn phương, ân huệ lâu dài và muôn phúc cao dày mọi người cùng hưởng. Vậy bá cáo rộng khắp để mọi người cùng biết.
Nay chiếu
Giáp tý xuân phụng nghĩ tân kiến quốc hiệu tuyên cáo
Mùa xuân năm Gíáp Tý, vâng lệnh vua sọan bản tuyên cáo đặt quốc hiệu mới
Đơn giản! Nếu bạn viết tên họ một người, bạn viết dính liền thành một chữ hay phải viết rời từng chữ đúng như tên họ của người đó; huống chi “Việt Nam” là tên nước của một quốc gia? Viết giản lược hay ngắn lại là một thói quen để tiết kiệm thời giờ và giấy mực là nên nhưng có những cái không nên, nhất là tên riêng. Cái tật quen viết sửa tên riêng cho tiện nên thay đổi, nó chỉ có thể viết nháp nhưng không thể viết trên văn bản vì nó không phản ánh đúng với ngôn ngữ tên riêng của quốc gia đó.
Tôi chia xẻ ý kiến với ông LeQuocTrinh ở trên về vấn đề chữ Quốc ngữ và về chữ Việt Nam. Thật là xấu hổ khi để một người ngoại quốc học chữ Quốc Ngữ thắc mắc, bàn luận về chữ nghĩa của mình trong khi nhà nước XHCN luôn luôn tự hào về số giáo sư tiến sĩ đông nhất Đông Nam Á của mình. Chừng vài năm nữa thôi sẽ không còn chữ Quốc ngữ nữa, thay vào đó một thứ chữ lai căn, nhiều khi vô nghĩa một cách ngu xuẩn. Thứ chữ này đã được nhìn thấy trên báo chí và bắt đầu xuất hiện trên cả sách giáo khoa nữa.
Tiếng việt là tiếng đơn âm vì vậy mới gọi là người Việt Nam, nước Việt Nam. khi đi ra ngoài với người ta thì phải cho giống người ta không nhất thiết phải đơn âm nửa.
trong trường hợp này Vietnam là chuẩn. ví dụ : người Việt = Vietnamese..chứ hông lẽ bây giờ Viet Namese.. thấy không giống ai hết.. khi đó lúa lại càng lúa hơn..
Minh bạch như anh TRINH thì còn gì để bàn caĩ nữa !
VIỆT NAM ! VIỆT NAM ! nước tôi !!!!
Nay đã là “Vietnem” , là CHXHCNVN ( chẳng hề xấu hổ chút nào vi ngu), là ( xuống hố cả nút..)…. Ngay cả lá cờ tổ quốc cũng là cuả “đại háng lông” giao cho !! Là Phước Kiến tỉnh , là GIAO CHỈ Quận !!!
CHINA
http://web.archive.org/web/20021010094056/http://worldstatesmen.org/China.html
XIN “để cho VNCH luì về dĩ vãng một cách tự nhiên” như con cháu ” ông Hồ Chí Minh (vô tài, vô học, vô giáo dục) đi du thử du thực khắp nước Pháp, Âu Châu xong rồi về nước chế ra một loại chữ viết lai căng không giống ai, ví dụ điển hình “Con đường Kách Mệnh”, hay dùng chữ “f” thay thế cho “ph”. mơ ước !!! Mà không được !
Anh Jonathan London, laị muốn tống bôi cái thằng CHXHCNVN vô cái chỗ mô mà hoỉ : Viet Nam hay Vietnam ??
Chào trân trọng
Thân chào anh Jonathan London,
Cám ơn anh đã cố gắng tìm hiểu văn hoá Việt Nam và viết lên những băn khoăn về cụm từ “Việt Nam”, viết sao cho đúng ?
Trước hết tôi cũng rất xấu hổ và đau lòng khi đất nước chúng tôi sống hoà bình thống nhất qua gần 40 năm dưới chế độ CS này mà vẫn chưa hề xuất hiện một Hàn Lâm Viện ra hồn để thống nhất chữ viết, ngôn ngữ cùng với lịch sử dân tộc, văn hoá Lạc Việt, để cho một người ngoại quốc như anh Jonathan phải bức xúc.
Tình trạng bê bết lai căng trong chữ Quốc Ngữ này bắt đầu xuất hiện từ khi ông Hồ Chí Minh (vô tài, vô học, vô giáo dục) đi du thử du thực khắp nước Pháp, Âu Châu xong rồi về nước chế ra một loại chữ viết lai căng không giống ai, ví dụ điển hình “Con đường Kách Mệnh”, hay dùng chữ “f” thay thế cho “ph”. Đương nhiên những người “trí thức thiên tả” theo đuôi ông không bao giờ cảm thấy chuớng tai gai mắt, mà còn hãnh diện đằng khác. Tôi xa nhà hơn 40 năm trời, sống hoà nhập vào xã hội Canada, nhưng tôi rất quý trọng ngôn ngữ Việt, rất tự hào mỗi khi gõ máy viết những bài văn bằng tiếng mẹ đẻ. Và tôi cũng gặp ít nhiều khó khăn khi đụng chạm đến cách viết mới do chế độ CS này chế ra.
Bây giờ xin trở lại đề tài cụm từ Việt Nam viết rời, chữ hoa “Việt Nam”, như anh Jonathan thường sử dụng …hay viết dính liền “Vietnam” theo một số cơ quan thông tấn xã ngoại quốc.
Lập luận cơ bản chắc chắn nhất của tôi rằng: ngôn ngữ tiếng Việt thuộc loại đơn âm (monosyllabique), có nghĩa mỗi chữ là một âm độc nhất, do đó tuyệt đối không thể ghép lại thành đa âm như tiếng Latin (Pháp, Anh). Vậy thì viết chữ Việt Nam là chính xác nhất. Hai nữa Việt Nam là danh tự riêng chỉ tên quốc gia, giòng giống dân tộc, bắt buộc phải viết hoa cả hai chữ.
Trách nhiệm của Nhà Nước Việt Nam là phải biết thống nhất cách viết có cơ sở minh bạch và ra luật để mọi nguời tuân thủ, tránh ngộ nhận phiền hà, làm mất thể diện dân tộc. Dĩ nhiên chế độ CS ngu xuẩn này không có đủ chính danh và khả năng độc lập để thực hiện chính sách này.
Cám ơn anh Jonathan London nhiều,
Lê Quốc Trinh, Canada
“Trách nhiệm của Nhà Nước Việt Nam là phải biết thống nhất cách viết có cơ sở minh bạch và ra luật để mọi nguời tuân thủ, tránh ngộ nhận phiền hà, làm mất thể diện dân tộc “- Lê Quốc Trình
Tui đang mong bọn Việt cộng chết hết để tiếng Việt trước năm 1975 có cơ hội được phục hồi, mà bác Trình lại đề nghị để cho bọn chúng thống nhất tiếng Việt ?!
Có lẽ tui cũng chẳng nên trách bác, vì bác đang dùng ngôn ngữ của bọn chúng . Đoán rằng bác đã có một thời gian phải sống dưới chế độ của chúng .
“Chế độ CS ngu xuản này không đủ chính danh và khả năng độc lập để thực hiện chính sách nầy” Đúng như vậy! Đầu thập iên 80,có một hội nghị trong nước ,chủ đề về “ngôn ngữ Việt”,có nhà văn ca tụng “Sự cải cách” chữ viết của HCM.Đương sự đưa ví dụ :máy bay trực thăng=
máy bay lên thẳng. Sau đó .có người hỏi: Thế thì máy bay phản lực gọi là gì?? Chẳng lẻ gọi ;”máy bay thụt -lùi’. Cử tọa vì sợ ,nên”bịt miệng’ cười! Trong Ngôn ngữ có những chữ “của quốc gia nầy’ “nhưng đả trở thành của “quốc gia khác”,không có chi là lạ. Trong tiếng Anh có biết bao nhiêu chữ tiếng Pháp đả được “quốc hửu hóa”. Củng không phải vì thế mà đánh mất tính-độc lập,chủ quyền của mình. Chỉ có người ngu ,như HCM,ưng làm những chuyện động trời,lập dị…thực tế là “thùng rổng kêu to” !! Riêng tôi ,chừng nào còn CS trên đất Việt nên dung ” Việt Nem” thay cho VN ,đở xấu hổ ! (Tên Việt Nem đả được Tàu Cộng gắn nhản mác trong cuộc thi Hoa hậu)
Việt Nam, hay Vietnam, Viet-Nam đều tốt cả, ngoại trừ “Việt Nem” thì đừng!
To Mr Jonnathan London : Với một người ngoại quốc muốn tìm hiểu, học hỏi ngôn ngữ Việt Nam trong giai đoan này thật vất vả cũng khá là ” khó khăn “, vì như Ông, Bà Lê quốc Trinh đã viết : <> . DÂN VIỆT viết tiếp : ” Đã thế, sau năm 1945, văn hóa ngôn ngữ Việt Nam hầu như ĐÃ và ĐANG bị ” mối, mọt cộng sản tàn phá ” . Tuy nhiên, tạm thời Quí Vị ngoại quốc muốn tìm hiểu, học hỏi ngôn ngữ Việt Nam xin hãy tìm đọc bộ sách ” QUỐC VĂN GIÁO KHOA THƯ ” của một số Học Giả uy tín soạn thảo, ít ra, nó cũng đã được cơ quan vặn hóa cao cấp nhất nước thời bấy giờ là ” NHA HỌC CHÍNH ” ( như Bộ Quốc Gia Giáo Dục bây giờ ) công nhận là sách giáo khoa dùng để giảng dậy trong các học đường .
Theo tinh thần của bộ sách này thì tiếng chữ Việt thuộc loại đơn âm, độc vận ( Unisound, monosyllable ) tạo thành cũng do bộ mẫu tự ABC.. ( lettres, letter …) nhưng không có các mẫu tự : F,J,W,Z . Vì thế nếu Quí Vi viết ViệtNam, thay vì Việt Nam, thì chỉ đúng với Quí Vị vì Quí Vị đã quốc gia hóa ( nationize, nationaliser. ) theo văn hóa quốc gia của quí vị là sai ! thứ nữa nếu Quí vị lại viết Kách mạng thay cho cách mạng thì cũng lại sai vì trong vần ( syllable) Việt ngữ không có vần ” Ka, Kắ, Kấ, Ko, Kô, Kơ, Ku, Kư ” . Hay viết Fương Fháp thay cho phương Pháp cũng sai nốt, vì Hồ chí Minh ít học, không có một chút gì về âm học ( phonetics ) để phân biệt giữa F ( phát âm nhẹ ) và Ph phát âm mạnh ( như phì ra ) : Farmer, Pharmacy …
Kính, Mr Jonathan London cần chi để tìm hiểu hoc hỏi thêm ngôn ngữ Việt Nam, nếu không ngoài khả năng, chúng tôi rất vui lòng hầu chuyện tiếp . DÂN VIỆT .