WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Người Việt ở Nhật xuống đường nhân 40 năm “hải chiến Hoàng Sa”

1390146727.nv

Người Việt Nam ở Nhật cũng biểu tình tuần hành và gửi văn bản phản đối chính quyền Trung Quốc vì sự cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa, diễn ra cách đây tròn bốn thập niên.

Tờ “Sankei” (Sản Kinh) dẫn nguồn từ Hãng Thông tấn Nhật Kyodo cho hay, khoảng một trăm người, là những viên chức và lưu học sinh Việt Nam tại Nhật đã tổ chức diễu hành biểu tình ở khu Minato (nơi tập trung nhiều đại sứ quán nước ngoài ở thủ đô Tokyo), đồng thanh hô vang khẩu hiệu “Trung Quốc hãy cút khỏi Tây Sa, Hòa bình cho biển Đông” (*).

Những người tham dự đã tập trung lại qua lời kêu gọi trên mạng xã hội Facebook. Cuộc tuần hành khởi đầu lúc 10 giờ sáng ở đoạn đường gần ĐSQ Trung Quốc, và diễn ra trong khoảng 45 phút. Trên quãng đường dài chừng 1,7 km, biểu ngữ “Các bạn Nhật và các nước ASEAN, Việt Nam vì hòa bình trên biển Đông, sẽ cùng hành động với các bạn” đã được giơ cao.

Đoàn biểu tình cũng đã bỏ vào hộp thư trước cửa ĐSQ Trung Quốc văn bản phản đối việc Trung Quốc đưa ra luật cấm đánh bắt cá trên biển Đông. Trao đổi với báo chí, một thanh niên (29 tuổi) đang du học tại một trường đại học quốc lập ở Tokyo, đã chia sẻ: “Việt Nam là một đất nước nhỏ bé nhưng cả chúng tôi, thế hệ trẻ, muốn khẳng định với cộng đồng quốc tế rằng Hoàng Sa thuộc chủ quyền lãnh thổ của đất nước chúng tôi”.

*

Trở lại lịch sử, vào ngày này cách đây tròn bốn mươi năm, đã xảy ra một trận chiến giữa Hải quân Việt Nam Cộng hòa và Hải quân Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa, khi đó do Việt Nam Cộng hòa bảo vệ và thực hiện được chủ quyền. Trận chiến này, về sau được gọi bằng cái tên “Hải chiến Hoàng Sa 1974”, và gắn liền với tên tuổi của 74 quân nhân Việt Nam Cộng hòa đã hy sinh khi bảo vệ tổ quốc.

Kể từ năm 1975, “Hải chiến Hoàng Sa” trở thành một “điểm trắng” trong lịch sử Việt Nam khi nó ít được nhắc tới trong sách vở và dần dần trở thành một đề tài “cấm kỵ” trong “chính sử”. Phải tới dịp hồi tưởng năm nay, nhân tưởng nhớ bốn mươi năm mất Hoàng Sa, báo chí trong nước mới có dịp đăng tải những chuỗi bài vở về sự kiện Quân đội Cộng sản Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa vào ngày 19-1-1974.

Cuộc biểu tình của người Việt tại Nhật Bản nói trên là một trong số nhiều nỗ lực của người Việt trên toàn thế giới hướng về Hoàng Sa. Trong khuôn khổ chương trình “Nhịp cầu Hoàng Sa” do một số cá nhân chủ trương, chỉ sau 12 ngày, hơn 500 triệu đồng đã được quyên góp để ủng hộ phần nào “cho thân nhân những người lính đã hy sinh ở Hoàng Sa và cho những người lính từ Hoàng Sa trở về sống âm thầm suốt 40 năm qua”.

Bên cạnh đó, trong vòng 8 ngày, đã có hơn 16 ngàn người trên thế giới ký tên vào một lá thư gửi Liên Hiệp Quốc nhân 40 năm Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa. “Đây cũng là dịp để cả thế giới nhìn lại sự kiện này và cũng là dịp để Trung Quốc có thể sửa chữa sai lầm của mình trong quá khứ” – lá thư được soạn thảo bởi hai tổ chức dân sự độc lập Quỹ Nghiên cứu Biển Đông và Nhóm Biển Đông tại Pháp nhấn mạnh.

Với những tâm nguyện yêu nước mạnh mẽ như thế, người dân Việt Nam có quyền mong mỏi và đòi hỏi một thông điệp rõ ràng, cương quyết và trước sau như một hơn nữa từ phía chính quyền, nhất là khi đúng vào dịp tưởng niệm, Chương trình ca nhạc hát về biển đảo quê hương và Lễ thắp nến tri ân Hướng về Hoàng Sa ở Đà Nẵng đã bị hủy vào phút chót vì những lý do không được nêu rõ, loạt bài viết trên báo chí về “Hải chiến Hoàng Sa” thì đột ngột bị ngừng và cho “ẩn” vào trong những trang báo mạng…

(*) Tây Sa là tên mà chính quyền Trung Quốc gọi quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Theo Nhịp Cầu Thế Giới

22 Phản hồi cho “Người Việt ở Nhật xuống đường nhân 40 năm “hải chiến Hoàng Sa””

  1. Lê Hương Lan says:

    Ủa, tại sao người Việt ở Nhật chỉ dường cờ đỏ sao vàng mà không cầm theocờ vàng ba sọc đỏ? Vậy là người Việt ở Nhật 100% là CS hay sao?

  2. Ở đâu có sự hiện diện lá cờ máu , ở đó chỉ có tang thương , tuỵêt vọng mà thôi . Tôi không thể hiểu những người này .

  3. vo song says:

    Phản đối bọn chính quyền Trung Cọng cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa diễn ra cách đây tròn bốn thập niên là chính đáng, nhưng thấy họ cầm cờ Viêt Cọng trên đường phố ở Nhật thì trông rất tội nghiệp.
    Một góp ý, thay vì cầm lá cờ đó, thì mang thêm một biểu ngữ lớn viết lên trong đó “Chúng tôi là người Việt Nam” thì có lẽ có nhiều thiện cảm dưới mắt người Nhật và cọng đồng quốc tế hơn, và ai ai cũng hiểu đó là những người Việt yêu nước.

  4. Dao Cong Khai says:

    Chúng ta nên nhìn vào những điểm chính sau đây:

    - Đó là ngày kỷ niệm trận chiến bảo vệ lãnh thổ, hải đảo của quân đội VNCH.
    - Đó là những người muốn thực hiện việc kỷ niệm ngày đó.

    Cờ quạt là vấn đề phụ, không quan trọng ba*ng` chủ đích và tinh tha^n` của người thực hiện. (Chính vì thế mà chính quyền VC không muốn để chuyện đó xẩy ra trong nước)

    • Lại Mạnh Cường says:

      Xin hoàn toàn đồng ý với ý kiển trên của Đao Cong Khai. Ở đây NỘI DUNG CHỐNG TÀU CỘNG rất quan trọng và hy vọng sẽ là một khởi điểm cho ĐỒNG THUẬN DÂN TỘC trong hai phía quốc cộng.

      Tôi còn thấy những người biểu tình mang cờ máu (nhưng không mang theo hình cáo già Hồ) trong Ngày Tưởng niệm Hoàng Sa, chứng tỏ họ BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN với bọn cầm quyền CSVN, được coi như là tay sai của Tàu cộng.

      Điều này chứng tỏ cho thế giới bên ngoài thấy rõ, đã có những RẠN NỨT trầm trọng trong đảng CSVN, cụ thể giữa đám CS bị ràng buộc chặt chẽ về quyền lợi (chính trị, kinh tế …) với Tàu cộng và thành phần còn lai (trong đó dĩ nhiên có nhóm muốn thân phương Tây hay thân Nga, để không bị lệ thuộc nhiều vào Tàu cộng)

      LMC

      TB:
      Hồi tưởng ngày xưa bọn CSVN đã phân dân Mỹ làm hai loại: những người Mỹ “tiến bộ”, hay nhóm Phãn chiến, bởi họ chống việc Mỹ can thiệp vào chiến tranh Việt Nam và những kẻ phản động ủng hộ chính quyền Mỹ can thiệp vào đó.
      Những người theo CS mà ủng hộ quân dân VNCH tức người quốc gia chống Tàu, theo tôi chính là những người CS “tiến bộ”, cũng như những người CS chủ trương rằng, CS cũng chỉ là một chính đảng và kô được quyền độc tôn chính trị, và hủy bỏ sở hữu toàn dân do nhà nước CS quản lý. Tôi có thiện cảm với loại người CS tiến bộ này và vận động họ tiến bộ thêm nữa.
      Nói chung chúng ta cần thời gian và sẽ tốn nhiều công sức để giải thể bọn CS, từ trong tư tưởng đến hành động cụ thể của những người mà máu bị nhiễm trùng CS. Chúng ta quyết diệt chất Cộng trong con người họ, nhưng cũng không để làm tổn thương nhân mạng họ ! Mục đích của chúng ta là giác ngộ họ bằng mọi giá, để họ không còn trở nên nguy hiểm cho dân cho nước và nhân loại toàn cầu. Bởi CS là tượng trưng cho độc tài, khát máu, phản tiến bộ, thoái hậu, chiến tranh, đói nghèo, ngu dốt …

Leave a Reply to nguyen trong