Tin vui trong những ngày giáp Tết
Còn một tuần lễ nữa mới đến Tết Giáp Ngọ nhưng biết bao chuyện vui đã dồn dập xuất hiện.
Lần đầu tiên nhân dân ta tổ chức công khai kỷ niệm 40 năm trận Hoàng Sa oanh liệt. Năm 1974 hải quân thuộc Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã hiên ngang chống trả bọn bành trướng, thể hiện rõ ý chí chống xâm lược kiên cường của dân tộc Việt Nam. Các hoạt động kỷ niệm đã diễn ra một cách long trọng bằng nhiều hình thức phong phú sinh động, bất chấp sự ngăn cản, phá đám bỉ ổi của bộ máy cầm quyền của đảng CS hèn với giặc ác với dân.
Anh chị em Dân chủ và Nhân quyền tập họp tìm đến thăm các gia đình liệt sỹ đã bỏ mình trong trận hải chiến 40 năm trước, truy điệu 74 chiến sỹ anh hùng tử vong vì nước với danh sách đầy đủ, viếng mộ các chiến sĩ đã bị bỏ quên, thăm hỏi tặng quà các quân nhân Việt Nam Cộng hòa từng tham chiến hiện còn sống ở Sài Gòn, Huế, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Bình Thuận. Một nhóm bạn của nhà báo Huy Đức còn có sáng kiến lập “Nhịp cầu Hoàng Sa “ để quyên góp thiết thực trợ giúp 2 bà quả phụ vợ của cố Trung tá Ngụy Văn Thà và của cố Thiếu tá Nguyễn Thành Trí.
Anh chị em trí thức đã tổ chức những cuộc nói chuyện, hội thảo sâu sắc về Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông từ trong nước ra nước ngoài, ở Nhật Bản, Đức, Ba Lan, Pháp, Hoa Kỳ, Úc. Ngay giữa thủ đô Hà Nội, bên hồ Hoàn Kiếm, trong cuộc tụ họp đông người quanh tượng Lý Thái Tổ, một số công an cộng sản giả làm công nhân cưa đá làm bụi mù cả một vùng nhằm phá đám một cách hèn hạ cuộc kỷ niệm trận hải chiến oanh liệt, tự làm trò cười cho đồng bào và các nhà báo nước ngoài.
Tết này cả một loạt tổ chức xã hội dân sự họat động sôi nổi, trong số đó có Hội anh em Dân chủ, Hiệp hội Dân Oan Việt Nam, Hội Ái hữu Tù Chính trị, Mạng lưới Blogger Việt Nam, Hội Bầu Bí tương thân, Những người bạn của Hoàng Sa – Trường Sa, Nhịp cầu Hoàng Sa, các đội bóng No-U… Trong lúc đó cả một phái đoàn khá hùng hậu và tiêu biểu tìm cách lọt được lưới công an sang tận châu Mỹ và châu Âu, vào Quốc hội Hoa Kỳ và sẽ sang Thụy Sỹ làm việc với cơ quan Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, gặp các nhà báo Việt Nam và quốc tế, đúng vào lúc việc VN vào khối kinh tế Xuyên Thái Bình Dương TPP đang được thương lượng trong phiên cuối, và cũng đúng vào lúc VN sắp bị sát hạch định kỳ về “hạnh kiểm nhân quyền” (UPR – Universal Periodic Review) vào ngày 5/2/2014 tới tại Genève, Thụy Sỹ. Chưa rõ kết quả ra sao, nhưng rõ ràng quyền chủ động là thuộc về nhân dân, chính quyền phản dân chủ chà đạp nhân quyền rất khó bề chống chế, chạy tội.
Trong những giáp Tết, khi thế lực phản dân chủ chống nhân quyền đang bối rối, khi Bộ Chính trị đang nát óc tìm cách đối phó với TPP, rồi với UPR, cả với nguy cơ bị đội chiếc mũ lừa CPC (Country of Particular Concern – Nước cần được quan tâm đặc biệt), thì ở trong nước vụ án siêu nghiêm trọng “làm lộ bí mật quốc gia” đang có nguy cơ bùng nổ dây chuyền không sao ỉm đi nổi. Đây là trận sống mái giữa các phe nhóm lợi ích riêng tư ở ngay trong Bộ Chính trị, trong Ban Bí thư, trong bộ máy tư pháp nắm quyền tố tụng, trong Ban Chấp hành Trung ương đảng, giữa lúc việc tranh giành những vị trí, ngôi thứ cao nhất đã bắt đầu để chuẩn bị nhân sự cho Đại hội XII sắp tới gần.
Trong cuộc sát phạt quyết liệt giữa các phe nhóm này, nhân dân có dịp quan sát để nhận xét, nhận dạng, đánh giá từng nhân vật cầm quyền, khó ai có thể giở trò mỵ dân, nói một đằng làm một nẻo, che dấu tội lỗi và phẩm cách xấu xa. Nhân dân đang nóng ruột chờ xem danh sách đặc xá trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ sẽ gồm những ai, hay vẫn là những viên chức CS tham nhũng và số tù hình sự chiếm số đông nhất, còn số tù chính trị thật sự chỉ chiếm số rất ít, trong khi tổ chức Human Rights Watch vừa cho biết trong bản phúc trình hằng năm công bố từ Bangkok ngày 21/1 vừa qua, số tù chính trị ở VN nay đã vượt Miến Điện và đứng đầu Đông Nam Á, ít nhất là 63 người.
Nhân dân đang nóng lòng chờ xem ông thủ tướng “thực hiện dân chủ”, “nắm vững lá cờ dân chủ” ra sao như đã hứa trong bản thông điệp đầu năm, xem ông có thái độ ra sao đối với vụ án “làm lộ bí mật nhà nước”, đối với yêu cầu cấp bách chấn chỉnh sâu rộng toàn ngành Công an đang trở thành tai họa cho dân.
Một nhân vật bị nêu tên trong vụ án siêu nghiêm trọng là Thượng tướng Phạm Quý Ngọ, người mà nhân dân Thái Bình biết đến từ những năm 1997 – 1998, khi ông ta cầm đầu ngành công an tỉnh, ra tay chỉ huy và đàn áp phong trào nông dân vùng dậy chống bọn cường hào địa phương, trả thù, tra tấn, bỏ tù nhiều đảng viên CS ngay thật bị chụp mũ là cầm đầu bọn phiến loạn, từ đó được lên cấp tướng. Nhà văn Dương Thu Hương từng được nghe bà con nông dân Thái Bình kể rằng công an địa phương hồi ấy đã tra tấn đến chết một số dân từng là đảng viên CS và cựu chiến binh, có người bị công an thọc đũa cứng vào tai, buốt óc bất tỉnh và chết. Nhà văn đã kể rõ những hành động man rợ này trên đài RFI/Pháp vào năm 2006.
Một bị cáo khác trong vụ án là Đại tá Dương Tự Trọng, người từng cầm loa trực tiếp ra lệnh cho công an xông vào phá nhà của 2 anh em ông Đoàn Văn Vươn năm trước, đẩy bao người thân của nạn nhân vào vọng tù tội, để ngay sau đó anh ta được lên cấp và đưa lên Bộ Công an.
Đối với nhân dân ta, Tết này có nhiều tin vui khi họ nghiệm ra rằng cuộc đời rồi sẽ công bằng, theo đúng luật nhân quả, kẻ gian tham độc ác không thể nào sống ung dung suốt đời chúng, kẻ gian manh bị trừng phạt và vụ đại án “lộ bí mật nhà nước” còn có thể kéo theo nhiều tướng lĩnh, quan to mặt lớn sa bẫy pháp luật. Nhân dân ta cũng vui vì nhân dịp này nhóm cầm quyền sẽ bị buộc phải tỉnh ngộ, chấn chỉnh toàn ngành công an, tổ chức lại các đại công ty quốc doanh đã hư hỏng tận gốc, xây dựng lại nền tư pháp công minh chỉ tuân theo Luật, từ đó dám quyết đoán dựa vào dân, thay đổi hẳn nền chính trị độc đảng phản dân chủ bệnh hoạn, nguồn gốc của mọi bất công và băng hoại xã hội hiện nay.
Blog Bùi Tín (VOA)
HẠNH PHÚC CHƯA? BÂY GIỜ THÌ AI ĐANG ĐI NGƯỢC LẠI DÒNG CHẢY CỦA THỜI ĐẠI HỞI CÁC NHÀ DÂN CHỦ BỊP: TRONG DÂN, PHƯƠNG UYÊN, ……
Hội đồng Nhân quyền LHQ thông qua báo cáo của Việt Nam
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, sau 48 giờ kể từ khi đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc làm trưởng đoàn trình bày Báo cáo quốc gia trong khuôn khổ cơ chế Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ II tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, Nhóm làm việc về UPR của Hội đồng Nhân quyền LHQ tại Geneva chiều ngày 7/2 đã thông qua báo cáo của Việt Nam với sự nhất trí cao. Báo cáo này sẽ được trình Hội đồng nhân quyền xem xét thông qua tại khóa họp thường kỳ tại phiên toàn thể của Hội đồng nhân quyền sau phiên UPR khoảng 5 tháng.
Nhiều thành tựu tích cực của Việt Nam đã được ghi nhận trong phiên họp lần thứ này như: Những tiến bộ đạt được trong lĩnh vực kinh tế xã hội; Từng bước giảm tỷ lệ các hộ nghèo; Tỷ lệ nhập học các trường tiểu học và trung học cao; Các kế hoạch hành động quốc gia cho trẻ em (2012-2020) và bảo vệ trẻ em (2011-2015); Ký kết Công ước chống tra tấn; Tham gia Công ước về quyền của người khuyết tật; Đạt được nhiều tiến bộ trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho những nhóm yếu thế như dân tộc thiểu số, phụ nữ và trẻ em …
Trên tinh thần thẳng thắn, xây dựng, các nước tiếp tục khuyến nghị Việt Nam nỗ lực hơn nữa trong việc cải cách tư pháp, pháp luật, thúc đẩy quyền tự do ngôn luận, báo chí, tôn giáo, mời thêm các Thủ tục Đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền…
Nhiều nước cũng khuyến nghị Việt Nam tăng cường chia sẻ kinh nghiệm đổi mới, đảm bảo quyền của các nhóm yếu thế, đảm bảo an sinh xã hội, tạo việc làm…trong điều kiện kinh tế khó khăn, khuyến nghị Việt Nam tăng cường hợp tác với các cơ chế nhân quyền của Liên hợp quốc và các Cơ quan Công ước. Tuy nhiên, nhận thức về nhân quyền ở mỗi nước, đặc biệt các nước đang phát triển và phát triển khác nhau, nên khó tránh được sự khác biệt về đánh giá giá trị nhân quyền.
Phiên họp thứ 18 của Nhóm làm việc về UPR của Hội đồng Nhân quyền LHQ đã diễn ra từ ngày 27/1 đến 7/2/2014 với 14 quốc gia thành viên LHQ, trong đó có Việt Nam, đến kỳ trình bày báo cáo quốc gia và đối thoại về quyền con người. Với sự tham gia của đại diện từ 11 Bộ ngành, Đoàn Việt Nam đã đối thoại trực tiếp với 107 nước về các vấn đề các nước quan tâm trong lĩnh vực này.
Trên nguyên tắc đối thoại, hợp tác, đối xử bình đẳng, khách quan, minh bạch, xây dựng, không đối đầu, không chọn lọc và chính trị hóa, UPR được đánh giá là cơ chế tiến bộ và tích cực. Tất cả các nước dù được coi là mạnh nhất, dù lớn tiếng nhất về nhân quyền thì vẫn phải chịu sự xem xét đánh giá, góp ý của những nước rất nhỏ. Việt Nam đã, đang và sẽ tham gia đóng góp vào những cơ chế đó với tư cách là thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ nhiệm kỳ 2014-2016./
http://www.vietnamplus.vn/hoi-dong-nhan-quyen-lhq-thong-qua-bao-cao-cua-viet-nam/242876.vnp
Vì sao phái đoàn ngoại giao VN đột nhiên bỏ chạy giữa trụ sở LHQ?
Hôm 5/2/2014, sau khi kết thúc phiên điều trần Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) về tình trạng nhân quyền Việt Nam, phóng viên Đỗ Phủ của đài truyền hình SBTN đã có những nỗ lực bất thành trong việc phỏng vấn phái đoàn ngoại giao chính phủ CS Việt Nam.
Đoạn video phổ biến trên trang web đài SBTN cho thấy những hình ảnh khá hài hước, phóng viên Đỗ Phủ phải liên tục ‘rượt đuổi’ hết người này đến người khác trong phái đoàn CS để thực hiện cuộc phỏng vấn. Đáp lại, các ‘nhà ngoại giao’ của phía Việt Nam liên tục né tránh hoặc viện lý do từ chối, thậm chí có trường hợp đột nhiên vùng chạy như bị ma đuổi.
Đến với phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát lần này, nhà nước Việt Nam đã cữ đến Geneva một phái đoàn hùng hậu lên đến 23 người do Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc dẫn đầu, cùng với đại diện nhiều ban ngành như: Ủy ban Dân tộc, Ban Tôn giáo chính phủ, Bộ Thông tin truyền thông, Bộ Tư pháp… và thậm chí có cả bộ công an.
Đài truyền hình SBTN là đài truyền hình tiếng Việt lớn nhất tại Hoa Kỳ và Canada. Được thành lập vào năm 1992, SBTN còn được xem là một thành trì chống cộng trên mặt trận truyền thông của người Việt tị nạn cộng sản.
Khán giả từ Việt Nam có thể theo dõi các chương trình của SBTN qua youtube tại đường link: http://www.youtube.com/user/SBTNOfficial
Đây cũng là tin không vui!
Đại diện Phái bộ Hoa Kỳ, ông Peter Mulrean nói:
“Chúng tôi hoan nghênh việc Việt Nam ký Công ước Chống Tra tấn, tiến bộ về bảo vệ quyền của người đồng tính/song tính/chuyển giới, và số lượng đăng ký nhà thờ tăng lên.”
“Tuy nhiên, Việt Nam vẫn sách nhiễu và bắt giữ những người thực hiện các quyền hạn và các quyền tự do phổ quát, như tự do ngôn luận và lập hội. Việt Nam cũng hạn chế tự do tôn giáo, và việc sách nhiễu các nhà thờ không đăng ký vẫn diễn ra.”
“Chúng tôi quan ngại về sự hạn chế đối với việc thành lập nghiệp đoàn độc lập, về việc sử dụng lao động trẻ em và lao động cưỡng bức, và việc chính phủ sử dụng lao động bắt buộc”.
Đại Sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam đã ra tuyên bố về sự kiện Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của Việt Nam tại Geneva, hôm 05/2/2014 từ Hà Nội.
Lại càng không vui hơn nữa, khi bản báo cáo của csvn xem ra “hoành tráng”, đề cao NHÂN QUYỀN. Nhưng lại tịch thu hộ chiếu của nhà báo Phạm Chí Dũng ở sân bay TSN, cấm không cho ông sang Geneva tham dự hội thảo về nhân quyền và dân chủ do tổ chức UN-Watch mời!
Làm như thế thì có khác gì csvn đã tự bôi tro trát trấu vào mặt mình nhỉ?
Việc thương thuyết về Hiệp Ước Hợp Tác Xuyên thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership – TPP) giữa 12 quốc gia trong đó có Việt Nam, có nhiều triển vọng sẽ kết thúc trong năm 2014. Hoa Kỳ là quốc gia có nền kinh tế mạnh nhất đang lãnh đạo việc thương thuyết này. Khi nhiều nước họp lại để trao đổi thương mại với nhau, luôn luôn có một số vấn đề phải cùng nhau giải quyết. Những vấn đề chính của TPP bao gồm quyền lao động, đầu tư, thu mua hàng hóa và dịch vụ của chánh phủ, dược phẩm và nông phẩm. Quyền lao động đứng hàng đầu, một vấn đề giản dị đối với những nước văn minh, nhưng xem ra gai góc đối với Việt Nam. Giữa một nước giàu và tiên tiến nhất là Hoa Kỳ và một nước nghèo và chậm tiến nhất là Việt Nam, đương nhiên có sự xung khắc mạnh mẽ về vấn đề lao động…
Với sự vắng mặt của Trung Quốc trong TPP, nếu trở thành một hội viên của TPP, Việt Nam sẽ là một nguồn cung cấp lao động rẻ tiền nhất trong 12 nước. Giá lao động ở Trung Quốc đã thấp, nhưng lương lao động ở Việt Nam còn thấp hơn, chỉ bằng khoảng 1/2 của Trung Quốc. Nếu vào được TPP, Việt Nam sẽ thu hút được thêm nhiều vốn đầu tư ngoại quốc để phát triển. TPP sẽ vô cùng lợi ích đối với Việt Nam. Với những cải tổ chính trị tương tự tiếp theo cải tổ về lao động và nhân quyền, Việt Nam sẽ phát triển nhanh chóng trong mười năm tới và sẽ thu ngắn khoảng cách thua kém những nước Á châu khác và tăng cường một cách đáng kể khả năng bảo vệ lãnh thổ. Sức mạnh kinh tế mang lại sức mạnh về quân sự. Nhưng nếu Việt Nam không thay đổi luật lao động cho phù hợp với luật lao động quốc tế thì Việt Nam khó vào được TPP. Một cơ hội tốt đẹp lại sẽ bi bỏ lỡ. Việt Nam sẽ tiếp tục thụt hậu. Nếu trường hợp này xảy ra, thật là bất hạnh cho 90 dân Việt Nam.
(vietinfo.eu).
Tin không vui.
Ủy ban Bảo vệ Ký giả- CPJ xếp hạng Việt Nam vào nhóm những quốc gia mà tự do báo chí bị suy giảm nhiều nhất trong năm 2013 vừa qua.
Hôm qua ngày 6 tháng 2, CPJ lên tiếng cho hay hoạt động theo dõi trên diện rộng của Hoa Kỳ, rồi những luật lệ giới hạn cũng như làn sóng tấn công mạng trên khắp toàn cầu khiến cho tự do báo chí mạng bị giới hạn đáng kể trong năm 2013.
Đây là lần đầu tiên CPJ đưa hoạt động mạng vào danh sách những quốc gia hạn chế tự do báo chí mà theo tổ chức này đó là sự sói mòn dữ dội quyền tự do trong lĩnh vực Internet.
CPJ nói rõ những quốc gia nơi mà quyền tự do báo chí bị giảm đi nhiều nhất trong năm 2013 gồm có Ai Cập, Bangladesh, Syria và Việt Nam.
CPJ cho biết tình trạng cấm đoán đối với các blogger độc lập ở Việt Nam bắt đầu từ hồi năm 2008 đã gia tăng trong năm ngoái.
CPJ nói ở khu vực Châu Á, Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc về số nhà báo bị cầm tù. Trong số này có blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải được CPJ trao giải Tự do Báo chí Quốc tế năm 2013.
Theo CPJ ở Việt Nam không có báo chí tư nhân, nên không gian mạng là nơi duy nhất để đưa ra những phê phán, chỉ trích mà thôi. Để đối phó với những blogger và các mạng xã hội, chính quyền Việt Nam đã ra nghị định có hiệu lực hồi đầu tháng giêng năm ngoái, nhắm đến những đối tượng đó.
Quê choa.
Ấn Độ sắp có xe ô-tô giá rẻ
Thế giới đã có hàng không « giá rẻ » (low cost), thì sắp tới đây tại Ấn Độ, trong lãnh vực sản xuất ô tô, hai hãng lớn Renault (Pháp) và Nissan (Nhật Bản) sắp tung ra hai phiên bản xe ô-tô « cực kỳ giá rẻ », với mức giá có thể xuống dưới 5.000 euro.
Les Echos cho biết nhân Hội chợ triển lãm công nghiệp ô-tô tại New Dehli, Ấn Độ, hai hãng Renault và Nissan đã tiết lộ các bản thiết kế một dòng xe « giá rẻ » mới, được bán ra với mức giá dưới 5.000 euro/chiếc. Dòng xe này dự tính sẽ được tung vào thị trường Ấn Độ trong năm 2015 và sau đó trên thị trường các nước mới trỗi dậy.
Tuy nhiên, khách đến tham quan hội chợ vẫn chưa được biết rõ các tính năng của chiếc « Kwid » và « RediGo », tên của hai dòng xe giá rẻ của Renault và Nissan. Theo nhận định của giám đốc điều hành khu vực Châu Á của hãng Renault, thị trường Châu Á trong tương lai hứa hẹn nhiều tiềm năng to lớn cho các dòng xe « giá siêu rẻ ». Chỉ tính riêng tại Ấn Độ, hiện nay khoảng « 50% lượng xe mới bán ra đã ở mức giá 5.300 euro ».
Chẳng có gì đến nỗi phải vui mừng nhảy cẫng lên như ngựa hay bức xúc ủy mị đến phải nhỏ lệ!
Tin tức vẫn là tin tức. Chuyện toà thánh Vatican với thế giới và những quyền con người là chuyện muôn thuở, mọi người cần phải làm ráo riết và tốt hơn để nhân phẩm con người được tôn trọng và đề cao…
Nhân vô thập toàn, toà thánh Vatican cần phải làm tất cả những gì có thể để hướng dẫn con người đến: CHÂN – THIỆN – MỸ…
Cám ơn BBC đã loan tin…
Phong bì
Phong lan, phong chức, phong bì
Trong ba thứ ấy, thứ gì quý hơn?
Phong lan ngắm cảnh cũng buồn
Phong chức thì phải cúi luồn vào ra
Chỉ còn cái phong thứ ba
Mở ra thơm nức, cả nhà cùng vui
Thanh cha [tra], thanh mẹ, thanh gì
Hễ có phong bì thì nó Thank You !
Đảng ta là đảng thần tiên (thân tiền)
Đa-lô [dollars] thì được, đa nguyên thì đừng!
….
Ngày đi, Đảng gọi Việt gian
Ngày về thì Đảng chuyển sang Việt kiều
Chưa đi : Phản động trăm chiều
Đi rồi thành khúc ruột yêu ngàn trùng!
Ngày xưa chửi Mỹ hơn người
Ngày nay nịnh Mỹ chẳng ai bằng mình!