WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Việt Nam cần một chính sách Biển Đông minh bạch và dứt khoát

Lệnh cấm đánh bắt cả của TQ trong những năm qua gây khó khăn cho các tầu cá VN

Lệnh cấm đánh bắt cả của TQ trong những năm qua gây khó khăn cho các tầu cá VN

Bước leo thang mới nhất của Trung Quốc tại Biển Đông là quyết định buộc tàu cá nước ngoài phải xin phép khi vào Biển Đông. “Vùng cấm tàu cá” là bước tiếp theo trong chiến lược thôn tính Biển Đông mà Bắc Kinh khởi sự từ năm 1974 khi xua quân đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa từ tay Việt Nam. Theo giới phân tích, muốn chặn mưu đồ của Trung Quốc, Việt Nam phải có một chính sách Biển Đông rõ ràng, công khai và dứt khoát để được hậu thuẫn của khu vực và quốc tế.

Ngay từ cuối năm 2013, giới chuyên gia quốc tế đã nhận định rằng Biển Đông đang dậy sóng trở lại vì các hành động hung hăng áp đặt chủ quyền của Trung Quốc. Thực tế đầu năm 2014 này đã xác minh nhận các nhận xét đó, với một loạt động thái quyết đoán của Bắc Kinh tại Biển Đông, bất chấp phản ứng của các láng giềng như Việt Nam hay Philippines, cũng như của Mỹ và Nhật.

Đối với các nhà quan sát, bước leo thang quan trọng mới nhất của Trung Quốc tại Biển Đông là quyết định – được trình bày là của tỉnh Hải Nam, nhưng thực ra là của ê kíp Tập Cận Bình – thông qua vào cuối năm 2013, nhưng bắt đầu có hiệu lực từ đầu tháng 01/2014.

Theo các quy định này, thì kể từ nay, tàu bè nước ngoài, nếu muốn vào hoạt động đánh cá hay nghiên cứu thủy sản trong vùng Biển Đông mà Trung Quốc cho là thuộc chủ quyền của họ, đều phải xin phép trước, bằng không sẽ bị chặn bắt, công cụ bị tịch thu, chủ tàu bị phạt nặng.

Trung Quốc tung tàu tuần duyên và tàu hải quân xuống tuần tra và tập trận ở Biển Đông

Về hình thức thì luật lệ mới này không có gì đáng nói, nhưng vấn đề then chốt là vùng biển mà Trung Quốc cho là của họ lại bao trùm gần như toàn bộ Biển Đông, nằm bên trong đường lưỡi bò mơ hồ mà họ đơn phương vẽ ra để đòi quyền kiểm soát, bất chấp các tuyên bố chủ quyền ngược lại của các láng giềng.

Và để cho thấy là họ thực sự là chủ nhân vùng Biển Đông, chính quyền Trung Quốc liên tiếp cho tàu lớn nhỏ xuống tuần tra tại vùng Biển Đông, cả tàu tuần duyên lẫn tàu quân sự, không chỉ ở vùng quần đảo Hoàng Sa gần Hải Nam mà cả tại khu vực Trường Sa. Hải quân Trung Quốc cũng liên tục tập trận thị uy trong vùng.

Ví dụ mới nhất là chuyến tuần tra – và tập trận – tại Biển Đông từ ngày 20/01 đến ngày 25/01/2014 của một đội tàu bao gồm ba chiến hạm hiện đại của Hải quân Trung Quốc, do Tư lệnh Hạm đội Nam Hải đích thân chỉ huy.

Các hành động quyết đoán trên đây của Trung Quốc dĩ nhiên đã bị nhiều nước phản đối, đặc biệt là Philippines và Việt Nam, hai quốc gia thường xuyên bị Bắc Kinh đánh giá là « kỳ đà cản mũi » đối với chiến lược bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông.

Tuy nhiên nếu Philippines đã có những phản ứng dứt khoát, tức thời trước các động thái của Bắc Kinh, thì cách phản đối của Việt Nam lại chậm và thận trọng hơn. Phải hai ngày sau khi có thông tin về quy định của tỉnh Hải Nam liên quan đến tàu cá nước ngoài, Việt Nam mới có phản ứng.

Ngày 10/01/2014, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị cho rằng hành động của Trung Quốc « bất hợp pháp và vô giá trị, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông ». Phía Việt Nam do đó đã yêu cầu Trung Quốc « hủy bỏ những việc làm sai trái nói trên ».

Hé mở cánh cửa cho kỷ niệm 40 năm ngày Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng

Ngoài phản ứng ngoại giao nhắm thẳng vào Trung Quốc kể trên, giới quan sát đặc biệt ghi nhận sự kiện chính quyền Việt Nam hé mở cánh cửa cho việc kỷ niệm 40 năm trận đánh Hoàng Sa vào năm 1974, khi Trung Quốc xua quân chiếm nốt phần quần đảo do chính quyền Việt Nam Cộng Hòa vào lúc ấy kiểm soát.

Gọi là hé mở vì các sinh hoạt kỷ niệm đã bị hạn chế, thậm chí lễ kỷ niệm dự trù tại Đà Nẵng, nơi có huyện đảo Hoàng Sa, đã bị hủy vào giờ chót vì lý do « kỹ thuật ». Bên cạnh đó, có tin là một số bài phân tích về sự kiện này cũng bị từ chối đăng, cho dù báo chí đã được quyền công khai đề cập đến sự kiện này.

Đối với Giáo sư Ngô Vĩnh Long, một quan sát viên kỳ cựu về Trung Quốc và Biển Đông thuộc Đại học Maine Hoa Kỳ, phản ứng của Việt Nam trước các động thái mới nhất của Trung Quốc tại Biển Đông quá thận trọng, nếu không muốn nói là yếu ớt so với tầm mức nghiêm trọng của tình hình.

Trong một bài phỏng vấn dành cho Ban Việt Ngữ RFI vào cuối năm ngoái, Giáo sư Long đã từng tỏ ý quan ngại về sự kiện Biển Đông bắt đầu dậy sóng trở lại sau một thời gian ngắn yên tĩnh, đặc biệt là đối với Việt Nam.

Phải chứng tỏ rằng Việt Nam là nước tôn trọng luật quốc tế chứ không như Trung Quốc

Đối với giáo sư Ngô Vĩnh Long, hành động leo thang tranh chấp mà Bắc Kinh vừa thể hiện qua quyết định nhắm vào tàu cá nước ngoài đi vào Biển Đông nằm trong một chiến lược rộng lớn hơn của Trung Quốc nhằm thôn tính cả vùng biển rộng lớn này, mà nước bị thiệt hại nhiều nhất chính là Việt Nam.

Để đối phó với âm mưu ngày càng lộ rõ của Trung Quốc, các phương thức đấu tranh thận trọng hiện hữu sẽ không mang lại hiệu quả, mà Việt Nam cần phải dứt khoát hơn, minh bạch hóa và công khai hóa chính sách Biển Đông của mình, chứng tỏ rõ ràng với thế giới rằng Việt Nam là một quốc gia tôn trọng luật lệ quốc tế, trái với các hành vi phi pháp của Trung Quốc.

Trả lời phỏng vấn của RFI, Giáo sư Long đã lấy làm tiếc rằng phía Việt Nam đã không khéo tranh thủ dịp kỷ niệm 40 năm ngày Trung Quốc dùng võ lực chiếm Hoàng Sa để tố cáo trước quốc tế ý đồ của Bắc Kinh sử dụng vùng lãnh thổ bị họ cưỡng chiếm làm địa bàn khai triển chiến lược khống chế toàn khu vực, nêu rõ là Hoàng Sa không đơn thuần là là một vấn đề song phương Việt Nam Trung Quốc, mà liên quan đến an ninh toàn khu vực và thế giới.

Trọng Nghĩa (RFI)

8 Phản hồi cho “Việt Nam cần một chính sách Biển Đông minh bạch và dứt khoát”

  1. tudo says:

    Người Trung Cọng sẻ có quyền kiểm soát vùng biển HS và TS ( biển đông ) . Khi TC tuyên bố chánh thức… thì ! phi cơ VN bay vào vùng nầy phải thông báo ( xin phép ) cho : nhà cầm quyền TC….. .

  2. lethiep says:

    Đòi hỏi bọn ngụy quyền Việt cộng phải minh bạch hóa cho nhân dân biết rõ các thỏa hiệp ngầm chúng đã ký kết với bè lũ đế quốc Tàu cộng .

  3. Hoàng says:

    “Giáo sư Long lấy làm tiếc rằng đã không khéo tranh thủ dịp kỷ niệm 40 năm ngày trung quốc dùng vỏ lực chiếm Hoàng sa.”..Thật sự mấy thằng làm chính trị salon đều dốt nát điểu cán như bọn csvn mà thôi.Đầu chúng chỉ là bã đậu…Thử nghĩ bọn csvn bán nước thì tại sao chúng lại tranh thủ…chúng chẳng muốn điều đó xẩy ra…nên chúng đã phá rối tại công viên Lý thái Tổ….trung cọng thì lại viết là trung quốc chỉ có đám người thích làm nô lê nên gọi bọn côn đồ là trung quốc.Bọn biết chữ nhiều ở VN chỉ là bọn giá áo túi cơm…chúng cũng ươn hèn như người thiếu học,,chúng cũng gian manh như lủ ma cô csvn…chúng có địa vị chức tước thì chúng im lặng…còn bằng như thì chúng xúi dục dân nghèo nổi loạn cho chúng tranh quyền…cho nên…bọn cs không ưa chúng là thế.

  4. Cu Tý says:

    VÙNG BIỂN CẤM.

    1.
    Vùng biển cấm Lưỡi Bò Trung Quốc,
    Mộ Tam Sa đào đất tập chôn.
    Âm binh réo gọi u hồn,
    Biển Đông dồn dập tử môn rộng chờ.
    Tơ hồng mao phủ mờ công lý,
    Hoàng Trường Sa hung khí ngút trời.
    Tự hành tự nhận vang lời.
    Tự biên tự diễn coi đời ra chi.

    2.
    Vùng biển cấm đến kỳ thu mỏ,
    Thói Thuỷ Hoàng thưà gió bẻ măng.
    Tào Man quen nết kiêu căng,
    Ban truyền chiếu chỉ hung hăng gian hùng.
    Cướp Hoàng Sa bạo hung thâu đoạt,
    Giựt Trường Sa hàng loạt thây rơi.
    Ngư dân đánh đập tả tơi,
    Chữ Vàng Bốn Tốt xão lời điêu ngôn.

    3.
    Vùng biển cấm mồ chôn khấu tặc,
    Tạng Mãn Mông làm giặc trong thân.
    Tam Phân Tứ Liệt đến gần,
    Toàn cầu thế giới bao lần xẻ thây.
    Đến kỳ mỏ buả vây thòng lọng,
    Tranh giành nhau dậy sóng Biển Đông.
    NGHIỆT LONG vùng vẫy cuồng ngông,
    Năm Châu Thế Giới máu hồng tuôn rơi.

    4.
    Vùng biển cấm tả tơi manh chiếu,
    Tranh giựt giành giọng điệu hét hò.
    Đua nhau ếch nọ phình to,
    Cố công bành trướng Lưỡi Bò nát tan.
    Tiếng bạo ác bạo tàn chơn lý,
    HỘI ĐỒ SƯ luận nghị Phong Thần.
    Tây Kỳ phụng gáy vang rân,
    Mác Lê liềm buá bạo Tần diệt vong.

    Việt Nam !!! đồng vọng Thiều Phong !!!

  5. dai nguyen says:

    Khong phai la Vietnam khong biet van de nay la quan trong, trong cuoc chien tranh xam luoc chong lai VNCH ho da loi dung su yem tro manh me cua quoc te qua viec tuyen truyen khong trung thuc, va ban chat don so cua nhung chinh tri gia thien cong duong thoi. Nay ho khong lam duoc, chu khong phai ho khong muon lam vi su khong che quyet liet cua Tau Cong ve moi phuong dien va nhat la dinh liu den quyen loi ca nhan cua nhung lanh dao CSVN. Con viec mot dai dien cua bo ngoai giao tuyen bo the nay, the kia o trong nuoc thuc ra chi nham lam diu long dan ma thoi. Con viec Tau Cong thong tri Vietnam thi da ranh ranh, song chung khong ra mat truc tiep dung ra lanh lanh dao chinh quyen ma chung nho nhung nguoi lanh dao dang Cong San Vietnam lam cho chung, dieu nay thi su thuc da chung minh.

    • Tuổi trẻ says:

      Tôi xin mạn phép bỏ dấu phần ý kiến của dai nguyen:

      Không phải là Việtnam không biết vấn đề này là quan trọng, trong cuộc chiến tranh xâm lược chống lại VNCH họ đã lợi dụng sự yểm trợ mạnh mẽ của quốc tế qua việc tuyên truyền không trung thực, và bản chất đơn sơ của những chính trị gìa thiên cộng đương thời. Nay họ không làm được, chứ không phải họ không muốn làm vì sự khống chế quyết liệt của Tầu
      Cộng về mọi phương diện và nhất là dính líu đến quyền lợi cá nhân của những lãnh đạo CSVN. Còn việc một đại diện của bộ ngoại giao tuyên bố thế này, thế kia ở trong nước thực ra chỉ nhằm làm dịu lòng dân mà thôi. Còn việc Tầu Cộng thống trị Việtnam thì đã rành rành, song chúng không ra mặt trực tiếp đứng ra lãnh đạo chính quyền mà chúng nhờ những người lãnh đạo đảng Cộng Sản Việtnam làm cho chúng, điều này thì sự thực đã chứng minh.

      • Cù Lần Lửa says:

        Tình báo Cù Lần nghe rằng ( đáng tin cậy từ một giao sư chính trị học
        của…ta, đang di dạy lưu động cho một US Unisersity) rằng :

        Thằng Tàu nó vẫn muốn VN chia hai, ít ra trong hai năm, chờ tổng tuyển
        cử cho cuộc thống nhứt hợp pháp ( Tàu vẫn giữ được ảnh hưởng)..

        Nhưng thằng Tàu cũng sẵn sàng..uýnh cho CSVN …bài học thứ hai, buộc
        CSVN phải thi hành Hiệp định Ba Lê 1973. ( Từ1975, Tàu lên án Bắc Việt
        đã xâm chiếm Miền Nam VN).

        ( Cho nên, hai lãnh tụ Tàu là Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Dào, khi thăm
        VN, đã dừng lại giữa đường là Hội An – Đà Nẵng).

  6. nguenha says:

    “VN cần một chính sách Biển Đông minh bạch và trong sáng’, Thưa Ông Trọng Nghĩa,VN ở đây là ai ??
    Là CSVN chứ còn ai nửa !! Giờ nầy ,mà Ông còn mong đợi,đòi hỏi ở một Đất nước được cai trị bởi “các nhóm lợi ích” một chính sách,thiệt quá khôi hài . Ở họ chỉ có “Tiền là Tiên,là Phật.”Đất nước là thứ yếu ! Phải chi Ông nói DCS phải ra đi ,để Nhân Dân quyết định vận mạng Dân tộc,thì xem ra có lý. Những ai còn mong đợi một “phép mầu” từ cái Đảng-chó -đẻ đó,không khác “há-miệng chờ sung (rung) ! Buồn cho những thức (ngủ) giả !!

Leave a Reply to dai nguyen