Về việc nghiên cứu tư tưởng chính trị Việt Nam
Dường như cho tới nay chưa có một công trình khảo cứu kỹ lưỡng, đầy đủ và mang tính khoa học về lịch sử tư tưởng chính trị Việt Nam, cả quá khứ và cận hiện đại. Trong các chương trình giảng dậy tai các trường đại học ở VN trước và sau 1975, và trên các tập san học thuật trong nước và hải ngoại, có xuất hiện rải rác một số bài giảng, bài viết, về tư tưởng chính trị, về các đảng phái hay về một số quan điểm chính trị Việt Nam. Tuy nhiên, nước ta đã trải qua thời kỳ chiến tranh, loạn lạc lâu dài, tình hình chính trị-xã hội thường xuyên bất ổn, từ thời Pháp thuộc, qua cuộc chiến tranh chống Pháp và cuộc nội chiến Nam-Bắc, cho đến tháng 4 năm 1975.
Sau 1975, sự độc chiếm chính trường Việt Nam của đảng CS càng làm cho việc nghiên cứu tư tưởng chính trị Việt Nam một cách khách quan, khoa học, đầy đủ, không thể thực hiện được. Tai hại hơn nữa, để chiếm độc quyền tư tưởng và chính trị, từ cuối thập niên 1930 cho đến nay, ban lãnh đạo đảng CS đã thẳng tay đàn áp các hoạt động chính trị không CS, bách hại, thủ tiêu nhiều lãnh tụ và chính-trị-gia thuộc các đảng phái quốc gia, và đặc biệt, cả một số nhân vật chính trị cộng sản người Việt thuộc Đệ Tứ Quốc Tế. Họ còn triệt để tịch thu, hủy hoại mọi tài liệu, cương lĩnh, bài viết của các chính trị gia và các đảng này.
Chỉ trong vòng vài năm trước và sau khi nắm được chính quyền, từ cuối thập niên 1930 đến giữa 1940, họ đã thủ tiêu những lãnh tụ chính trị kiệt xuất, như Huỳnh Phú Sổ, Giáo chủ đạo Hòa Hảo, thủ lãnh sáng lập đảng Dân Xã, Trương Tử Anh, đảng trưởng đảng Đại Việt, Lý Đông A, thủ lãnh sáng lập đảng Đại Việt Duy Dân và biên soạn chủ nghĩa Duy Dân – cả ba đều đang trong độ tuổi thanh niên đầy triển vọng cho nền chính trị Việt Nam trong thời kỳ hậu thế chiến thứ II. Sau khi tiến chiếm miền Nam bằng quân sự, ban lãnh đạo CS lại tăng cường khủng bố, hủy diệt mọi cá nhân, tổ chức chính trị, triệt tiêu tài liệu, văn bản tư tưởng chính trị không CS trên toàn quốc, nhất là ở miền Nam, nơi trước 1975 đã tồn tại những tổ chức, hoạt động chính trị tự do, đa dạng, ngay từ thời kỳ Pháp thuộc.
Trước bối cảnh chính trị-xã hội đó, việc nghiên cứu các học thuyết, quan điểm chính trị Việt Nam không CS không những khó khăn mà còn nguy hiểm. Những nhà nghiên cứu quốc tế và Việt Nam ở hải ngoại có muốn nghiên cứu cũng khó tìm được các tư liệu cần thiết liên quan đến các quan điểm và hoạt động chính trị đa dạng, phong phú tại Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 tới nay. Trong khi đó, để bảo vệ độc quyền tư tưởng và hoạt động chính trị của mình, đảng và nhà nước CSVN còn tìm mọi cách xuyên tạc các chính đảng quốc gia, bôi nhọ các chính trị gia không theo CS, ngụy tạo và viết lại lịch sử Việt Nam theo sử quan mác xít trong ý đồ áp đặt lên toàn dân tư tưởng chính trị mác xít.
Trong suốt nửa thế kỷ, giới trí thức và thế hệ trẻ Việt Nam đã bị “nhồi sọ” bởi các sách sử do nhà nước CS biên soạn và giảng dạy. Họ hầu như không hề biết đến sự tồn tại lâu dài, trước và sau khi có đảng CSVN, của thành phần quốc gia dân tộc không CS. Họ cũng hầu như không biết gì về cuộc đấu tranh bền bỉ can trường của thành phần này nhằm giành độc lập dân tộc, và kiến tạo một nước Việt mới, thật sự độc lập, tự do, phú cường. Chỉ gần đây, trước đường lối chính trị nhu nhược với Bắc Kinh của đảng và nhà nước CS, giới trí thức, và thế hệ trẻ sinh sau cuộc nội chiến Nam-Bắc, mới cố gắng tự tìm đến các luồng thông tin đa chiều, dần dần thấy được những sự thật lịch sử, kể cả những sự thật về đảng CS, mà đảng và nhà nước CS đã cố tình che dấu và xuyên tạc. Bằng chính kinh nghiệm bản thân, họ đang và sẽ tiếp tục đóng góp vào việc giải hoặc lịch sử, phục hoạt lại dòng chính mạch dân tộc đã bị ban lãnh đạo CSVN mưu toan cắt đứt, đem quốc tế hóa, qua cơn “mê sảng” CS.
Giai đoạn mê sảng tư tưởng và chính trị CS này sắp kết thúc. Để mở đường cho thời kỳ phục hưng dân tộc, dòng chính mạch sử Việt phải đựợc phục hoạt trọn vẹn, xác thực và sống động, ít nhất từ khi đất nước thống nhất thành một giải liền từ Nam chí Bắc cho đến tận hôm nay. Lịch sử chính trị Việt Nam nói chung, và tư tưởng chính trị Việt Nam nói riêng, phải được phục hồi đầy đủ và đúng sự thực khách quan của nó. Những di sản tư tưởng văn hóa và chính trị do tiền nhân sáng tạo trong thời kỳ lịch sử cận đại, suốt một trăm năm qua, phải được khám phá và vun bồi. Một dân tộc không có sáng tạo tư tưởng độc lập thì khó có được độc lập chân thực về chính trị, dù chính quyền không do người ngoại quốc chiếm giữ. Chính quyền CS hiện nay là một bằng chứng rõ nhất về tình trạng mất độc lập chính trị này. Vì cuồng tín theo chủ nghĩa Mác-Lê, bắt nhân dân phải thờ phụng, ban lãnh đạo CS đã làm cho đất nước lệ thuộc vào Liên Xô trước đây, và Trung cộng hiện giờ. Ngày nay, dù chủ nghĩa Mác đã trở thành hoàn toàn vô nghĩa, họ vẫn tiếp tục nhân danh nó để giữ độc quyền cai trị, tiếp tục dùng bạo lực ngăn chặn và đàn áp mọi sáng tạo tư tưởng độc lập, mọi học thuyết phi mác xit nhưng tiến bộ hơn. Để giải thể chế độ độc tài đảng trị hiện nay tại Việt Nam, một cách tận cỗi gốc, cần giải trừ mọi mưu toan độc quyền tư tưởng và chính trị, giải phóng khả năng tư duy sáng tạo độc lập cho thế hệ trẻ Việt hiện nay.
Để thực hiện được cuộc giải phóng tư tưởng này, một chiến dịch văn hóa chính trị phải được phát động, khởi đi từ việc phục hồi và phổ biến rộng rãi những luồng tư tưởng chính trị dân tộc không CS đã xuất hiện tại Việt Nam trong thời kỳ lịch sử cận hiện đại. Đó chính là động cơ và mục đích của loạt bài về tư tưởng chính trị Việt Nam mà chúng tôi đang thực hiện. Trong loạt bài này chúng tôi không có ý muốn tiến hành một cuộc nghiên cứu sâu rông mang tính hàn lâm. Chúng tôi chỉ tập trung vào một số tư tưởng và quan điểm chính trị nổi bật của một số nhân vật tiêu biểu cho mỗi giai đoạn lịch sử từ đầu thế kỷ 20 đến nay. Chúng tôi tin rằng việc phục hồi và phổ biến rộng rãi các hệ thống tư tưởng và quan điểm chính trị không CS xuất hiện tại Việt Nam sẽ góp phần giải hoặc chủ nghĩa CS để khai thông con đường tư duy văn hóa-chính trị tự do cần thiết cho việc kiến tạo một nước Việt mới trong thời đại toàn cầu. Chúng tôi cũng mong được giới thức giả trong ngoài nước cùng quan tâm và tiếp sức trong công cuộc nghiên cứu tư tưởng chính trị này.
© Đoàn Viết Hoạt
(6.2.2014)
Nguồn: Chuyển Hóa
NÓI VỀ NGUỒN GỐC CỦA TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ
Chính trị căn bản là chính trị của mỗi nước. Chính trị của nhóm nước làm thành chính trị một vùng. Chính trị của mọi nước trên thế giới làm thành chính trị thế giới. Vậy chính trị thế giới cũng giống như chính trị của một nước mà mỗi nước là một đơn vị con người nằm trong đó.
Chính trị nói cho cùng là hoạt động xã hội như một tổng thể. Bởi vậy chính trị cũng gồm hai phạm vi, phạm vi rộng, phạm vi hẹp, tức phạm vi toàn xã hội và phạm vi mỗi cá nhân. Đặc điểm của chính trị là đi đôi với quyền lực xã hội và định hướng chung của xã hội. Do đó hai khía cạnh liên kết bất biến với chính trị là công cụ hành chánh và công cụ pháp lý. Quyền điều khiển chính trị tức quyền điều khiển hành chánh và pháp lý của toàn xã hội. Đó là quyền lực nhà nước nói chung.
Tới đây phân biệt ra chính trị tự do dân chủ và chính trị độc tài. Chính trị tự do dân chủ là chính trị mà mỗi công dân đều có quyền tham gia một cách độc lập, riêng biệt vào đó. Chính trị độc tài là chính trị chỉ có một thiểu số cầm quyền quyết định tất cả. Mọi quyền công dân độc lập thực chất đều bị phủ nhận.
Trong lịch sử nhân loại cho tới nay, tư tưởng của Các Mác là tư tưởng quái dị nhất. Mác chủ trương giai cấp vô sản là thực thể chính trị duy nhất. Điều đó có nghĩa nó cũng phủ nhận luôn cả quyền chính trị công dân và quyền chính trị của toàn xã hội hay của mỗi quốc gia nói chung.
Thật ra ý niệm “giai cấp vô sản” chỉ là sự tưởng tượng thuần túy hay là một thực tại không có thật. Chỉ có những cá nhân nhân danh học thuyết Mác coi đó như một thực tại được nhân danh để lợi dụng cho các mục đích ý thức riêng tư nào đó của họ mà thôi. Chíh bởi thế, Mác là người đầu tiên và cũng người cuối cùng thủ tiêu mọi tư tưởng chính trị đúng đắn, khách quan nhất để chỉ còn lại duy nhất tư tưởng chính trị độc đoán, sai trái và hoàn toàn ma quỷ do chính Mác đưa ra.
Thế thì tư tưởng chính trị đích thực tựu trung là gì ? Đó chính là suy nghĩ, quan niệm, nhận thức của những cá nhân thuộc tầng lớp trí thức, tinh hoa của một xã hội, và năng lực hay tài năng của họ kết thành một hệ thống tư tưởng bao quát những điều cần phải có trong guồng máy hoạt động quyền lực của xã hội làm sao cho tốt đẹp nhất. Có nghĩa tư tưởng chính trị luôn tiến triển qua thực tế phát triển của xã hội, nhưng không hề là giáo điều, cố định hay cứng nhắc nào cả. Có nghĩa tư tưởng chính trị phải luôn là tư tưởng khoa học, khách quan, có nền tảng là chiều sâu triết học đúng đắn, sâu lắng nhất. Nó luôn phải là hệ thống mở để tiếp thu cái mới và loại bỏ cái quá thời, lạc hậu.
Trong khi đó tư tưởng của Mác là hệ thống giáo điều tưởng tượng, xơ cứng, viễn mơ, nên trong thực chất nó chính là hệ thống tư tưởng phản động nhất trong lịch sử tư tưởng nhân loại dù nó tự mệnh danh là tư tưởng tiến hóa, tiên tiến nhất.
Vậy ý nghĩa cuối cùng đặt ra, tư tưởng chính trị Việt Nam có hay không có ? Tất nhiên phải có dưới các hình thức nào đó, phản ảnh các sắc thái riêng của dân tộc, đất nước, nhưng rất tiếc cho đến nay chưa có ai đúc kết được có hệ thống, rõ ràng, toàn bộ.
Trong thời phong kiến xa xưa, dĩ nhiên tư tưởng chính trị VN chịu ảnh hưởng lớn tư tưởng chính trị của người Trung hoa và một phần của người Ấn độ. Trong thời kỳ Pháp thuộc lại bị ảnh hưởng quan trọng bởi tư tưởng chính trị của người Pháp và phương Tây nói chung. Trong giai đoạn Cộng sản, tất yếu đó là tư tưởng chính trị mác xít là chủ yếu mà không là gì khác. Nó hoàn toàn chỉ là sản phẩm thuần túy mà tư tưởng chính trị VN hoàn toàn độc lập hầu như không còn nữa.
Ngày nay người ta nói tới tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh, thật ra chủ yếu đó cũng chỉ là tư tưởng chính trị mác xít.
Mác chủ trương chính trị hay tư tưởng chính trị chỉ là tư tưởng giai cấp. Mác cho chính trị chỉ là bộ phận của thượng tầng kiến trúc xã hội, hay chỉ là bộ phận của ý thức hay nhận thức giai cấp. Tuy vậy, cái gọi là “giai cấp vô sản” của Mác thực chất chỉ là dựa vào vài dữ kiện thực tế nào đó rồi đồng hóa tưởng tượng vào khái niệm biện chứng luận của Hegel mà không gì khác hơn. Nên Các Mác thật sự chỉ là con người hoang tưởng và bịa đặt nhất trong tư tưởng triết học của cả lịch sử loài người.
Vậy tóm lại, tinh hoa của một dân tộc, một đất nước là ý thức, nhận thức, hay tư tưởng nói chung của nó. Tức tinh thần khoa học, tinh thần triết học, giá trị văn hóa nghệ thuật là kết quả cao cấp nhất của tinh hoa mọi dân tộc. Nó được thông qua tinh hoa nơi từng cá nhân mà có. Nó là sản phẩm tiến hóa theo lịch sử và hoàn cảnh mỗi dân tộc.
Khi Mác đưa ý niệm giai cấp giả tạo vào thay thế tất cả những cái đó, tư tưởng của Mác đã sổ toẹt, phủ nhận tất cả mọi tinh hoa đó. Nên Mác chính là kẻ phản động nhất trong toàn bộ phát triển của nền văn minh, văn hóa của cả loài người nhưng lại tự ngụy tạo dưới cái vỏ giả tạo như là tư tưởng nhân văn nhất và đỉnh cao nhất của trí tuệ loài người.
THƯỢNG NGÀN
(07/6/14)
Đúng vậy :”mọi sinh hoạt trong cuộc song đều lien quan đến chính trị’. Thật vậy,khi chúng ta từ bỏ chế-độ nầy để sang soống chế-độ khác,là chúng ta đả làm một hành vi chính -trị rồi ! Một nhà sư nổi tiếng ở Cali ,thường lên Đài TH thuyết pháp (HT) dạy người ta phải Hỷ-xả.Nhưng có người hỏi “thưa thầy,CS ác quá ,làm sao bỏ qua được”.Nghe qua, Thầy vội nói :’ Thầy không làm Chính trị !!”. Nhưng oái-ăm ,thầy lại là thuyền nhân TNCS ! Thế mới biết ” Cái Sợ” đả lấn áp “Dân trí’. Cái SỢ đả kéo thầy về với cỏi VÔ-THỨC!! Thật không gì chí lý cho bang khi cụ Phan nói : Khai Dân trí-chấn Dân khí–hậu Dân sinh “. Ở VN bây giờ lấy Dân sinh làm đầu.Cho nên cả mọt Dân Tộc ù..ù..cạt..cạt !!
Trước tiên phải nhấn mạnh rằng mọi sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày của mọi người đều liên quan đến chính trị!
Vậy, không quan tâm chính trị, không phải là một chính trị gia, hay là một chính trị gia chuyên nghiệp; nhưng tất cả, dù sống ở đâu hay dưới bất cứ thể chế nào đều cần phải biểu hiện thái độ và hành động chính trị để góp phần xây dựng quốc gia; nếu không, sẽ chỉ là công dân nô lệ của bất cứ thể chế nào.
Lá phiếu trong tay là biểu hiện thái độ, và đi bầu là hành động chính trị cao nhất trong mọi hành động.
Hãy đứng lên tranh đấu đòi được bầu cử và ứng cử tự do.
Hãy đi bầu, bỏ phiếu chọn người lãnh đạo.