WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Vụ án LS Lê Quốc Quân: Một biểu hiện ngầm chống Mỹ của VN?

Lê Quốc Quân trong phiên phúc thẩm

Lê Quốc Quân trong phiên phúc thẩm

Trong vài năm qua, đã có hàng trăm người đấu tranh khác nhau bị sách nhiễu, câu lưu và giam tù vì đã có hành động chống độc tài, tham ô và bất công. Đàn áp đối lập là một tình trạng phổ thông trong bối cảnh chính trị Việt Nam. Nhưng vụ án mang tội danh “Trốn thuế theo Điều 161 Bộ Luật Hình sự” mà CSVN áp đặt cho Ls. Quân có một số điểm đáng chú ý. Nó gợi lên câu hỏi: Có phải đây là một biểu hiện ngầm tái khẳng định chủ trương “chống Mỹ” của CSVN?

Gần hai mươi năm qua kể từ ngày thiết lập bang giao (12.7.1995) đến nay, CSVN và Hoa Kỳ chưa bao giờ thực sự xem nhau là đồng minh đúng nghĩa. Vì nhu cầu quyền lợi của cả hai phía, các quan hệ ngoại giao, kinh tế và kể cả quân sự đã được thành hình, nâng lên tầm chiến lược. Nhưng trong sâu xa, mỗi bên đều có những dè dặt riêng để tự giới hạn quan hệ ở mức “đối tác chiến lược”, thay vì là “đồng minh chiến lược” đúng nghĩa của nhau. Điều này có thể nhìn thấy dễ dàng qua ngôn ngữ, thái độ, phản ứng và những hợp tác lớn giữa hai phía trong suốt quá trình gần 20 năm bang giao. Có thể nói, tình trạng “bằng mặt mà không bằng lòng” này không dấu được công luận, cụ thể nhất là qua các tuyên bố, ngôn ngữ của những người lãnh đạo hai chính phủ mỗi khi có “vấn đề khác biệt” lớn về mặt nhân quyền, mà thực chất là từ quan điểm về cơ chế chính trị. Tuy nhiên cả hai phía vẫn phải tiếp tục kềm chế để duy trì sự hợp tác vì các quyền lợi thực tiễn đang có.

Tình trạng này không có gì đáng ngạc nhiên khi bản chất của hai chế độ chính trị là hoàn toàn khác biệt nhau, và khi những mâu thuẫn từ quá khứ chỉ mới được giải tỏa trên bề mặt. Nhưng vấn đề là cũng vì vậy, nó gây ảnh hưởng không tốt một cách trực tiếp đối với những người, tổ chức không may bị CSVN nghi ngờ là “tay sai” hay có “quan hệ đáng chú ý” với Hoa Kỳ.

Trong quá khứ, nhà cầm quyền CSVN luôn gắn liền các hoạt động kháng chiến, phục quốc sau 1975 với cơ quan tình báo “CIA”, đặc biệt là đối với các tổ chức có xuất phát từ Mỹ. Trong hai thập niên qua, sự nghi ngờ đó vẫn không thay đổi đối với những người từ Mỹ trở lại Việt Nam đấu tranh; hay những người Việt Nam có cơ hội sang Mỹ và tiếp cận với các cơ quan công quyền, hiệp hội phi chính phủ có chủ trương vận động phát triển dân chủ ở các nước độc tài. Một tổ chức điển hình là Quốc gia Hỗ trợ Dân chủ (National Endowment for Democracy) — nơi mà Ls. Lê Quốc Quân đã có dịp tham dự một khóa học về vận động phát triển dân chủ. CSVN biết điều này và đã chuẩn bị hành động sách nhiễu.

Vào tháng 3/2007, ông bị nhà cầm quyền bắt giữ và cáo buộc đã có những hành động “nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, ngay sau khi vừa về nước. Trong sự kiện này, CSVN đã không nhượng bộ ngay lời kêu gọi của ứng cử viên Tổng thống Mỹ John McCain, phản đối của nguyên ngoại trưởng Mỹ Madeline Albright, cũng như biểu hiện ủng hộ của Đại sứ Michael Marine đối với Ls. Quân. Ông bị tạm giam 3 tháng, và sau khi được phóng thích, đã tiếp tục bị nhiều sự sách nhiễu nặng nề một cách liên tục cho đến khi bị bắt vào ngày 28/12/2013 với tội danh mới là “Trốn thuế theo Điều 161 Bộ Luật Hình sự”.

Trước phiên tòa phúc thẩm ngày 18/2/2014, một lần nữa, CSVN không nhượng bộ trước những kêu gọi, đòi hỏi phải trả tự do cho Ls. Lê Quốc Quân của hàng chục tổ chức nhân quyền quốc tế, đặc biệt là của Bộ Ngoại giao cùng nhiều vị dân cử Hoa Kỳ. Sự kiện điển hình vừa xảy ra, một lần nữa, chứng tỏ rằng CSVN rất cứng rắn trong lãnh vực chính trị, dù luôn cố gắng phát triển quan hệ kinh tế và quốc phòng với Hoa Kỳ. Họ chỉ thỉnh thoảng nhân nhượng khi có nhu cầu bắt buộc phải tạm thời nới lỏng thái độ để tìm giải pháp chung trong các ký kết có tầm vóc quốc gia. Một khi nhu cầu giai đoạn đã đạt được, họ trở lại thái độ chính trị độc đoán cố hữu.

Ngày 18/2/2014, Hà Nội đã y án sơ thẩm 30 tháng tù với Ls. Lê Quốc Quân và phản đối lời cảnh cáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng như bản lên án của 14 tổ chức nhân quyền nổi tiếng nhất thế giới. Điều này cho thấy Hà Nội vẫn tiếp tục con đường cai trị độc tài đã có và bất chấp quan điểm cũng như những khuyến nghị của thế giới. Như vậy, liệu khi bản án “trốn thuế” này chấm dứt, và chế độ đương quyền này vẫn tồn tại, thì Ls. Lê Quốc Quân sẽ tránh khỏi việc bị truy tố tiếp tục bởi tội danh “chống nhà nước” theo khoản 2 Điều 88 Bộ luật Hình sự, tương tự như trường hợp của Bogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải hay không?

Cho đến nay, CSVN vẫn luôn chứng tỏ là họ “nắm cái cán” trong các vấn đề liên quan đến “nhân quyền”, và Hoa Kỳ vẫn tiếp tục chính sách mềm dẻo một cách bị động. Điều Hoa Kỳ có cố gắng là công khai yểm trợ sự phát triển của xã hội dân sự ở Việt Nam. Tiếc rằng với hoàn cảnh chính trị hiện nay, đa số quần chúng lao động vẫn còn bị giữ ở một khoảng cách khá xa với nỗ lực vận động của một số Bloggers đầy thiện chí. Nói rõ hơn, Xã hội Dân sự không thể phát triển tự nhiên và mạnh mẽ khi hai quyền tự do Ngôn luận và Lập hội vẫn bị nhà cầm quyền phủ nhận và nghiêm cấm. Chính sách của Hoa Kỳ chưa tạo được áp lực đối với CSVN, và cũng chưa thuyết phục được đa số nhân dân Việt Nam.

Tình trạng này cho thấy là chính phủ Hoa Kỳ cần phải có một chính sách hậu thuẫn dân chủ cho Việt Nam một cách thiết thực hơn là đường lối yểm trợ nhân quyền thụ động như đang có: Chỉ lên tiếng can thiệp mỗi khi có một nhà đấu tranh nổi tiếng nào đó bị bắt giam. Thái độ cục bộ này của chính phủ Hoa Kỳ chỉ an ủi cho một vài tù nhân chính trị được can thiệp, song không giúp được gì cho những người đấu tranh bí mật, hay công khai song không có tên tuổi lớn, không có khả năng viết lách, hùng biện… để được thế giới biết đến một cách rộng rãi. Chính sách hậu thuẫn dân chủ thiếu chủ động này cũng không thể giúp cho đại khối những người đang bị thống trị có điều kiện tự giải phóng lấy mình khỏi nạn độc tài. Hơn nữa, cho dù những lời kêu gọi của chính phủ, hiệp hội dân chủ Hoa Kỳ có đạt được kết quả nhờ vào các cơ hội trao đổi hiếm hoi nào đó, nó cũng không giúp giải quyết được nạn độc tài khi cái gốc của vấn đề là chế độ độc đảng vẫn tiếp tục cầm quyền. Tệ hại hơn nữa, những sự kiện “cải thiện nhân quyền” nửa vời như vậy còn giúp cho chế độ độc tài có thể tiếp tục cai trị dễ dàng hơn.

Mặt khác, với vai trò của một cường quốc, Hoa Kỳ cần có nhiều nỗ lực thiết thực hơn nữa để phục hồi uy tín và tái xác định vị trí lãnh đạo khối tự do trước cộng đồng thế giới, đặc biệt là Việt Nam — nơi mà chính phủ Hoa Kỳ đã từng can thiệp bằng một chính sách thiếu tính tôn trọng quyền tự quyết của người Việt Nam ở nửa thế kỷ trước, và đã hoàn toàn thất hứa trong cam kết chiến lược với chính phủ Việt Nam Cộng hòa ở 12 năm sau đó.

Đối với CSVN, đúng ra họ nên hiểu rằng, cho dù mỗi nước có chủ quyền, văn hóa và hoàn cảnh xã hội khác nhau song một khi đã tham gia vào sinh hoạt của cộng đồng thế giới, thì mỗi nước cũng phải chấp nhận những định chế chung về mặt tinh thần, cụ thể là ý nghĩa và vai trò của các công ước quốc tế mà nước CHXHCNVN đã chính thức ký kết. Phủ nhận những điều đã ký kết là nhà nước CHXHCNVN đã tự kết án chế độ trước công luận thế giới. Mặt khác, khi cố tình ngụy biện cho các hành động đàn áp đối lập bằng các định nghĩa lập dị về Dân chủ thì đó cũng là hình thức tự tách rời chế độ ra khỏi quan hệ liên lập với các nước có bang giao.

Lê Nguyên Bình (gửi đăng)

(Bài viết đã đăng trên Vidan.info)

25 Phản hồi cho “Vụ án LS Lê Quốc Quân: Một biểu hiện ngầm chống Mỹ của VN?”

  1. Phạm An says:

    …CSVN dự trù mậu dịch song phương với Trung Quốc sẽ đạt được $60 tỷ đôla năm 2015 và như
    vậy mức thua lỗ sẽ ở vào khoảng trên $30 tỷ đôla nếu dựa vào chiều hướng của bốn năm vừa qua.
    - 2013: lỗ $23.7 tỷ (mua-bán $50.21 tỷ)
    - 2012: lỗ $16.4 tỷ (mua-bán $40 tỷ)
    - 2011: lỗ $13.5 tỷ (mua-bán $36 tỷ)
    - 2010: lỗ $12.46 tỷ (mua-bán $27.37 tỷ)
    Buôn bán với Hoa Kỳ trong bốn năm qua, theo thống kê của U.S. Census thì Việt Nam luôn luôn có lời:
    - 2013: lời $19.64 tỷ (mua-bán $29.6 tỷ)
    - 2012: lời $15.6 tỷ (mua-bán $25 tỷ)
    - 2011: lời $13.18 tỷ (mua-bán $21.8 tỷ)
    - 2010: lời $11.16 tỷ (mua-bán $18.6 tỷ)
    Câu hỏi được đặt ra là con thuyền đất nước nên đi hướng nào? – Bắc Phương hay là Tây Phương?
    Lê Minh Nguyên.

  2. danden says:

    sạo bà nội.

  3. USA đã khẳng định không có đồng minh vĩnh viễn và kẻ thù muôn năm . Chính sách Mỹ với thế giới vận hành theo quyền lợi của quốc gia. Nếu VNCS trên phương diện nào đó còn có lợi cho quyền lợi của nước Mỹ …họ sẽ vẫn ngầm ủng hộ ? Tự Do , Dân Chủ , Nhân Quyền …vv chỉ là những con chốt thí trên bàn cờ thế giới mà người Mỹ là cao thủ . Nếu Tự Do Dân Chủ Nhân Quyền là những gì cao cả mà Mỹ quốc lảinhải với thế giới trong những thập niên qua ….thì những quốc gia vi phạm trầm trọng nhất thế giới phải là những quốc gia Hồi Giáo ở Trung Đông . Những gì đang xẩy ra ở các quốc gia này chắc các bạn đã biết : quá man rợn, hủ lậu và kém văn minh , ngay cả một nước được coi là giàu có và văn minh nhất ở Trung Đông : Ả rập Saudi mà đàn bà vẫn cấm lái xe …tham gia chính quyền , nói chung phụ nữ ở các quốc gia này bị đặt ra ngoài lề xã hội . Tại sao Mỹ không không có lời phê bình phải quấy gì vói những quốc gia vi phạm tự do nhân quyền trầm trong này ??? Chẳng qua Mỹ có quá nhiều quyền lợi gắn bó với những quốc gia này thế thôi…Trở lại vùng đất VN này Mỹ toan tính gì ở đây …kể từ khi CS Nga Đông Âu xập tiệm, Mỹ không còn kẻ thù nào trên thế giới có khả năng đe dọa tới nền an ninh quốc gia Mỹ. Mà nước Mỹ rất cần kẻ thù…2 cuộc chiến Irak và Afghanistan quá ngắn nhưng cũng đủ cho Mỹ tiêu thụ và thí nghiệm những vũ khí tối tân nhất của thế kỷ 21. Hỏn 20 năm qua Mỹ đã nuôi và gián tiếp giúp Tầu trở thành một siêu cưong hy vọng sớm trở thành một kẻ thù có khả năng đe dọa đến an ninh nước Mỹ…nhưng xem ra chú Sam có phần thất vọng vì ngài Đại Hán này chỉ có tài ăn cắp làm hàng nhái chứ không có óc sáng tạo…ăn hiếp thì chỉ ăn hiếp được có mỗi quốc gia toàn anh hùng Việt Nam thôi.(..Phi-líp-pin nước nhỏ mà còn phùng mang trợn mắt chửi lại Tầu ) thì làm sao mà đe doạ Mỹ được…nếu phong trào Dân Chủ, Nhân Quyền ở VN bùng nổ lớn có khả năng làm lung lay chế độ , kịch bản này Mỹ không thích lắm…vì Tầu sẽ đem quân sang giúp CS V N đàn áp và giữ chính quyền , các ở Đông Nam Á sẽ xích lại gần Mỹ hơn ….nhưng nếu chọc cho Tầu đem quân đánh VN thì mới lợi đôi đường. ….kịch bản này khó xảy ra nhưng không phải là không có khả năng . Mỹ đang cần một cuộc chiến lớn …cuộc chiến này Có lẽ Mỹ sẽ dùng chiến binh Robo và thí nghiệm vũ khí laser…Vùng đất Á Châu này có VN dân chúng bao năm qua vẫn còn hận thù nhau qua vấn đề Quốc Cộng …nên rất dễ khích động …VN sẽ là con cờ đầu tiên mà kỳ thủ Sam sẽ chuyển động ?

    • Nguyễn Thế Viên says:

      Xin đồng ý với ‘Bóng Ma Biên Giới”! Tôi cũng có ý kiến tương tự nhưng không diễn tả mạch lạc được như anh/chị.
      Nguyễn Thế Viên

  4. Hùng says:

    Đảng CS và chính quyền VN hiện nay không coi quốc gia nào là thù địch mà chỉ có các thế lực thù địch. Do đó họ chỉ chống các thế lực thù địch chứ không chống bất cứ nước nào, kể cả không chống nước cựu thù là Mỹ. Các thế lực thù địch với VN thì ở bất cứ nước nào và tổ chức quốc tế nào cũng có, ngay trong nước VN cũng có, đó là những người và những đám người tự nhận (chứ nhà nước không công nhận) là “nhà đối lập, đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền của VN”, và những đám người tự nhận là “tổ chức xã hội dân sự”…. Có điều là đa số nhân dân không công nhận và không ủng hộ các “nhà”, các “đám người” và các “tổ chức Xã hội dân sự” tự xưng như trên, nên các “nhà”, các “đám người” và các “tổ chức Xã hội dân sự” tự xưng ấy chẳng làm được gì cả.

  5. tu says:

    Lời TT Thiêu: “Đừng nghe những gì Mỹ nói- Hãy nhìn những gì Mỹ làm”.

    Mỹ làm đây nè:

    Mỹ nhìn thấy cơ hội to lớn ở Việt Nam
    Thứ sáu, 14/02/2014, 11:19 (GMT+7)
    0 phản hồi
    (Kinh tế) – Nhân 20 năm bình thường hóa quan hệ thương mại Việt – Mỹ (3.2.1994 – 3.2.2014), ông Adam Sitkoff, Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ (AmCham) tại Hà Nội, đã có bài viết về mối quan hệ đang phát triển mạnh mẽ này.

    Mối quan hệ thương mại song phương Mỹ – Việt tăng đáng kể từ khi Tổng thống Bill Clinton dỡ bỏ cấm vận thương mại với Việt Nam 20 năm trước. Quá trình phát triển này trùng hợp với sự chuyển đổi kinh tế ngoạn mục của Việt Nam. Thu nhập bình quân đầu người và GDP của Việt Nam tăng mạnh trong 20 năm qua. Tỉ lệ hộ nghèo giảm từ 58% năm 1993 xuống dưới 10% tại thời điểm hiện tại.

    Ông Adam Sitkoff, Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại Hà Nội.
    Việt Nam là một trong những đất nước chuyển mình nhanh nhất thế giới, và quan hệ thương mại Việt – Mỹ góp phần không nhỏ vào sự dịch chuyển này. Cả người dân Mỹ và Việt Nam đều hưởng lợi từ mối quan hệ song phương vững chắc. Hiện hai nước đang hợp tác tích cực trong một số lĩnh vực quan trọng, kể cả chính trị, an ninh, đầu tư thương mại, giáo dục, biến đổi khí hậu, và trao đổi giữa con người với con người.
    Tuy nhiên, cũng có một số vấn đề mà hai nước còn bất đồng. Bạn bè có thể bất đồng nhưng vẫn là bạn bè. Duy trì mối quan hệ chặt chẽ là lợi ích chiến lược của cả Việt Nam và Mỹ. Hiệp định hợp tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đem đến cho Việt Nam một cơ hội mới để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, và đổi mới mô hình tăng trưởng của đất nước.
    Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, Việt Nam được hưởng lợi nhiều nhất trong số các nước đang đàm phán TPP, với tăng trưởng GDP và xuất khẩu có tiềm năng lớn hơn bất kỳ nước đối tác nào tham gia TPP. Nếu Việt Nam tận dụng được lợi thế đầy đủ, TPP sẽ cho phép khu vực tư nhân tiếp cận nhiều hơn các thị trường trọng điểm, kích thích cạnh tranh, thu hút đầu tư nước ngoài, giúp xây dựng cơ sở hạ tầng cho chuỗi cung ứng quan trọng, mang lại lợi ích đáng kể cho doanh nghiệp và người dân Việt Nam. TPP cũng sẽ hỗ trợ mục tiêu chiến lược của Việt Nam nhằm công nghiệp hóa, hiện đại hóa và toàn cầu hóa. Việc Việt Nam tham gia TPP có ý nghĩa quan trọng đối với cộng đồng doanh nghiệp Mỹ, vì nó sẽ thúc đẩy lòng tin của giới đầu tư, và tạo thêm nhiều cơ hội làm ăn, kinh doanh tại đây.
    Đàm phán thương mại đa phương luôn là quá trình phức tạp và TPP cũng không phải ngoại lệ. Lãnh đạo của 12 nước TPP đã cam kết hoàn tất thỏa thuận một cách nhanh chóng. Mặc dù vẫn còn một số vấn đề khó khăn cho các nhà đàm phán, song đã có những tiến bộ đáng kể trong nhiều lĩnh vực trong thời gian gần đây. Việc sớm hoàn tất hiệp định có thể khả thi nếu lãnh đạo 12 nước đàm phán cùng chia sẻ ý chí chính trị để đưa ra quyết định khó khăn. Chẳng hạn, Việt Nam hy vọng Mỹ sẽ tăng quota cho quần áo và giầy dép xuất khẩu của Việt Nam, mặc dù nhiều nghị sĩ Mỹ đã cam kết bảo hộ sản xuất trong nước. Đồng thời, Mỹ đang tìm kiếm cam kết từ Việt Nam rằng, Việt Nam sẽ cung cấp một sân chơi cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhà nước, hành động nhiều hơn nữa để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
    Các công ty và nhà đầu tư Mỹ nhìn thấy cơ hội to lớn trong tương lai ở Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam cần cải cách hơn nữa hệ thống pháp lý, quan hệ lao động, phát triển lực lượng lao động, bảo về và thực thi quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và thương mại. Cộng đồng doanh nghiệp Mỹ cũng hy vọng sẽ có nỗ lực nhiều hơn nữa nhằm tinh giản thủ tục hành chính và đấu tranh chống tham nhũng. Các nước đều cần có chính sách kinh tế tốt, hạ tầng pháp lý và quy định chặt chẽ, các cơ quan chính phủ hoạt động minh bạch và hiệu quả, hạ tầng công cộng phát triển, kể cả giao thông, điện, viễn thông…
    Tất cả những yếu tố này nhằm tiếp tục thu hút đầu tư, thúc đẩy thương mại và phát triển kinh tế xã hội. AmCham tiếp tục thúc giục Chính phủ Việt Nam tiến hành nhiều cải cách hơn nữa để tạo ra một môi trường cạnh tranh, nơi các quyết định được ban hành nhanh hơn, các thủ tục ít rối rắm hơn, và quy định được thực thi một cách công bằng. Điều quan trọng là Chính phủ cũng phải đảm bảo rằng, những bộ luật và quy định mới không gây hại cho môi trường kinh doanh của Việt Nam. Chính phủ có thể và nên có những hành động để đưa niềm tin vào môi trường kinh tế, đảm bảo rằng Việt Nam là một điểm đến hấp dẫn và cạnh tranh cho đầu tư nước ngoài.
    Ngày 5.4, Phòng Thương mại Mỹ tại Hà Nội sẽ tổ chức buổi lễ kỷ niệm 20 năm ngày bình thường hóa quan hệ thương mại Việt-Mỹ tại khách sạn JW Marriott.

  6. tu says:

    Tỉnh lại đi mấy cái đầu dân chủ VN rỗng tuyếch./.????

    Lời hồn ma TT Nguyễn Văn Thiệu: “Đừng nghe những gì Mỹ nói- Hày nhìn những gì Mỹ làm”.

    Mỹ làm đây nè:

    Thượng nghị sỹ John McCain: “Chúng ta là bạn bè!”
    Thứ tư, 12/02/2014, 15:18 (GMT+7)
    0 phản hồi
    (Chính trị) – Phỏng vấn Thượng nghị sỹ John McCain, một trong những chính khách có ảnh hưởng lớn nhất tại Quốc hội Mỹ.

    Việt Nam và Mỹ đang kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ thương mại song phương (3/2/1994 – 3/2/2014). Nhân dịp này, phóng viên tại Mỹ đã có cuộc trò chuyện với Thượng nghị sỹ John McCain, một trong những chính khách có ảnh hưởng lớn nhất tại Quốc hội Mỹ hiện nay và cũng là một trong những người đi đầu trong nỗ lực dỡ bỏ cấm vận thương mại đối với Việt Nam.
    Thượng nghị sỹ John McCain
    PV: Thưa Thượng nghị sỹ John McCain, vào đầu những năm 1990, nhiều nghị sỹ Mỹ, nhất là những người thuộc đảng Cộng hòa đã phản đối dỡ bỏ cấm vận đối với Việt Nam. Nhưng vì sao ông, mặc dù là thành viên đảng Cộng hòa và thậm chí đã từng tham chiến tại Việt Nam, lại ủng hộ mạnh mẽ việc bình thường hóa quan hệ thương mại với Việt Nam?
    Thượng nghị sỹ John McCain: Hồi chiến tranh, tôi bị bắn rơi và nhảy dù xuống khu vực hồ Trúc Bạch tại Hà Nội. Hàn gắn vết thương chiến tranh là điều quan trọng đối với tôi cũng như nhiều cựu binh Mỹ khác từng tham chiến tại Việt Nam.
    Việc bình thường hóa quan hệ giữa 2 nước đã trợ giúp rất nhiều cựu chiến binh Mỹ. Chỉ trong vòng 10 năm kể từ thời điểm bình thường hóa, quan hệ Việt – Mỹ đã phát triển ngày một mạnh mẽ, mang lại lợi ích cho cả 2 nước.
    PV: 20 năm đã qua, ông có bao giờ băn khoăn hay hối tiếc về quyết định của mình khi đó?
    Thượng nghị sỹ John McCain: Tôi chưa bao giờ hối tiếc cả. Dỡ bỏ cấm vận đối với Việt Nam mang lại rất nhiều lợi ích. Kinh tế Việt Nam đã phát triển đáng kể so với 10 năm trước, thương mại cũng tăng trưởng mạnh. Cách đây 15 năm, Việt Nam chưa có ngành sản xuất cà phê, nhưng giờ đã trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới. Các ngành chế tạo, du lịch cũng phát triển nhanh chóng.
    Cách đây vài năm, tôi đưa gia đình trở lại Việt Nam và thực hiện chuyến du lịch xuyên Việt. Cũng như tôi, rất nhiều cựu chiến binh Mỹ đã quay trở lại đây. Tôi luôn nghĩ rằng tham quan vịnh Hạ Long là một trải nghiệm thú vị đối với bất kỳ ai.
    Thượng nghị sỹ John McCain trò chuyện với phóng viên tại Mỹ
    Thực tế thì giờ chúng ta là bạn bè. Ở châu Á, mâu thuẫn dai dẳng vẫn tồn tại giữa một vài quốc gia và tôi hy vọng rằng quan hệ giữa các nước này, chẳng hạn như giữa Hàn Quốc và Nhật Bản, sẽ được cải thiện qua việc sử dụng quan hệ Việt – Mỹ làm hình mẫu.
    PV: Việt Nam và Mỹ đã tuyên bố xác lập quan hệ đối tác toàn diện. Theo ông thì quan hệ song phương sẽ tiến triển như thế nào dựa trên mô hình hợp tác này?
    Thượng nghị sỹ John McCain: Quan hệ Việt – Mỹ sẽ tiếp tục phát triển, thương mại song phương sẽ tiếp tục tăng trưởng. Về du lịch, nhiều khu nghỉ dưỡng đã được xây dựng, thu hút rất nhiều du khách Mỹ. Thành phố Hồ Chí Minh hay Đà Nẵng đã trở thành những thành phố hiện đại tại châu Á. Một trong những điểm đáng chú ý nhất là khoảng 16.000 du học sinh Việt Nam hiện đang học tập tại Mỹ, một con số rất ấn tượng.
    Về quân sự, tôi hy vọng các hoạt động hợp tác giữa 2 nước sẽ được tăng cường, chẳng hạn như cứu trợ thiên tai, sơ tán, tìm kiếm và cứu hộ trên biển. Có rất nhiều lĩnh vực mà quân đội 2 bên có thể đẩy mạnh hợp tác.
    PV: Xin cảm ơn ông!
    (VOV)

  7. vietha says:

    Tin vui! CM Cam Ukraina đã tràn đến VN?

    Thưa các ông dân chủ VN!

    58,5% dân số là người Nga, 20% là người Ukraina và 22% là người dân tộc đạo hồi Tatar. Theo hiến pháp Ukraina qui định toàn dân bầu Tổng thống, muốn phế truất Tổng Thống phải trưng cầu dân ý. Bọn tiểu số vi hiến làm loạn như vậy là không hợp pháp. 58% dân Nga mà đứng lên cầm súng có sự hỗ trợ của Nga thì mấy kẻ làm loạn kia sẽ toi đời. Bán đảo Crimer tự trị đã giai tán chính quyền để trưng cầu dân ý theo ai?Nếu theo Nga thì quân đội Nga sẽ tràn ngập nơi đây được coi là hợp pháp để sát nhập vào Nga theo nguyện vọng của đại đa số dân chúng. Chờ đấy mà xem? Chẳng có CM Cam với quýt gì đâu. Đừng tưởng bở. Để yên như cũ thì còn “5 ăn 5 thua” chứ làm loạn thì sẽ theo Nga hết. Mấy ổng dân chủ rởm VN cứ theo đó mà học?

    Mỹ cũng chẳng hơi đâu mà nhúng vào. I Raq, Apganistan là bài học quá đắt cho Mỹ rồi huống chi bây giờ Mỹ phải tập trung cho Thái Bình Dương chống TQ bành trướng. Hơn thế nữa nhúng vào lại phải đụng đầu với Nga, Mỹ chẳng dại. Nato thì chủ yếu Mỹ là chính. Mỹ không nhúng vào thì Anh Pháp Đức dám đối đầu với Nga không? Bố bảo!
    Nên nhớ các nơi như libya, syria thì Nga còn bỏ chứ Ukraina chính là lợi ích cốt lõi, Nga bỏ sao đước.

    Tỉnh lại đi mấy cái đầu dân chủ VN rỗng tuyếch./.????

  8. Nguyễn Thế Viên says:

    Dân chủ, tự do là nguyên tắc cuả người dân Mỹ, cũng như nhân loại. Tuy nhiên, về đối ngoại, chỉ là chiêu bài . Mọi lên tiếng bênh vực tự do, dân chủ ở các nước khác đa phần chỉ là để thể hiện long trắc ẩn lấy lệ. Còn hành động cuả HK chủ yếu nhằm bảo vệ quyền lợi cho nước Mỹ.
    Ngoài ra, ai cũng thấy rằng:
    - VN không còn là trọng tâm quyền lợi cuả HK
    - Thế hệ lãnh đạo ngày nay cuả HK đa số thuộc thế hệ phản chiến trong chtến tranh VN (Clinton, Kerry….) hay thuộc thành phần cấp tiến chịu ảnh hưởng cuả nhóm chính trị gia phản chiến này (Obama….). Ngoài sự dửng dưng với số phận VN, bên cạnh những khó khan và chia rẽ trong nôi bộ, nước Mỹ đang có một chính sách đối ngoại yếu hơn bao giờ hết. Đừng quá kỳ vọng vào HK mà lại giở khóc giở cười như những thập niên 60 và 70.
    - Cho tới giờ một số người VN vẫn không bỏ được tinh thần nô lệ, trông chờ ngoại bang giải quyết hộ số phận đất nước mình:
    . Miên Nam có ông TT ô nhục nhìn theo Mỹ mà lãnh đạo đất nước. Mỹ còn cho tiền thì còn chiến đấu chống CS xâm lăng. Mỹ cúp viện trợ thì bỏ chạy! (vậy mà nay còn có lắm kẻ tôn thờ!).
    . Miền Bắc thì nhìn Tàu và Nga mà tạo cuộc chiến tương tàn trong quá khứ, hiện tại thì dưạ vào Tàu để giữ Đảng (thà mất nước hơn mất Đảng).
    . Người dân trong, ngoài nước cũng không khác gì! Lúc nào cũng xem ngóng, chờ đợi HK, Liên Âu… bật đèn xanh!!!!
    Nếu đa số người dân VN trong cũng như ngoài nước không có can đảm dám sống chết cho lý tưởng tự do dù có được người ngoài yểm trợ hay không thì bị CS ác nhân thống trị lâu dài cũng là điều dễ hiểu.
    Thời đại nằm chờ xung rung đã qua rồi!
    Nguyễn Thế Viên

    • Hồng Thủy says:

      Báo Trung Quốc: Việt Nam đang

      “Thế chân vạc” gồm 3 phương diện: Lựa chọn các kênh ngoại giao đa phương – cân bằng; Tăng cường hợp tác quốc tế, nâng cao thực lực quốc phòng và ngoại giao;

      http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Bao-Trung-Quoc-Viet-Nam-dang-tao-the-chan-vac-o-Bien-Dong-post140272.gd

      Các hoạt động quốc phòng, đối ngoại bình thường của Việt Nam luôn trở thành tâm điểm bình luận của một số tờ báo Trung Quốc với những ý đồ chính trị rõ ràng.

      Tân Hoa Xã ngày 21/2 dẫn phân tích của tờ “Thanh Niên tham khảo” xuất bản tại Trung Quốc đưa ra những bình luận, nhận xét về hoạt động quốc phòng, đối ngoại của Việt Nam năm 2013 đều xoay quanh việc bảo vệ lợi ích của Việt Nam ở Biển Đông.

      Tờ báo đánh giá, một năm qua Việt Nam đã kiềm chế tối đa những nhân tố có thể kích hoạt căng thẳng trên Biển Đông, mặt khác cũng “không ngừng mua sắm vũ khí hiện đại trang bị cho hải quân, không quân”, việc nhận chiếc tàu ngầm Kilo đầu tiên từ Nga là một dấu mốc quan trọng.

      Dẫn phân tích của nguyệt san “Quốc phòng châu Á” xuất bản tại Malaysia, tờ báo một lần nữa nhấn mạnh vai trò yết hầu chiến lược của Biển Đông, nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương cùng diễn biến nóng lên trong những năm gần đây.

      Trong bối cảnh đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có bài phát biểu quan trọng tại Đối thoại An ninh Shangri-la năm 2013 tại Singapore, kêu gọi các nước lớn đóng vai trò tích cực hơn trong việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông và xây dựng một lòng tin chiến lược giữa các bên.

      Việt Nam đã tích cực tăng cường các quan hệ quốc tế, ngoài việc nâng cao vai trò vị thế của mình trên trường quốc tế còn tìm kiếm sự hỗ trợ và hợp tác an ninh, đặc biệt là an ninh trên biển.

      Đánh giá các hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam sau bài phát biểu tại Shangri-la của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, tờ báo cho rằng chính sách quốc phòng của Việt Nam hiện nay tập trung hàng đầu vào Biển Đông trong khi nỗ lực “tạo thế chân vạc” trên mặt trận đối ngoại.

      Tờ báo này lý giải, “thế chân vạc” của Việt Nam gồm 3 phương diện: Lựa chọn các kênh ngoại giao đa phương – cân bằng; Tăng cường hợp tác quốc tế, nâng cao thực lực quốc phòng và ngoại giao; Duy trì quan hệ bình thường với Trung Quốc.

      Nhận xét về nền quốc phòng của Việt Nam, tờ báo cho rằng ngoài Nga và Ukraina, Việt Nam cũng đang tìm kiếm nguồn cung cấp vũ khí trang bị hiện đại cho quân đội từ các nước khác như châu Âu, Mỹ, Canada, Israel, Ấn Độ, trong đó tờ báo này đặc biệt quan tâm đến “bước đột phá” trong quan hệ quân sự Mỹ – Việt sau cấm vận. Đồng thời, Việt Nam cũng tự chế tạo nhiều loại vũ khí công nghệ cao, hiện đại trên cơ sở mua bản quyền công nghệ của các nước có nền công nghiệp quốc phòng tiên tiến trên thế giới.

      Dẫn phân tích của một nhà nghiên cứu từ Viện S. Rajaratnam ở Singapore, tờ báo cho rằng Việt Nam đang ra sức phát triển lực lượng “chống xâm nhập” nhằm đối phó với thực lực hải – không quân của Trung Quốc trên hướng Biển Đông.

      Và vẫn với những suy đoán chủ quan, luận điệu lèo lái dư luận quen thuộc của một số tờ báo theo đuổi chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở Trung Quốc, bài báo cho rằng Việt Nam đang sử dụng cảng Cam Ranh để thu hút, “lôi kéo” các cường quốc trên thế giới tham gia vào vấn đề Biển Đông nhằm kiếm chế Trung Quốc.

      Hồng Thủy

    • Hoa Tử Đằng says:

      Khoan bàn tới chuyện “vọng ngoại”, vì có thể tôi và anh có cùng một số suy nghĩ giống nhau, nhưng dân chủ tự do chỉ là “chiêu bài” của người Mỹ à? Sự đời không đơn giản như thế.

      Những chế độ dân chủ thường có chung những nguyên tắc hành xử. Người Mỹ tin rằng chiến tranh và sự bất ổn khu vực thường được gây ra bởi những chế độ độc tài (chuyện này chưa chắc lúc nào cũng đúng, nhưng người Mỹ tin như thế và phần trăm đúng khá cao) Quan trọng nhất, chế độ tự do thì thường tuân theo những quy luật về kinh tế khi làm ăn chung với nhau. Và vì thế, quyền lợi của Mỹ là làm sao tất cả các quốc gia phải tuân theo những quy luật về tự do (từ kinh tế tới chính trị) để cùng tạo ra sự ổn định, để cùng có lợi.

      Vì thế, Mỹ luôn luôn nhấn mạnh các nước muốn là đồng minh với Mỹ, phải cải tiến về chính trị. cho gần giống với thể chế tự do của Mỹ. VNCH ngày xưa cũng phải đau khổ tuân theo đòi hỏi này của Mỹ cho nên khó thẳng tay dọn dẹp sạch sẽ rác rưởi trong nhà như Thích Trí Quang, Lý Quý Chung, Nguyễn Ngọc Lan… (cũng có thêm những lý do khác nữa, thí dụ, Mỹ không bao giờ muốn VNCH thắng miền bắc). Vì những áp lực của Mỹ, Từ thập niên 1980, các đồng minh của Mỹ như Taiwan, Nam Hàn có những tiến triển về tự do trong chính trị.

      Vì những lý do nêu trên, những đồng minh hạng nhất của Mỹ phải là những quốc gia dân chủ tự do. Arab Saudi tuy có nhiều giếng dầu, nhưng chỉ vào hạng hai thôi. Thêm nữa, các chính quyền Mỹ, các tổng thống Mỹ, sợ áp lực của người dân sợ các dân biểu nghị sĩ đảng đối lập mắng mỏ, nếu tổng thống Mỹ này làm đồng minh với những nhà độc tài. Ngày xưa, câu nói nổi tiếng của FDR về Somoza, “Somoza may be a son of a bitch, but he is our son of a bitch” chỉ thể hiện chính sách của Mỹ thời thập niên 1940 tới 1960 thôi.

      Khái niệm Nash equilibrium, hay thường được biết tới một cách bình dân là win-win situation (do nhà tóan học John Nash nghĩ ra, sau này ổng được Nobel về kinh tế), chủ trương rằng hai bên cùng có lợi, có vẻ như là nền tảng cho nhiều chính sách ngọai giao Mỹ. (win-win theo kiểu Mỹ, là tao thắng 51%, mày cũng thắng nhưng chỉ là 49%. Nhiều khi không phải Mỹ xấu chơi, nhưng bởi vì hai bên không có chung the level of playing field, thằng nhà giàu dễ thắng thằng nhà nghèo. Tuy vậy, nhiều quốc gia tài giỏi lại dành phần thắng 51% cho họ, chơi gác được Mỹ, như Nhật, Nam Hàn)

      Cho nên nói là Mỹ chỉ cần biết “quyền lợi” của Mỹ và sẵn sàng hy sinh nhân quyền của những dân tộc khác chỉ đúng một nửa. Điều chắc chắn là không có nước nào đem quân nước mình qua nước khác để tiêu diệt một nhà độc tài để bảo vệ nhân quyền của người dân nước đó. Mỹ cũng vậy.

      • Nguyễn Thế Viên says:

        Thưa anh/chị Hoa Tử Đằng,
        Có lẽ chúng ta cũng không suy nghĩ khác nhau lắm đâu. Chẳng qua do tôi không khéo dùng từ ngữ mà thôi!
        Nói gì thì nói, quyền lợi cuả HK vẫn là điểm chính trong chính sách đối ngoại. Theo tôi chỉ có Anh Quốc có thể nói tương đối là đồng minh đồng đẳng với HK. Ngay cả các quốc gia Tây Âu, sau đệ nhị thế chiến, do nhận được chương trình viện trợ tái thiết nên đã có phần nào lép vế với HK (Khi các quốc gia này khá lên thì sự lép vế này sẽ nhỏ đi). Bên cạnh lý tưởng tự do – dân chủ, quyền lợi cuả HK trong việc giúp đỡ Châu Âu là ngăn chặn sự bành trướng chủ nghiã CS cuả Liên Bang Sô Viết.
        Ngay cả VNCH, phải chăng thực sự là đồng minh cuả HK? Hay chỉ là được lợi dung để: trước là ngăn chặn theo thuyết Domino, sau là “phương tiện” trong quan hệ HK- Tàu- Liên Sô trong bối cảnh chiến tranh lạnh?
        Tôi nghĩ rằng người Mỹ gốc Việt không chỉ tranh đấu vì quyền lợi cuả nước VN . Công luân Mỹ sẽ quan tâm hơn nếu những công dân Mỹ gốc Việt chúng ta chứng tỏ là chúng ta tranh đấu cho quyền lợi cuả HK. Một nước VN tự do – dân chủ mang lại lợi ích lâu dài cho HK hơn là những quyền lợi “sổi” khi bang giao với nhà cầm quyền phản dân chủ và tư bản đò VN.
        Nguyễn Thế Viên

  9. Cù Lần Lửa says:

    Chống Mỹ ? — Tình hình nay khác xa rồi.

    Cũng làm trò chống Mỹ đấy, nhưng nhẹ nhàng, giữ sĩ diện ngoại giao.
    ra vẻ ta đây tí ti với nhân dân cho khõi bẽ mặt chuột chù;

    Nhưng sau màn bạc…thì chủ tớ phân định rõ ràng… dạ dạ vâng vâng
    cứ như công An Ukraine quỳ gối trước nhân dân nổi dậy vậy, à…

  10. Việt tị nạn says:

    Tôi nhận thấy, hàng chục năm qua, VN không chống lại nước Mỹ, không chống bất cứ nước nào trên thế giới và không chống các tổ chức quốc tế. VN chỉ cảnh giác và hóa giải các âm mưu, thủ đoạn không có lợi cho VN của chính quyền Mỹ, của các nước và các tổ chức quốc tế. VN chỉ chống lại những cá nhân của bất cứ nước nào, kể cả người Việt chống Cộng cực đoan cố tình chống phá VN.

Phản hồi