WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Tuấn Khanh: Sài Gòn run rẩy trong tiếng máy cưa

20140727-115537-42937528

Này, tôi tin là bất kỳ ai trong số các bạn, kể cả tôi, những người đang nhớ về Sài Gòn trong những ngày buộc phải rũ chiếc áo xanh thay vào một bản vẽ tương lai, đều có quyền đặt ra một vài câu hỏi, dù là thì thầm hay hỏi thật to.

Vì sao phải thương nhớ một hàng cây, thương nhớ một hình dáng cũ?

Trong những bức ảnh thời sự cuối tháng 7/2014, có thể thấy rất nhiều người đứng lại, tần ngần ngắm nghía Sài Gòn, chụp ảnh kỷ niệm với những chiếc lá xanh không quen biết. Chắc họ cũng đã không thể trả lời được rõ ràng cho câu hỏi này, vì ít có ai chuẩn bị đủ tâm lý cho một cuộc chia ly như vậy.

Sài Gòn tháng 7 bỗng không nóng bức như thường lệ. Cái lạnh đến sớm một cách khó hiểu, từng chiều, làm hiu hắt thêm một thành phố toác rộng, nhấp nhô với bê-tông. Tại vòng xoay phun nước, hai cụ già đang lóng ngóng thay phiên chụp ảnh nhau làm kỷ niệm. Trước đây, nơi này nhộn nhịp người qua lại bên hàng liễu xanh, giờ hoang vắng lạ. Chụp giùm cả hai cụ một tấm ảnh, nhân tiện hỏi vui “Chỗ này có kỷ niệm riêng của hai bác?”. Ông cụ cười, không trả lời mà lại hỏi “Người ta không chọn được một nơi nào khác để làm nhà ga sao cậu?”.

Câu hỏi đó tôi lại không thể trả lời, cũng như hàng triệu người thương mến thành phố của mình cũng không thể trả lời. Thậm chí, nhà ga hiện đại, to đẹp tương lai sắp tới, hầu như cũng không ai nhìn thấy được mô hình hay một bản vẽ giới thiệu về nó rõ ràng ở đâu, để mọi người có thể hình dung về sự đánh đổi này. Đây là điều tối thiểu mà bất cứ một cuộc làm mới nào ảnh hưởng đến con người, trên mọi quốc gia văn minh đều phải thực hiện.

Thành phố hơn 300 năm tuổi, được liệt vào hàng kỷ vật của cả thế giới đã đột ngột biến dạng trong mắt nhiều người. Nhìn những chiếc cưa máy gầm rú vật ngã từng cái cây đã đứng đó, lá cây rơi vãi như những trang nhật ký của đời, từng ghi lại bao thăng trầm của thành phố này mà lòng khó tả. À, vì sao chúng ta không thể chọn một vài phương án, và người dân ở thành phố này sẽ cùng bỏ phiếu chọn lựa cho con đường phát triển của chính mình? Chắc chắn London, Paris hay Moscow… hay bất cứ đâu, khi xây một ga xe điện ngầm ở ngay một di tích nhiều tuổi của họ, người dân chắc cũng sẽ muốn được bỏ phiếu, thể hiện tâm nguyện như vậy. Và thôi, đừng nói với tôi về biểu quyết Hội đồng Nhân dân TP, tôi không biết gì về họ, ngoài những hình ảnh vỗ tay nhiệt liệt và chơi game khi nhấn nút biểu quyết.

Tôi nhìn thấy những cái cây được bọc rễ cẩn thận, khi được nhổ ra nơi cư trú của nó giữa Sài Gòn. Chắc chắn đã có ai dặn dò việc chuyển giao nó về một nơi nào đó để giữ lại trong tiếc nuối. Nhưng tôi cũng nhìn thấy những cái cây được kéo xuống, cưa nhỏ và mang đi. Cây và cũi là hai ý nghĩa khác nhau, nhưng cũi có tuổi 100 năm lại là một khái niệm khác. Đại lộ Lê Lợi, một trong những đại lộ đẹp nhất Việt Nam với gió, nắng và lá… được thay vào đó bằng điện, sắt và hầm ngầm, dù gọi là để phát triển, thì dĩ nhiên cũng phải có chút chạnh lòng.

Ai cũng muốn đất nước mình đẹp hơn, hiện đại hơn. Việc xây dựng và buộc phải hy sinh một điều gì đó, đôi khi là điều cần thiết, không thể chối cãi. Nhưng với những gì lâu nay mà từng người dân Việt được biết, thì việc tiếc nuối pha lẫn sự lo âu là một điều có thật.

Ai cũng nhớ rằng Sài Gòn là một vùng đất lún, cần hàng ngàn tỉ để phục hồi nhưng vẫn chưa làm được. Ai cũng nhớ rằng cả nước đã có những công trình kéo dài ngày này qua ngày khác và xuống cấp do thiếu tổ chức và đồng bộ. Nhưng điều đó không quan trọng rằng, ai ai cũng nhớ rằng trên đất nước này, đã có rất nhiều công trình được gắn mác hạng mục quốc gia, quan trọng hơn cả ga xe điện ngầm này, được ca ngợi hết mực, nhưng bị đục ruỗng, chỉ vài tháng, hoặc một năm đã hư hỏng, đã rời rã. Thậm chí những con đường sinh lộ của cả quốc gia được tìm thấy cốt tre pha xi-măng dỏm. Một cái cầu vừa xây xong, tháng sau đã không dùng được nữa…v.v nhưng không hề thấy có ai phải chịu trách nhiệm. Những câu chuyện có thật và liên tục như vậy đã hoang phí ngân khố và niềm tin của cả quốc gia đến tận cùng.

Tất cả những điều đó xảy ra, buộc người dân có quyền bồi hồi và lo sợ cho cái sẽ đến, đánh đổi, rằng liệu có thật sự đáng giá hay không? Họ cũng cần được nghe một ai đó nói cho họ, quả quyết về tương lai hoặc có ai đó chịu trách nhiệm rõ ràng cho những bất cập sẽ tới. Đơn giản vì họ là cư dân, là chủ nhân của thành phố này. Nhưng tiếc là, chỉ có tiếng gầm rú của cưa máy, của những công nhân hò nhịp thay cho tiếng nói của họ, hạ gục từng cái cây quen thuộc và tin cậy của họ gục xuống.

Cây có linh hồn không? Thật ngớ ngẩn cho câu trả lời, nhưng nếu như hàng cây đã từng ngắm nhìn thành phố qua bao thế hệ, chắc chắn đã chia sẻ cùng con người nơi này những điều bí ẩn, nhưng đủ để hồi sinh nhau qua nhiều khốn khó.

Nếu nhắc lại, có thể chúng ta sẽ bật cười khi nhớ đến nhiều bài báo lo về sinh mạng của một con rùa già ở Hồ Gươm, Hà Nội. Thậm chí đã có các báo cáo khoa học đòi cải thiện tình trạng ô nhiễm của nước hồ để cứu con rùa đó. Người ta ca ngợi đó là di vật, là niềm tin. Nhưng hạ gục thật nhiều hàng cây trăm tuổi, lấy đi lá phổi của hàng triệu người thì đã chẳng có một sự chất vấn nào xứng đáng cho di vật hay niềm tin.

Một người bạn trên Facebook, anh Alvin Tango, nhắc tôi về câu chuyện được đăng trên báo Trung Quốc, rằng có người đàn ông đã bán một trái thận để mua Ipad, để sống với đời hiện đại của mình. Người Sài Gòn khi chịu cắt đi hơi thở quen và lịch sử của mình, chắc cũng cần nghe một lời giản thích chân tình hơn là một mệnh lệnh.

Tất cả mọi người hiện chỉ nhìn thấy những tiếng thở dài về một Sài Gòn quen thuộc. Phải chăng thói quen nhẫn nại chịu đựng và chấp nhận mọi thứ, việc tăng liên tục xăng, điện… cho đến những cuộc tấn công máu lạnh của công an vào dân thường ngay trên đường phố, mỗi ngày nhìn thấy trên báo chí, đã khiến mọi người chỉ còn khả năng đóng kín cửa, thì thầm và sụp đổ khả năng tư duy phản biện về điều thiết thân của mình?

Và có thể vì vậy, lặng lẽ thương nhớ những hàng cây cũ giữa tiếng máy cưa, là điều duy nhất những người yêu Sài Gòn có thể thấy được vào lúc này.

Blog Nhạc sĩ Tuấn Khanh

9 Phản hồi cho “Tuấn Khanh: Sài Gòn run rẩy trong tiếng máy cưa”

  1. Nguyễn Văn says:

    Sài Gòn bức tử lần hai

    Sài Gòn một chín bảy lăm
    Việt cộng vào cướp của đổi tên

    Ba mươi chín năm sau
    Chúng lại lột trần truồng

    Việt cộng là loài man rợ như lang sói.

  2. Hồ Bác Cụ says:

    Bọn súc vật CSVN cho cưa cây đã có hàng trăm tuổi ở đường phố SàiGòn là có lí do sau:
    1. Để cho bọn thủ lãnh đảng CSVN có gỗ quí để làm nhà
    2. Tàn phá SàiGòn trước khi bọn chúng phải rút trở về Bắc…..

    Chuện xây ga xe điện ngầm chỉ là cái cớ….

    Đảng CSVN chỉ có một cái khả năng duy nhất, đó là tàn phá, cưa, đục đẽo, phá, đập bỏ, giật sập, toàn thể nước VN từ Bắc vào Nam, từ nông thôn cho đến thành thị, từ những công trình văn hóa, tôn giáo, lịch sử, giáo dục, kinh tế, cho đến nền tảng gia đình truyền thống tốt đẹp của VN.

    Ở VN, người dân phải tập nói ngược: tàn phá như trên được gọi là “xây dựng”; đổi cũ gọi là “đổi mới”; đi ăn cướp gọi là “giải phóng”; làm nô lệ tay sai cho giặc Tàu gọi là “Độc lập”; riêng có Tự Do thì được đổi tên là “con C…”

  3. VU Quoc Dat says:

    Ai hieu ruot Cong San vo gio keu la noi gi cua Ba cai cay le ten ham nhl gi .Mai mot no chat het cay trong vuon Tao Dan de lay mat bang lam khu vui choi giai tri … Thoi thi cu de cho Ho pha con gi ma tiec da mat cho mat luon .

  4. DÂN VIỆT says:

    Phải công nhận Trung cộng bây giờ như chú mực đói bị nhốt trong cũi ra sức lồng lộn tìm đường ra . Nhưng sao mà ra được khi bị ” trục nó đã chuyển ” tới cổ, loạng quạng nó mà chẹt họng quay cho một phát là cha con đi đong . Hầy cái lị, cái lị tính đem ” giàn khoan cắm dùi ” để lấy lối đi hả, qua mắt cú vọ của thằng sen đầm sao nổi, đành pải kéo về thôi ? Giờ lại tính bức hiếp tàn phá nhà hàng xóm ( tốt bụng nhưng ngu hèn ) để xây ” GA ” hả, ga gì … ga ” one way tầu suốt ” thì có ? Này Tầu khựa ơi, ta ngu cu đen như ” mực ” (?) mà còn biết ý đồ của nị tính biến SAIGON thành ” Hồng Koo’ng ” để nị lấy đướng đi hả, còn khuya, Mỹ nó bay B52 vào thủ cấp của nị nó biết cả rồi lại tốn công tốn của vô ích như cái HD-981 thôi .

  5. DÂN VIỆT says:

    Này cái quái thai thế kỷ, mặt lợn mõm chó Dư lợn viên ” tudo ” mi tỉnh hay mi đang mộng du, mà sao mi cứ sủa eng éc mãi thế lày ? Đỗ Mười ( Đ.M.) cái nị, làm tao phải mất công sửa lại : ” — Sàigòn … là tên củ của thực dân phong kiến…..bỏ đi, TAO SỬA lại là tên Hồ chó Chết ? phải đổi mới chứ….thời đại kỷ thuật số…của văn minh tiên tiến TAO THÊM văn minh tân tiến ” a còng “….và cái quan trọng nhất là TÊN MỚI CỦA thành phố gần 40 năm rồi….. .Nhửng đỉnh cao trí tệ ( trí tuệ ) TAO THÊM Đỉnh cao trí tuệ ” CÁI LỒI NGỒI TRÊN CÁI CỐC “là nhửng nhà khoa học…” MÓT ” của THIÊN HẠ …..???? Thế kỷ 21… ” :

  6. noileo says:

    Trich: “Chúng tôi có mặt ở khu vực trung tâm Sài Gòn tan tành này vào ngày thứ hai của việc phá dọn mặt bằng. Nhìn những gốc dương liễu có tuổi đời năm sáu chục năm quanh đài phun nước bị bứng. Một người đàn ông lớn tuổi, xúc động nói. “Hồi tôi còn nhỏ, mỗi khi ra Sài gòn là chạy quanh bồn nước này, mua bong bóng, kẹo, bánh, chụp ảnh gia đình… Hồi đó đã có mấy cây dương liễu này rồi, bây giờ thấy nó chết tươi, mà chú có hiểu chết tươi là chết ra sao mới biết đau lòng cỡ nào.”

    (Xây ga tàu điện ngầm, phá xóa trung tâm Sài Gòn

    http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=192193&zoneid=2#.U9XZvLFhsTA)

  7. Thanh Pham says:

    Thân tặng những người Sài Gòn cũ.

    Sài Gòn

    Tôi trở về Việt Nam
    Sau năm bảy mươi lăm
    Sao ngỡ ngàng xa lạ?
    Tôi như người vô tâm!

    Thành phố nầy và tôi
    Cả một quãng đời dài
    Ngay những ngày hấp hối
    Tôi không đành chia tay!

    Bây giờ sao hờ hững
    Đây Sài Gòn của tôi?
    Tên nghe chừng lạ quá
    Hồ Chí Minh, thôi rồi!

    Đây quê hương thân yêu
    Đây thành phố mỹ miều
    Giờ nghe sao trống vắng
    Vì trong tôi cô liêu!

    Ngoại tôi giờ đã mất
    Ba má tôi không còn
    Chung quanh toàn xa lạ
    Không tình người, Sài Gòn!

    Cũng chỉ vì cộng sản
    Hủy diệt cả giống nòi
    Giờ chỉ là dĩ vãng
    Sài Gòn tôi đâu rồi?

    T.Phạm

    Sài Gòn tôi

    Nhưng có người mới đến
    Họ trân quý Sài Gòn
    Thành phố sao dể mến
    Với bao nhiêu sắc son!

    Yêu Sài Gòn làm sao
    Họ ca tụng Sài Gòn
    Họ lại còn táo bạo
    Ví von như người yêu

    “May mà có em, đời còn dể thương”

    Bao văn nhân Bắc Hà
    Sao giờ nầy Hà Nội
    Kém xa Sài Gòn ta
    Nghe qua sao thấy tội!

    Nhưng Sài Gòn với tôi
    Phải trước năm bảy lăm
    Và với tôi Hà Nội
    Hoàn toàn nghe xa xôi!
    Cũng chỉ vì cộng sản
    Tất cả là dĩ vãng!

    T.Phạm

    http://sangcongpha1.wordpress.com/

  8. tudo says:

    Sàigòn … là tên củ của thực dân phong kiến…..bỏ đi ? phải đổi mới chứ….thời đại kỷ thuật số…của văn minh tiên tiến….và cái quan trọng nhất là TÊN MỚI CỦA thành phố gần 40 năm rồi….. .Nhửng đỉnh cao trí tệ ( trí tuệ ) là nhửng nhà khoa học của …..???? Thế kỷ 21… .

    • Saigon says:

      Sao mầy không về nhà lôi đầu thằng cha và con mẹ mầy ra đổi tên chúng nó.Nếu có bị hỏi thì mầy cứ nói là thời @ thế kỷ 21 rồi phải có tiến bộ và văn minh với loài người….làm thú hoài không có vui.Đúng không.?

Phản hồi