WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Dân chủ Thành Quốc Nhã Điển – Athènes: Nguyên mẫu của dân chủ hiện đại

thanh quoc nha dienĐể kết thúc phần nói về di sản tư tưởng chính trị Hy Lạp, dưới đây là một tóm lược đặc biệt về nền dân chủ đã được thiết lập tại Thành Quốc Nhã Điển (Athènes) ở Hy Lạp, trong khoảng thời gian từ Thế kỷ thứ VI đến thế kỷ thứ IV trước CN. Tuy ra đời cách đây đã trên 25 thế kỷ, nền dân chủ này, mà bây giờ người ta kêu tên là “dân chủ cổ điển”, vẫn còn là cái gốc của nền dân chủ đang được triển khai trong các nước dân chủ tân tiến trên thế giới. Vì nó vốn là nguyên mẫu của nền dân chủ hiện đại.

Ngoài ra, mặc dù tất cả cái thế giới Thành Quốc, trong đó có Nhã Điển, đã không còn đọc thấy tên trên bản đồ nữa, nhưng dân chủ Nhã Điển thì vẫn được hậu thế cải sửa để áp dụng. Cho nên khi nói tới di sản tư tưởng chính tri Hy Lạp, người ta không thể không nhắc đến nền dân chủ Nhã Điển, nét đặc thù của tư tưởng chính trị cổ đại này.

Điều người ta thường nghe nói về nền dân chủ này là đó là sản phẩm của lịch sử. Nhưng để nhận diện được nền dân chủ ấy thì còn phải minh định thêm rằng lịch sử này không phải là lịch sử nói chung mà là lịch sử Hy Lạp, và ở Nhã Điển, vào thời điểm từ thế kỷ thứ VI đến thế kỷ thứ IV trước CN. Tập thể người trong mảng xã hội này của Hy Lạp, không phải ai khác, đã khai sinh, hay chính xác hơn, đã sáng chế ra nền dân chủ có tên gọi là dân chủ Nhã Điển.

Miêu tả nền dân chủ Nhã Điển cần tìm được phương pháp quan sát, chụp bắt và trình bày một đặc sản của Nhã Điẻn, không phải một loại sản phẩm của các nước dân chủ hiện đại. Mặt khác, trong đối tượng dân chủ Nhã Điển, cũng phải lựa chọn góc độ nhìn cho đúng, để khảo sát tư tưởng chính trị, thay vì trực tiếp khảo sát các sự kiện.

Khán pháp nghiên cứu đặc biệt trên đã giúp nêu ra được những đặc điểm của nền dân chủ Nhã Điển, một phương thức quản trị xã hội mở đường cho tự do và bình đẳng của con người, viết ra những trang sử khởi đầu cho văn hóa chính trị của nhân loại.

Nền dân chủ Nhã Điển từ khai sinh đến tiêu vong

Những gì sắp được trình bày dưới đây sẽ phản ánh một cách rất sơ lược, trên đại thể, công trình nghiên cứu về tư tưởng chính trị cổ đại và tân đại ở Hy Lạp, của một giáo sư đại học danh tiếng ở Paris, bà Jacqueline de Romilly, chuyên gia hàng đầu về tư tưởng chính trị cổ đại Hy Lạp.

Sự thay đổi định chế, ở Hy Lạp vào thời điểm từ thế kỷ thứ VIII trước CN, đã diễn ra một cách êm ả. Quyền bính từ tay các vua chúa đã được chuyển cho giới qúi tộc rồi cho thường dân. Nói cách khác, sự thay đổi chế độ, theo chiều hướng dân chủ hóa, dường như chỉ là một biến thái tuần tự của xã hội. Khởi đầu, quyền lực của vua bị gỉảm bớt, bên cạnh vua và về sau, ngang với vua, thấy đặt ra một một loại quan chức mới, gọi là Tổng Trấn (magistrat), không phải là một quan tòa mà là một quan chức, có đủ các quyền như vua. Các Tổng Trấn này, dần dần được thay đổi, cả về số lượng – ba rồi chín – lẫn về cách tuyển chọn. Tổng Trấn được bầu với nhiệm kỳ suốt đời, rồi giảm xuống mười năm, và từ thế kỷ thứ VII, chỉ còn một năm thôi. Sau dó, bầu cử lại được thay bằng rút thăm, trên một danh sách do các công dân thiết lập, hay trên một danh sách đã được rút thăm. Một trong những Tổng Trấn còn mang chức vị như vua. Vào khoảng giữa thế kỷ thứ V, những biến thái trong thể thức cầm quyền ở Nhã Điển, tích lũy từ nhiều năm trước, đã dẫn tới sự thực hành nguyên tắc những người công dân thay phiên nhau chỉ huy và tuân lệnh, tức là công dân, ai cũng có lúc được chỉ huy và có lúc cũng phải tuân lệnh. Vì ba giai tầng chính trong xã hội, ba lớp người có tài sản nhiều ít khác nhau, đều được tham dự việc hành sử những quyền hành của Tổng Trấn, nên sự chuyển giao quyền lực từ qúy tộc sang tất cả các công dân coi như đã hoàn tất. Và như vậy, dân chủ đã thực sự được khai sinh ở Nhã Điển.

Một nguyên mẫu vừa dân chủ vừa phi-dân-chủ

Nếu lấy nền dân chủ hiện đại làm tiêu chuẩn để so sánh thì nền dân chủ đã thành hình vào thế kỷ thứ V tại Hy Lạp chỉ là một nguyên mẫu (prototype) mang hai tính chất vừa dân chủ lại vừa phi-dân-chủ. Hay nói cách khác, nền dân chủ vừa mới được sáng chế vẫn còn bị hạn chế, không phải là nền dân chủ của tất cả dân chúng sinh sống trên đất Nhã Điển. Mà chỉ dành cho những người có tư cách “công dân” thôi.

Tuy cũng sinh sống trên đất Nhã Điển, nhưng những người sau đây không được coi là công dân: Đàn bà, trẻ con, nô lệ và kiều dân. Sự phân biệt đối xử này rõ ràng là một hành vi phản dân chủ. Nhưng nó phát xuất từ một luồng tư tưởng phi-dân-chủ. Nó không phải là một thái độ chính trị thuần túy, vì người Hy Lạp quan niệm một cách tự nhiên rằng người đàn bà không có vai trò ở ngoài xã hội, chỉ là những phần tử ở trong gia đình, giữ nhiệm vụ sinh đẻ và may dệt… Còn nô lệ thì là hạng người sinh ra để hầu hạ người khác, nên đương nhiên không có nhân phẩm, tư cách để hành sử những quyền dân chủ.

Vì những lẽ đó, nền dân chủ mà Hy Lạp đã sáng chế ra cho nhân loại, trong những bước khởi đầu, hãy còn có những hạn chế không thể biện minh, so với nền dân chủ hiện đại. Nhưng về một vài mặt khác, nền dân chủ Nhã Điển lại mang những nét “dân chủ” triệt để mà người ta không tìm thấy ở nền dân chủ hiện đại.

Các mặt khác đó là sinh hoạt chính trị triển khai ở Nhã Điển, dưới hình thức dân chủ demokratia. Và sinh hoạt này chính là một cống hiến tuyệt vời của Hy Lạp để mở đường cho sự ra đời của cái mà hậu thế gọi là nền dân chủ Nhã Điển. Một nền dân chủ đã sáng chế ra cho nhân loại tự do chính trị và bình đẳng chính trị thể hiện bằng mô hình một “chính quyền của dân và do dân lập ra và hành sử” đích thực. Dĩ nhiên, chỉ đích thực ở trong một phạm vi nhất định và tùy thuộc vào khái niệm “DÂN”. Ai là dân? Và nếu là dân thì được quyền tham dự vào việc quản lý dời sống chung. Dưới ánh sáng của tư tưởng dân chủ hiện đại, nền dân chủ Nhã Điển chưa có được tính phổ quát. Cũng là điều tự nhiên.

Vì vậy, nền dân chủ Nhã Điển, được sáng chế cách đây hơn 25 thế kỷ chỉ mới là “nguyên mẫu” của Dân Chủ. Nói theo ngôn ngữ hiện đại, đó là một thứ dân chủ thực hiện ở một “thí điểm” là Nhã Điển (Athènes). Tuy Nhã Điển được gọi là Thành Quốc, nhưng chỉ có được những diện tích và dân số của Duché Grand Luxembourg ở châu Âu (2587 km2, 365.900 dân) hay của bang Rhode Island ở Mỹ (3233 km2, 947.154 dân). Trong những khuôn khổ hạn hẹp này, lại chỉ có một số người có tư cách công dân để được hành sử các quyền dân chủ.

Nên đó chỉ mới là một thứ dân chủ ở thí điểm, nhưng vì là một lối sinh hoạt chung chưa từng được áp dụng cho nên nó đáng được quan sát. Cuộc nghiên cứu sinh hoạt khởi đầu ấy sẽ cho thấy rằng nền dân chủ Nhã Điển không phải là một sáng kiến riêng lẻ, mà là một công trình sáng tạo tập thể trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định. So với dân chủ hiện đại thì dân chủ Nhã Điển có những mặt đã lỗi thời nhưng lại có những mặt tiến bộ hơn dân chủ hiện đại. Bởi thế dân chủ Nhã Điển là một nguyên mẫu dân chủ độc đáo.

Một nguyên mẫu dân chủ độc đáo

Dân chủ Nhã Điển là một kết hợp của những thành tựu trên nhiều mặt, văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội. Nếu chỉ có vậy thì cũng không vì thế mà nó được kể như độc đáo. Nhưng có lẽ những biến thái trong cuộc sinh hoạt chung, từ quân chủ chuyển qua quả đầu chế qúy tộc rồi qua dân chủ, đã êm ả trên bình diện tư tưởng, định chế nhưng rất sôi động trong thực tế chính trị, xã hội, vói những tranh chấp kịch liệt nên người ta coi đó là một tiền lệ độc đáo.

Có thể là nhờ ở Nhã Điển, vào thời điểm cuối thế kỷ thứ VII, đầu thế kỷ thứ VI trước CN, đã xuất hiện những nhà cải cách lỗi lạc như Dracon, Solon, Periclès, Clisthène v.v… biết dùng pháp luật, đặt ra quy phạm điều phối đời sống chung, bãi bỏ những lối sống mạnh được yếu thua, bất bình đẳng, để thiết lập những trật tự xã hội trong đó yếu tố quyết định để nắm quyền lực không còn là huyết thống nữa, mà là khả năng đóng góp cho xã hội bằng tài sản.

Vì trật tự xã hội mới này, dựa trên những tiêu chuẩn khách quan là của cải, nên những quyền của vua dần dần phải nhường bước cho qúi tộc rồi cho cả thường dân. Những thay đổi này đã dẫn đến sự đột xuất của “dân” và nhất là sáng kiến mới mẻ để cho dân được quyền tham dự việc quản trị xã hội. Sự chuyển quyền này là điều tất yếu, không thể tránh, vì đất đai đã không còn là sở hữu riêng của vua chúa, và phe qúi tộc, những sở hữu chủ mới của đất đai đã trở nên những quyền lực mới trong xã hội.

Một thay đổi khác nữa, do vị trí địa dư gắn liền với bể của Hy Lạp nên sự trao đổi với bên ngoài, dưới hình thức buôn bán đã giúp cho kinh tế phát triển, thủ công nghệ phát triển lên hàng kỹ nghệ v.v… Quyền lực chung lại phải chia ra nhiều người, ở ngoài lớp qúi tộc. Đó là quá trình đột xuất, phát triển của dân chủ được hậu thế khám phá thấy trong nguyên mẫu Nhã Điển. Khởi đầu, chỉ mới rất hạn chế trong khuôn khổ của một không gian nhỏ bé của một Thành Quốc, rộng không quá ba ngàn cây số vuông, đông chừng trên ba trăm ngàn người.

Quá trình này đã trở thành một tiến trình cho hậu thế thực hiện giấc mộng dân chủ hóa đời sống nhân loại mà trải qua hơn 25 thế kỷ vẫn chưa thể hoàn tất. Đó là lý do tại sao di sản tư tưởng chính trị Hy Lạp hiện nay vẫn còn là một tiềm lực cho nhân loại thiên niên kỷ thứ ba tiếp tục cuộc trường chinh tự do chính trị, bình đẳng chính trị. Di sản Hy Lạp này, như lịch sử cho thấy, đã đựợc La Mã chuyên chở và bổ sung để góp vào bước tiến của văn minh nhân loại trên con đường tiến hóa bất tận.

Trần Thanh Hiệp, LS

(14.8.2014)

Nguồn: Chuyển Hóa

7 Phản hồi cho “Dân chủ Thành Quốc Nhã Điển – Athènes: Nguyên mẫu của dân chủ hiện đại”

  1. Trực Ngôn says:

    Thừa giấy vẽ voi?

    Thưa cụ Trần Thanh Hiệp

    Trong lúc người dân đang ngộp thở vì dưới xã hội CSVN bị thiếu không khí, họ đang cần được thở tự do, được nói lên nguyện vọng tối thiểu “Dân chủ” của mình là quyền sống, quyền cư trú và quyền đi lại.

    Người dân đang cần được luât pháp bảo vệ (Nhân quyền), không còn bị CA quấy nhiễu, canh chừng như quản chế súc vật!

    Họ chỉ mong có được “Dân chủ và Tự do”, bất cần nó là thứ “Dân chủ Thành Quốc Nhã Điển”, kiểu Mỹ, Singapore, Đại Hàn, Nhật Bổn hay kiểu gì, miễn là không còn cộng sản nữa là được .

    Lúc đói thì chỉ cần cơm no. Sau khi no cơm ấm áo rồi thì cái gì cũng được, giò chả ném nướng, thịt cầy bảy món cũng tốt, mà cao lương mỹ vị với nem chả phụng long cũng OK!

    Nhưng hiện tại thì xin đừng vẽ vời, thừa giấy vẽ voi!

  2. Văn Quang says:

    Ông Trần Thanh Hiệp có lầm lẫn chăng?

    Theo ý của bài ông viết, chế độ đề cử người đại diện cho một đơn vị cư dân (ie: thành phố, thị trấn, tỉnh vv…) vào một hội đồng hành chính quốc gia, để phản ánh những tâm tư và nguyện vọng của đơn vị dân cư ấy, gọi là chế độ CỘNG HOÀ.

    Những thể chế CỘNG HÒA năm xưa, như của Hy Lạp và La Mã, đã sụp đổ, vì thiếu tính DÂN CHỦ, nghĩa là những tiếng nói của những nguời hoặc đảng phái đối lập. Không có DÂN CHỦ thì đảng đương quyền có độc quyền cai trị mà không cần biết những chính sách của họ đúng hay sai, lợi hay hại ra sao cho đất nước, về ngắn hạn cũng như lâu dài. Cứ lấy đủ đa số thuận là họ thi hành chính sách, dù nó lợi hay hại, hay hoặc dở ra sao đi nữa. Bởi vậy, cái mà họ cần là “DÂN CHỦ”, nghĩa là đối lập, những tiếng nói cảnh báo hoặc ngăn chận những hành vi hoặc chính sách tiêu cực của đảng đương quyền.

    Khi người dân nhận thấy đảng đương quyền không làm đúng nguyện vọng của họ thì họ sẽ lật đổ đảng đương quyền, bằng cách đưa đảng đối lập lên chấp chánh qua bầu cử phổ thông.

    Tôi e rằng, từ “CỘNG HOÀ” có lẽ chuẩn xác hơn từ “DÂN CHỦ”, trong khuôn khổ bài viết của ông.

Leave a Reply to Trực Ngôn