WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Võ Nguyên Giáp và De Lattre

untitledSơ lược tình hình

Việt Minh tổng khởi nghĩa cướp chính quyền ngày 19- 8-1945

Ngày 2-9 Hồ chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập tại Hà Nội

Thực dân Pháp trở lại Đông Dương, họ theo chân quân Anh tới giải giới quân Nhật, 300 người lính đầu tiên tới Tân Sơn Nhất ngày 11-9, sau họ đưa thêm nhiều quân sang chiếm các tỉnh dưới vĩ tuyến 16. Từ giữa tháng 10-1945 tới đầu tháng 2-1946 quân Pháp đã bình định được miền nam VN, chiếm lại được Vĩnh Long, Cần Thơ, Tây Ninh, Nha Trang, Ban Mê Thuột, Long Xuyên, Châu Đốc, Cà Mâu….

Trong thời gian này họ đã đưa vào 50,000 quân tham chiến, 7,425 xe cộ đủ loại , 21,000 tấn quân nhu, tổng kết Pháp có 630 người chết và mất tích, 1,037 người bị thương (1)

Đầu năm 1946, Pháp bắt đầu thương thuyết với chính phủ Tưởng Giới Thạch tại Trùng Khánh để được ra miền bắc VN thay thế quân Tầu giải giới Nhật. Sau đó thương thuyết với Việt Minh.

Đầu tháng 3-1946 Tướng Leclerc cho đổ bộ lên Hải Phòng. Việt Minh ký với Pháp Hiệp định sơ bộ thuận cho Pháp vào BV. Họ mượn tay Pháp để đuổi Tầu về nước và củng cố nội bộ, tiêu diệt các đảng phái quốc gia không CS. Theo tờ tường trình của Tướng Leclerc gửi chính phủ Pháp ngày 27-3-1946 thì tính tới cuối năm, VM đã thủ tiêu, giết hại tổng cộng khoảng 50,000 người.

Trước đây VM được Mỹ giúp súng đạn chống Nhật, khi Nhật đầu hàng họ giao lại nhiều vũ khi và huấn luyện cho VM, ngoài ra VM cũng mua súng lậu của Tầu.

Ngày 19-12-1946 Võ Nguyên Giáp ra lệnh tấn công quân Pháp tại Hà Nội, toàn quốc kháng chiến bùng nổ mở đầu cuộc chiến tranh dài nhất thế kỷ ba mươi năm núi xương sông máu.

VM yếu thế rút vào hậu phương. Quân Pháp tại phía trên vĩ tuyến 16 có hơn một sư đoàn không đủ để bình định hết miền Bắc mà chỉ đủ giữ các thành phố. Từ 1947-1949 Pháp mở những cuộc hành quân tiêu diệt chủ lực quân VM nhưng họ lẩn tránh để bảo toàn lực lượng, tổng cộng khoảng 40,000 người. (2)

Người lãnh đạo quân sự của cuộc kháng chiến là Võ Nguyên Giáp, ông ta không học qua trường võ bị nào, tháng 1-1948 được Hồ Chí Minh phong làm Đại tướng Tổng tư lệnh quân đội. Tài liệu phía CSVN (3) nói ông đã tham gia, chỉ huy trực tiếp, gián tiếp hầu như tất cả các mặt trận, chiến dịch trong cả ba cuộc chiến tranh VN: Từ trận Cao Bắc Lạng, Điện Biên Phủ, cho tới Hạ Lào, Mùa hè đỏ lửa 1972, cuộc chiến 1975, cuộc chiến biên giới Việt Hoa 1979-1980. Võ Nguyên Giáp mất ngày 4-10-2013, thọ 102 tuổi.

Sau khi chiếm trọn vẹn nước Tầu, Trung Cộng tiến tới biên giới Bắc Việt tháng 11-1949 là lúc chấm dứt chương một của cuộc chiến tranh Đông Dương và nó đã quyết định số phận của người Pháp, không hy vọng gì chiến thắng.

Chẳng bao lâu, VM được Trung Cộng huấn luyện tại biên giới, họ thành lập nhiều trung đoàn chính qui võ trang đầy đủ, thành lập trung đoàn pháo. Sau gần một năm được huấn luyện, Võ Nguyên Giáp cho rằng họ đủ sức sẵn sàng chiến đấu với Pháp. Đầu tháng 10-1950 Giáp tấn công các đồn biên giới, Pháp mặc dù có tới 10,000 người nhưng cách trung ương (Hà Nội) 300 dặm.

Từ giữa và cuối 1949, Trung Cộng thắng thế tại Hoa lục, tình hình biến chuyển, chính phủ Pháp cử Tướng Revers sang Đông dương nghiên cứu tình hình, ông đề nghị rút bỏ Cao bằng . Nếu thực hiện cuối 1949 thì thuận lợi nhưng vì để tới gần cuối 1950 mới cho rút nên đã bị thảm bại. Tại đây Võ Nguyên Giáp đã đánh thắng Pháp một trận lớn mà họ gọi là chiến dịch Cao Bắc Lạng.

Trận đánh kéo dài từ từ 29-9 tới 7-10-1950, toàn bộ quân Pháp triệt thoái gồm 7,000 người. Đại tá Charton chỉ huy đạo quân rút khỏi Cao Bằng về Đông Khê nhưng lại bị VM chiếm. Đại tá Lepage chỉ huy một lực lượng khoảng 5 tiểu đoàn để tái chiếm Đông Khê. Cả hai cánh quân bị một lực lượng lớn của VM khoảng 30 tiểu đoàn chận đánh tan nát.

Tổng cộng Pháp mất hai liên đoàn phải bỏ Lạng Sơn. Trận đánh rung động cả nước Pháp, người ta không ngờ VM mạnh như thế. Về nhân mạng thiệt hại trên 7,000 người vừa bị giết vừa mất tích, mất 13 khẩu đại bác 105 ly, 125 súng cối, gần 480 xe cộ, 3 chi đội thiết giáp, 940 đại liên, 1,200 trung liên và trên 8,000 súng trường. Số vũ khí này VM có thể trang bị cho 5 trung đoàn bộ binh hoặc cả một sư đoàn (4)

Tháng 1-1951 Pháp không kiểm soát được toàn miền Bắc cho tới bắc sông Hồng, nay chỉ giữ được châu thổ sông Hồng. Võ Nguyên Giáp lấn tới, các đơn vị du kích trong thời gian 1946-1949 nay thành tiểu đoàn, trung đoàn và cuối cùng thành các sư đoàn. Năm 1950 năm sư đoàn đầu tiên được thành lập: 304, 318, 312, 316, 320, sau đó sư đoàn 351 vũ khí nặng theo lối sư đoàn pháo của Nga gồm hai trung đoàn pháo và một trung đoàn công binh chiến đấu, VM sẵn sàng tống khứ Pháp xuống biển.

Năm 1950 Võ Nguyên Giáp nghiên cứu đưa ra kế hoạch ba giai đoạn:
Thứ nhất rút về chiến khu để huấn luyện, thứ hai tấn công các đồn bót Pháp, thứ ba giai đoạn cuối, tổng tấn công, ông ta nói:

“Địch sẽ dần dần chuyển từ tấn công sang phòng thủ. Cuộc tấn công chớp nhoáng (của Pháp) sẽ thành cuộc chiến kéo dài. Địch sẽ rơi vào tình trạng bế tắc, chúng sẽ kéo dài chiến tranh để thắng, ngoài ra chúng không có điều kiện tâm lý chính trị để chiến đấu trong một cuộc chiến kéo dài” (5)

Võ Nguyên Giáp biết rõ tinh thần người dân tại Pháp và cũng biết Mỹ do dự, ông nghĩ cần thanh toán Pháp sớm trước khi Mỹ viện trợ ồ ạt. Giáp nhận định.

“Chiến lược giai đoạn ba là tổng tấn công, tấn công liên tục cho tới khi quét sạch quân thù ra khỏi Đông Dương, trong giai đoạn một và hai là đánh tiêu hao địch nay phải đánh tiêu diệt địch, mọi chiến địch quân sự giai đoạn ba nhằm mục đích tiêu diệt quân Pháp….
….trong giai đoạn này vận động chiến là chính, du kích chiên hay trận địa
chiến là phụ” (6)

Các trận đánh lớn năm 1951
Say men chiến thắng Cao Bắc Lạng, tháng giêng năm 1951, Giáp cho rằng Việt Minh đã đủ sức tấn công Pháp ban ngày tại đồng bằng trong các trận Vĩnh Yên, Mạo Khê, Bờ sông Đáy. Lần này ông đụng trận với một dũng tướng mới được chính phủ Pháp cử sang.

Trận Vĩnh Yên
Sau trận thảm bại Cao Bắc Lạng, ngày 7-12-1950 chính phủ Pháp hốt hoảng cử Tướng De Lattre De Tassigny sang Đông Dương vào lúc này người Pháp đang mất tinh thần. Ông vừa làm Cao ủy (xưa gọi là toàn quyền) vừa giữ chức Tư lệnh quân viễn chinh, lần đầu tiên một Tướng lãnh chỉ huy cả dân sự và quân sự. De Lattre tới Đông Dương ngày 17-12-1950 để cứu vãn tình thế và cũng để rửa hận cho trận thảm bại nhục nhã Cao -Bắc- Lạng cách đây hai tháng.(7)

Tân Tư lệnh dám quyết định những việc mà các Tư lệnh trước không ai dám làm như tập trung xử dụng những người dân sự Pháp để đảm nhiệm canh phòng thay thế cho người lính để ra trận.

Sau trận đại thắng Cao Bằng mới đây, Việt Minh thừa thắng sông lên đem binh về “lấy nốt Thăng Long”. Ngày 10-1-1951 Võ Nguyên Giáp đưa hai sư đoàn 308, 312 chuẩn bị một cuộc tấn công lớn tại Vĩnh Yên gần Hà Nội và Châu thổ Bắc Việt. Việt Minh giải truyền đơn “Bác Hồ về Hà Nội ăn Tết”, tình báo Pháp đã biết VM tập trung quân ở đâu và mục tiêu chọn vào ngày nào.

Lần đầu tiên trong chiến tranh Đông Dương Pháp được đánh một trận diện địa chuẩn bị trước. Võ Nguyên Giáp được cố vấn Tầu dậy cho lối đánh biển người, đẩy thanh niên vào tử địa. Trận đánh diễn ra tại một vùng đồi trọc chiều ngang 12 km, dọc 10 km, phía Bắc tỉnh lỵ Vĩnh Yên. VM tập trung quân tại vùng núi Tam Đảo, lực lượng gồm 2 sư đoàn 308, 312; Pháp có hai liên đoàn: liên đoàn bắc phi của Đại tá Edon, liên đoàn 3 của Đại tá Vanuxem đóng tại các đồn phía Tây để ngăn chận VM.

Ngày 13-1 Giáp cho tấn công chia cắt hai liên đoàn Pháp, Võ Nguyên Giáp gần hoàn thành lời hứa, Hà Nội mất tinh thần, báo chí Paris đăng tin Hà Nội sắp mất.

De Lattre bèn đích thân chỉ huy trận đánh. Ngày 14-1-1951 ông bay tới Vĩnh Yên, cho trưng dụng tất cả máy bay chở quân trừ bị từ miền nam VN ra Bắc, và cho tiếp tế từ Hà Nội và từ miền Bắc. De Lattre lệnh cho cho hai lữ đoàn chiếm các ngọn đồi phía bắc Vĩnh Yên. Ngày 16-1 lúc 15 giờ Pháp chiếm lại đồi 101, 210, lúc 17 giờ sư đoàn 308 tập trung tấn công mạnh, lần đầu tiên quân Pháp đối diện với trận đánh biển người.

VM xung phong biển người hết lớp này đến lớp khác cùng với yểm trợ của súng cối, hai bên đã trộn trấu. De Lattre quyết định thật táo bạo, ông huy động hàng trăm máy bay oanh tạc cơ và vận tải ném bom napalm. Đây là trận oanh tạc lớn nhất trong chiến tranh Đông Dương, lửa cháy ngút trời giết hại đối phương và hy sinh cả binh sĩ của Pháp.

Với lối đánh táo bạo, dũng mãnh, De Lattre đánh cho Võ Nguyên Giáp và các cố vấn Tầu tả tơi, VM bị thiệt hại nặng, 6,000 bị giết, bị thương 8,000, 500 bị bắt làm tù binh, Pháp tổn thất một nửa.

VM đánh trộn trấu tưởng là Pháp sẽ không dám pháo khích hay oanh tạc nhưng không ngờ De Lattre táo bạo, thí quân cả hai bên. De Lattre tung vào trận địa các đơn vị trừ bị trưa 17-1 và cho ném bom napalm đã đẩy lui những đợt tấn công cuối cùng của VM.

De Lattre đã cứu được Vĩnh yên và Hà Nội, ông cho tổ chức duyệt binh tại Hà Nội để trấn an dân chúng. (8)

Võ Nguyện Giáp thất bại nặng ở Vĩnh Yên, ngày 23-1 ông ta nhận sai lầm, cũng lên án các chiến binh thiếu can đảm, hèn nhát và ca ngợi dân công đã mang tới mặt trận 5,000 tấn thực phẩm, súng đạn (9)

Trận Mạo khê.
Mặc dù mới thua một trận lớn, tháng 3-1951 Võ Nguyện Giáp lại mở trận tấn công định chiếm vùng núi Đông Triều ở Tây Bắc Hải Phòng, trận đánh đe dọa Hải Phòng. Phía Pháp có ba căn cứ bảo vệ khu quân sự Mạo Khê: Một đồn trên đồi mỏ Mạo Khê, một đơn vị chiên xa đóng tại khu phố Mạo Khê, một đại đội đóng tại nhà thờ Mạo Khê, tổng cộng 400 người.

Phía VM gồm sư đoàn 308, 312, 316, đêm 23-3 họ tấn công hạ 7 đồn dọc theo tỉnh lộ 18, đêm 26-3 De Lattre tiên đoán VM sẽ tấn công đồn Mạo Khê ông cho huy động gửi 3 tiểu đoàn tới, cho hải đoàn xung phong vào sông Bạch đằng yểm trợ hải pháo. Một giờ khuya 27-3 VM pháo kích, tấn công đồn mỏ Mạo Khê, sau nhiều đợt tấn công nhưng binh sĩ trong đồn chống cự và đẩy lui các đợt xung phong.

Mười giờ sáng VM tấn công đồn và cả khu nhà thờ Mạo khê, quân Pháp có máy bay và hải quân yểm trợ nhưng VM rất đông, một máy bay Hellcat bị bắn hạ. Tối 27-3, VM mở cuộc tấn công chót vào đồn và khu phố Mạo khê, phá hủy ba chiến xa Pháp. Sáu giờ sáng VM rút lui và không chiếm được mục tiêu.

Phía VM có 500 người bị giết, Pháp khoảng 200, đây là trận thứ hai của VM đánh vào đồng bằng nhưng thất bại, De Lattre coi đây là chiến thắng quan trọng, ông tân Tư lệnh sang Đông dương từ đầu năm 1951 tới nay được gần nửa năm đã phải đương đầu với hai trận lớn của VM. Sau trận thảm bại Cao Bắc Lạng, quân Pháp mất tinh thần nhưng De Lattre với chiến thuật táo bạo, dũng mãnh đã chuyển bại thành thắng nâng cao tinh thần chiến đấu quân sĩ. De Lattre cho lập phòng tuyến bảo vệ châu thổ BV, chuyển bớt các đơn vị đóng đồn không cần thiết thành những đơn vị lưu động. (10)

Trận Bờ sông Đáy.
Đây là trận qui mô được Võ Nguyện Giáp chuẩn bị chu đáo, phía VM đưa vào ba sư đoàn 304, 308 và 320, Pháp cũng huy động lực lượng lớn gồm: 3 liên đoàn lưu động, một liên đoàn thiết giáp, hai tiểu đoàn nhẩy dù, 3 hải đoàn, 4 tiểu đoàn pháo, 30 chiến đấu cơ. Một trận đánh kéo dài 26 ngày trên một chiến tuyến dài 80km gồm nhiều giai doạn. Sư đoàn 308 đánh Ninh Bình, sư đoàn 304 đánh Phủ lý, sư đoàn 320 đánh vào giáo khu Phát Diệm phía nam Ninh Bình
Gồm có 4 trận:
1- Ninh Bình (29-5 tới 30-5)
2- Yên cư Hạ (4-6 tới 18-6)
3- Phát Diệm (8-6 tới 9-6)
4- Đông bắc Phủ lý (20-6 tới 23-6)

Tại trận Ninh bình VM để lại 350 xác chết , 153 súng trường, 40 tiểu liên, 12 trung liên, 2 đại liên, 9 súng cối. Phía người Pháp chết và bị thương 1,000 người, nhiều đại bác bị phá hủy, các tầu chiến bị hư hại, con trai De Lattre tử trận tại đây.

Trận Yên Cư Hạ từ 4-6 tới 18-6-1951, đây là một đồn kiên cố, xây bằng bê tông, có hàng rào kẽm gai.. Tại trận này VM chết 200 người, hai đại đội Pháp giữ đồn chỉ còn vài chục người sống sót.

Trận Phát Diệm từ 8-6 tới 9-6. Sư đoàn 320 vào giáo khu Phát Diệm, uy hiếp tinh thần, phô trương lực lượng.

Trận Đông Bắc Phủ lý từ 20-6 tới 23-6. Trận phản công qui mô của Pháp vào vùng Phủ lý, Ninh bình, VM bị thiệt hại rất nhiều.

Qua các trận đánh thấy VM chưa thể thắng ở đồng bằng nhưng địch đã mạnh hơn trước. Hai bên tổn thất nặng. Pháp huy động nhanh các lực lượng tiếp viện hải, không quân.

Trận Hòa Bình
Tháng 9-1951, De Lattre chuẩn bị đánh Thanh Hóa nhưng đoàn tầu chở quân gặp bão nên phải quay về. De Lattre đổi ý cho đánh chiếm Hòa Bình, ông huy động 15 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiếu đoàn nhẩy dù, 2 liên đoàn thiết giáp, 7 tiểu đoàn pháo binh, 2 tiểu đoàn công binh, 2 hải đoàn xung phong . Cuộc hành quân Hòa Bình ngày 9-11-1951 gồm 3 lực lượng và chiếm tỉnh dễ dàng. VM huy động các sư đoàn 304, 308, 312 tới mặt trận.

Đầu tháng 12 VM gây áp lực quanh Hòa Bình qua trận Tu Vũ, Xóm Phèo, họ chiếm được đồn nhưng bị thiệt hại nặng , VM phục kích đoàn tầu trên sông và bộ binh Pháp trên đường số 6, tại trận Xóm Phèo VM thiệt hại nhiều.

Salan thay thế De Lattre tháng 1-1952 cho rút khỏi Hòa Bình, chiếm Hòa Bình bất lợi vì địch có cao xạ bắn chính xác những máy bay hạ cánh, phục kích đoàn tầu. Binh lính hay bị sốt rét, chiến trường rừng núi không thích hợp với Pháp. Ngày 22-2-1952 bắt đầu rút, giữ Hòa Bình bất lợi, bị tiêu hao lực lượng rút để lo bảo vệ đồng bằng, tới 24-2 cuộc triệt thoái coi như chấm dứt (11)

Kết luận

De Lattre bị bệnh nặng phải đưa về Pháp, ông mất tháng 1-1952 thọ 63 tuổi, đúng một năm sau khi sang phục vụ tại Đông Dương, lễ quốc táng được cử hành trọng thể tại Ba Lê được coi là lớn nhất kể từ năm 1929. Ông đã đưa tinh thần quân Pháp lên cao, đã đánh bại Võ Nguyện Giáp và các cố vấn Tầu nhiều trận, gây thiệt hại nặng nề cho VM, nếu de Lattre còn sống cuộc chiến Đông Dương có triển vọng nhiều thay đổi.

De Lattre lập phòng tuyến quanh vùng châu thổ Bắc Việt để ngăn cách đồng bằng với rừng núi miền Bắc sau trận Vĩnh Yên, bắt đầu cho xây cất từ tháng 2-1951 gọi là phòng tuyến de Lattre (ligne de Lattre) gồm hàng nghìn pháo đài kiên cố bằng bê tông. Tướng Navarre năm 1956 đã nhận xét phòng tuyến quá tốn kém nhưng không có lợi ích gì, nó không thể đẩy lui được các cuộc tấn công lớn của VM, không ngăn cản được địch ra vào (12)

De Lattre bành trướng quân lực, nâng Quân đoàn viễn chinh từ 143,000 lên 189,000 trong đó 121,000 là người Pháp, Bắc Phi, Lê Dương còn lại 68,000 là VN. Ông đã thuyết phục được người Mỹ viện trợ cho Pháp tại Đông Dương, đã xin được tăng viện binh từ Ba Lê và trích bớt các đơn vị đóng đồn để thành lập quân lưu động.

De Lattre thành công vận động Ba Lê cho tăng quân, đánh bại các cuộc tấn công lớn của VM, nhờ quyết tâm theo đuổi chiến tranh ông dành được cảm tình của Mỹ để được viện trợ (13)

Navarre cũng đánh giá cao thành công của de Lattre: Ông đã xin được chính phủ Pháp tăng viện, thành lập được bốn liên đoàn lưu động mới, chỉ trong vài tuần de Lattre đã tạo cho lực lượng tại Bắc Kỳ có khả năng chiến đấu ngang hàng với Quân đoàn chiến đấu Việt Minh (5 sư đoàn). Hai trận tấn công lớn, một hướng về Hà Nội (trận Vĩnh Yên) và một vào Hải Phòng (trận Mạo Khê) đều đã bị đẩy lui (14). Ông kết luận sự ra đi của Thống chế de Lattre đã mở ra một giai đoạn chiến tranh ngày càng trở nên tồi tệ trong tất cả mọi lãnh vực.

Vừa đặt chân tới Bắc Kỳ de Lattre đã phải đối đầu với nhiều trận đánh biển người, ông đã chuyển bại thành thắng, khiến Pháp lấy lại tinh thần. Một dũng tướng đầy thao lược nhưng mới chỉ huy được gần một năm thì mất, đó là điều thật đáng tiếc.

Salan, Navarre, hai Tướng Tư lệnh kế vị khả năng không bằng de Lattre. Cùng với sự chán nản mệt mỏi của người dân và chính phủ Pháp cuộc chiến đã kết thúc bi thảm.

© Trọng Đạt
© Dan Chim Viet

Chú thích
(1) Quân Sử 4, Quân lực VNCH Trong Giai Đoạn Thành Hình, Bộ TTM
VNCH trang 95, 96.
(2) Bernard Fall, Street Without Joy trang 28
(3) Wikipedia VN, Tiểu sử Võ Nguyên Giáp
(4) Quân sử 4 trang 124, Street Without Joy trang 33
(5) Street Without Joy trang 34
(6) Sách kể trên trang 35
(7) Sách trên, trang 36
(8) Quân sử 125, Street Without Joy trang 37-40
(9) Street Without Joy trang 40
(10) Quân Sử trang 131-133
(11) Sách kể trên trang 133-139
(12) Henri Navarre, Agonie de l’Indochine trang 22
(13) Quân sử trang 54
(14) Agonie de l’Indochine trang 21

42 Phản hồi cho “Võ Nguyên Giáp và De Lattre”

  1. Thiên tài quân sự dỏm rớt mặt nạ says:

    19/09/2014 17:46

    Bộ phim “Sống Cùng Lịch Sử” ca ngợi Võ Nguyên Giáp và chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ thảm bại, không thu hút khán giả

    Sự kiện bộ phim “Sống cùng lịch sử” được nhà nước Việt Nam đầu tư một triệu dollar, nhưng không bán được một vé tại rạp đang làm nóng dư luận.

    Bộ phim được khởi công xây dựng từ năm 2013, với mục đích ca ngợi chiến thắng Điện Biên Phủ và tướng Võ Nguyên Giáp nhân 60 năm ngày chiến thắng Điện Biên. Điều đáng nói là, dù được ưu tiên chiếu tại những giờ “vàng” của rạp , vậy nhưng trong suốt cả 2 tuần không bán được vé nào.

    Bản tin BBC nói “Phim ca ngợi Tướng Giáp hủy chiếu ‘vì ế’…”

    BBC viết, một bộ phim được thực hiện để ca ngợi chiến thắng Điện Biên Phủ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp được nhà nước Việt Nam đầu tư đến 21 tỷ đồng VN đã phải ngưng chiếu vì không bán được vé.

    Bản tin VnExpress cho biết phim vinh danh Tướng Võ Nguyên Giáp “Sống Cùng Lịch Sử” được xem là thất bại lớn nhất dù được nhà nước mạnh tay đầu tư 21 tỷ đồng VN. Đây là một trong số dự án phim lịch sử có kinh phí lớn nhất của Việt Nam, do Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất, Nguyễn Thanh Vân đạo diễn và nhà biên kịch Đoàn Minh Tuấn viết kịch bản.

    Bản tin mô tả hình ảnh thê thảm: “Song, khi chính thức ra rạp ở Hà Nội dịp 2/9 vừa qua, những gì đoàn làm phim nhận được chỉ là những hàng ghế trống tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia và rạp Kim Đồng. Các nhà quản lý hai rạp này đã phải liên tục hủy các buổi chiếu vì số lượng khán giả tới xem chỉ từ 2 đến 3 người.”

  2. Đại bại tướng Võ nguyên Giáp says:

    ***Trong cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Mỹ năm 1995, khi được nêu vấn đề : 20 năm sau khi Cuộc Chiến Ba Mươi Năm đã chấm dứt, mà bây giờ người ta có thể phối kiểm được là qua hai cuộc chiến vừa qua có từ 3 triệu rưỡi đến 4 triệu người chết, ông (Tướng Giáp) có hối tiếc hay không?

    Tướng Giáp vẫn trong bộ quân phục cố hữu đã trả lời bằng tiếng Pháp là “Không chút nào! Tôi không hối tiếc chút nào ” .

    ****Theo tài liệu đúc kết từ Đại Hội 4 của CSVN năm 1976, ít nhất là 4.000.000 thanh niên miền Bắc đã chết trên chiến trường – gồm cả số người chết trên đường xâm nhập từ Bắc vào Nam

    *** Nhà văn Dương Thu Hương : Tới tận năm nay, gần sáu mươi tuổi tôi mới thấm thía sự khác biệt giữa kiếp người. Nhờ đọc báo phương Tây, tôi mới biết là người Mỹ và người Iraq chết như người, chết theo kiểu người. Chúng tôi, những người Việt Nam, chúng tôi chết như kiến, chúng tôi chết như ruồi, chúng tôi chết như lá khô rụng, cái chết của chúng tôi hoà lẫn bùn đen, và tan trong câm lặng.”

    ***Ngày oan trái – 27/04/14 | Tác giả: Trần Hồng Tâm : Người chịu thất bại đau đớn nhất trong cuộc chiến này, suy cho cùng, là nhân dân miền Bắc. Thử làm một phép tính: Dân số miền Bắc trước 1975 khoảng 30 triệu (làm tròn số, thực tế thì thấp hơn). Có 3 triệu thanh niên ở độ tuổi 18 đến 30 đã chết ở chiến trường miền Nam. Như vậy cứ 10 người dân, thì có một người chết trận.

  3. Choi Song Djong says:

    Võ Nguyên Giáp là một danh tướng ?
    Vâng,nhất tướng công thành vạn cốt khô.

  4. Các tướng lĩnh Pháp Mỹ thì vào dĩ vãng trong lãng quyên còn đại tướng Võ Nguyên Giáp thì bất tử và càng làm rạng rỡ đất nước Việt nam trên tòan thế giới này.

    • VnG tắt thở, tắt tiếng tăm says:

      Đại tướng Võ Nguyên Giáp ‘vắng mặt’ trong sách giáo khoa – 21/10/2013 –

      Tìm hiểu của Thanh Niên Online cho thấy, cụ thể, ở SGK Lịch sử lớp 9, phần sử Việt Nam có 21 bài, trong đó có bài: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954) ở trang 119, có nêu diễn biến chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, nhưng không câu từ nào nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

      Tương tự, trong SGK Lịch sử lớp 12, bài 20 với cũng nội dung trên, dù nêu chi tiết hơn về diễn biến trận đánh Điện Biên Phủ, nhưng cũng không một lần nhắc tên nhân vật lịch sử: Võ Nguyên Giáp.

      “Ở cấp tiểu học, phần sử trong sách Lịch sử và Địa lý 5, từ bài 1 đến bài 6 là những bài học về nhân vật lịch sử như: Trương Định, Nguyễn Trường Tộ, Hồ Chí Minh, Phan Bội Châu… Nhưng chưa có bài nào nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp”, bà Nguyễn Thị Hào, giáo viên Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (Q.4, TP.HCM) cho biết.

      Bà Nguyễn Ái Hằng – nguyên Tổ trưởng bộ môn Sử, Trường THPT Trần Phú (Q.Tân Phú, TP.HCM), cho biết: “Trong SGK lịch sử ở cấp 3, những bài chính đều không nhắc tới Đại tướng. Ở những bài phần tham khảo, đọc thêm có thể hiện một số nhân vật lịch sử, nhưng cũng không có thông tin nào xoay quanh Đại tướng Võ Nguyên Giáp”.

      (Đại tướng Võ Nguyên Giáp ‘vắng mặt’ trong sách giáo khoa – Kỳ 1: Sách giáo khoa ‘bỏ quên’ Đại tướng ! 21/10/2013

      • Builan says:

        Tiếp với NHH _ Ngoài dân gian thì tên tuôỉ Võ Nguyên Giáp được ca ngơị truyền tụng.. bằng THƠ VÈ , đến độ noí : CAI ĐẺ, BỊT NỒN, CẦM QUẦN., AÓ MƯA…. thì thế hệ trẻ ai cũng biết ,khắp thê giới ai cũng nghe , cháu con chút chít nhà Giáp cũng nghê nga thơ vè … Vàng khè 16 cục + 4 viên
        Youtube , miệng đời thay cho “SGK”

        Bắn vào link sẽ biết tất ! Kính mời
        http://www.youtube.com/watch?v=-ncoc88XPMM

    • Hồ Bác Cụ says:

      Trong các nước tiên tiến Dân Chủ tự do thực sự, thì không ai lại cứ “đi ăn mày dĩ vãng” lâu như bọn CSVN. Không có người giỏi này đã có người khác thay thế ngay lập tức. Khác xa với bọn ngu đần V+, có nhiêu đó xài hoài, xào đi xào lại cũng chỉ có Hồ chó minh, Võ Ngu Giáp. Đúng là Nguyễn Hoài Heo!!!! À mà lâu nay, trên internet người ta đã vạch mặt thật của Hồ chí minh và Võ Ngu Giáp tơi tả rồi còn gì mà cứ venh vang mãi!!! Rõ Dốt!!!!

  5. Nguoi New England says:

    Tướng De Lattre tôi không nói nhiều. Bù lại các tướng cao cấp nhất QLVNCH không chịu học hỏi và hèn nhát. Lúc dầu sôi lửa bỏng hèn nhát trốn tránh trách nhiệm thì làm sao không làm sụp đồ chế độ VNCH.

    • Việt cộng hèn nhất trong sử Việt says:

      Nhà văn Dương Thu Hương :” Về mặt đại cuộc, tôi thấy trong toàn thể lịch sử nước Việt, có lẽ cái triều đình Cộng sản hiện nay là cái triều đình hèn hạ và khốn nạn hơn tất cả những triều đình bán nước trước kia mà tiêu biểu là Lê Chiêu Thống. Lê Chiêu Thống có cầu cứu Tàu nhưng chưa bán một mảnh đất, chưa ký một hợp đồng chui, không hèn đến múc độ dám phạm luật của tổ tiên là nhượng đất cho giặc…”.

      Tiến sĩ Hà sĩ Phu :Chỉ biểu tình ôn hòa chống kẻ xâm phạm bờ cõi mà phải xin phép mới được biểu tình thì đất nước này rất xứng đáng làm nô lệ, không có nhân dân anh hùng nào lại ứng xử như con giun vậy. Dân Việt Nam quyết không chấp nhận sự nô lệ ấy

  6. triết lý gia 0001 says:

    ….Khi viết bài chúng ta phải nắm rỏ lịch sử,có tư liệu nhiều phía nếu không sẽ đi tuyên truyền không công cho CSVN vốn dĩ chuyên đi nói….dóc,láo lừa thiên hạ,theo kiểu dựng ra lê-văn-tám ảo lừa bịp dân.Thực chất thằng láo lừa võ-nguyên-giáp chỉ là tay sai…..chỉ là con đĩa đeo chân hạt tướng pháp De lattre,thật vậy,theo lá thư bà Bảy Vân vợ ông Duẩn đã viết,chiến dịch điện-biên-phủ là do cố vấn trung-cộng chỉ huy,thực chất là trung-cộng đem sức người sức của ra đánh để khi chiến thắng VN sẽ là lá chắn phía nam bảo vệ trung-cộng điều này cho đến nay đã quá rõ ràng.Mặc khác trong chiến dịch đó phía ăn theo nói leo VN có ông Hồ rồi đám bộ xậu ông Hồ….trong đó tên Giáp chỉ là chức danh để tránh tiếng cho trung-cộng…..thực tế là vậy,nếu chúng ta căn cứ theo tuyên truyền phía CSVN rồi nói Giáp điều binh thế này vận dụng binh thế kia….làm tui đọc nghe muốn…mữa,thực chất tên Giáp củ đậu biết gì mà chuyển quân,mọi cái điều nghe theo cố vấn trung-cộng điều binh kiển tướng rồi trung-cộng ra lệnh cho ông hồ,ông Hồ truyền lệnh xuống tên Giáp…..rồi Giáp cứ vậy mà làm,làm sai cà chớn là trung-cộng khiển trách….đó là sự thật.Bởi vậy khi tranh quyền đoạt lợi tên Giáp láo cá,bị phe lê-Duẩn triệt cho đi làm công tác kế hoạch sinh đẻ,nên dân gian có câu “ngày xưa ông tướng công đồn,giờ thì ông tướng công l…người ta” là vậy….Chính người CSVN còn cho là thằng Giáp chỉ xứng đáng làm kế hoạch hóa sinh đẽ,thì mắc mớ gì nhũng người không CS lại phải đi nâng..bi cho tên tướng cộng sãn VN thật vô lý.Cuốn phim mới đây CSVN chiếu “sống cùng lịch sử” tâng bốc tên Giáp nói láo lừa ở VN có ai coi đâu,nên dẹp phim…..Tóm lại ý tui muốn nói là chính CSVN còn bôi bác thằng tướng Giáp láu cá láu tôm….thì hải ngoại quốc gia không nên xía vô nâng..bi? để làm gì?….không nên vô tình tuyên truyền cho CSVN.Dân Việt bị lừa bao nhiêu đó chưa đủ sao?.Một nói tên Giáp điều binh hai nói tên giáp kiển tướng chỉ làm tui….thêm mắc cở,mấy thằng bù nhìn do trung-cộng sai kiến có thằng nào ra gì đâu?…….nay kính.

  7. De Latre thì giờ ít ai nói đến còn đại tướng Võ Nguyên Giáp thì hàng ngày vẫn có hàng ngàn người cầm hoa đến viếng mộ ông kể từ khi ông mất đến nay, trong đó có cả khách quốc tế,nhiều người Pháp.

  8. Nguyễn Trọng Dân says:

    Ô Hô A Ha… các sử gia !

    Có thiển ý này chấp tay xin phép thưa cùng các sử gia…..

    Từ tháng Giêng năm 1947 cho đến trước năm 1949 , khi mà Trung Cóc cộng nô CHƯA kịp về …Bắc Kinh …. cho tiền Giáp sài thì …đoàn quân (40 ngàn người amateur-theo số của T Đạt ) trói gà không chặt của Giáp lấy súng đạn , … ở đâu ra đây hè…. lạ quá ??!!!

    Mọi người cho rằng lính của Giáp sài …đạn của Nhật để lại …úi chu chà , nếu thế thì chỉ cần một tuần là Giáp phải…ra chợ trời mua thêm đạn chớ hết đạn rồi…, Nhật đâu mà để lại đạn … cho đoàn quân …cầm toàn là súng của TâY không hà , CHỚ KHÔNG PHẢI SÚNG NHẬT !

    ( Thời gian này chưa sài AK , cho đến khi Trung cóc cộng phỉ về kịp Bắc Kinh 1949)

    Mọi người lại nói là Nguyễn Sinh Cung khéo gôm tiền tư sản Dân Tộc rồi mua súng đạn lậu từ Tưởng Giới Thạch… chắc tại vì vậy mà Tưởng Giới Thạch thua Mao Trạch Đông….bởi vì đã bán hết vũ khí đạn dược cho Giáp lấy tiền sài rồi, đến khi Mao tấn công thì đành bỏ chạy thôi…đúng là thiệt CÓ LÝ cái củ tỏi

    Giáp & CUNG cùng đoàn quân amateur xách quần mà chạy cong đuôi lên chiến khu Việt Bắc , dọc đường quân amateur chết lỗn ngỗn , không đạn , không súng…

    GIÁP & CUNG bị vây tứ phía , xắp bị bắt THÌ ĐỘT NHIÊN…PHÁP RÚT QUÂN VỀ với LÝ DO chiến đấu…MỆT MỎI…, cần về nghĩ ngơi , cà phê cà pháo , fair l’ amour relax chút xíu ….mới là GHÊ !

    SỰ THẬT LÀ ĐÃ CÓ MỘT THẾ LỰC VÔ HÌNH CỨU VỚT NGUYỄN SINH CUNG & VÕ NGUYÊN GIÁP THOÁT KHỎI SỰ TRUY SÁT CỦA ĐẠI QUÂN PHÁP từ năm 1947 cho đến cuối năm 1948 , trước khi Mao xòe tay tiếp sức.

    Sự sống của con người không qua được một hơi thở , không thoát nổi được một giây…
    ( tức là tắt một hơi thở là chết , chỉ một giây thôi là die…)

    Hai thầy trò Cung , Giáp thoát được cả gần hai năm…! Lạ quá ??!!!

    Cả đời Cung chẳng sợ bị đánh bại bởi Mẽo , bởi Tây đâu…,

    MÀ chỉ sợ bị Trung Cốc cộng phỉ , Liên Xô biết chuyện …Mà giết mình đi đó thôi…!

    Hai trăm ngàn nạn nhân của cuộc ĐẤU TỐ chỉ là để cho có KẺ… hết nghi mà thôi !

    Ô HÔ A HA CÁC SỬ GIA nhá…

    Muôn kính các sử gia đọc nhiều hiểu ít .

  9. Lại Mạnh Cường says:

    Thưa tác giả,

    Xưa nay phe quốc gia và đồng minh thường hay chê bai phía CS THÍ QUÂN qua chiến thuật BIỂN NGƯỜI.

    Riêng tôi nghĩ, đó là chiến thuật NÒNG CỐT của phía CS, khi họ phát động CHIẾN TRANH NHÂN DÂN. Nhất là ở các nước Á châu lạc hậu với tầng lớp dân nghèo thật đông đảo, như Tàu hay Ta chẳng hạn.
    Mao là kẻ áp dụng nhuần nhuyễn chiến lược chiến tranh nhân dân và là người đầu tiên phát kiến ra trò đánh biển người cũng như trò kết hợp “TIỀN PHÁO HẬU XUNG” , nhằm củng cố cho lý thuyết chiến tranh nhân dân.

    Trong chiến tranh người CS không ngần ngại thì quân mà cả dân nữa. Ta xem trong thời Thế chiến Hai, Stalin đã lợi dụng đất Nga mênh mông và mùa Đông khắc nghiệt, để dẫn dụ những binh đoàn thiện chiến của Đức quốc xã tíên sâu vào lãnh thổ của mình, đồng thời chơi trò ghê gớm là “tiêu thổ kháng chiến” , tạo cảnh vườn không nhà trống ! Sau đó phản công đánh trả đòn.
    Dĩ nhiên cái giá dân và quân Nga phải trả cũng rất đắt, thậm chí còn cao hơn phe địch gấp bội.

    Riêng về Tàu Mao cũng có đặc thù là, đa số là quân du kích, hay ngay cả quân chính qui, trang bị vũ khi cũng thô sơ, chủ yếu là bộ binh với các súng hạng nhẹ, thiếu hẳn những phương tiện hiện đại như cơ giới và xe tăng thiết giáp yểm trở, cũng như chẳng có binh đoàn không quân hay hải quân. Như thế chủ yếu dựa vào SỐ ĐÔNG để tạo chiến thắng, cũng như dùng du kích và khủng bố lẫn tuyên truyền địch vận để làm ưu thế phe mình.

    Một cách đại cương theo lý thuyết của Mao đề ra vè cái gọi là CHIẾN TRANH NHÂN DÂN thường bao gồm ba giai doạn gối đầu lên nhau:

    1/ Du kích chiến
    2/ Trận địa chiến hay vận động chiến
    3/ Tổng phản công và tổng nổi dậy

    Trong Chiến tranh Đông Dương lần thứ Nhất chính năm 1950 là NĂM BẢN LỀ, bởi Vẹm đang từ du kích chiến chuyển sang trận địa chiến, nhờ vào chiến thắng của Tàu Mao ở lục địa, đã ồ ạt viện trợ nhân vật lực, nhất là trang bị vũ khí tối tân tịch thu được từ quân Tàu Tưởng.
    Thế là quân Việt Minh đã đánh trận lớn đầu tiên để thử sức ở vùng biên giới phía Đông là Trận Cao Bắc Lạng hay còn gọi là Trận Đường Bốn (La Bataille de la Route Coloniale 4), còn Vẹm gọi là Chíên dịch Biên giới Thu Đông 1950, hay Chiến dịch Lê Hồng Phong 2 !

    wikipedia:
    Chiến dịch Biên giới Thu đông 1950 còn gọi là Chiến dịch Lê Hồng Phong 2′, là một chiến dịch trong Chiến tranh Đông Dương do quân đội Việt Minh thực hiện từ ngày 16 tháng 9 đến 17 tháng 10 năm 1950, nhằm phá thế bị cô lập của căn cứ địa Việt Bắc, khai thông biên giới Việt – Trung để mở đầu cầu tiếp nhận viện trợ. Một mục tiêu khác nữa là mở rộng căn cứ địa và tiêu diệt một phần sinh lực quân đồn trú của Pháp, thử nghiệm các chiến thuật cho Quân đội Nhân dân Việt Nam khi đó còn thiếu kinh nghiệm đánh lớn.

    The Battle of Route Coloniale 4 (called Chiến dịch Biên giới [Operation Border Zone] in Vietnam) was a battle of the First Indochina War. It took place along Route Coloniale 4 (RC4, also known as Highway 4), a road which was used to supply the French military base at Cao Bang. French military traffic along the road had previously been subject to an ongoing series of ambushes during 1947-1949.

    The battle lasted from 30 September to 18 October 1950 and resulted in a French defeat. Several units of the French army, including some battalions of the Foreign Legion, were devastated by the Viet Minh and essentially ceased to exist as fighting units.

    Thắng to trận này nên Giáp và đồng bọn “lạc quan tếu”, nghĩ là có thể đốt giai đoạn mau chóng chuyển ngay sang giai đoạn ba, nên thúc quân đánh xuống vùng Trung Châu miền Bắc, với hy vọng thắng thêm trận này (Vỉnh Phúc Yên) sẽ có thể vận động dân chúng thủ đô và các nơi nhất tề nổi dậy và quân Việt Minh cũng nhất tề tổng phản công, nhằm tạo nên một chiến thắng lịch sử như vua Quang Trung là ăn tết ở thủ đô Hà Nội vào năm 1951, như Giáp ngầm cho người rải truyền đơn ngay giữa thủ đô Hà Nội trước khi đánh trận thứ hai nói trên.

    Khi thua trận Cao Bắc Lạng phía Pháp đã tiên đoán trước, nhưng không ngờ sự thể lại mau lẹ và thua qúa nặng như thế, nên mới cử danh tướng bốn sao De Lattre de Tassigny qua nắm toàn quyền từ dân đến quân sự nhằm cứu vãn tình thế. Mặt khác Pháp cũng cầu cứu với Mỹ. Không có Mỹ hứa và nhảy vào can thiệp gấp rút thì có đến hai ba De Lattre cũng không làm sao cứu nguy được.

    Thực ta do chủ quan thua trận Vĩnh Phúc Yên, nhưng lực lượng VM không tổn thất nặng nềt. Họ rút kinh nghiệm và sau đó chuyển hướng không đánh xuống vùng đồng bằng sống Hồng mà quay qua đánh vùng biên giới phía Tây Bắc giáp với Tàu và Lào.
    Từ đó họ đã tạo được những chiến thắng lớn và có nguy cơ bắt tay được với đám du kích CS ở Lào cũng như mở cửa ngõ biên giới với Tàu toàn diện, cho nên các tướng Pháp thế chân De Lattre phải nghĩ đến giải pháp tạo ra trận Điện Biên Phủ sau này.

    Thực ra dù chiến thắng trận Vĩnh Phúc Yên, De Lattre lúc sinh thời cùng các chính phủ Pháp ở chính quóc đã nghĩ đến giải pháp VIỆT NAM HÓA CHIẾN TRANH, cũng như trả độc lập cho VN với điều kiện nằm trong Liên Hiệp Pháp.
    Nói như thế để thấy họ đã nhận thức được bàn cờ thế giới đã thay đổi lớn khi Tàu Mao chiếm được lục địa Tàu và ngay lập tức bành trưởng ảnh hướng sang các lân bang, như gửi quân chiếm Tibet, back up Bắc Hàn xâm lăng Nam Hàn đầu 1050, cũng như giúp Việt Minh cũng vào năm 1950

    Còn nhìn lại Chiến tranh Đông Dương lần Hai cũng thế. Trận Ấp Bắc đánh dấu giai đoạn chuyển tiếp từ du kích sang vận động chiến và để rồi thử nghiệm bằng Tết Mậu Thân 1968 mà CS gọi là cuộc Tổng Tấn Công và Tổng Nội Dậy của quân dân miền Nam Tết Mậu thân 1968

    Chúng ta nên có cái nhìn thật khách quan để biết được người CS ra sao, mới hy vọng giải quyết rốt ráo tại sao phe quốc gia thua trận thật đau buồn trong quá khứ.
    Dĩ nhiên với thời gian dài gần nửa thế kỷ sẽ có những thay đổi lớn trong chiến pháp của CS, mà ta cần để ý xem xét cẩn thận. Thông qua cách V+ đối phó với T+ hiện nay ở Biển Đông ta có thể hiểu được phần nào về họ thật chính xác và chu đáo (toàn diện)

  10. Lại Mạnh Cường says:

    Thưa tác giả và bà con,

    Xin cám ơn tác giả đã tổng quát hoá Chiến tranh Đông Dương lần thứ Nhất kể từ 1949 cho đến khi De Lattre phải về Pháp dưỡng bệnh và chết ở đó.

    Tôi KHÔNG ĐỒNG Ý ở nhận xét dưới đây:

    [trích]
    Đầu tháng 3-1946 Tướng Leclerc cho đổ bộ lên Hải Phòng. Việt Minh ký với Pháp Hiệp định sơ bộ thuận cho Pháp vào BV. Họ mượn tay Pháp để đuổi Tầu về nước và củng cố nội bộ, tiêu diệt các đảng phái quốc gia không CS.
    [hết trích]

    Theo tôi nghĩ:

    1/
    Chính Hồ Chí Minh đã dùng vàng thu được trong khi phát động chiến dịch Tuần Lễ Vàng thu được của dân đem đút lót Lư Hán, để rảnh tay thanh toán các phe phái quốc gia như tác giả tường thuật

    2/
    Quân Tàu rất “bệ rạc”, chả thế mà dân thời đó đã chế nhạo quân Tàu bằng cách xuyên tạc bài quốc ca của Vẹm như sau: Đoàn quân Tàu ô đi sao mà ốm thế / Bước chân phù lang thang trên đường Việt Nam …
    Điều này phản ánh đúng thực tế là vậy, bởi đám quân Lư Hán kéo theo cả gia đình làng nước nghèo đói sang ăn vạ ở miền Bắc. Trông bọn họ lôi thôi lếch thếch, có nhiều kẻ thiếu đói, chân bị phù, ăn mặc rách rưới, mang theo cả gia tài gồm nồi niêu song chảo … Đó là một cuộc di cư dân nghèo Tàu sang ta, mặc dù mang danh là đạo quân chiến thắng sang giải giới quân Nhật thua trận hàng vô điều kiện quân đồng minh.

    Nói như thế để thấy, Hồ Chí Minh và bộ sậu tham mưu của y không ngu dại đến độ dùng quân Pháp hùng mạnh như lang sói để đẩy quân Tàu về nước. Nên nhớ đây là Tàu Tưởng chứ không phải Tàu Mao đâu nhé. Bởi Vẹm theo CS, cùng phe với Tàu Mao và đối nghịch với Tàu Tưởng, nhưn glúc đó Vẹm vẫn mang bộ mặt bên ngoài là phía chống phát xít Nhật với thực dân Pháp.

    Hồ chưa đủ mạnh, mặc dù khôn ngoan cướp được chính quyền, nên không có cách nào hơn là đành phải nhượng bộ Pháp đang quyết trở lại Đông Dương thay chân Nhật.

Phản hồi