WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Võ Nguyên Giáp và De Lattre

untitledSơ lược tình hình

Việt Minh tổng khởi nghĩa cướp chính quyền ngày 19- 8-1945

Ngày 2-9 Hồ chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập tại Hà Nội

Thực dân Pháp trở lại Đông Dương, họ theo chân quân Anh tới giải giới quân Nhật, 300 người lính đầu tiên tới Tân Sơn Nhất ngày 11-9, sau họ đưa thêm nhiều quân sang chiếm các tỉnh dưới vĩ tuyến 16. Từ giữa tháng 10-1945 tới đầu tháng 2-1946 quân Pháp đã bình định được miền nam VN, chiếm lại được Vĩnh Long, Cần Thơ, Tây Ninh, Nha Trang, Ban Mê Thuột, Long Xuyên, Châu Đốc, Cà Mâu….

Trong thời gian này họ đã đưa vào 50,000 quân tham chiến, 7,425 xe cộ đủ loại , 21,000 tấn quân nhu, tổng kết Pháp có 630 người chết và mất tích, 1,037 người bị thương (1)

Đầu năm 1946, Pháp bắt đầu thương thuyết với chính phủ Tưởng Giới Thạch tại Trùng Khánh để được ra miền bắc VN thay thế quân Tầu giải giới Nhật. Sau đó thương thuyết với Việt Minh.

Đầu tháng 3-1946 Tướng Leclerc cho đổ bộ lên Hải Phòng. Việt Minh ký với Pháp Hiệp định sơ bộ thuận cho Pháp vào BV. Họ mượn tay Pháp để đuổi Tầu về nước và củng cố nội bộ, tiêu diệt các đảng phái quốc gia không CS. Theo tờ tường trình của Tướng Leclerc gửi chính phủ Pháp ngày 27-3-1946 thì tính tới cuối năm, VM đã thủ tiêu, giết hại tổng cộng khoảng 50,000 người.

Trước đây VM được Mỹ giúp súng đạn chống Nhật, khi Nhật đầu hàng họ giao lại nhiều vũ khi và huấn luyện cho VM, ngoài ra VM cũng mua súng lậu của Tầu.

Ngày 19-12-1946 Võ Nguyên Giáp ra lệnh tấn công quân Pháp tại Hà Nội, toàn quốc kháng chiến bùng nổ mở đầu cuộc chiến tranh dài nhất thế kỷ ba mươi năm núi xương sông máu.

VM yếu thế rút vào hậu phương. Quân Pháp tại phía trên vĩ tuyến 16 có hơn một sư đoàn không đủ để bình định hết miền Bắc mà chỉ đủ giữ các thành phố. Từ 1947-1949 Pháp mở những cuộc hành quân tiêu diệt chủ lực quân VM nhưng họ lẩn tránh để bảo toàn lực lượng, tổng cộng khoảng 40,000 người. (2)

Người lãnh đạo quân sự của cuộc kháng chiến là Võ Nguyên Giáp, ông ta không học qua trường võ bị nào, tháng 1-1948 được Hồ Chí Minh phong làm Đại tướng Tổng tư lệnh quân đội. Tài liệu phía CSVN (3) nói ông đã tham gia, chỉ huy trực tiếp, gián tiếp hầu như tất cả các mặt trận, chiến dịch trong cả ba cuộc chiến tranh VN: Từ trận Cao Bắc Lạng, Điện Biên Phủ, cho tới Hạ Lào, Mùa hè đỏ lửa 1972, cuộc chiến 1975, cuộc chiến biên giới Việt Hoa 1979-1980. Võ Nguyên Giáp mất ngày 4-10-2013, thọ 102 tuổi.

Sau khi chiếm trọn vẹn nước Tầu, Trung Cộng tiến tới biên giới Bắc Việt tháng 11-1949 là lúc chấm dứt chương một của cuộc chiến tranh Đông Dương và nó đã quyết định số phận của người Pháp, không hy vọng gì chiến thắng.

Chẳng bao lâu, VM được Trung Cộng huấn luyện tại biên giới, họ thành lập nhiều trung đoàn chính qui võ trang đầy đủ, thành lập trung đoàn pháo. Sau gần một năm được huấn luyện, Võ Nguyên Giáp cho rằng họ đủ sức sẵn sàng chiến đấu với Pháp. Đầu tháng 10-1950 Giáp tấn công các đồn biên giới, Pháp mặc dù có tới 10,000 người nhưng cách trung ương (Hà Nội) 300 dặm.

Từ giữa và cuối 1949, Trung Cộng thắng thế tại Hoa lục, tình hình biến chuyển, chính phủ Pháp cử Tướng Revers sang Đông dương nghiên cứu tình hình, ông đề nghị rút bỏ Cao bằng . Nếu thực hiện cuối 1949 thì thuận lợi nhưng vì để tới gần cuối 1950 mới cho rút nên đã bị thảm bại. Tại đây Võ Nguyên Giáp đã đánh thắng Pháp một trận lớn mà họ gọi là chiến dịch Cao Bắc Lạng.

Trận đánh kéo dài từ từ 29-9 tới 7-10-1950, toàn bộ quân Pháp triệt thoái gồm 7,000 người. Đại tá Charton chỉ huy đạo quân rút khỏi Cao Bằng về Đông Khê nhưng lại bị VM chiếm. Đại tá Lepage chỉ huy một lực lượng khoảng 5 tiểu đoàn để tái chiếm Đông Khê. Cả hai cánh quân bị một lực lượng lớn của VM khoảng 30 tiểu đoàn chận đánh tan nát.

Tổng cộng Pháp mất hai liên đoàn phải bỏ Lạng Sơn. Trận đánh rung động cả nước Pháp, người ta không ngờ VM mạnh như thế. Về nhân mạng thiệt hại trên 7,000 người vừa bị giết vừa mất tích, mất 13 khẩu đại bác 105 ly, 125 súng cối, gần 480 xe cộ, 3 chi đội thiết giáp, 940 đại liên, 1,200 trung liên và trên 8,000 súng trường. Số vũ khí này VM có thể trang bị cho 5 trung đoàn bộ binh hoặc cả một sư đoàn (4)

Tháng 1-1951 Pháp không kiểm soát được toàn miền Bắc cho tới bắc sông Hồng, nay chỉ giữ được châu thổ sông Hồng. Võ Nguyên Giáp lấn tới, các đơn vị du kích trong thời gian 1946-1949 nay thành tiểu đoàn, trung đoàn và cuối cùng thành các sư đoàn. Năm 1950 năm sư đoàn đầu tiên được thành lập: 304, 318, 312, 316, 320, sau đó sư đoàn 351 vũ khí nặng theo lối sư đoàn pháo của Nga gồm hai trung đoàn pháo và một trung đoàn công binh chiến đấu, VM sẵn sàng tống khứ Pháp xuống biển.

Năm 1950 Võ Nguyên Giáp nghiên cứu đưa ra kế hoạch ba giai đoạn:
Thứ nhất rút về chiến khu để huấn luyện, thứ hai tấn công các đồn bót Pháp, thứ ba giai đoạn cuối, tổng tấn công, ông ta nói:

“Địch sẽ dần dần chuyển từ tấn công sang phòng thủ. Cuộc tấn công chớp nhoáng (của Pháp) sẽ thành cuộc chiến kéo dài. Địch sẽ rơi vào tình trạng bế tắc, chúng sẽ kéo dài chiến tranh để thắng, ngoài ra chúng không có điều kiện tâm lý chính trị để chiến đấu trong một cuộc chiến kéo dài” (5)

Võ Nguyên Giáp biết rõ tinh thần người dân tại Pháp và cũng biết Mỹ do dự, ông nghĩ cần thanh toán Pháp sớm trước khi Mỹ viện trợ ồ ạt. Giáp nhận định.

“Chiến lược giai đoạn ba là tổng tấn công, tấn công liên tục cho tới khi quét sạch quân thù ra khỏi Đông Dương, trong giai đoạn một và hai là đánh tiêu hao địch nay phải đánh tiêu diệt địch, mọi chiến địch quân sự giai đoạn ba nhằm mục đích tiêu diệt quân Pháp….
….trong giai đoạn này vận động chiến là chính, du kích chiên hay trận địa
chiến là phụ” (6)

Các trận đánh lớn năm 1951
Say men chiến thắng Cao Bắc Lạng, tháng giêng năm 1951, Giáp cho rằng Việt Minh đã đủ sức tấn công Pháp ban ngày tại đồng bằng trong các trận Vĩnh Yên, Mạo Khê, Bờ sông Đáy. Lần này ông đụng trận với một dũng tướng mới được chính phủ Pháp cử sang.

Trận Vĩnh Yên
Sau trận thảm bại Cao Bắc Lạng, ngày 7-12-1950 chính phủ Pháp hốt hoảng cử Tướng De Lattre De Tassigny sang Đông Dương vào lúc này người Pháp đang mất tinh thần. Ông vừa làm Cao ủy (xưa gọi là toàn quyền) vừa giữ chức Tư lệnh quân viễn chinh, lần đầu tiên một Tướng lãnh chỉ huy cả dân sự và quân sự. De Lattre tới Đông Dương ngày 17-12-1950 để cứu vãn tình thế và cũng để rửa hận cho trận thảm bại nhục nhã Cao -Bắc- Lạng cách đây hai tháng.(7)

Tân Tư lệnh dám quyết định những việc mà các Tư lệnh trước không ai dám làm như tập trung xử dụng những người dân sự Pháp để đảm nhiệm canh phòng thay thế cho người lính để ra trận.

Sau trận đại thắng Cao Bằng mới đây, Việt Minh thừa thắng sông lên đem binh về “lấy nốt Thăng Long”. Ngày 10-1-1951 Võ Nguyên Giáp đưa hai sư đoàn 308, 312 chuẩn bị một cuộc tấn công lớn tại Vĩnh Yên gần Hà Nội và Châu thổ Bắc Việt. Việt Minh giải truyền đơn “Bác Hồ về Hà Nội ăn Tết”, tình báo Pháp đã biết VM tập trung quân ở đâu và mục tiêu chọn vào ngày nào.

Lần đầu tiên trong chiến tranh Đông Dương Pháp được đánh một trận diện địa chuẩn bị trước. Võ Nguyên Giáp được cố vấn Tầu dậy cho lối đánh biển người, đẩy thanh niên vào tử địa. Trận đánh diễn ra tại một vùng đồi trọc chiều ngang 12 km, dọc 10 km, phía Bắc tỉnh lỵ Vĩnh Yên. VM tập trung quân tại vùng núi Tam Đảo, lực lượng gồm 2 sư đoàn 308, 312; Pháp có hai liên đoàn: liên đoàn bắc phi của Đại tá Edon, liên đoàn 3 của Đại tá Vanuxem đóng tại các đồn phía Tây để ngăn chận VM.

Ngày 13-1 Giáp cho tấn công chia cắt hai liên đoàn Pháp, Võ Nguyên Giáp gần hoàn thành lời hứa, Hà Nội mất tinh thần, báo chí Paris đăng tin Hà Nội sắp mất.

De Lattre bèn đích thân chỉ huy trận đánh. Ngày 14-1-1951 ông bay tới Vĩnh Yên, cho trưng dụng tất cả máy bay chở quân trừ bị từ miền nam VN ra Bắc, và cho tiếp tế từ Hà Nội và từ miền Bắc. De Lattre lệnh cho cho hai lữ đoàn chiếm các ngọn đồi phía bắc Vĩnh Yên. Ngày 16-1 lúc 15 giờ Pháp chiếm lại đồi 101, 210, lúc 17 giờ sư đoàn 308 tập trung tấn công mạnh, lần đầu tiên quân Pháp đối diện với trận đánh biển người.

VM xung phong biển người hết lớp này đến lớp khác cùng với yểm trợ của súng cối, hai bên đã trộn trấu. De Lattre quyết định thật táo bạo, ông huy động hàng trăm máy bay oanh tạc cơ và vận tải ném bom napalm. Đây là trận oanh tạc lớn nhất trong chiến tranh Đông Dương, lửa cháy ngút trời giết hại đối phương và hy sinh cả binh sĩ của Pháp.

Với lối đánh táo bạo, dũng mãnh, De Lattre đánh cho Võ Nguyên Giáp và các cố vấn Tầu tả tơi, VM bị thiệt hại nặng, 6,000 bị giết, bị thương 8,000, 500 bị bắt làm tù binh, Pháp tổn thất một nửa.

VM đánh trộn trấu tưởng là Pháp sẽ không dám pháo khích hay oanh tạc nhưng không ngờ De Lattre táo bạo, thí quân cả hai bên. De Lattre tung vào trận địa các đơn vị trừ bị trưa 17-1 và cho ném bom napalm đã đẩy lui những đợt tấn công cuối cùng của VM.

De Lattre đã cứu được Vĩnh yên và Hà Nội, ông cho tổ chức duyệt binh tại Hà Nội để trấn an dân chúng. (8)

Võ Nguyện Giáp thất bại nặng ở Vĩnh Yên, ngày 23-1 ông ta nhận sai lầm, cũng lên án các chiến binh thiếu can đảm, hèn nhát và ca ngợi dân công đã mang tới mặt trận 5,000 tấn thực phẩm, súng đạn (9)

Trận Mạo khê.
Mặc dù mới thua một trận lớn, tháng 3-1951 Võ Nguyện Giáp lại mở trận tấn công định chiếm vùng núi Đông Triều ở Tây Bắc Hải Phòng, trận đánh đe dọa Hải Phòng. Phía Pháp có ba căn cứ bảo vệ khu quân sự Mạo Khê: Một đồn trên đồi mỏ Mạo Khê, một đơn vị chiên xa đóng tại khu phố Mạo Khê, một đại đội đóng tại nhà thờ Mạo Khê, tổng cộng 400 người.

Phía VM gồm sư đoàn 308, 312, 316, đêm 23-3 họ tấn công hạ 7 đồn dọc theo tỉnh lộ 18, đêm 26-3 De Lattre tiên đoán VM sẽ tấn công đồn Mạo Khê ông cho huy động gửi 3 tiểu đoàn tới, cho hải đoàn xung phong vào sông Bạch đằng yểm trợ hải pháo. Một giờ khuya 27-3 VM pháo kích, tấn công đồn mỏ Mạo Khê, sau nhiều đợt tấn công nhưng binh sĩ trong đồn chống cự và đẩy lui các đợt xung phong.

Mười giờ sáng VM tấn công đồn và cả khu nhà thờ Mạo khê, quân Pháp có máy bay và hải quân yểm trợ nhưng VM rất đông, một máy bay Hellcat bị bắn hạ. Tối 27-3, VM mở cuộc tấn công chót vào đồn và khu phố Mạo khê, phá hủy ba chiến xa Pháp. Sáu giờ sáng VM rút lui và không chiếm được mục tiêu.

Phía VM có 500 người bị giết, Pháp khoảng 200, đây là trận thứ hai của VM đánh vào đồng bằng nhưng thất bại, De Lattre coi đây là chiến thắng quan trọng, ông tân Tư lệnh sang Đông dương từ đầu năm 1951 tới nay được gần nửa năm đã phải đương đầu với hai trận lớn của VM. Sau trận thảm bại Cao Bắc Lạng, quân Pháp mất tinh thần nhưng De Lattre với chiến thuật táo bạo, dũng mãnh đã chuyển bại thành thắng nâng cao tinh thần chiến đấu quân sĩ. De Lattre cho lập phòng tuyến bảo vệ châu thổ BV, chuyển bớt các đơn vị đóng đồn không cần thiết thành những đơn vị lưu động. (10)

Trận Bờ sông Đáy.
Đây là trận qui mô được Võ Nguyện Giáp chuẩn bị chu đáo, phía VM đưa vào ba sư đoàn 304, 308 và 320, Pháp cũng huy động lực lượng lớn gồm: 3 liên đoàn lưu động, một liên đoàn thiết giáp, hai tiểu đoàn nhẩy dù, 3 hải đoàn, 4 tiểu đoàn pháo, 30 chiến đấu cơ. Một trận đánh kéo dài 26 ngày trên một chiến tuyến dài 80km gồm nhiều giai doạn. Sư đoàn 308 đánh Ninh Bình, sư đoàn 304 đánh Phủ lý, sư đoàn 320 đánh vào giáo khu Phát Diệm phía nam Ninh Bình
Gồm có 4 trận:
1- Ninh Bình (29-5 tới 30-5)
2- Yên cư Hạ (4-6 tới 18-6)
3- Phát Diệm (8-6 tới 9-6)
4- Đông bắc Phủ lý (20-6 tới 23-6)

Tại trận Ninh bình VM để lại 350 xác chết , 153 súng trường, 40 tiểu liên, 12 trung liên, 2 đại liên, 9 súng cối. Phía người Pháp chết và bị thương 1,000 người, nhiều đại bác bị phá hủy, các tầu chiến bị hư hại, con trai De Lattre tử trận tại đây.

Trận Yên Cư Hạ từ 4-6 tới 18-6-1951, đây là một đồn kiên cố, xây bằng bê tông, có hàng rào kẽm gai.. Tại trận này VM chết 200 người, hai đại đội Pháp giữ đồn chỉ còn vài chục người sống sót.

Trận Phát Diệm từ 8-6 tới 9-6. Sư đoàn 320 vào giáo khu Phát Diệm, uy hiếp tinh thần, phô trương lực lượng.

Trận Đông Bắc Phủ lý từ 20-6 tới 23-6. Trận phản công qui mô của Pháp vào vùng Phủ lý, Ninh bình, VM bị thiệt hại rất nhiều.

Qua các trận đánh thấy VM chưa thể thắng ở đồng bằng nhưng địch đã mạnh hơn trước. Hai bên tổn thất nặng. Pháp huy động nhanh các lực lượng tiếp viện hải, không quân.

Trận Hòa Bình
Tháng 9-1951, De Lattre chuẩn bị đánh Thanh Hóa nhưng đoàn tầu chở quân gặp bão nên phải quay về. De Lattre đổi ý cho đánh chiếm Hòa Bình, ông huy động 15 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiếu đoàn nhẩy dù, 2 liên đoàn thiết giáp, 7 tiểu đoàn pháo binh, 2 tiểu đoàn công binh, 2 hải đoàn xung phong . Cuộc hành quân Hòa Bình ngày 9-11-1951 gồm 3 lực lượng và chiếm tỉnh dễ dàng. VM huy động các sư đoàn 304, 308, 312 tới mặt trận.

Đầu tháng 12 VM gây áp lực quanh Hòa Bình qua trận Tu Vũ, Xóm Phèo, họ chiếm được đồn nhưng bị thiệt hại nặng , VM phục kích đoàn tầu trên sông và bộ binh Pháp trên đường số 6, tại trận Xóm Phèo VM thiệt hại nhiều.

Salan thay thế De Lattre tháng 1-1952 cho rút khỏi Hòa Bình, chiếm Hòa Bình bất lợi vì địch có cao xạ bắn chính xác những máy bay hạ cánh, phục kích đoàn tầu. Binh lính hay bị sốt rét, chiến trường rừng núi không thích hợp với Pháp. Ngày 22-2-1952 bắt đầu rút, giữ Hòa Bình bất lợi, bị tiêu hao lực lượng rút để lo bảo vệ đồng bằng, tới 24-2 cuộc triệt thoái coi như chấm dứt (11)

Kết luận

De Lattre bị bệnh nặng phải đưa về Pháp, ông mất tháng 1-1952 thọ 63 tuổi, đúng một năm sau khi sang phục vụ tại Đông Dương, lễ quốc táng được cử hành trọng thể tại Ba Lê được coi là lớn nhất kể từ năm 1929. Ông đã đưa tinh thần quân Pháp lên cao, đã đánh bại Võ Nguyện Giáp và các cố vấn Tầu nhiều trận, gây thiệt hại nặng nề cho VM, nếu de Lattre còn sống cuộc chiến Đông Dương có triển vọng nhiều thay đổi.

De Lattre lập phòng tuyến quanh vùng châu thổ Bắc Việt để ngăn cách đồng bằng với rừng núi miền Bắc sau trận Vĩnh Yên, bắt đầu cho xây cất từ tháng 2-1951 gọi là phòng tuyến de Lattre (ligne de Lattre) gồm hàng nghìn pháo đài kiên cố bằng bê tông. Tướng Navarre năm 1956 đã nhận xét phòng tuyến quá tốn kém nhưng không có lợi ích gì, nó không thể đẩy lui được các cuộc tấn công lớn của VM, không ngăn cản được địch ra vào (12)

De Lattre bành trướng quân lực, nâng Quân đoàn viễn chinh từ 143,000 lên 189,000 trong đó 121,000 là người Pháp, Bắc Phi, Lê Dương còn lại 68,000 là VN. Ông đã thuyết phục được người Mỹ viện trợ cho Pháp tại Đông Dương, đã xin được tăng viện binh từ Ba Lê và trích bớt các đơn vị đóng đồn để thành lập quân lưu động.

De Lattre thành công vận động Ba Lê cho tăng quân, đánh bại các cuộc tấn công lớn của VM, nhờ quyết tâm theo đuổi chiến tranh ông dành được cảm tình của Mỹ để được viện trợ (13)

Navarre cũng đánh giá cao thành công của de Lattre: Ông đã xin được chính phủ Pháp tăng viện, thành lập được bốn liên đoàn lưu động mới, chỉ trong vài tuần de Lattre đã tạo cho lực lượng tại Bắc Kỳ có khả năng chiến đấu ngang hàng với Quân đoàn chiến đấu Việt Minh (5 sư đoàn). Hai trận tấn công lớn, một hướng về Hà Nội (trận Vĩnh Yên) và một vào Hải Phòng (trận Mạo Khê) đều đã bị đẩy lui (14). Ông kết luận sự ra đi của Thống chế de Lattre đã mở ra một giai đoạn chiến tranh ngày càng trở nên tồi tệ trong tất cả mọi lãnh vực.

Vừa đặt chân tới Bắc Kỳ de Lattre đã phải đối đầu với nhiều trận đánh biển người, ông đã chuyển bại thành thắng, khiến Pháp lấy lại tinh thần. Một dũng tướng đầy thao lược nhưng mới chỉ huy được gần một năm thì mất, đó là điều thật đáng tiếc.

Salan, Navarre, hai Tướng Tư lệnh kế vị khả năng không bằng de Lattre. Cùng với sự chán nản mệt mỏi của người dân và chính phủ Pháp cuộc chiến đã kết thúc bi thảm.

© Trọng Đạt
© Dan Chim Viet

Chú thích
(1) Quân Sử 4, Quân lực VNCH Trong Giai Đoạn Thành Hình, Bộ TTM
VNCH trang 95, 96.
(2) Bernard Fall, Street Without Joy trang 28
(3) Wikipedia VN, Tiểu sử Võ Nguyên Giáp
(4) Quân sử 4 trang 124, Street Without Joy trang 33
(5) Street Without Joy trang 34
(6) Sách kể trên trang 35
(7) Sách trên, trang 36
(8) Quân sử 125, Street Without Joy trang 37-40
(9) Street Without Joy trang 40
(10) Quân Sử trang 131-133
(11) Sách kể trên trang 133-139
(12) Henri Navarre, Agonie de l’Indochine trang 22
(13) Quân sử trang 54
(14) Agonie de l’Indochine trang 21

42 Phản hồi cho “Võ Nguyên Giáp và De Lattre”

  1. Ba Tía says:

    Xin cảm ơn anh Phạm Hoàng đã nói hộ những tình cảm và suy nghĩ của chúng tôi với Đại tướng. Thôi hãy tha thứ cho các bạn Nguyễn Trọng Dân hay Hại Dân gì đó và cả anh Bùi Tín nữa. Đây là do sự kết hợp của hai cái tâm Sân hận vì xưa theo giặc bị bắt đi cải tạo ở Hà Tây với một bên là bất mãn chống lại Đảng và Nhà nước ( vì thời gian qua mải tham nhũng, ăn hối lộ quyên không cất nhắc anh Bùi Tín lên cấp cao hơn chút). Hãy tha thứ một lần nữa đi, vì dù sao vài năm nữa họ sẽ đi gặp Diêm La để thanh minh mà.

  2. Thân gửi anh Nguyễn Trọng Dân.
    Chào anh, ai đặt tên cho anh mà hay vậy, ý nghĩa lám, trọng kính dân mà. Nhưng có điều là ba anh là tướng tá VNCH bị bắt đi cải tạo ở Hà tây vì bắn giết đồng bào Việt nam. Vậy ai đặt tên này cho anh lại chửi anh đó. Thôi bỏ tên đó đi đặt lại tên khác là Nguyên Văn Ngụy thì hơn.
    Thân ái:
    Bùi Bất Tín

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      Thưa ,

      BÀN ĐẾN BẮN GIẾT ĐỒNG BÀO VIỆT NAM

      Sự thật quá rõ rồi , không có Cộng phỉ thì làm gì đồng bào VIỆT NAM ta chết chóc kinh khiếp thế !

      Bọn Cộng phỉ Hà Nội không chừa bất cứ cơ hội nào để bắn giết đồng bào ta.

      Ngay cả cái vụ ĐẤU TỐ , minh chứng quá rỏ cộng phỉ Hà Nội bắn giết nhân dân như thế nào. Chỉ trong một thời gian ngắn , để đạt chỉ tiêu chém giết , đã có gần ngót nghét 200 ngàn nhân mạng thuờng dân vô tội bị sát hại thê thãm

      Điều ghê gớm là con cái đi Đấu Tố giết cả cha mẹ mình.

      Chỉ có dưới chế độ cộng phỉ Hà Nội , dân mình mới chết một cách thê thãm thế

      Ngay cả ngày Tết xum họp yên vui mà bọn Cộng phỉ cũng không chừa nhào ra bất ngờ tấn công loạn xạ , đạn bay bom nổ tơi bơi phá nát không cho Dân ăn Tết

      NĂM 1968- Riêng tại Huế thì số người bị thãm sát lên đến 5000 người với biết bao nhiêu nhân chứng ! Sau này , khi cộng phỉ sụp đổ , chúng ta cần phải điều tra lại & đem ra sự thật cho mọi người thấy về THÃM HỌA CỘNG SẢN mà dân Việt Ta phải chịu

      Đó là chưa kể các vụ bắn vào nơi trú ẩn của thuờng dân như vụ bắn vào nhà thuơng ở An lộc , bắn vào các đường quốc lộ khi dân tháo chạy , tạm lánh cộng sản khi bị tấn công năm 1972. Riêng tại An Lộc , có khoảng 10 ngàn thuờng dân chỉ toàn là phụ nữ trẻ em bị chết DO PHÁO KÍCH CỦA CỘNG SẢN

      Cộng Sản pháo kích vào thị Xã An Lộc san bằng thành bình địa mà không một chút thuơng xót đến an nguy của thuờng dân. Chiến thắng cho chủ nghĩa Mác Lê là trên hết

      Sau này , các trại học tập giam giử luôn cả những thuờng dân thuộc thành phần chống đối Mác Lê không áo lính

      Tất cả những người bị giam trong trại học tập điều không thông qua tòa án xét xữ có luật sư bào chữa nào cả . Tất cả điều bị bắt một cách vô cớ , không biết ngày về , không rõ tội danh.

      Quan trọng hơn nữa , hàng loạt các vụ thãm sát trong các trại học tập cũng sẽ lần hồi bị đưa ra ánh sáng chờ ngày điều tra sau khi Cộng phỉ xụp đổ để trả lại công lý cho Chính Nghĩa Quốc Gia

      Cũng chưa được biết chính xác bao nhiêu nạn nhân đã bị cộng phỉ bắn chết và tàu bị chìm khi cố tình vượt thoát thãm họa cộng sản , tìm đến bến bờ tự do

      Cao Ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc loan báo là chỉ có một phần tư thuyền nhân thoát được bến bờ tự do , tương đương với khoảng gần 849 ngàn người.

      Riêng trại tỵ nạn Cộng Sản ở Hồng Kông , có trung bình từ 200 đến 300 thuyền nhân đào thoát tới nơi mỗi ngày !

      Các trại tị nạn cộng sản dành cho người Việt Nam mọc lên dài dài khắp Đông Nam Á kéo dài từ những năm 1977 đến 1991 là một chuyện chỉ có xãy ra dưới chế độ cộng phỉ Hà Nội

      Nguyễn Sinh Cung ( tức Hồ Chí Minh ) , rồi Giáp , rồi Đồng , rồi Duẫn…etc điều là những kẻ đứng đầu cái chế độ bắn giết đồng bào kinh khiếp này

      Cộng sản đã bị kết tội là chống lại nhân loại.

      Nên nhớ thơ Tố Hữu đã viết là thuơng cha thuơng một mà thuơng Stalin tới mười. Ngày naY , sau khi cộng phỉ xụp đổ ở Liên Xô , TỘI ÁC CỦA STALIN ĐÃ ĐƯỢC PHƠI BÀY VỚI GẦN 20 TRIỆU NGƯỜI BỊ THIỆT MẠNG

      Tội Ác của cộng phỉ Hà Nội , sớm hay muộn gì cũng bị phơi bày trước nhân dân Việt Nam như ở Nga vậy.

      Đúng không?

  3. Vo nguyen soai says:

    Hương, Hòang hai cháu thân thương của bác,
    Từ ngày bác được mời đi họp với hơn 2 triệu chiến binh của quân đòan 4 hiện đang “hấp” tại hậu cứ Nại Hà chưa kịp hiện hồn vào rằm tháng bảy vừa rồi để xơi cơm lộ thiên từ bá tánh thì may thay, đã có bố con các cháu lên tiếng cầu cơ, hương nhang đầy đủ vời bác về chung vui với các đỉnh cao trí tuệ. Các cháu ơi! ngày ấy qua rồi. Có nói gì đi chăng nữa thì bọn Trung cộng và sử sách trên I tờ lét cũng đã lột mẹ cái khố chuối còn lại của bác. Giận là giận cái thằng con kịt Hồ Nghệ An làm cú đại nhảy vọt đưa bác lên trời, từ tên dạy sử lên làm đại tướng khiến thế giới kinh hòang với những kỳ tích mà chỉ có đám dân bần cố như gia đình các cháu mới hiểu và ca tụng. Nôm na là khi kết thúc chiến tranh Việt Pháp thì bọn thực dân đã xơi hết 500,000 quân vẹm, xách đít ra đi mà chả cho ta một chai dầu gió nào. Đau như mẹ cháu bị bác…nạo!
    Thôi, nhắc chi chuyện buồn ngày đó, chỉ biết rằng thằng Mỹ còn kinh hồn hơn bọn phú lăng sa nhiều gấp vạn lần. Các cháu có còn nhớ chữ “B52″ không? nó đã vào từ điễn của nhân dân miền bắc chúng ta với nghĩa của…kinh hoàng, của nát bấy, của việc…đái ra quần. Nó cũng là nỗi đau khôn nguôi mà Trần Tiến đã âm thầm gom bi vào ” vết chân tròn trên cát”. Ông trời quả là bất công với chúng ta, nhất là đối với bác. Hy sinh nhường ấy mà cuối cùng thằng cựu công nhân hỏa xa cũng gài bác khóa lìn của bu các cháu. Điều đáng mừng là khi bác quan sát “cơ quan bảo vệ bà mẹ và trẻ em” của bu các cháu thì bác đã điếng hồn và đề nghị quân ủy trung ương nâng cấp “bu lên làm…đại úy vì lý do “hộ lý thâm…niên”.
    Thôi thì ai cũng có chỗ của người ấy. Bác có việc phải đi rồi. Bác chúc các cháu kiếm cơm, có gì xơi nấy. Phước phần các cháu chỉ có vậy, nôm na gọi là…rách số.
    Thư từ các cháu cứ việc nhờ anh Austin Pham chuyển giùm cho bác. Lẹ mà…kín đáo các cháu ạ!
    Chào đòan kết

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      Hehehe…

      Vâng – Nhờ Phạm huynh hỏi dùm Võ Ngu. Soái cái vụ Tết Mậu Thân 1968, tường tận chi tiết thế nào.

      Thằng Ba Đình Cộng phỉ nào ngoài ấy mà tính toán ngu thế !

      Tết nhất cúng ông bà , lai rai bánh mức , bận com lê đi chúc Tết lấy tiền lì xì có phải sướng hơn không? Sao lại ra lệnh sách súng bắn loạn xạ giết dân mình , tàn nhẫn Vô Tri Vô Nghĩa Vô Nhân Vô đức đến thế !

      Mà trước đó thì bọn cộng phỉ lại cam kết hẳn hòi là đình chiến để ăn Tết!

      Đúng là láo lếu lật lọng một bày Cộng phỉ , tin tưởng không nổi !

      Sao cái vụ này , thế là cẩu cộng ta dính thêm cái tội thãm sát thuờng dân thì phải ( thay vì chỉ cái tội Diệt Chủng Đấu Tố mà thôi ) .

      Mà có thằng nào toàn mạng trở về quê lãnh khẩu phần bồi dưỡng đâu ! Bị giết ráo hết trọi !

      Vâng , xin Phạm huynh hỏi Vỏ Ngu. Soái xem sao , thằng Cộng phỉ nào mà tính toán ngu thế !

      Ki’nh Phạm huynh

  4. Nguyễn Trọng Dân says:

    Xin chấp tay thưa gởi cùng các sử gia

    1954. Pierre Mendes France, thủ tướng Pháp , tuyên bố

    “While all problems may not be financial, they become so one day. This was the case of the Indochinese affair; if it was badly run on the political, military, and moral levels, things were even worse in budgetary terms”.

    Tổng chi phí của cuộc chiến tranh là ba tỷ franc từ năm 1945 đến năm 1955, trong đó người Hoa Kỳ bề ngoài tuyên bố chỉ chịu 20 % nhưng trên thực tế , người Pháp đã thừa nhận 80 % ngân sách chiến tranh Đông Dương là do Hoa Kỳ trợ giúp

    Cũng nên nhớ là trong thời gian này , nước Pháp hoàn toàn nằm trong Marshall plan , với một sự tăng viện kinh tế không tiền khoáng hậu phục hồi và tái kiến thiết sau chiến tranh từ phía Hoa Kỳ

    Sau khi Trung Cộng & Liên Xô nhảy vào cuộc chiến chi viện cho Cung & Giáp tối đa vào năm 1950, ngân sách cho cuộc chiến Đông Dương gia tăng 47 % , tức là khoảng 200 đến 270 triệu quan Pháp mổi năm , và Hoa Kỳ âm thầm chịu chi 80 % ngân sách này một cách giấu tay

    Như vậy , không có lý do gì Hoa Kỳ lại viện trợ cho một quốc gia đi đánh và tiêu diệt một chính phủ mà người cầm đầu chính phủ đó lại một tên gián điệp do mình đào tạo và giúp đở đảo chính để dành chính quyền , tức Nguyễn Sinh Cung , cộng tác viên của OSS

    Người Pháp cũng không ngu như Lê Duẫn , đánh Mỹ đây là đánh cho Liên Xô Trung Quốc , họ ( tức Pháp ) đánh ở Đông Dương hoàn toàn là vì tiền viện trợ mà cả nước Pháp lồng trong kế hoạch Marshall plan để phục hồi một đất nước rách nát tan hoang sau đệ nhị thế chiến

    Bởi vậy , ngoại trừ trận đánh ở Hải Phòng 1946, quân Pháp chưa biết ất giáp gì chơi tới bến làm 30 ngàn quân của Giáp banh càng gãy gọng thê thãm bởi pháo kích liên hồi và trận truy quét sau đó lên Việt Bắc làm Cung & Giáp cùng Việt Minh bị truy sát tê liệt, chạy lệt bệt như gà ra khỏi Hà Nội.

    Pháp đuổi Việt Minh 1946 giống như rượt đuổi bắt gà vậy

    Tuy nhiên , không có một cuộc hành quân nào của Pháp mà thoát được ánh mắt của bộ tự lệnh hải quân Châu Á Thái Bình dương của Hoa Kỳ.

    Người Mỹ tỏ ra tức giận rỏ rệt và phản ứng quyết liệt từ nhà Trắng ngay năm 1946 , buộc người Pháp phải có những thỏa hiệp bàn bạc kỷ lưỡng với Hoa Kỳ trước khi hành động quân sự vì ĐÔNG NAM Á LÀ VÙNG DO HOA KỲ QUẢN LÝ THEO THỎA HIỆP ĐỒNG MINH TẠI TEHERAN 1942

    ( Theo hiệp ước này , người Pháp sớm hay muộn gì cũng chấm dứt ảnh huởng quân sự của mình lên Đông Dương )

    Trong bối cảnh đó , người Pháp biết rõ Hoa Kỳ dùng quyền thế để ép Pháp rời khỏi Đông Dương , họ bèn dùng kế hoạch “Bảo Đại ” solution để hòng duy trì một sức nặng cân đối NHẰM CỨU VÃN ĐÔNG DƯƠNG RA KHỎI MỘT KẾ HOẠCH BẪY SẬP KINH TẾ CỦA HOA KỲ, dùng Đông Dương làm nút gở

    Tuy nhiên kế hoạch vẫn không thành vì Vua Bảo Đại bị truất phế.

    Cung và Giáp chẳng có kháng chiến thắng lợi gì cả , họ chỉ là những con cờ phản diện cho một kế hoạch bẫy sập tinh vi.

    Chỉ có những thằng quá ngu mới cho rằng Hoa Kỳ hay Pháp bại trận trong cuộc chiến Đông Dương ; và đương nhiên , trong đám này không ít những sử gia….chen lẫn cò mồi

    Ngày nào chúng ta còn chưa nhận minh bị lừa bởi những hư ảo của những chiến thắng quân sự giả dối không đúng thực lực khi nhìn về sử Việt Nam thì mãi mãi , chúng ta sẽ không đủ tư cách để giúp dân tộc khai sáng quan điễm về sử học

    Cuộc chiến ở Đông Dương là một cuộc chiến hư ảo.

    ( Còn rất nhiều âm mưu khác đằng sau lưng cuộc chiến Đông Dương , có dịp sẽ chấp tay thưa cùng các sử gia đọc nhiều hiểu ít…chẳng hạn như âm mưu mượn tay Việt Minh tiêu diệt toàn bộ quân đội thiện chiến của các nước Phi Châu Bản Địa thuộc Pháp để Cộng Sản lan rộng nhanh hơn nữa tai Phi chau , khiến Nga Sô viện trợ tốn kém hơn nữa …, đồng thời vắt chanh bỏ vỏ công lao những sứ này trong đệ nhị …Hoa Kỳ khỏi viện trợ phục hồi kinh tế )

    Kính

    • iBi says:

      Thật hâm mộ trước sự hiểu biết của tiên sinh. Kính.

      • Nguyễn Trọng Dân says:

        Cám ơn bạn khen ngợi , bây giờ đầu óc quên trước quên sau , lẫm cẫm lắm rồi… nhớ tới đâu , viết tới đó vậy !

        Ki’nh

  5. Nguyễn Trọng Dân says:

    Xin chấp tay thưa cùng các sử gia,

    1947-

    Khi Giáp & Hồ chạy về Tân Trào tỉnh Tuyên Quang , đại quân thiện chiến Pháp ( French Expeditionary Force ) kéo tới , chỉ tại Bắc Kạn , ngót nghét có khoảng 9000 quân chủ lực của Việt Minh đi theo Giáp và Cung ( tức Hồ ) hoàn toàn bị tiêu diệt vì khả năng chiến đấu yếu kém và thiếu đạn,

    Việt Minh hoàn toàn bị tê liệt , vứt cả súng đạn , lẫn trốn trong các khu rừng sâu và lần hồi sẽ bị bắt nếu tiếp tục càn quét

    Sau trận đánh này , chính phủ Pháp tuyên bố ngược lại là đã thất bại vì ĐÃ KHÔNG BẮT ĐƯỢC Nguyễn Sinh Cung ( tức Hồ ) mà trên thực tế , quân trinh sát tiền phương chỉ dích danh chổ ở của Cung nhưng các sĩ quan Pháp được lệnh dừng quân, không truy sát tiếp

    Tuy nhiên , người ta ngạc nhiên là tại sao , Việt Minh đã kiệt quệ mà không truy đuổi tiếp, trong khi French Expeditionary Force chưa hề cãm thấy mệt mỏi hay tốn sức bởi săn bắn Việt Minh như săn bắn gà. Chỉ cần thêm ba ngày đến một tuần lễ , Giáp và Cung buộc phải đầu hàng vì hết quân , cạn lương

    Tất cả các sĩ quan Pháp đang hăng đánh đột nhiên điều im lặng và ra lệnh rút về Hà Nội , chỉ để lại những đồn lũy lẽ tẻ cho Việt Minh tha hồ làm mưa làm gió

    (Mặc dù vậy , cả Cung và Giáp điều chưa hoàn hồn mãi cho tới 1949 mới bắt đầu tấn công các đồn , dành dân chiếm đất)

    Chính phủ Pháp dấu nhẹm việc thả cho Cung & Giáp thoát đi vào năm 1947 bằng cách dựng nên nhiều sự giả dối trong report mà chúng ta chỉ cần từ tốn suy nghiệm cũng sẽ ra.

    Các cố vấn quân sự Trung Quốc về sau này đã lấy làm lạ là tại sao Cung hay ở nhà sàn , quá lộ liễu để bị tấp kích và yêu cầu Cung vào hầm hay hang trú ẩn cho an toàn (more military discipline)

    Ít ai biết được rằng , Cung đã biết rõ Pháp sẽ không bao giờ bắt mình nhưng Cung cần thông báo chổ mình ở để người Pháp né tránh

    1948 – 1949

    Pháp không hề tiến hành bất cứ một hành động quân sự càn quét nào đáng kể như năm 1947 nửa dù biết quá rõ Việt Minh tại Việt Bắc không gượng dậy nổi được nữa. Điều đáng quan trọng là người Pháp lại mở những đường dây ngầm , làm lơ cho giới tư sản dân tộc tại miền Bắc đem tiếp tế lên cho Cung và Việt Minh

    Đứng về mặt quân sự , Pháp dư sức nuốt trọn Việt Minh tại chiến khu Việt Bắc trong những năm này nếu sử dụng toàn lực như đã sử dụng vào những năm 1950 hay 1954 tại Điện Biên Phủ sau này.

    Về mặt chiến lượt , nếu nghĩ rằng người Pháp quá ngu xuẫn , chờ cho Cung & Giáp có hai triệu quân của Mao đứng đằng sau hậu thuẫn rồi mới ra tay đánh thì rõ ràng chúng ta đã coi thuờng sự thông minh và thiện chiến , military professional của quân đội Pháp.

    Vậy tại sao người Pháp , nhìn bề ngoài lại có vẻ phạm phải một lổi lầm chiến lược tệ hại đơn giản như vậy?

    Chiến trường Đông Dương che đậy một âm mưu khác lớn hơn và mãi mãi , các sử gia đã bị đánh lừa.

    Kính

  6. Ngày nào báo của những kẻ bán nước còn nói về tướng Giáp thì ngày đó có nghĩa là đại tướng là bất hủ và bọn chó chết cay cú càng bị dân chửi thối mồ. Chỉ nhìn dòng người viếng tứong Giáp hôm nay thì đủ biết ông vĩ đại và được nhân dân yếunquy ông như thế nào. Trong khi đó thì người ta muốn chôn chặt VNCH và chửi rủa một chế độ bán nước toàn tướng đầu trâu mặt ngựa bán nước hèn nhát mà thôi. Hãy ví dụ như là Thiệu hay Kỳ.

    • noileo says:

      Coi bộ bọn chó chết Phạm Hoàng vô cùng cay cú vì bọn chó chết Phạm Hoàng “muốn chôn chặt VNCH và chửi rủa một chế độ” mà không đuọc, không thể được,

      “không đuọc, không thể được” vì sự thật hoàn toàn ngược lại với tuyên ngôn độc lập 2-9 cay cú của bọn chó chếtPhạm Hoàng vu cáo & xuyên tạc VNCH,

      “không đuọc, không thể được” vì sự thật là bọn cộng sản CHXHCNVN đang cố gắng làm theo những gì VNCH đã làm, đã bị bọn cộng sản VNDCCH & Hồ chí Minh & lê Duẩn xuyên tạc là “bán nước” là “bám gót đế quốc Mỹ”

      “không đuọc, không thể được” vì sự thật là một bộ phận không nhỏ trí thức cộng sản, trí thức VN dưới ách cai trị cộng sản nay đang không ngừng “bán nước”, nay đang tung hô khuynh hướng dân chủ tự do Tây phương & kinh tế thị trường & thắt chặt bang giao với “đế quốc” Mỹ, điều mà từ 1954 VNCH đã chọn lựa làm con đường xây dụng & phát triển VNCH, nhưng đã bị trí thức cộng sản hùa theo VC Hồ chí Minh & Vc Lê Duẩn xuyên tạc là “bán nước”

      nhưng đã bị một bộ phận không nhỏ trí thức VN dưới sự bưng bít & nhồi sọ thông tin của cộng sản và bọn trí thức cộng sản chân chính tim đỏ thẻ đỏ ghen ăn tức ở, và bọn chó chết cay cú Phạm Hoàng hôm nay vẫn không ngừng học theo cái đần độn của bọn trí thức cộng sản chân chính tim đỏ thẻ đỏ ghen ăn tức ở, không ngừng tuyên ngôn độc lập 2-9 bịp bợm vu cáo & xuyên tạc chọn lựa của VNCH & mối bang giao với Mỹ của VNCH là “bán nước”, như bọn chúng từng không ngừng xuyên tạc gọi Thái lan & Đại Hàn & Đài Loan & Philippines… là “tay sai dế quốc Mỹ” vì những quốc gia kể trên đã có mối bang giao chặt chẽ với “đế quốc” Mỹ, mà nhờ đó, nhờ vào khuynh hướng dân chủ tự do Tây phương & thắt chặt bang giao với Mỹ, các quốc gia kể trên đạt đến những tiến bộ vượt bực hơn hẳn bọn cộng sản VNDCCH & CHXHCNVN đần độn vong bản ngoại lai tay sai giặc tàu!

      [từ 1954 VNCH đã chọn lựa khuynh hướng dân chủ tự do Tây phương & bang giáo với Mỹ & kinh tế thị truòng, con đường kinh tế tự nhiên của loài người, hoàn thiện dần lên theo sự tiến hóa của con người, làm con đường xây dụng & phát triển VNCH,

      chọn lựa ấy đã khiến VNCH, từ cùng một xuất phát điểm với VNDCCH cộng sản ở phía bắc vỹ tuyến 17, vừa mới ra khỏi cuộc chiến tranh Đông Dương 1, chỉ trong vòng 6 năm kể từ 1954, vào năm 1960 đã đạt đuọc những tiến bộ đáng kể về mọi mặt giáo dục, văn hóa, kinh tế, chính trị... hơn hẳn nhiều lân bang , tất nhiên hơn hẳn VNDCCH cộng sản dưới ách cai trị độc tài cộng sản của bọn cộng sản VNDCCH & VC Hồ chí Minh & Vc Lê Duẩn vong bản ngoại lai tay sai giặc Tàu]

    • noileo says:

      Trích: “Chỉ nhìn dòng người viếng tứong Giáp hôm nay thì đủ biết ông vĩ đại và được nhân dân yếunquy ông như thế nào.”(Phạm Hoàng)

      Nick PH đã tuyên ngôn độc lập 2-9 bìm bịp y như Dương Thu Hương vậy! Dương thu Hương cũng ngậm những miếng băng vệ sinh đã qua sử dụng mà tuyên ngôn độc lập 2-9 bịp bợm xưng tụng là có đến 90% người Việt trong nước vẫn yêu quới Hồ chí Minh!

      Cái bịp bợm trong những tuyên ngôn độc lập 2-9 gian trá như trên của Phạm Hoang, của Dương thu hương và những con tương cận là chúng vờ đi sự thật là cái “yêu quý” trên chỉ có thể hiện hữu vì chế độ cộng sản Hồ chí Minh bưng bít thông tin, nhồi sọ thông tin,

      vì những tên trí thức cộng sản chân chính tim đỏ thẻ đỏ chuyên nghề làm chứng gian & trí thức kiki & lão thành cách mạng cộng sản… tiếp tay cộng sản lừa dối người dân, che dấu tội ác Hồ chí Minh, che dấu tội ác Võ Nguyên Giáp, tội ác đồ tể Hà nội 1946 & tội phản quốc, rước giặc tàu vào VN, dựa vào súng đạn giặc tàu reo rắc tội ác “xây dựng chủ nghĩa xã hội” trên đất nước dân tộc VN, tô vẽ hoành tránh bìm bịp cho tội phạm Hồ chí Minh & tội phạm Võ NGuyên Giáp .

      Chừng nào mà ở VN, mà người ta, mọi người dân đều có thể tự do nói lên ý kiến của mình, tự do phổ biến rộng rãi ý kiến & nhận định & phát hiện của mình, nêu lên những sự thật về tội ác phi nhân & phản quốc & phản dân tộc của Việt cộng Hồ chí Minh, của Việt cộng Võ NGuyên Giáp,

      mà rồi sau đó có thể “vẫn có dòng người..”, chứ không phải chỉ một vài tên trí thức cộng sản chân chính tim đỏ thẻ đỏ chuyên nghề làm chứng gian, thì chừng nấy bọn chó chết cay cú Phạm Hoàng hãy xưng tụng, mới có thể xưng tụng “nhân dân yêu quý” v…v…

    • Hồ Bác Cụ says:

      Chỉ nhìn dòng người đứng xếp hàng gào khóc Chủ tịt kín iu Kim Jong Ill là cả thế giới đã biết bọn CS xạo đến chừng nào. Chỉ có trong những nước độc tài đảng trị, những Nông Trại Súc Vật, thì khi con Khỉ chúa hay các tướng tá tay chân của nó chết đi, thì cả nước làm rình rang như vậy thôi!!! Con khỉ đột Võ Nguyên giáp cũng thế thôi. Chế độ mà thay đổi, thì chỉ ngày mai là các ngôi mộ của Võ Nguyên giáp, Lê Duẩn, Hồ chí minh, Lê Đức Thọ sẽ bị nhân dân đào bới lên tức thì!!! Chờ mà xem nhá!!!!

    • Chống Cộng Ky-Tô giáo says:

      Đừng bao giờ tranh luận với bọn CCCĐ Ky-tô giáo trên diễn đàn ĐCV.
      Khuyên bác, nếu thừa thời gian hãy :
      Nguồi buồn gãi háng (cho) dái lăn tăn, (thơ của nhà giáo kiêm cự Thủ tướng và cựu Tổng thống VNCH Trần văn Hương)
      hay vạch đầu gối nói chuyện còn sướng hơn là tranh luận phải trái với lũ giòi bọ này.

  7. Nói Toẹt Móng Heo says:

    Với bài viết “Võ Nguyên Giáp và De Lattre này không biết ông Trọng Đạt khen hay chê tướng Giáp, nhưng tôi xin được tóm lược như thế này:

    - Đầu tháng 3-1946 Việt Minh ký với Pháp Hiệp định sơ bộ thuận cho Pháp vào BV. Họ mượn tay Pháp để đuổi Tầu về nước và củng cố nội bộ, tiêu diệt các đảng phái quốc gia không CS.

    - Có nghĩa là; VM và Pháp hợp lực đánh tan hay làm suy yếu, tiêu diệt các đảng phái QG không CS.

    - Sau đó, ngày 19-12-1946 Võ Nguyên Giáp ra lệnh tấn công quân Pháp tại Hà Nội, toàn quốc kháng chiến bùng nổ mở đầu cuộc chiến tranh dài nhất thế kỷ ba mươi năm núi xương sông máu.

    - Võ Nguyên Giáp không học qua trường võ bị nào, tháng 1-1948 được Hồ Chí Minh phong làm Đại tướng Tổng tư lệnh quân đội.

    - Võ Nguyên Giáp đã đánh thắng Pháp một trận lớn mà họ gọi là chiến dịch Cao Bắc Lạng. Trận đánh kéo dài từ từ 29-9 tới 7-10-1950, toàn bộ quân Pháp triệt thoái gồm 7,000 người. Đại tá Charton chỉ huy đạo quân rút khỏi Cao Bằng về Đông Khê nhưng lại bị VM chiếm. Đại tá Lepage chỉ huy một lực lượng khoảng 5 tiểu đoàn để tái chiếm Đông Khê. Cả hai cánh quân bị một lực lượng lớn của VM khoảng 30 tiểu đoàn chận đánh tan nát.

    - Pháp mất hai liên đoàn phải bỏ Lạng Sơn. Trận đánh rung động cả nước Pháp, người ta không ngờ VM mạnh như thế. Về nhân mạng thiệt hại trên 7,000 người vừa bị giết vừa mất tích, mất 13 khẩu đại bác 105 ly, 125 súng cối, gần 480 xe cộ, 3 chi đội thiết giáp, 940 đại liên, 1,200 trung liên và trên 8,000 súng trường. Số vũ khí này VM có thể trang bị cho 5 trung đoàn bộ binh hoặc cả một sư đoàn .

    Mặc dầu ông Trọng Đạt quên rằng, ngay từ ngày 15-1-1950, VNDCCH đánh điện cho Bắc Kinh yêu cầu thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức. Mao Trạch Đông, lúc này đang ở thăm Liên Xô, gửi điện về cho Lưu Thiếu Kỳ, tổng bí thư Đảng Cộng sản TQ, chỉ thị tiếp nhận đề nghị của VNDCCH đồng thời bảo Bộ Ngoại giao chuyển đề nghị của Bắc Việt Nam cho Liên Xô và các nước Đông Âu khác. Ngày 18-1-1950 Trung Quốc trở thành nước đầu tiên công nhận VNDCCH, và ai dám khẳng định rằng những trận đánh trên không có cố vấn và quân đội TQ tham chiến?

    Tuy nhiên, tới đây thì tôi phải vỗ đùi cái đét một cái, cười khà khà khen tướng Giáp giỏi, ông là một “thiên tài quân sự”!

    Một người như tuớng Giáp không học qua một trường quân sự nào mà lại có khả năng đánh cho quân Pháp, (dưới sự chỉ huy của các tướng tài đã được đào tạo kỹ năng chiến đấu tại các trường quân sự của họ) những đòn chí tử, đánh cho quân Pháp tành banh nát xí wách….Ông Trọng Đạt thấy sao?

  8. Thưa ông Lại Mạnh Cường says:

    Lại Mạnh Cường says:
    Thưa tác giả,
    Xưa nay phe quốc gia và đồng minh thường hay chê bai phía CS THÍ QUÂN qua chiến thuật BIỂN NGƯỜI.
    Riêng tôi nghĩ, đó là chiến thuật NÒNG CỐT của phía CS, khi họ phát động CHIẾN TRANH NHÂN DÂN. Nhất là ở các nước Á châu lạc hậu với tầng lớp dân nghèo thật đông đảo, như Tàu hay Ta chẳng hạn.
    (ngưng trích)

    Trung Cộng đánh biển người từ thời chiến tranh Quốc Cộng bên Tầu 1946-1950, nhờ đó họ thắng Tưởng.
    Năm 1950, họ dậy Việt Minh đánh biển người, họ cũng đánh biển người tại Triều Tiên (1950-53)
    Năm 1978-79 trong cuộc chiến tại biên giới Hoa –Việt Trung cộng vẫn còn đánh biển người, tuy vậy cũng không thành công nhiều
    D

    • Lại Mạnh Cường says:

      Thưa “nhân tố bí ẩn” D,

      Trong thời nội chiến hai miền Nam Bắc, V+ vẫn áp dụng lối cũ ở thời Chín năm chống Pháp và họ đã thành công ra sao khỏi cần bàn thêm nữa !

      Trong chiến tranh biên giới Hoa Việt năm 1978 và kéo dài trong 10 năm sau đó, Tàu chiến thắng do đánh biển người và đánh thật bất ngờ ( thực ra Đặng Tiểu Bình đã đi lót đường vận động khắp nơi, nhất là Mỹ) nhưng V+ tin tưởng vào anh cả Đỏ Liên Xô, cho nên sất bất sang bang trong giai đoạn đầu cuộc chiến.

      Đặng Tiểu Bình chỉ muốn “dậy cho V” một bài học”,đồng thời nhằm cữu vãn tình thế bi đát ở Miên lúc đó, cho nên đánh rồi vội vã rút về, ko “cố đấm ăn sôi” như lính V+ ở Miên !
      Sau đó là những trận đánh khi lớn khi nhỏ ở vùng biên giới hai nước, với mục đích của T+ làm tiêu hao lực lượng của V+, cũng như cầm giữ một số lượng quân lớn của V+ ở biên giới phía Bắc. Đám này tinh nhuệ hơn đám quân mới tuyển mộ sau này ở trong Nam (thường là lính đi nghĩa vụ ở quân khu 9 tại đồng bằng sông Cửu Long), được dùng để đánh ở chíên trường K. Chỉ một sô nhỏ mới là lính từ Bắc vào, nhưng thường là lính nghĩa vụ. Tôi có thằng em họ con bà cô (ở lại Hà Nội sau 1954) là lính nghĩa vụ, mới học song lớp 12, qua K chiến đấu, bị thương được giải ngũ. Còn hàng xóm có một vai đứa lính nghĩa vụ từ thành Hồ thuộc quân khu 7.

      Tôi xem ra nhân tố bí ẩn D chỉ biết qua sách vở, chưa hề đụng chạm thực tế bao nhiêu để nắm rõ tình hình như tôi. Bởi vào năm 1978 tôi bị cử đi công tác y tế ở vùng kinh tế mới Kiên Giang, cho nên thường xuyên qua lại vùng đồng bằng Cửu Long giáo ranh với Miên thuộc quân khu 9, nên nắm rõ tình hình chi tiết rất kỹ.

  9. Thưa ông Lại Mạnh Cường says:

    Thưa ông Lại Mạnh Cường
    Quan Pháp từ trong nam ra Bắc chỉ có 15,000 người thôi, quân Tầu Quốc dân đảng ở BV là 200,000 (tài liệu Quân sử 4 VNCH và Agonie de l’indochine…)
    200 ngàn quân Tầu đói rách ở lỳ BV không chịu về là một mối nguy lớn nên Việt Minh phải cho Pháp vào để thay Tầu. Người dân phản đối, Giáp trả lời “Giữa hai cái tồi tệ ta phải chọn cái đỡ hơn (des deux maux, nous devons chosir le moindre, báo Constellation, bài La Guerre la plus longue du siecle)
    Pháp đã thương lượng với Tầu, nhượng bộ một số quyền lợi để được Tầu cho ra Bắc thay thế
    D

    • Lại Mạnh Cường says:

      Ông/ Bà D thân mến,

      Chẳng hiểu “nhân tố bí ẩn” (X Factor) D có liên hệ gì đến tác giả Trọng Đat chăng mà dấu kín thấn thế đến thế. Dù sao cũng xin lễ phép hồi âm lại như ri.

      Hòa thượng Thích Quảng Độ viết bài tiết lộ một điều khá dĩ dỏm nhưng lại cực kỳ lý thú về V+ nhìn các tôn giáo lớn ở ta mà tôi còn nhớ đại ý như sau:

      “Cộng Sản coi Phật giáo như cứt gà khô và Thiên chúa giáo như cứt gà ướt (cứt gà sáp) !Cứ gà khô dính vào áo quần, hảy mạnh một cái là rớt ngay xuống đất ! Còn cứt gà sáp dù có dùng nước rữa mãi vẫn còn dấu bẩn để lại trên áo quần !”

      Tôi phục cụ Quảng Độ hết sức qua nhận định gợi hình và rất sâu sắc này. Tín đồ Catholic ở VN chưa tới 10% dân số, nhưng họ có qui củ chặt chẽ đâu vào đó và lại có yểm trợ từ giáo hội mẹ là Vatican và các giáo hội anh em ở khắp thế giới. Tín đồ catholic ở khắp thê giới đông đảo nhất hạng …
      Tín đồ đạo Phật ở VN không thể ước lượng chính xác bao nhiêu, toàn là phỏng đoán nên giao động từ 40-80%. Cái chính là tổ chức giáo hội lỏng lẻo hơn phía catholic; ít tín đồ thuần thành hơn; trình độ tu sĩ kô đồng đều, bởi đào tạo không đồng nhất … Điều quan trọng là phía Phật giáo dễ bị xâm nhập và lũng đoạn nhất trong các tôn giáo lớn ở ta.

      Trở lại quân Tàu Lư Hán đông mà dễ thanh toán, bởi ô hợp và kéo cả gia đình sang ta ăn bám. Quân Pháp tuy ít mà tinh nhuệ, trang bị súng ống hiện đại hơn nhiều.

      (Xưa quân Pháp chỉ vài chục tên mà chiếm được các thành trì của ta thật dễ dàng. Dân còn kéo nhau đi xem quân Pháp hạ thành Hà Nội, bởi họ coi đó là việc của triều đình Huế, không dính dáng gì đến họ cả !
      Khi Pháp đô hộ ở ta họ đã đặt được các đầu mối quan trọng ở trong xã hội ta, như thế những kẻ theo Pháp đông hơn xưa, trong khi đó Tàu chẳng thể có được hậu thuẫn này, ngoại trừ kiều dân Tàu vốn là di dân kinh tế, nên đã hòa nhập vào xã hội Việt dể dàng, mặc dù còn giữ lại các tập tục cũ của nguồn gốc Tàu thôi)

      Quân tướng Tàu chỉ cần hối lộ là song việc, trong khi với Pháp phải đối đầu với cả chính sách của chính phủ ở mẫu quốc, đó là nhất định tái chiếm thuộc địa bằng mọi giá !

      Vả lại chỉ vì Tàu Tưởng qua đoàn quân Lư Hán kéo qua ta là đội danh phe đồng minh qua Bắc Việt giải giới quân Nhật, tức chỉ là một thứ cơ hội chủ nghĩa, chứ thực chât chả là cái quái gì trong mắt mọi người.

      Tóm lại, tôi xin mượn lời nhận xét của hoà thượng Quảng Độ mà rằng: Tàu Tưởng chỉ là một thứ cứt gà khô, thực dân Pháp mới thực là cứt gà ướt !

  10. Nguyễn Trọng Dân says:

    Lại chấp tay thưa cùng các sử gia đọc nhiều hiểu ít…

    Chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy , trong 2 năm 1947-1948 , nếu đại quân thiện chiến của Phú Lang Sa không bắt được hai thầy trò Cung & Giáp với đoàn quân amateur không súng không đạn thì khi hai tên này có được AK , đại pháo cùng 2 triệu quân tình nguyện của Mao giúp sức ở biên giới thì làm sao đại quân Pháp đánh cho nổi.. ( common sensense )

    Nhưng sự thật , đại quân thiện chiến Pháp dư sức tiêu diệt Việt Minh & bắt sống hai thầy trò Cung ( tức Hồ ) & Giáp

    Mấu chốt của cuộc chiến Đông Dương đã được ươm mầm kỹ từng trong hai năm 1947-1948 giống như người ta dung dưỡng những con vi trùng để chờ đúng thời điễm thì khuyến khích cho bộc phát.

    Nguyễn Sinh Cung không hề lo sợ quân Pháp sẽ bắt mình tại chiến khu .

    Mọi hoạt đông oanh tạc dễ dàng tiêu diệt Giáp , Cung của không quân Pháp vào chiến khu bị đình chỉ trong hai năm này . Tất cả mọi cuộc hành quân cùa quân đội Pháp vào chiến khu điều là những cuộc hành quân giả tạo bởi tin tức chi tiết của cuộc hành quân điều được thông báo cho Cung & Giáp biết trước , kể cả chỉ rõ lộ trính rút lui cho Cung và Giáp an toàn , cũng như ngày giờ mà quân đội Pháp sẽ rút.

    ( Giáp thú nhận rằng “nhờ lòng dân ủng hộ & thuờng xuyên thông báo in tức cho nên chúng ta biết trước rõ chi tiết các cuộc hành quân của thực dân Pháp tấn công vào chiến khu ( Việt Bắc ) , lực lượng của chúng ta đã kịp thời rút lui trước đó để bảo toàn và phản công khi chúng đã mệt mõi !” ( Võ Nguyên Giáp- phỏng vấn Truyền hình 1984—-”30 năm chiến thắng Điện Biên” )

    Rất nhiều đại đội lính Việt , vô cùng thiện chiến từng tham chiến cùng với Pháp trong đệ nhị , rồi sau tham gia các chiến dịch càn quét Việt Minh tại chiến khu Việt Bắc đã hết sức ngạc nhiên khi họ có thể bắt được Nguyễn Sinh Cung ngay trước mắt thì ĐƯỢC LỆNH DỪNG LẠI , PHÁ BỎ RỒI RÚT VỀ !!!!

    Khi bàn về cuộc chiến tại Đông Dương 1946- 1954 , tài liệu , hồ sơ , truyền thông , sử gia đổ xô bàn bạc những trận chiến tàn khốc dữ dội từ những năm 1950 mà KHÔNG MỘT AI TỰ HỎI TẠI SAO NHỮNG TRẬN ĐÁNH TÀN KHỐC NÀY LẠI KHÔNG XÃY RA VÀO BA NĂM TRƯỚC ĐÓ

    Chẳng lẽ các sĩ quan cử nhân binh bị đại học sĩ thiện chiến , dày dạn kinh nghiệm Đệ II của Pháp ngu ngốc tới mức CHỜ CHO Cung & Giáp có người viện bình súng ống đại pháo , đồ chơi đủ các thứ rồi mới ra xắn tay áo choảng nhau coi xem sao cho nó xứng?

    Đoàn quân du kích amateur của Giáp không thể nào đương nổi sự truy quét bao vây của đại quân Pháp trong sáu tháng chớ đừng nói chi trong hai năm

    Các sử gia lại dễ dàng tin rằng , tại vì lúc này , Giáp chơi du kích , không thắng không đánh mà trên thực tế , quân thiện chiến của Pháp dư sức bao vây từng gốc cây ngọn cỏ mà diệt từng người một trong đoàn quân chạy theo hộ tống Cung và Giáp một cách dễ dàng như là ĐI SĂN THỎ vậy

    NÓI MỘT CÁCH KHÁC , Nguyễn Sinh Cung biết quá rõ người ta đang dung dưỡng mình cho một cuộc chơi khác lớn hơn – quan trọng hơn

    Người Pháp đã không thực lòng & hết lòng tiêu diệt Việt Minh khi còn trong trứng nước , yếu đuối từ 1947-1948. Tại sao vậy , thưa các sử gia?

    Merci DCV

    Kính

    • Nguyễn Trọng Dân says:

      Thiệt đúng là lẫm cẫm mắt mờ… “common sense” chớ không phải “common sensense”
      My bad!

      • Tô Mã Ý says:

        Thưa quân sư: Biết mà nói ra không tiện, hỉ ?

        Chiến tranh Việt Pháp, 1946-1954, chỉ là một giai đoạn
        trong kế hoạch mà.

        Và cũng ai ơi, cuộc kháng chiến của quân dân Miền Nam
        1959-1975, cũng vô hình trung, là một véc-tơ thôi

        Nhưng ta vững một niềm tin: Finally, South VN will WIN,
        căn cứ vào các tình hình và sự kiện đang tuần tự diễn ra.

    • Êch Ngồi Đáy Giếng says:

      Chính Nguyễn Trọng Dân mới là “con ếch ngồi đáy giếng” khi chê Trọng Đạt, chả hiểu con mẹ gì về lịch sử chống Pháp, chống Mỹ của dân tộc VN.
      Mẹ kiếp, từ chính phủ Pháp ỏ Paris đến những tên thực dân “mũi lõ mắt xanh” ở Đông Dương muốn tiêu diệt Việt Minh hơn là mong bố nó sống lại, ấy thế mà không thể nào diệt nổi. Sau 9 năm choảng nhau với VM, trận Điện Biên thất thủ, Pháp đành chấp nhận cuốn cờ ra đi sau vĩ tuyến 17.

      Tay NTD này là tên học trò ngu nhất về môn lịch sử Việt nam, thế mà dám chê thày Trọng Đạt.

      • noileo says:

        Chính nick “Êch Ngồi Đáy Giếng” mới là “con ếch ngồi đáy giếng”. Nick “Êch Ngồi Đáy Giếng” chả hiểu con mẹ gì về lịch sử của dân tộc VNDCCH cộng sản & VC Hồ chí Minh & VC Lê Duẩn & VC Võ NGuyên Giáp đuọc Trung cộng nuôi ăn, nuôi ấy, gia tăng sản suất những tay súng chuyen cầm súng đạn Tàu cộng do Trung cộng dí vào tay, đánh Pháp & đánh Mỹ đến người Việt nam cuối cùng dưới sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của đảng và nhà nước Trung hoa nhân dân cộng hòa quốc cộng sản, aka Trung cộng.

        Sau 4 năm, từ 1950, được bọn cộng sản VNDCCH, aka “Lao động” & VC Hồ chí Minh & Vc Võ NGuyên Giáp rước vào Việt nam, cùng với Việt cộng ăn cắp cuộc kháng chiến của người VN, Trung cộng có VC HCM & VC Võ NGuyên Giáp làm tay sai, đội danh kháng chiến, làm bung xung cho giặc Tàu thu gom xương máu VN dâng cho giặc tàu làm công cụ chiến tranh đánh Pháp cho giặc tàu, dẫn đến trận Điện Biên Phủ mang lại thắng lợi cho Trung cộng khiến Pháp đành chấp nhận cuốn cờ ra đi, nhường cho giặc Tàu, nhường cho Trung cộng tiến vào miền bắc VN thay Pháp cai trị VN, cùng với Việt cộng Hồ chí Minh chia cắt VN tại vỹ tuyến 17,

        cùng với VC Hồ chí Minh & VC Võ NGuyên Giáp & VC Phạm Văn Đồng & VC Trường CHinh tiến hành tội ác CCRD, tiến hành tội ác “xây dựng chủ nghĩa xã hội” trên miền bắc VN & xích hóa miền bắc VN, hán hóa miền bắc VN.

        Nick “Êch Ngồi Đáy Giếng” này là tên học trò ngu nhất về môn lịch sử Việt nam, thế mà dám chê thày này thày kia.

Phản hồi