WordPress database error: [Expression #1 of ORDER BY clause is not in GROUP BY clause and contains nonaggregated column 'oldsite_dcvwp.wp_posts.post_date' which is not functionally dependent on columns in GROUP BY clause; this is incompatible with sql_mode=only_full_group_by]
SELECT YEAR(post_date) AS `year`, MONTH(post_date) AS `month`, count(ID) as posts FROM wp_posts WHERE post_type = 'post' AND post_status = 'publish' GROUP BY YEAR(post_date), MONTH(post_date) ORDER BY post_date DESC

 
|

Im lặng nghe thấy phận người

 

Hình ảnh như thế này diễn ra khắp nơi ở VN

Hình ảnh như thế này diễn ra khắp nơi ở VN

 

Trong tất cả những áng văn của người Việt xưa, hầu hết các tình tiết bi thảm của số phận, phần lớn đều bắt nguồn từ việc thiếu vắng công lý và quyền con người. Hãy thử tưởng tượng, ngay trong truyện Kiều, nếu có đủ luật pháp và quyền con người được bảo vệ, có lẽ kịch bản về gia đình Vương Ông đã khác, và Kiều đã không trở thành cái tên thay cho mọi lời thở than về cuộc đời.

Sự khác biệt giữa xưa và nay là Kiều, cũng như tất cả những ai ở trăm năm trước, nếu có oan ức khóc la, kêu van, bào chữa… thì cũng chẳng giải quyết được gì. Trong khi ở thế kỷ 20 và 21, người ta có thể tìm cách im lặng và dụng luật để bảo vệ mình, giải oan cho mình.

Im lặng để cậy nhờ đại diện pháp luật làm chứng cho những lời khai của mình, để làm chỗ dựa tinh thần theo luật pháp công minh là chuyện đã được cả thế giới nhìn nhận từ giữa thế kỷ 20. Quyền im lặng trong tố tụng hình sự còn là cách bảo vệ con người khởi đầu thoát khỏi những màn ép cung, tra tấn, cưỡng bức nhận tội. Quyền im lặng được hơn 100 quốc gia trên thế giới nhìn nhận, chắc chắn không thể chỉ là cách để “gỡ tội” như ĐBQH Đỗ Văn Đương tuyên bố mới đây.

Việt Nam, trong bối cảnh công an thẩm vấn nghi can, lại liên tục xuất hiện những cái chết, chấn thương vô lý cho công dân… việc đưa quyền im lặng vào luật đang là cách hữu hiệu để giảm thiểu những bức ép trong xã hội hôm nay, mà mỗi ngày người ta có thể đọc trên các trang báo, như một sự hỗn loạn và thiếu kiểm soát của ngành điều tra.

Right to silence, là tên gọi quen thuộc của quyền được im lặng khi bị thẩm tra và yêu cầu có đại diện luật pháp bảo vệ mình. Thậm chí quốc gia Hồi giáo khắt nghiệt như Pakistan, nhiễu nhương như Ấn Độ cũng đều áp dụng đạo luật này. Dễ thấy nhất, bất kỳ ai hay xem phim hình sự của Hollywood cũng đều có thể nhận ra các dấu hiệu của quyền im lặng, với tên gọi luật Miranda.

Luật Miranda dựa vào tên của một nghi can người gốc Mexico là Ernesto Miranda trong một vụ án năm 1963 tại bang Arizona, Mỹ. Bị cáo này khép tội bắt cóc người, nhưng sau đó bản án được huỷ vì khi bị bắt, Ernesto Miranda đã không được biết rằng có một đạo luật cho phép im lặng để bảo vệ mình. Tối cao Pháp viện Mỹ cho rằng nghi can có thể bị đánh, bị ép cung nên đã khai tội ngay tại chỗ. Miranda Warning (báo cho biết về luật Miranda) là điều được ghi trong tu chính án số 5 của Tối Cao Pháp viện Mỹ vào năm 1966, áp dụng cho ngành cảnh sát và giới điều tra nhằm bảo vệ nghi can, tránh việc ép cung và tra tấn cưỡng tội.

Từ xưa, việc sử dụng một đại diện luật pháp khác để làm chứng và xét lại hiện trạng sự vụ, đã có từ thời vua Minh Mạng (1820-1840). Để tránh nạn ép cung, tra tấn nghi can để buộc nhận tội, vua Minh Mạng đã lập ra cơ quan xử án tối cao của triều đình, gọi là Tam Pháp ty. Sách Đại Nam Thực Lục ghi đó là nơi tập hợp ba cơ quan tư pháp là Bộ Hình (Tư pháp), Đô Sát viện (viện Giám sát) và Đại Lý tự (toà Phá án) để giải quyết những đơn kêu oan của dân. Chuyện đánh trống kêu oan, hay gọi là trống Đăng Văn cũng từ đó mà có. Chiếc trống gióng lên là nơi nương tựa tinh thần của người đang vướng lao lý. Ở một ý nghĩa nào đó, việc im lặng và cậy nhờ luật sư đại diện cũng giống như nương nhờ tinh thần ở một tiếng trống minh bạch. Tổ tiên người Việt xưa đã nghĩ đến sự công minh và quyền con người đến vậy.

Một nền luật pháp mạnh và văn minh, là khi người dân bị gọi tên là nghi can, cũng có thể bình tâm bước vào vì biết quyền con người của mình đã được bảo vệ. Có thể ĐBQH Đỗ Văn Đương còn chưa đủ động tâm với số phận của anh Ngô Thanh Kiều bị 5 công an điều tra ở Phú Yên đánh đến chết để ép nhận tội. Có lẽ ông Đương cũng chưa thấy hình ảnh con gái ông Phùng Văn Cung tức tưởi quỳ lạy trước cửa toà án Gia Lai-Kon Tum trong vụ án, mà sau 10 năm mới được giải oan.

Không cần là một người làm luật, ai cũng hiểu rằng nếu ông Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang khi bị bắt nếu im lặng và nhờ luật sư đại diện trong khi thẩm vấn, thì ông đã không bị tra tấn đến mức phải nhận tội giết người, ngồi suốt 10 năm tù với án tử lơ lửng trên đầu. Tại Daklak, nếu ông Y Két Bdap rành tiếng người Kinh và có luật sư đại diện, thì đã không bị đánh đến chết, thi thể nát tan bởi 2 công an xã. Những câu chuyện như vậy chưa đủ lâu để quên đi, cũng như sẽ không bao giờ phai mờ trong lịch sử luật pháp Việt Nam, khi nào quyền con người chưa được kiện toàn.

Xã hội Việt Nam đang có những dấu hiệu mở, song hành cùng văn minh nhân loại khi những câu chuyện về quyền con người, về xã hội – luật pháp bắt đầu được bàn tán mạnh mẽ ở nhiều nơi. Dĩ nhiên, trong mọi lời bàn, người ta có thể tìm thấy những phản biện cần thiết. Nhưng dù loại lý luận nào đi nữa, việc tán dương cho bạo hành và áp đặt kiểm soát con người, cũng đều là hủ bại.

Giở lại sách xưa, thấy ghi rằng đời vua Tự Đức (1847-1883), sợ rằng dân đánh trống kêu oan bị lẫn với đời thường, vua ra lệnh trong Thành Nội cấm đánh trống thường, để ai cũng biết, cũng nghe khi có trống kêu oan. Vua vẫn dặn rằng “làm quan mà không nghe được tiếng con dân kêu oán, thì chỉ là phường vô lại”. Trăm năm trước, người xưa mông muội còn biết im lặng để nghe thấy phận người. Trăm năm sau, đã có được gì?

© Tuấn Khanh’s Blog

—————————————
Thông tin thêm:

Phát biểu trong chương trình Sự kiện & Bình luận của đài VTV hôm 27-09/2014, đại biểu quốc hội Đỗ Văn Đương – ủy viên thường trực ủy ban Tư pháp của quốc hội đã nói rằng:

“Quyền im lặng không phải quyền con người, mà quyền bào chữa mới là quyền cơ bản của người phạm tội trong tố tụng hình sự. Nó nhằm thực hiện chức năng gỡ tội cho họ”.

Phát biểu trên được ông Đương đưa ra sau khi có ý kiến đưa quyền im lặng vào trong bộ luật tố tụng hình sự. Quy định này nhằm ngăn chặn tình trạng người bị giam giữ bị công an ép cung hay dùng nhục hình trong quá trình điều tra.

Ông Đỗ Văn Đương sinh năm 1960, được giới thiệu có bằng tiến sỹ luật, là đại biểu quốc hội đang giữ vị trí uy viên thường trực ủy ban Tư pháp của Quốc hội.

4 Phản hồi cho “Im lặng nghe thấy phận người”

  1. Nguyễn Trọng Dân says:

    Thưa,

    Xin cho Qua hỏi thật nhá các blogger(s) , các nhà Dân Chủ mặt sáng tâm lành hiện nay….

    Cộng phỉ Hà Nội lôi cổ một triệu công dân Việt Nam Cộng Hòa yêu nước vào trại tập trung không xét xử , không giải thích , không có luật sư bào chữa , không biết ngày nào sẽ mãn hạn ( ba năm , năm năm , hay mười năm , hay 12 năm… , hoàn toàn không biết…) đói kém chết sống tàn nhẫn…không hay không báo

    Bây giờ đem cái bất công đó kiện ngược trở lại chính quyền Cộng phỉ Hà Nội để đòi công lý cho đúng có được không? Có khoảng một triệu hai án kiện như thế nếu cho phép ?

    Tất nhiên là không !

    Chừng nào mà triệu công dân Việt Nam Cộng Hòa bị bỏ tù oan ức bất công đòi lại được công lý cho chính mình thì chừng đó , toàn dân tộc mới có nhân quyền , luật pháp !

    Thôi , quý vị đừng có nằm mơ giữa ban ngày nữa khi kêu ca công lý trước bọn cộng phỉ Hà Nội Diệt Chủng !

    Hãy cùng nhau dựng lại Việt Nam Cộng Hòa từ Nam chí Bắc cho chắc ăn một tương lai công lý nước nhà .

    Ki’nh

  2. TT says:

    Hình chụp tên CÔN ĐỒ công an trong bộ đồng phục bò vàng nằm chịu trận dưới chân hắn là một người dân Việt Nam diễn tả đầy đủ cho mọi người dân Việt thấy các chữ ” ĐỘC LẬp – TỰ DO – HẠNH PHÚC” này trên các văn bản, văn kiện của cái gọi là Xã Hội Cứơp Ngày (XHCN) Việt Nam rất là đểu!!!
    100 năn trồng người của Hồ Tặc đã đào tạo ra hàng trăm nghìn những tên bò vàng ( công an nhân dân) chuyên đi bắt giữ đánh đập những người chống Tàu Cộng xâm lăng hoặc bắt giữ những người nông dân đi khiếu kiện vì ruộng đất bị cướp!!!!

  3. Builan says:

    ” Giở lại sách xưa, thấy ghi rằng đời vua Tự Đức (1847-1883), sợ rằng dân đánh trống kêu oan bị lẫn với đời thường, vua ra lệnh trong Thành Nội cấm đánh trống thường, để ai cũng biết, cũng nghe khi có trống kêu oan. Vua vẫn dặn rằng “làm quan mà không nghe được tiếng con dân kêu oán, thì chỉ là phường vô lại”. Trăm năm trước, người xưa mông muội còn biết im lặng để nghe thấy phận người. Trăm năm sau, đã có được gì? … “

    Ước gì chế độ ac ôn côn đồ Công Sản, Xuống Hàng Chó Ngưa Vì Ngu (XHCNVN) sớm tiêu ma , cho đất nước ta, dân tộc ta LUÌ VỀ 100 năm trước _ quyền sống quyền làm người cuả dân ta được TÔN TRỌNG !!!!

  4. Thanh Pham says:

    Rồi có một ngày

    Dân Việt Nam vùng lên lấy lại
    Những quyền làm người trời ban cho
    Làm chủ nhân ông đất nước Việt
    Và sẽ xử tội bọn rợ Hồ!

    Những dinh thự tài sản cộng đồ
    Phải tịch thu trả lại dân mình
    Những thành phố con đường sẽ đổi
    Không còn thành phố Hồ Chí Minh!

    Chắc chắn không quên đại tá Ca
    Không quên thằng công an đạp mặt
    Và cái thằng trung tá con cặc!

    Lũ thái thú nô tài theo giặc
    Từng thằng một người dân xét xử
    Riêng cái xác thối của Hồ tặc?
    Dân ta phải tận diệt trừ khử!

    Ngày đó chắc sẽ không còn xa!

    T.Phạm
    http://sangcongpha1.wordpress.com/

Phản hồi